Chuyên đề: Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Chuyên đề: Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ

 Trong chương trình ngữ văn ở trường THCS, HS phải làm quen với nhiều dạng bài Tập làm văn: văn miêu tả, văn biểu cảm, văn thuyết minh, văn nghị luận Một trong những kiểu bài quan trọng mà HS phải làm nhiều nhất là kiểu bài nghị luận.Xét về bản chất, văn nghị luận nói chung là dùng lí lẽ , lập luận để bàn bạc, giải quyết, làm sáng tỏ một vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc, người nghe. Như vậy, thao tác nghị luận là một tập hợp lí lẽ và những lí lẽ này được hình thành bởi các thao tác tư duy. Mục đích của văn bản nghị luận là dùng lí trí của người viết để tác động vào lí trí của người đọc người nghe.

 Tuy nhiên, trên thực tế, kiểu bài nghị luận là một kiểu bài khó. Phần nhiều các em HS chưa có kĩ năng để làm bài văn dạng này. Một số các em làm được thì bài văn lại chưa hay và thiếu sức thuyết phục. Có nhiều nguyên nhân để HS ngại làm văn , nhất là văn nghị luận. Một trong những nguyên nhân đó là yếu tố tình cảm . Tình cảm và lí trí phải được kết hợp chặt chẽ với nhau trong bài văn nghị luận bởi vì : lí trí có vai trò định hướng cho tình cảm, giúp tình cảm thêm vững bền và sâu sắc; còn tình cảm lại tác động trở lại , góp phần điều chỉnh lí trí,giúp cho tiếng nói của lí trí có sức cảm hoá hơn, dễ đi vào lòng người hơn.Trong thực tế chính những tác phẩm nghị luận nổi tiếng nhất lại là những tác phẩm có sử dụng yếu tố biểu cảm một cách phong phú sinh động như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch Đó là những bài văn được viết (nói ra) không chỉ bằng sự sáng suốt, mạch lạc , chặt chẽ cuả trí tuệ mà còn bằng tất cả sự nhiệt tình, tất cả sự tha thiết của tâm hồn. Những bài văn nghị luận hay là những bài không chỉ làm cho người đọc người nghe thấy đầu óc mình sáng tỏ mà còn làm cho trái tim mình rung động. Vậy làm thế nào để HS có thể hiểu và biết cách sử dụng yếu tố biểu cảm vào bài văn của mình để bài văn có sức thuyết phục hơn chính là lí do mà hôm nay tôi chọn, mong góp phần cải thiện thêm một phần nhỏ trong bài làm văn của HS.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề : Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ
Ngày triển khai: 8/3/2010
Dạy thể nghiệm chuyên đề: cùng ngày tại lớp 8A1
I. Lí do chọn chuyên đề
 Trong chương trình ngữ văn ở trường THCS, HS phải làm quen với nhiều dạng bài Tập làm văn: văn miêu tả, văn biểu cảm, văn thuyết minh, văn nghị luậnMột trong những kiểu bài quan trọng mà HS phải làm nhiều nhất là kiểu bài nghị luận.Xét về bản chất, văn nghị luận nói chung là dùng lí lẽ , lập luận để bàn bạc, giải quyết, làm sáng tỏ một vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc, người nghe. Như vậy, thao tác nghị luận là một tập hợp lí lẽ và những lí lẽ này được hình thành bởi các thao tác tư duy. Mục đích của văn bản nghị luận là dùng lí trí của người viết để tác động vào lí trí của người đọc người nghe.
 Tuy nhiên, trên thực tế, kiểu bài nghị luận là một kiểu bài khó. Phần nhiều các em HS chưa có kĩ năng để làm bài văn dạng này. Một số các em làm được thì bài văn lại chưa hay và thiếu sức thuyết phục. Có nhiều nguyên nhân để HS ngại làm văn , nhất là văn nghị luận. Một trong những nguyên nhân đó là yếu tố tình cảm . Tình cảm và lí trí phải được kết hợp chặt chẽ với nhau trong bài văn nghị luận bởi vì : lí trí có vai trò định hướng cho tình cảm, giúp tình cảm thêm vững bền và sâu sắc; còn tình cảm lại tác động trở lại , góp phần điều chỉnh lí trí,giúp cho tiếng nói của lí trí có sức cảm hoá hơn, dễ đi vào lòng người hơn.Trong thực tế chính những tác phẩm nghị luận nổi tiếng nhất lại là những tác phẩm có sử dụng yếu tố biểu cảm một cách phong phú sinh động như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ TịchĐó là những bài văn được viết (nói ra) không chỉ bằng sự sáng suốt, mạch lạc , chặt chẽ cuả trí tuệ mà còn bằng tất cả sự nhiệt tình, tất cả sự tha thiết của tâm hồn. Những bài văn nghị luận hay là những bài không chỉ làm cho người đọc người nghe thấy đầu óc mình sáng tỏ mà còn làm cho trái tim mình rung động. Vậy làm thế nào để HS có thể hiểu và biết cách sử dụng yếu tố biểu cảm vào bài văn của mình để bài văn có sức thuyết phục hơn chính là lí do mà hôm nay tôi chọn, mong góp phần cải thiện thêm một phần nhỏ trong bài làm văn của HS.
II. Chuẩn bị:
1. Với GV:
 - Trước hết, GV cần nắm chắc khái niệm về văn nghị luận, các kiểu bài thao tác về văn nghị luận, luận điểm, luận cứ, lập luận.
 - Nắm được lí lẽ và dẫn chứng là bản chất của văn nghị luận. Văn nghị luận cũng có yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự.
- Nắm được cách trình bày luận điểm: có nhiều cách trình bày trong đó 2 cách được sử dụng nhiều nhất là diễn dịch và quy nạp.
 - Các luận điểm luận cứ trong bài văn nghị luận phải được trình bày theo một trình tự hợp lí, liên kết chặt chẽ với nhau.
- Khi sử dụng yếu tố biểu cảm cần cung cấp cho HS nắm được những từ ngữ biểu cảm, các kiểu câu dùng để biểu cảm, và quan trọng nhất phải hiểu được yếu tố biểu cảm phải được hình thành bởi những cảm xúc thực sự của người viết trước vấn đề nghị luận.
- Chuẩn bị kĩ đồ dùng phương tiện dạy học: ĐV mẫu
2. Với HS: 
- HS đọc kĩ bài, soạn bài, có tham khảo thêm những đoạn văn giàu yếu tố biểu cảm. Tập thể hiện những yếu tố biểu cảm trong một câu, một đoạn văn, một bài văn nghị luận.
III. Các bước tiến hành.
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
Bài mới: Cho HS quan sát ĐV mẫu
Phát hiện những yếu tố biểu cảm nằm trong các từ ngữ, các kiểu câu.
Nắm được vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài nghị luận: chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không phải là văn biểu cảm.
Tập tìm hiểu và viết đv nghị luận có yếu tố biểu cảm qua phần luyện tập.
3. Củng cố, HDVN.

Tài liệu đính kèm:

  • docC D van 8.doc