Đề cương ôn tập học kì I Hình học 8

Đề cương ôn tập học kì I Hình học 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK I.

I/ LÍ THUYẾT.

 1.Nêu định nghĩa vvà tính chất về góc của tứ giác.

 2.Nêu định nghĩa hình thang,tính chất đường trung bình của hình thang. Đường trung bình của tam giác.

 3.Định nghĩa và tính chất của hình thang cân .

 4.Định nghĩa và tính chất của hình bình hành

 5.Định nghĩa và tính chất của hình chữ nhật , hình thoi hình vuông.

 6.Nêu dấu hiệu nhận biết hình thang cân ,hình bình hành,hình chữ nhật, hình thoi và hình vuông.

 7.Nêu định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua 1 trục và 1 điểm.

 8.Định nghĩa tâm đối xứng của một hình , trục đối xứng của một hình.

 9.Nêu các tứ giác có tâm đối xứng ,có trục đối xứng.

 10.Xem lại các bước dựng hình thang ,tính chất hai đường thẳng song song và cách đều.Diện tích hình chữ nhật ,hình tam giác.

 

doc 2 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1488Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Hình học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK I.
I/ LÍ THUYẾT.
	1.Nêu định nghĩa vvà tính chất về góc của tứ giác.
	2.Nêu định nghĩa hình thang,tính chất đường trung bình của hình thang. Đường trung bình của tam giác.
	3.Định nghĩa và tính chất của hình thang cân .
	4.Định nghĩa và tính chất của hình bình hành
	5.Định nghĩa và tính chất của hình chữ nhật , hình thoi hình vuông.
	6.Nêu dấu hiệu nhận biết hình thang cân ,hình bình hành,hình chữ nhật, hình thoi và hình vuông.
	7.Nêu định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua 1 trục và 1 điểm.
	8.Định nghĩa tâm đối xứng của một hình , trục đối xứng của một hình.
	9.Nêu các tứ giác có tâm đối xứng ,có trục đối xứng.
	10.Xem lại các bước dựng hình thang ,tính chất hai đường thẳng song song và cách đều.Diện tích hình chữ nhật ,hình tam giác.
II/ BÀI TẬP.
	Xem lại các bài tập sau đây.
	15 -> 18/75;	27,28/80 ; 33,34/83; 39/88; 45/92; 47,49/93; 54,55/96; 60,61/99; 64,65/100; 74/106; 79/108; 83,84,85/109; 88,89 / 111
III/BÀI TẬP THAM KHẢO.
	1.Cho tam giác ABC vuông tại A và có BC = 2AB = 2a.Ở phía ngoài tam giác vẽ hai tam giác đều ABF và ACG .Hai đường cao xuất phát G và F của hai tam giác đều này cắt nhau tại E.
	a/ Tính các góc B,C và cạnh AC của tam giác ABC.
	b/ Chứng minh tứ giác AEBF là hình thoi.
	c/Tính diện tích tam giác ABF và hình AEBF.
	2.Cho tam giác ABC cân tại A (AB = AC) .Từ một điểm M trên BC (M B,M C) kẻ các đường thẳng song song với các cạnh AB và AC lần lược cắt AB tại E cắt AC tại F.
	a/ Chưng minh tứ giác AEMF là hình bình hành.
	b/ Khi M là trung điểm của BC thì tứ giác AEMF là hình gì?Giải thích. 
	c/ Chứng minh diện tích tam giác AMB bằng diện tích tam giác AFB
	3.Cho góc xOy vẽ tia phân giác Ot , Từ điểm M trên Ot , vẽ đường thẳng song song với Ox cắt Oy tại A ,vẽ đường thẳng song song với Oy cắt Ox tại B.
	a/ Chứng minh OAMB là hình thoi.
	b/ Qua M vẽ đường thẳng song song với AB cứt Ox tại P và cắt Oy tại Q.Chứng minh tam giác OPQ cân.
	4.Cho hình bình hành ABCD (AB >AC) đường phân giác góc D cắt AB tại M.
	a/ Chứng minh AM = AD
	b/ Trên DC lấy điểm N sao cho DN = BM.Chứng minh thứ giác BMDN là hình bình hành.
	c/ Chứng minh MN đi qua trung điểm của AC.
	5.Cho tam giác ABC (AB < AC) có AM là trung tuyến M BC.Gọi D là điểm đối xứng với A qua M, E là điểm đối xứng với D qua BC.
	a/ Chứng minh tứ giác ABDC là hình bình hành.
	b/ Chứng minh tứ giác ABCE là hình thang cân.
	c/ Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác ABDC là hình chữ nhật.
Hết.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 30.doc