Đề cương ôn tập khối 11- Học kỳ II

Đề cương ôn tập khối 11- Học kỳ II

Câu 1: Chứng minh dân số Nhật Bản đang già hoá?

- Tỉ lệ người dưới 40 tuổi, nhất là tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm nhanh chóng.

- Tỉ lệ người trên 40 tuổi, nhất là tỉ lệ người già từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh chóng.

- Đặc biệt, dự báo đến năm 2025, dân số Nhật Bản sẽ giảm khoảng 10,7 triệu người so với năm 2005 ( chỉ còn 117 triệu người so với 127,7 triệu người hiện nay).

- Gia tăng dân số thấp và dân số thấp và đang giảm dần, chỉ còn 0,1% vào năm 2005, tuổi thọ cao.

Câu 2: Trình bày những đặc điểm nổi bật cùa nông nghiệp Nhật Bản?

- Nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản.

- Sử dụng 14% diện tích lãnh thổ, đóng góp khoảng 1% GDP.

- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

- Các sản phẩm nông nghiệp chính:

+ Lúa gạo chiếm 50% diện tìch canh tác.

+ Dâu tằm sản lượng đứng đầu thế giới.

+ Chè, thuốc lá, chăn nuôi bò, lợn.

+ Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản có vai trò quan trọng. Sản lượng đánh bắt đạt 4.596,2 nghìn tấn.

 

doc 8 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1117Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập khối 11- Học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHỐI 11- HỌC KỲ II
Câu 1: Chứng minh dân số Nhật Bản đang già hoá?
Tỉ lệ người dưới 40 tuổi, nhất là tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm nhanh chóng.
Tỉ lệ người trên 40 tuổi, nhất là tỉ lệ người già từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh chóng.
Đặc biệt, dự báo đến năm 2025, dân số Nhật Bản sẽ giảm khoảng 10,7 triệu người so với năm 2005 ( chỉ còn 117 triệu người so với 127,7 triệu người hiện nay).
Gia tăng dân số thấp và dân số thấp và đang giảm dần, chỉ còn 0,1% vào năm 2005, tuổi thọ cao.
Câu 2: Trình bày những đặc điểm nổi bật cùa nông nghiệp Nhật Bản?
Nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản.
Sử dụng 14% diện tích lãnh thổ, đóng góp khoảng 1% GDP.
Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.
Các sản phẩm nông nghiệp chính:
+ Lúa gạo chiếm 50% diện tìch canh tác.
+ Dâu tằm sản lượng đứng đầu thế giới.
+ Chè, thuốc lá, chăn nuôi bò, lợn.
+ Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản có vai trò quan trọng. Sản lượng đánh bắt đạt 4.596,2 nghìn tấn.
Câu 3: Tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản?
Công nghiệp đứng thứ hai thế giới, là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản.
Công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% giá trị hàng xuất khẩu, gôm các ngành:
 + Tàu biển: chiếm 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới. Phân bố ở Iô-côba- ma , Ô-xa-ca, Cô bê .
 + Ô tô: chiếm 25% sản lượng thế giới và xuất khẩu khoảng 45% số xe gắn máy xuất ra. Phân bố ở đảo Hôn-su
Câu 4: Trình bày những nguyên nhân để Trung Quốc đạt kết quả khả quan trong hiện đại hóa công nghiệp. 
 - Từ năm 1978, thực hiện chính sách mở cửa, tạo các khu chế xuất nên thu hút đầu tư nước ngoài lớn. 
Cơ chế thị trường được hình thành dẫn đến:
+ Các nhà máy tự lập kế hoạch sản xuất. 
+ Tìm thị trường tiêu thụ. .
+ Công nhân có ý thức nhiều với công việc nơi mình sản xuất.
Đầu tư phát triển công nghiệp trọng điểm.
 - Ứng dụng những thành tựu khoa học- công nghệ hiện đại
Câu 5: Hãy nêu một số nét chính về vị trí địa lí và lãnh thổ của Trung Quốc. Cho biết những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lý đem lại
 DT: 9575,8 km2 ( lớn thứ 3 thế giới )
Nằm ở Đông châu Á, kéo dài từ 200B đến 520B, tiếp giáp 14 nước.
Bờ biển kéo dài 9000km, mở rộng ra Thái Bình Dương với nhiều hải cảng.
Gần Nhật bản và các quốc gia, các khu vực có hoạt động kinh tế diễn ra sôi động như Hàn Quốc, Đông Nam Á.
Thuận lợi lớn cho giao lưu, phát triển văn hóa, khoa học, công nghệ và kinh tế.
Khó khăn:
Quản lí nhà nước
Nằm ở khu vực nhiều thiên tai, bão lũ,.
Câu 6: Hãy cho biết Trung Quốc có bao nhiêu khu tự trị và mấy thành phố trực thuộc trung ương?
Trung Quốc có 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc Trung Ương
Câu 7: Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp và công nghiệp Trung Quốc?
Miền Đông
Miền Tây
Địa hình
chủ yếu là đồng bằng: Đông Bắc, Hoa Bắc , Hoa Trung, Hoa Nam.
Là vùng núi, cao nguyên đồ sộ xen lẫn bổn địa.
Khí hậu
Gió mùa( ôn đới phía Bắc và cận nhiệt phía Nam) lượng mưa lớn > 1000mm/năm. 
Nhiều sông lớn như Hoàng Hà và Trường Giang.
Ôn đới lục địa khắc nghiệt.
Mưa ít < 300 mm/năm.
Ít sông, sông ngắn và dốc. Là nơi bắt nguồn của những con sông lớn.
Tài nguyên
Đất đai màu mỡ.
Khoáng sản có:
Quặng sắt: Trung Quốc có 3 tỉ tấn( Đông Bắc, Nội Mông ..)
Kim loại màu chủ yếu ở phía Nam.
Than: TQ có 1.500 tỉ tấn than đá (Bắc, Đông Bắc).
Dầu mỏ 3 tỉ tấn (Bắc , Đông Bắc, Tây Bắc).
Khí đốt 200 tỉ m3 (Đông Bắc, Tây Bắc).
Giàu khoáng sàn, thuỷ điện (trữ năng 380 triệu KW), rừng, đồng cỏ để chăn nuôi.
Thuận lợi: 
Phát triển công nghiệp và nông nghiệp.
Sông có giá trị thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông và nghề cá.
Khó khăn:
Chịu nhiều bão, lũ lụt (nhất là ở đồng bằng Hoa Nam).
Phát triển công nghiệp.
Phát triển nông nghiệp: chăn nuôi gia súc.
Khí hậu khô hạn, nhiều hoang mạc.
Địa hình hiểm trở hạn chế GTVT.
Tại sao dân cư lại tập trung chủ yếu ở miền Đông Trung Quốc?
Câu 8: Trung Quốc đã thực hiện chiến lược gì phát triển công nghiệp? Những thành tựu đạt được từ chiến lược trên.
Chiến lược phát triển công nghiệp 
Chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường. Chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thực hiện chính sách mở cửa trao đổi hàng hoá, thu hút đầu tư nước ngoài ( năm 2004 thu hút đầu tư nước ngoài đạt 60,6 tỉ USD).
Quản lý sản xuất công nghiệp tại các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.
Hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp.
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, sau đó tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng truyền thống như: khai khoáng, luyện kim, chế tại máy, hoá chất..
Năm 1994 Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung phát triền 5 ngành công nghiệp: chế tạo máy, địên tử, hoá dầu, sản xuất ôtô và xây dựng.
Phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như: điện tử, cơ khí chính xác chế tạo máy bay. dặc biệt Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu V.
Phát triển các ngành vật liệu xây dựng, gốm sứ, dệt. dựa vào lực lượng lao động và nguồn nguyên liệu dồi dào ở địa phương.
Thành tựu:
Sản lượng một số ngành công nghiệp tăng nhanh và có thứ bậc cao của thế giới như: than, thép, xi măng, phân đạm và điện.
Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao : điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động. đạt nhiều thành tựu cao.
Tại sao các trung tâm công nghịêp lớn lại tập trung ở Miền Đông? 
Câu 9: Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Trung Quốc?
Trả lời:
Áp dụng nhiều chính sách, biện pháp để cải tạo trong nông nghiệp như: giao quyền sử dụng đất cho nông dân, cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, phát triển hệ thống thủy lợi chống khô hạn và lũ lụt,..nhằm tạo điều kiện khai thác tiềm năng lao động, tài nguyên của đất nước.
Sản xuất được nhiều loại nông sản có sản lượng và năng suất cao như: lương thực, bông, thịt lợn,..
Ngành trồng trọt chiếm ưu thế hơn so với ngành chăn nuôi.
Cây lương thực chiếm vị trí quan trọng về diện tích và sản lượng.
Các vùng nông nghiệp tập trung trù phú ở miền đông và châu thổ các sông lớn.
Miền tây chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc lớn: Cừu, Lạc đà,
Tuy nhiên, bình quân lương thực đầu người vẫn còn thấp.
Hãy cho biết mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian gần đây đạt được những kết quả tích cực gì?
Câu 10: Dựa vào bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung quốc.
 (Đơn vị: %) 
Năm
1985
1995
2004
Xuất khẩu
39,3
53,5
51,4
Nhập khẩu
60,7
46,5
48,6
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc?
Nhận xét.
Trả lời:
a) Vẽ biểu đồ 3 hình tròn ( đúng, đẹp, tên, có chú thích)
b) Nhận xét:
Cán cân xuất nhập khẩu Trung Quốc đã có sự thay đổi cơ bản:
+ Năm 1985 tỉ trọng gái trị nhập khẩu còn lớn hơn tỉ trọng giá trị xuất khẩu => Trung Quốc nhập siêu.
+ Từ năm 1995 tỉ trọng giá trị xuất khẩu đã lớn hơn tỉ trọng giá trị nhập khẩu => Trung Quốc trở nên xuất siêu.
Tuy nhiên ta thấy mức chênh lệch giữa tỉ trọng giá trị xuất khẩu và tỉ trọng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc không nhiều và có sự giao động. Cụ thể, năm 1995 mức chênh lệch giữa tỉ trọng giá trị xuất khẩu và tỉ trọng giá trị nhập khẩu là 7% thì năm2004 chỉ còn 2,8%.
Câu 11: Hãy nêu những đặc điểm chính về tự nhiên và đánh giá điều kiện tự nhiên Đông Nam châu Á?
Trả lời:
Đặc điểm tự nhiên
Đông Nam Á lục địa
Đông Nam Á biển đảo
Địa hình
Địa hình chia cắt mạnh. Nhiều núi hướng Bắc – Nam, Tây Bắc – Đông Nam như núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn,
Nhiều cao nguyên như San, Hứa Phan,
Nhiều đồng bằng phù sa như đòng bằng sông Cê Công, ĐB Sông Hồng,
Ít đồng bằng, nhiều động đất, núi lửa.
Núi thường có đọ cao dưới 3000m.
Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp nhưng rất màu mỡ tập trung ở các đảo Ca-li-man-tan, Xu-ma-tơ-ra,
Khí hậu
* Chủ yếu diện tích có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt đọ cao quanh năm song có giao động khá lớn.
- Mưa theo mùa, có một mùa mưa nhiều và có một mùa mưa ít.
* Một phần Bắc Việt Nam và Mi-an-ma có xen một mùa đông lạnh.
* Phần nam bán đảo Malắca có khí hậu xích đạo.
* Chủ yếu có khí hậu xích đạo, nóng ẩm, mưa nhiều và điều hòa quanh năm.
* Phần lớn bán đảo Philipin có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Đánh giá ĐKTN
Thuận lơi cho phát triển: 
Nông nghiệp nhiệt đới nhờ khí hậu nóng ẩm, đất feralit đồi núi, đất đỏ badan, đất phù sa màu mỡ, mạng lước sông ngòi dày đặc.
Giao lưu thương mại, các ngành kinh tế biển ( trừ Lào )
Công nghiệp, do vị trí nằm trong vành đai sinh khoáng, giàu khoáng sản, thèm lục địa nhiều dầu khí.
Lâm nghiệp với rừng mưa nhiệt đới, rừng xích đạo ẩm quanh năm.
Khó khăn:
Nhiều thiên tai như động đất, sóng thần, bão, lũ lụt,
Rừng đang có nguy cơ thu hẹp do khai thác không hợp lý và do cháy rừng.
=> Cần tích cực phòng chống, khăc phục thiên tai; khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.
Câu 12.Dựa vào bảng số liệu tăng trưởng lúa gạo và dân số ở một số nước Đông Nam Á giai đoạn 1961-1999 
 (Đơn vị %)
Nước
Tỉ lệ
 tăng trưởng
In-đô-nê-xi-a
Việt Nam
Phi-lip-pin
Cam-pu-chia
Sản xuất lúa gạo
3,9
3,2
2,6
1,1
Dân số
2,0
2,1
2,6
1,8
Vẽ biểu đồ so sánh tỷ lệ tăng lúa gạo và dân số.
 - Vẽ biểu đồ cột đẹp, đều 
 - Có chú thích , tên biểu đồ
 b. Nhận xét: 
Giai đoạn từ 1961-1998: Tỷ lệ tăng lúa gạo và dân số ở 4 nước khác nhau
Cụ thể:
 + In-đô-nê-xi-a và Việt Nam: Tỷ lệ tăng lúa gạo hơn tỷ lệ tăng dân số
 + Phi-lip-pin: Tỷ lệ tăng lúa gạo bằng tỷ lệ tăng dân số 
 + Cam-pu-chia: Tỷ lệ tăng dân số cao hơn tỷ lệ tăng lúa gạo
Câu 13: Hãy kể tên các quốc gia Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo?
Tên các quốc gia Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo:
Hiện nay Đông Nam Á có 11quóc gia
Đông Nam Á lục địa: 5 nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma
Đông Nam Á biển đảo: 6 nước: Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin. Xin-ga-po và Đông Ti-mo
Câu 14: Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á?
Nông nghiệp
a) Trồng lúa nước
- Là cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất.
- Sản lượng không ngừng tăng.
+ Năm 1985 đạt 103 triệu tấn.
+ Năm 2004 đạt 161 triệu tấn.
Đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực.
Thái Lan và Việt Nam trở thành các nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
b) Trồng cây công nghiệp
- Các loại cây:
+ Cao su: Thai Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
+ Cà phê, hồ tiêu: Việt Nam,In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.
+ Các loại cây lấy dầu, lấy sợi,
- Chủ yếu để xuất khẩu.
c) Cây ăn quả
- Trồng nhiều loại ở hầu hết các nước.
d) Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.
Chưa trở thành nghành chính.
Các sản phẩm chính:
+ Trâu, bò: Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt Nam.
+ Lợn: Việt Nam, Phi-lip-pin, Thái lan, In-đô-nê-xi-a.
+ Gia cầm.
+ Thủy sản ( cả nuôi trồng và đánh bắt )
Năm 2003, sản lượng cá khai thác là 14,5 triệu tấn ( trong đó: In-đô-nê-xi-a 4,7 triệu tấn, Thái Lan 2,8 triệu tấn, Phi- lip-pin 2,2 triệu tấn, Việt Nam 1,8 triệu tấn, Ma-lai-xi-a 1,3 triệu tấn ).
Câu 15: Trình bày sự ra đời, phát triển, mục tiêu và cơ chế hợp tác của các nước ASEAN?
Sự ra đời và phát triển
1. Được thành lập năm 1967 tại Băng Cốc với 5 nước thành viên đầu tiên là Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Sin-ga-po.
2. Các nước lần lượt gia nhập thêm là: 
- Bru-nây: năm 1984
- Việt Nam: năm 1995
- Mi-an-ma và Lào: năm 1997
- Cam-pu-chia: năm 1999
Mục tiêu
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nứơc thành viên.
Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hộ phát triển.
giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nứơc hoặc các tổ chức kinh tế khác.
mục tiêu tổng quát: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Cơ chế hợp tác của các nước trong ASEAN
Thông qua các diễn đàn, hiệp ước, tổ chức các hội nghị.
Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
Xây dựng “ khu vực thương mại tự do ASEAN ”.
Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao khu vực 
Câu 16: Những thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN?
Thời cơ: Tạo điều kiên cho Việt Nam hòa nhập vào công đồng khu vực, vào thị trường các nước Đông Nam Á. Thu hút được vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu, học hỏi, tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ để phát triển.
Thách thức: Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt, nhất là về kinh tế. Hòa nhập nếu không đứng vững thì dễ bị tụt hậu về kinh tế và bị hòa tan về chính trị, văn hóa, xã hội.
 Câu 17: Dựa vào bảng số liệu sau:
SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC CHÂU Á – NĂM 2003
STT
Khu vực
Số khách du lịch đến
(nghìn lược người)
Chi tiêu của khách du lịch
(triệu USD)
1
Đông Á
67230
70594
2
Đông Nam Á
38468
18356
3
Tây Nam Á
41394
18419
Vẽ biểu đồ thích hợp số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực châu Á, năm 2003.
Nhận xét.
Trả lời: 
a) vẽ biểu đồ cột ( đúng, đẹp, tên, có chú thích)
b) Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy
- Cả số khách du lịch và chi tiêu của mỗi khách du lịch quốc tế (năm 2003) thì Đông Nam Á chỉ tương đương với Tây Nam Á và thấp hơn nhiều so với khu vực Đông Á.
- chi tiêu của mỗi khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á thấp hơn so với khu vực Đông Á, điều này phản ánh trình độ dịch vụ và các sản phẩm du lịch của khu vực Đông Nam Á thấp hơn nhiều so với khu vực Đông Á.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE C][NG ON TAP HK2 - DIA 11.doc