7) Trong những sự chuyển hoá năng lượng sau đây, sự chuyển hoá nào trùng với nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt?
A. Nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng.
B. Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng.
C. Thế năng chuyển hoá thành cơ năng.
D. Thế năng chuyển hoá thành nhiệt năng.
8) Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất?
A. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong một giây.
B. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t
C. Công suất được xác định bằng công thức hiện được khi vật dịch chuyển được một mét.
D. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một giây.
Đề cương ôn tập học kì II môn vật lý lớp 8 Phần trắc nghiệm I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng hoặc đúng nhất. 1) Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm đi thì đại lượng nào sau đây thay đổi? A. Nhiệt độ của vật. B. Khối lượng của vật. C. Thể tích của vật. D. Các đại lượng trên đều thay đổi. 2) Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng? A. Do hiện tượng truyền nhiệt. B. Do hiện tượng đối lưu. C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt. D. Do hiện tượng dẫn nhiệt. 3) Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật? A. Vật có bề mặt sần sùi, mầu sẫm. B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu. C. Vật có bề mặt nhẵn sẫm màu. D. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu. 4) Năng lượng từ mặt trời truyền xuống trái đất bằng cách nào? A. Bằng sự đối lưu. B. Bằng dẫn nhiệt qua không khí. C. Bằng bức xạ nhiệt. D. Bằng một cách khác. 5) Tại sao dùng bếp than có lợi hơn bếp củi? A. Vì than rẻ tiền hơn củi. B. Vì than có nhiều nhiệt lượng hơn củi. C. Vì năng suất toả nhiệt của than lớn hơn củi. D. Vì than dễ đun hơn củi. 6) Phát biểu nào sau đây không phù hợp với sự bảo toàn năng lượng? A. Năng lượng của vật không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi. B. Năng lượng của vật không thể truyền từ vật này sang vật khác. C. Năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. D. Sau khi một hiện tượng xảy ra, tổng năng lượng có trước và tổng năng lượng sau khi hiện tượng xảy ra luôn bằng nhau. 7) Trong những sự chuyển hoá năng lượng sau đây, sự chuyển hoá nào trùng với nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt? A. Nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng. B. Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng. C. Thế năng chuyển hoá thành cơ năng. D. Thế năng chuyển hoá thành nhiệt năng. 8) Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất? A. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong một giây. B. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t C. Công suất được xác định bằng công thức hiện được khi vật dịch chuyển được một mét. D. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một giây. 9) Tại sao muốn nung nóng chất một chât lỏng người ta phải đun từ phía dưới? Câu trả lời nào sau đây là sai? A. Vì về mặt kĩ thuật không thể đun ở phía trên. B. Vì sự truyền nhiệt không thể thực hiện từ phía trên xuống phía dưới. C. Đun từ phía dưới để tăng cường sự bức xạ nhiệt D. Các câu trả lời trên đều sai. 10) Bản chất của hiện tượng dẫn nhiệt là: A. Sự thực hiện công của vật này lên vật khác. B. Sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng va chạm vào nhau. C. Sự tryền thế năng của các hạt vật chất khi chúng va chạm vào nhau. D. Sự tương tác giữa các phân tử với nhau. II. Hãy ghép đại lượng vật lí đã cho ở cột A với đơn vị ở cột B sao cho đúng. Cột A Cột B Cách ghép 1. Nhiệt lượng a) J/kg 1 - 2. Công suất b) J/kg.K 2 - 4. Nhiệt dung riêng c) kg/m3 3- 6. Năng suất toả nhiệt d) J 4 - e) W III. Điền từ (hoặc cụm từ) thích hợp vào chỗ trống: 1) Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào.............. của vật ................... của vật và ............................... của chất làm vật. 2) Nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ .............. hơn sang vật có nhiệt độ ........... hơn cho đến khi nhiệt độ hai vật ......................... 3) Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là .................. toả ra khi ................. hoàn toàn 1kg nhiên liệu ấy. 4) Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần ..................... của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hoá thành .................. Phần tự luận 1) Mở lọ hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao? 2) Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ta sẽ có cảm giác ấm hơn so với mặc một chiếc áo dày? 3) Hãy dùng những kiến thức về vật lý mà em đã được học giải thích về cấu tạo của chiếc phích đựng nước nóng? 4) Khi cọ xát hai vật vào nhau, thấy nhiệt độ của hai vật đều tăng. Vậy nhiệt lượng đã truyền từ vật nào sang vật nào? Giải thích. 5) Khi sờ tay vào mặt bàn bằng kim loại ta có cảm giác bàn tay bị lạnh đi, nếu sờ tay vào bức tường gạch ta lại không có cảm giác đó. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Hãy giải thích. 6) Khi dùng bếp củi để đun sôi 2 lít nước từ 250C người ta đã đốt cháy hoàn toàn 1,4kg củi khô. Tính nhiệt lượng đã bị thất thoát trong quá trình đun nước. Cho biết: Năng suất toả nhiệt của củi khô là 107J/kg. Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K 7) Một ô tô chạy 100km với lực kéo không đổi là 700N thì tiêu thụ hết 5 lít xăng. Tính hiệu suất của động cơ ô tô. Cho biết: Năng suất toả nhiệt của xăng là 4,6.107J/kg. Khối lượng riêng của xăng là 700kg/m3. 8) Hãy dùng phương trình cân bằng nhiệt để tính nhiệt độ hỗn hợp gồm 450 gam nước đang sôi đổ vào 550 gam nước đang ở nhiệt độ 180C. 9) Một bếp ga dùng khí đốt có hiệu suất H = 65% a) Tính nhiệt lượng do bếp toả ra khi dùng bếp này đốt cháy hoàn toàn 2,4kg khí đốt. Cho năng suất toả nhiệt của khí đốt là 44.106 J/kg b) Dùng bếp này với lượng khí đốt như trên có thể đun sôi bao nhiêu lít nước từ nhiệt độ 280C 10) Một ô tô chạy với vận tốc 54km/h thid công suất máy phải sinh ra là 45kW. Hiệu suất của máy là 30%. Hãy tính lượng xăng dầu cần thiết để xe đi được 150km. Cho biết khối lượng riêng của xăng là 700kg/m3, năng suất toả nhiệt của xăng là q = 4,6.107J/kg.
Tài liệu đính kèm: