Đề cương ôn tập học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Hồ Trí Thông

Đề cương ôn tập học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Hồ Trí Thông

Câu 1: Chuyển động cơ học là:

A. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác B. sự thay đổi phương chiều của vật

C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác

Câu 2: Dạng chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống là:

A. Chuyển động thẳng B. Chuyển động cong

C.Chuyển động tròn D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

Câu 3: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?

A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành

C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga

Câu 4: Một canô đang chạy trên biển và kéo theo một vận động viên lướt ván. Vận động viên lướt ván chuyển động so với:

A. Ván lướt B. Canô

C. Khán giả D. Tài xế canô

Câu 5:Trên toa xe lửa đang chạy thẳng đều, một chiếu va li đặt trên giá để hàng. Va li:

A. chuyển động so với thành tàu B. chuyển động so với đầu máy

C. chuyển động so với người lái tàu D. chuyển động so với đường ray

 

doc 7 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Hồ Trí Thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP HKI. NAÊM HOÏC :2011-2012
	MOÂN VAÄT LYÙ 8
I/Lý thuyết :
 1/ chuyển động cơ học là gì ?
Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc gọi là chuyển động cơ học
2/ Tốc độ là gì ? viết công thức tính tốc độ .
Quãng dường chạy dược trong một giây gọi là tốc độ
Công thức tính tốc ñoä:
 v = 
Trongđó:v là tốc độ (m/s)
s là quãng đường đi được (m)
 t là thời gian đi hết q.đ đó (s)
3/ Chuyển động đều là gì? Chuyển động không đều là gì? Công thức tính vận tốc trung bình.
-Chuyển động đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
 - Chuyển động không đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn thay đổi theo thời gian.
 vtb = 
4/nêu các yếu tố của lực
Biểu diễn véc tơ lực bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (điểm đặt của lực).
+ Phương và chiều là phương và chiều của lực.
+ Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.
5/Hai lực cân bằng là gì ?
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều nhau
6/Có mấy lực ma sát ? Nêu ra và cho biết chúng sinh ra khi nào?
Có ba loại lực ma sát
-Lực ma sát trượt sinh ra khimột vật trượt trên bề mặt của vật khác.
-Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
-Lực ma sát nghĩ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
7/áp lực là gì ?
 Áp suất là gì ? viết công thức tính áp suất và cho biết ý nghĩa các đại lượng trong công thức
- áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
-- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
- Công thức tính áp suất : trong đó : 
 p là áp suất (N/m2)
 F là áp lực, niutơn (N) 
S là diện tích bị ép, mét vuông (m2) ;
8/Viết công thức tính áp suất chất lỏng và và cho biết ý nghĩa các đại lượng trong công thức
 Nêu cấu tạo của bình thông nhau và cho biết biểu thức tính của bình thông nhau.
	P=h x d
+ P: áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m2)
+ d: Trọng lượng riêng của c.lỏng (N/m3)
+ h: chiều cao của cột chất lỏng. (m)
Cấu tạo: Bộ phận chính của máy ép thủy lực gồm hai ống hình trụ, tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng. Mỗi ống có 01 pít tông
9/Khí quyển là gì? Áp suất khí quyển là gì?
- Trái đất được bao bọc bởi bởi lớp không khí dày hàng ngàn Km gọi là khí quyển.
- Vì không khí có trọng lượng nên mọi vật trên trái đất và trái đất đều chịu tác dụng của áp suất lớp không khí này đó là áp suất khí quyển
10/Phát biểu kết luận và viết công thức tính lực đẩy Acsimet. cho biết ý nghĩa các đại lượng trong công thức 
1 vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chổ .Lực này gọi là lực đẩy Acsimét .
 FA=d x V 
 d: Trọng lượng riêng của c. lỏng(N/m3)
 V: thể tích mà vật chiếm chỗ(m3)
 FA: Lực đẩy Acsimet (N)
11/ khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
a) Vật sẽ chìm xuống đáy bình : P>FA
b) Vật sẽ đứng yên(lơ lửng trong chất lỏng : P =FA
c) Vật sẽ nổi lên mặt thoáng : P< FA
12/Khi nào có công cơ học? công cơ học phụ thuộc mấy yếu tố? Viết công thức tính công cơ học và cho biết ý nghĩa các đại lượng trong công thức 
-Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời.
-Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố : Lực tác dụng vào vật và quảng đường vật dịch chuyển
 A = FxS
- F là lực tác dụng lên vật - đơn vị N
- S là quãng đường vật dịch chuyển - đơn vị m
- A là công cơ học. (J)
13/ Nêu định luật về công .
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
II/TRAÉC NGHIEÄM :
Câu 1: Chuyển động cơ học là: 
A. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác	B. sự thay đổi phương chiều của vật
C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác	D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác
Câu 2: Dạng chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống là:
A. Chuyển động thẳng	B. Chuyển động cong
C.Chuyển động tròn	D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Câu 3: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?
A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành
C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ	 D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga
Câu 4: Một canô đang chạy trên biển và kéo theo một vận động viên lướt ván. Vận động viên lướt ván chuyển động so với:
A. Ván lướt	B. Canô	
C. Khán giả	 D. Tài xế canô
Câu 5:Trên toa xe lửa đang chạy thẳng đều, một chiếu va li đặt trên giá để hàng. Va li:
A. chuyển động so với thành tàu	B. chuyển động so với đầu máy
C. chuyển động so với người lái tàu	 D. chuyển động so với đường ray
Câu 6: Dựa vào bảng bên, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:
Họ và tên
Quãng đường
Thời gian 
Trần Ổi
100m
10
Nguyễn Đào
100m
11
Ngô Khế
100m
9
Lê Mít
100m
12
A. Trần Ổi	B. Nguyễn Đào 
C. Ngô Khế	D. Lê Mít
Câu 7: Công thức tính vận tốc là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 8: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc?
A. m/s	B. km/h	C. kg/m3	D. m/phút
Câu 9: 15m/s = ... km/h
A. 36km/h	B.0,015 km/h	C. 72 km/h 	D. 54 km/h
Câu 10: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là:
A. 	19,44m/s	B.15m/s	C. 1,5m/s	D. 2/3m/s
Câu 11: Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1h30phút. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là:
A. 39 km	B.45 km	C.2700 km	D.10 km
Câu 12: Nhà Lan cách trường 2 km, Lan đạp xe từ nhà tới trường mất 10 phút. Vận tốc đạp xe của Lan là:
A. 0,2 km/h	B. 200m/s	C. 3,33 m/s	D. 2km/h
D
C
B
A
Câu 13: Thả viên bi trên máng nghiêng và máng ngang như hình vẽ.
Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác
A. Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến B
B. Viên bi chuyển động chậm dần từ B đến C
C. Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến C
D. Viên bi chuyển động không đều trên đoạn AC
Câu 14: Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường gồm 2 đoạn s1 và s2 là:
A. B. C. D. 
Câu 15: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều
A. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống
B. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất
C. Chuyển động của đầu cách quạt
D. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế
Câu 16: Hưng đạp xe lên dốc dài 100m với vận tốc 2m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc?
A. 50m/s	B. 8m/s	C. 4,67m/s	D. 3m/s
Câu 17: Kết luận nào sau đây không đúng:
A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.
C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.
D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.
Câu 18: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.
A. Gió thổi cành lá đung đưa 	B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennít bị bật ngược trở lại
C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống	D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.
Câu 19: Trong các chuyển động dưới đây chuyển động nào do tác dụng của trọng lực.
A. Xe đi trên đường	B. Thác nước đổ từ trên cao xuống
C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung	D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất
Câu 20: Trường hợp nào dưới đây chuyển động mà không có lực tác dụng.
A. Xe máy đang đi trên đường	B. Xe đạp chuyển động trên đường do quán tính.
C. Chiếc thuyền chạy trên sông	D. Chiếc đu quay đang quay
Câu 21: Hãy chọn câu trả lời đúng
Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố :
A. Phương, chiều	B. Điểm đặt, phương, chiều
C. Điểm đặt, phương, độ lớn	D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn
Câu 22: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào?	Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Hành khách nghiêng sang phải	B. Hành khách nghiêng sang trái
C. Hành khách ngã về phía trước	D. Hành khách ngã về phía sau
Câu 23: Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Xe đột ngột tăng vận tốc	B. Xe đột ngột giảm vận tốc
C. Xe đột ngột rẽ sang phải	D. Xe đột ngột rẽ sang trái
Câu 24: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống	B. Xe máy chạy trên đường
C. Lá rơi từ trên cao xuống	D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa
Câu 25: Hai lực cân bằng là hai lực:
A. cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
B. cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
C. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
D. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
Câu 26: Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật nặng có khối lượng 1kg.
2N
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
A. Hình 1	
B. Hình 2	
C. Hình 3	
D. Hình 4
Câu 27: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường 
B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường
C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn 
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Câu 28: Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để:
A. tăng ma sát trượt	 B. tăng ma sát lăn	
C. tăng ma sát nghỉ	D. tăng quán tính
Câu 29: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt
Viên bi lăn trên cát	B. Bánh xe đạp chạy trên đường
C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động	D. Khi viết phấn trên bảng
Câu 30: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn
A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe	B. Ma sát khi đánh diêm
 C. Ma sát tay cầm quả bóng	D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường
Câu 31: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ
A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà	B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống
C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi	D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc
Câu 32 : Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào ?
A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu	B. Trọng lực của tàu
C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray	D. Cả ba lực trên
Câu 33: Đơn vị của áp lực là:
A.N/m2	B.Pa	C.N	D.N/cm2
Câu 34: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:
A. phương của lực	B. chiều của lực	
C. điểm đặt của lực	D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Câu 35: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất:
A.	B.	C.	 D.
Câu 36: Muốn tăng áp suất thì:
A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực
C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực
Câu 37: Đơn vị đo áp suất là:
A. N/m2	B. N/m3	C. kg/m3	D. N
Câu 38: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất ?
A.N/m2	B.Pa	C.N/m3	D.kPa
Câu 39: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng.
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.
Câu40: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:
A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên	B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên
C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên	D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên
Câu 41 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng?
A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.
C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.
D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.
Câu 42: Công thức tính áp suất chất lỏng là:
A. 	B. p= d.h	C. p = d.V	D. 
1
2
3
Câu 43 : Ba bình chứa cùng 1 lượng nước ở 40C. Đun nóng cả 3 bình lên cùng 1 nhiệt độ. So sánh áp suất của nước tác dụng lên đáy bình ta thấy:
A. p1 = p2 = p3;	B. p1> p2 > p3;
C. p3> p2 > p1;	D. p2 > p3 > p1.
Câu 44: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì:
A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp
B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng
C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khi quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp
D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi
Câu 45: Câu nhận xét nào sau đây là SAI khi nói về áp suất khí quyển?
A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p= hd.
B. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.
C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
Câu 46: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào KHÔNG do áp suất khí quyển gây ra.
A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
B. Con người có thể hít không khí vào phổi
C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn
D. Vật rơi từ trên cao xuống
Câu 47: Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố:
A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 48: Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Lực đẩy Ac si met cùng chiều với trọng lực.
B. Lực đẩy Ac si met tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
C. Lực đẩy Ac si met có điểm đặt ở vật.
D. Lực đẩy Ac si met luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
Câu 49: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
A. Lực đẩy Acsimét	 B. Lực đẩy Acsimét và lực ma sát
C. Trọng lực	 D. Trọng lực và lực đẩy Acsimét	
Câu 50: Công thức tính lực đẩy Acsimét là:
A. FA= D.V	B. FA= Pvật	C. FA= d.V	D. FA= d.h
Câu 51 : Trường hợp nào dưới đây có công cơ học ?
A.Một quả bưởi rơi từ cành cây xuống.
B.Một lực sĩ cử tạ đang đứng yên ở tư thế đở quả tạ.
C.Một vật sau khi trượt xuống hết một mặt phẳng nghiêng, trượt đều trên mặt bàn nhẵn nằm ngang coi như không có ma sát.
D.Hành khách đang ra sức đẩy một xe khách bị chết máy, nhưng xe không chuyển động được.
Câu 52 :Một vật có trọng lượng 2N trượt trên mặt bàn nằm ngang được 0,5m. Công của trọng lực là :
 A.1J B.0J C.2J D.0,5J
Câu 53 : Công thức tính công cơ học là :
A. A =F.s B. A =F / s C. A = S / F D. A = F.d
Câu 54 : Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng ?
 A.Các máy cơ đơn giản không cho ta lợi về công.
 B. Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực.
 C. Các máy cơ đơn giản luôn bị thiệt về đường đi.
 D. Các máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi.
II/BAØI TOAÙN :
Câu 1: Lúc 5h sáng Tân chạy thể dục từ nhà ra cầu Đại Giang. Biết từ nhà ra cầu Đại Giang dài 2,5 km. Tân chạy với vận tốc 5km/h. Hỏi Tân về tới nhà lúc mấy giờ.
Câu 2: Tay đua xe đạp Trịnh Phát Đạt trong đợt đua tại thành phố Huế (từ cầu Tràng Tiền đến đường Trần Hưng Đạo qua cầu Phú Xuân về đường Lê Lợi) 1 vòng dài 4 km. Trịnh Phát Đạt đua 15 vòng mất thời gian là 1,2 giờ. Hỏi vận tốc của tay đua Trịnh Phát Đạt trong đợt đua đó?
Câu 3 : Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1.000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc của học sinh đó là 	
Câu 4: Một người đi xe máy trên đoạn đường ABC. Biết trên đoạn đường AB người đó đi với vận tốc 16km/h, trong thời gian t1 = 15 phút; trên đoạn đường BC người đó đi với vận tốc 24km/h, trong thời gian t2 = 25 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường ABC ?
Câu 5: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Trọng lượng của người đó là:
Câu 6: Biết thầy Giang có khối lượng 60 kg, diện tích một bàn chân là 30 cm2. Tính áp suất thầy Giang tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân
Câu 7: Một máy đánh ruộng có khối lượng 1 tấn, để máy chạy được trên nền đất ruộng thì áp suất máy tác dụng lên đất là 10.000 Pa. Hỏi diện tích 1 bánh của máy đánh phải tiếp xúc với ruộng ?
Câu 8 : Một ống chứa đầy nước đặt nằm ngang như hình vẽ. Tiết diện ngang của phần rộng là 60cm2, của phần hẹp là 20cm2. Hỏi lực ép lên pít tông nhỏ là bao nhiêu để hệ thống cân bằng lực nếu lực tác dụng lên pittông lớn là 3600N. 
Câu 9: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là:
Câu 10: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu là:
Câu 11 : Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500 kg lên độ cao 12 m. Tính công thực hiện trong trường hợp này.
Câu 12 : Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện được là 360KJ. Tính vận tốc của xe.
Câu 13 : Tính công suất của người đi bộ, nếu trong 2 giờ người đó bước đi 10000 bước và mỗi bước cần một công là 40J.
Câu 14 : Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 80N và đi được 4,5km trong nữa giờ. Tính công và công suất trung bình của con ngựa.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap HK I ly 8.doc