Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi môn: Tiếng Việt - Lớp 8

Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi môn: Tiếng Việt - Lớp 8

A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. Xây dựng đề kiểm tra, đánh giá cho mỗi môn học nói chung, phân môn tiếng Việt nói riêng bao giờ cũng phải dựa trên những nguyên tắc nhất định. Đó là: đảm bảo sát với mục tiêu đào tạo, mục tiêu môn học được thể hiện cụ thể bằng chuẩn kiến thức- kĩ năng của các đơn vị kiến thức và những kiến thức, kĩ năng dùng trong đời sống thực tiễn; đồng thời phù hợp với trình độ học sinh; phản ánh chính xác năng lực của các em,

II.Kiến thức tiếng Việt ở THCS bao gồm kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ, hoạt động giao tiếp.

Theo tinh thần chú trọng đến mục đích giao tiếp và khả năng thực hành, vận dụng tiếng Việt, chuyên đề thi học sinh giỏi môn tiếng Việt 8 chú trọng đến khả năng nhận biết, kĩ năng vận dụng ( sử dụng đúng, hiệu quả) trong tạo lập văn bản ( nói và viết).

III.Theo phân phối chương trình THCS môn ngữ văn lớp 8, bộ môn tiếng Việt chiếm: 27 tiết ( trong đó học kì I chiếm 13 tiết, học kì II chiếm 14 tiết) không kể các tiết ôn tập. Theo nguyên tắc đồng tâm, phần tiếng Việt lớp 8 có khá nhiều vấn đề mới, trong đó, một số nội dung có khả năng áp dụng hết sức rộng rãi, dù là trong khâu đọc – hiểu văn bản, tập làm văn ( viết và nói) hoặc giao tiếp hằng ngày, như: Hội thoại, hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu, trường từ vựng, các biện pháp tu từ : nói quá, nói giảm nói tránh, các kiểu câu phân chia theo mục đích nói, câu ghép,

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1470Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi môn: Tiếng Việt - Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi
Môn: Tiếng Việt - Lớp 8
A. Những vấn đề chung
I. Xây dựng đề kiểm tra, đánh giá cho mỗi môn học nói chung, phân môn tiếng Việt nói riêng bao giờ cũng phải dựa trên những nguyên tắc nhất định. Đó là: đảm bảo sát với mục tiêu đào tạo, mục tiêu môn học được thể hiện cụ thể bằng chuẩn kiến thức- kĩ năng của các đơn vị kiến thức và những kiến thức, kĩ năng dùng trong đời sống thực tiễn; đồng thời phù hợp với trình độ học sinh; phản ánh chính xác năng lực của các em,
II.Kiến thức tiếng Việt ở THCS bao gồm kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ, hoạt động giao tiếp. 
Theo tinh thần chú trọng đến mục đích giao tiếp và khả năng thực hành, vận dụng tiếng Việt, chuyên đề thi học sinh giỏi môn tiếng Việt 8 chú trọng đến khả năng nhận biết, kĩ năng vận dụng ( sử dụng đúng, hiệu quả) trong tạo lập văn bản ( nói và viết).
III.Theo phân phối chương trình THCS môn ngữ văn lớp 8, bộ môn tiếng Việt chiếm: 27 tiết ( trong đó học kì I chiếm 13 tiết, học kì II chiếm 14 tiết) không kể các tiết ôn tập. Theo nguyên tắc đồng tâm, phần tiếng Việt lớp 8 có khá nhiều vấn đề mới, trong đó, một số nội dung có khả năng áp dụng hết sức rộng rãi, dù là trong khâu đọc – hiểu văn bản, tập làm văn ( viết và nói) hoặc giao tiếp hằng ngày, như: Hội thoại, hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu, trường từ vựng, các biện pháp tu từ : nói quá, nói giảm nói tránh, các kiểu câu phân chia theo mục đích nói, câu ghép,
IV. Hướng của các dạng đề sẽ là: 
Khả năng nhận biết khái niệm các đơn vị kiến thức trong bài học.
Khả năng nhận diện được các đơn vị kiến thức trong văn bản hoặc trong văn cảnh gần gũi hoặc khác với văn bản đã học.
Khả năng lí giải và phân tích được tại sao lại dùng như thế mà khôntg dùng cách khác.
Khả năng thấy được cái hay, cái đẹp khi sử dụng tiếng Việt.
Khả năng vận dụng kiến thức tiếng Việt trong tạo lập văn bản nói và viết thuộc phạm vi nhà trường cũng như trong cuộc sống.
B. Các dạng đề:
	1. Trường từ vựng:
	1.1 Y nghĩa: 
	- Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
	1.2 Dạng đề:
a) Đề 1:
Dòng nào dưới đây không gồm những từ trong cùng một từ tiếng Việt:
A. Ruộng, trâu, cày, bừa, giống.
B. Nhà máy, phân xưởng, quản đốc, công nhân.
C. Tướng, tá, uý, binh nhất, binh nhì, tiểu đội.
D. Học sinh, thầy giáo, kĩ sư, bảng đen, sổ đăng bộ.
b) Đề 2:
Tìm ít nhất 5 từ cùng trường từ vựng với: “ tâm lí”, “ nông thôn”, “trí thức”, “thể thao”.
c) Đề 3:
Viết một đoạn văn theo chủ đề tự chọn, trong đó có ít nhất 5 từ cùng trường từ vựng.
1.3. Gợi ý đáp án – Biểu điểm:
*Đáp án:
a) Đề 1: 
b) Đề 2: 
	Trường từ vựng: “ tâm lí” : nóng nảy, lạnh lùng, hồ hởi, phấn khởi, hưng phấn, trầm cảm,
	Trường từ vựng: “ nông thôn”: làng, luỹ tre, đường thôn, ruộng, vườn, trâu, lão nông, trưởng thôn,
	Trường từ vựng: “ Trí thức”: Giáo viên, học sinh, bác sĩ, y tá, kĩ sư,
	Trường từ vựng: “ Thể thao”: Huấn luyện viên, vận động viên, cầu thủ, thi đấu, trọng tài,
c) Đề 3:
Ví dụ đoạn văn về chủ đề “tâm lí” :
	Nam là người rất nóng nảy còn tôi lại lạnh lùng. Tính cách chúng tôi hoàn toàn trái ngược nhau nhưng không hiểu sao tôi và Nam lại chơi thân với nhau. Chúng tôI thường học nhóm để tìm ra cách giải cho những bài tập khó. Mỗi khi tìm được “lối thoát” cho những bài tập khó, Nam rất hồ hởi còn tôi cảm thấy phấn chấn, hứng khởi hơn,Nhiều năm liền, cả hai chúng tôi luôn là học sinh giỏi được nhà trường ngợi khen, bạn bè ngưỡng mộ
*Biểu điểm:
Đề 1: Trả lời đúng 0,25 điểm.
Đề 2: Trả lời đúng cả 2 ý được 0,5 điểm. ( Mỗi ý 0,25 điểm).
Đề 3: - Điểm 1,5: Đáp ứng được yêu cầu của đề. Bài văn có sáng tạo.
- Điểm 1: Đáp ứng được phần lớn yêu cầu của đề.
	Điểm 0,5: Hiểu yêu cầu của đề, song diễn đạt và lập luận còn lúng túng, khó thoát ý.
	2. Từ tượng hình, từ tượng thanh
	2.1. ý nghĩa:
	- Là những từ mô phỏng âm thanh hoặc dáng vẻ của sự vật một cách cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
	2.2. Dạng đề:
a) Đề 1:
 Điền những thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống trong các khái niệm sau. Đặt câu minh hoạ cho từng khái niệm.
- Từ mô phỏng âm thanh trong tự nhiên, con người là..
- Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật là...
b) Đề 2:
Chỉ ra các từ tượng hình trong bài thơ “ Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và giải nghĩa của các từ đó.
“ Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
 Lom khom dưới, núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
 Dừng chân đứng lại trời, non, nước
 Một mảnh tình riêng, ta với ta”.
	 2.3.Gợi ý đáp án – biểu điểm:
*Đáp án:
a) Đề 1:
- Từ mô phỏng âm thanh trong tự nhiên, con người là từ tượng thanh 
* Ví dụ: 
	- Thác nước đổ ầm ầm ( âm thanh tự nhiên)
	- “ Lão hu hu khóc” ( âm thanh con người)
	- Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật là từ tượng hình 
* Ví dụ: 
	- Bông hoa rung rinh trước gió. ( hình ảnh, dáng vẻ sự vật)
- 	 “ O du kích nhỏ giương cao súng
 Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu” 
( hình ảnh, dáng vẻ con người).
b) Đề 2: 
Các từ tượng hình:
	- “ Lom khom” gợi tả tư thế còng lưng xuống.
	- “ Lác đác” gợi tả không gian thưa và rời nhau, mỗi chỗ, mỗi lần một ít.
*Biểu điểm:
Trả lời đúng 2 ý, đặt câu đúng ngữ pháp, đúng yêu cầu: 1 điểm ( mỗi ý 0,5 điểm)
- Phát hiện đúng từ tượng hình 0,5 điểm. 
Nêu đúng nghĩa của từ tượng hình 0,5 điểm.
	3. Biện pháp tu từ nói quá:
	3.1. ý nghĩa:
 Biện pháp tu từ nói quá ( còn có tên là khoa trương, thậm xưng, phóng đại, cường điệu, ngoa ngữ), là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
 Nói quá thường xuất hiện trong tục ngữ, ca dao, văn thơ châm biếm, hài hước và cả trong thơ trữ tình. Đặc biệt trong thành ngữ, nói quá trở thành khuôn mẫu cố định như: thét ra lửa, đen như cột nhà cháy,
 Khi nhận thức về nói quá, điều quan trọng là phải hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của lời nói.
3.2. Dạng đề:
a) Đề 1:	 
“ Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn”.
 Nguyễn Trãi dùng biện pháp tu từ nào trong hai câu thơ trên? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
b) Đề 2: 
“ Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.
 Chỉ ra biện pháp tu từ trong bài ca dao trên. Nêu ý nghĩa hàm ẩn của biện pháp đó.
c) Đề 3:
Viết một đoạn văn ngắn có dùng biện pháp tu từ nói quá.
3.3. Gợi ý đáp án – biểu điểm.
* Đáp án:
a) Đề 1:	
- Nguyễn Trãi dùng biện pháp tu từ điệp ngữ - nói quá.
	- Điệp ngữ để nhấn mạnh sự vật ( đá, nước) được nói đến trong câu.
	- Nói quá sự vật lên ( đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn) để khẳng định sự kiên trì, nhẫn nại cùng sức mạnh đoàn kết sẽ làm nên chiến thắng
b) Đề 2: 
 - Biện pháp tu từ nói quá: “ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” ngụ ý nói công việc lao động của người nông dân hết sức vất vả
c) Đề 3:
Nói đến lớp 8A, các bạn học sinh trong trường ai cũng phải nể Lan. Là bạn nữ hội tụ rất nhiều ưu thế: vừa xinh xắn, vừa thông minh lại vừa mạnh mẽ. Với vẻ đẹp “ nghiêng nước, nghiêng thành” Lan còn có biệt hiệu “ nữ hoàng sắc đẹp”, Không những vậy, Lan còn học giỏi lại có cái uy “ thét ra lửa” nên bạn được cả lớp bầu làm lớp trưởng đồng thời là liên đội trưởng của trường.
* Biểu điểm: 
a) Đề 1:	
- Phát hiện đúng biện pháp tu từ điệp ngữ - nói quá : 0,5 điểm.
	- Phân tích được giá trị của các biện pháp tu từ điệp ngữ - nói quá: 1 điểm.
b) Đề 2: 	
	- Phát hiện đúng biện pháp tu từ nói quá : 0,5 điểm
	- Phân tích được giá trị của các biện pháp tu từ nói quá: 1 điểm.
c) Đề 3:
	- Viết đoạn văn ngắn có dùng biện pháp tu từ nói quá ( 1 điểm) 
- Chỉ ra được những biện pháp tu từ nói quá đó. ( 0,5 điểm)
	- Đoạn văn ngắn gọn, súc tích,  ( 0,5 điểm).
4. Câu ghép:
4.1. ý nghĩa: 
 - Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C- V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
4.2. Dạng đề:
a) Đề 1:
 Câu văn : “ Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ” thuộc kiểu câu nào trong các câu sau:
A. Câu đơn. B. Câu ghép. C. Câu có kết cấu chủ vị làm thành phần.
b) Đề 2: 
	Hãy phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn đó.
4.3. Gợi ý đáp án – biểu điểm.
* Đáp án:
Đề 1: Đáp án B 
Đề 2: 
“ Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào đó, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng 
 Qht C V C V Từ nối
khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ” ( khuyết CN)
 Qht C V Qht V
* Biểu điểm:
a) Đề 1: 
	Chọn đúng ĐA ( 0,5 điểm).
b) Đề 2: 
	Mỗi vế xác định đúng được 0,5 điểm. Tổng 2 điểm.
5. Biện pháp tu từ so sánh:
5.1. ý nghĩa:
 - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
5.2. Dạng đề:
Đề 1: 
 Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Bằng một đoạn văn, hãy phân tích tác dụng của phép tu từ đó? 
“ Cánh buồm to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. 
( “ Quê hương” – Tế Hanh).
5.3. Gợi ý đáp án- biểu điểm
 - Trình bày cảm nhận về ý nghĩa đặc sắc của việc miêu tả hình ảnh cánh buồm căng – mạnh - đẹp để nói về vẻ đẹp của những chàng trai miền biển: Khoẻ khoắn, mạnh mẽ, giữa biển khơi bao la. Đó cũng là biểu hiện linh hồn làng chài ( 1 điểm).
 - Biện pháp tu từ so sánh đặc sắc, sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ về cái “hình” và cái “ hồn” của sự vật ( 0,5 điểm). 
 - Bút pháp lãng mạn hoà trong sự miêu tả cánh buồm,  ( 0,5 điểm). 
6. Hành động nói:
6.1. ý nghĩa:
 - Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
6.2. Dạng đề:
a) Đề 1:
A
B
1. Hành động trình bày
a. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
2. Hành động bộc lộ cảm xúc.
b.	Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô.
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
3.Hành động hỏi.
c. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! 
4. Hành động điều khiển.
d. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươI muốn vui vẻ, phỏng có được không?
b) Đề 2:
Em hãy cho biết, kiểu hành động nào đã được thực hiện trong đoạn trích sau: 
“ Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông, bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc – Nam cũng khác”
( Trích “ Cáo bình Ngô” – Nguyễn Trãi).
6.3. Gợi ý đáp án- biểu điểm:
a) Tổng 2 điểm
A
B
Điểm
1
b
0,5
2
c
0,5
3
d
0,5
4
a
0,5
b) Hành động trình bày. ( 0,5 điểm)
 7. Cấp độ khái quát nghĩa của từ:
7.1. ý nghĩa:
	- Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn) hoặc hẹp hơn ( ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:
	+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
	+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
	+Một từ ngữ được có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
7.2. Dạng đề:
Đề 1:
	Hãy sắp xếp các từ sau theo thứ tự cấp độ khái quát từ cao xuống thấp:
Bánh xe, nan hoa, xe, xe đạp, phương tiện.
Tướng, tá, binh nhì, binh nhất, uý, quân đội.
áo dài, áo sơ mi, áo, y phục.
7.3. Gợi ý đáp án- biểu điểm:
* Đáp án:
	a) Phương tiện, xe, xe đạp, bánh xe, nan hoa.
	b) Quân đội, tướng, tá, uý,binh nhất, binh nhì.
	c) y phục, áo, áo dài, áo sơ mi. 
* Biểu điểm: 
	- Tổng 3 điểm: mỗi ý sắp xếp đúng theo cấp độ khái quát được 1 điểm
8. Các kiểu câu phân chia theo mục đích nói:
8.1. ý nghĩa:
	- Trong tiếng Việt, để nói – viết đạt mục đích và có hiệu quả, căn cứ vào nội dung, mục đích của lời nói và chức năng chính của từng câu, người ta phân chia thành 4 loại câu là:
	Câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến, câu trần thuật.
	- Trong tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, mỗi kiểu câu có một số đặc điểm, hình thức nhất định. Những đặc điểm, hình thức này thường gắn với một chức năng chính, chẳng hạn câu có hình thức câu nghi vấn có chức năng chính là dùng để hỏi. Tuy nhiên, ngoài chức năng đó, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,
	- Một kiểu câu ngoài chức năng chính, còn có thể có nhiều chức năng khác.
8.2. Dạng đề:
Đề 1:
	Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( chủ đề tự do, từ 5 -> 7 câu), có sử dụng ít nhất hai kiểu câu phân chia theo mục đích nói. Gạch chân dưới kiểu câu đó.
8.3. Gợi ý đáp án- biểu điểm:
* Đáp án:(Đoạn văn có sử dụng kiểu câu nghi vấn, cảm thán- những câu gạch chân; câu trần thuật- những câu còn lại).
	Có phải mưa xuân? Không, không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng như muốn thở dài vì bồi hồi xốn xang Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng tinh khôi Trời đất vào xuân đẹp lạ thuờng!... 
* Biểu điểm: Tổng 3 điểm.
	- Điểm 3 đối với đoạn văn ngắn gọn, súc tích, sáng rõ về nội dung cũng như hình thức.
	- Điểm 2 đối với đoạn văn tương đối đảm bảo về nội dung song trình bày chư khoa học.
	- Điểm 1 đối với đoạn văn có nội dung song chưa sáng rõ. Sử dụng được hai kiểu câu phân chia theo mục đích nói.
	- Điểm 0,5 đối với đoạn văn có nội dung chưa sáng rõ, sử dụng được một kiểu câu phân chia theo mục đích nói.
10. Lựa chọn trật tự từ trong câu.
10.1. ý nghĩa
	- Khi nói cũng như khi viết, các kí hiệu ngôn ngữ bao giờ cũng xuất hiện cái trước cáI sau, ví dụ: phát âm tiếng này rồi mới sang tiếng khác, viết chữ này rồi mới đến chữ kia, nói câu trước rồi mới nói câu sau,  Trình tự sắp xếp các từ trong chuỗi lời nói được gọi là trật tự từ.
	- Trật tự từ trước hết là một phương thức ngữ pháp, nghĩa là một cách biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp. 
	-Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Để đáp ứng với yêu cầu giao tiếp, người nói ( người viết) phải biết lựa chọn trật tự từ thích hợp.
10.2. Dạng đề.
Đề 1:
Hãy viết lại những câu sau cho đúng với văn bản bằng cách chuyển từ in đậm vào vị trí thích hợp trong câu. Giải thích vì sao các tác giả lại lựa chọn như vậy?
a) Cùng lắm, nó giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Thì hắn coi ở tù là thường.
	(Nam Cao)
b)Anh Dậu hoảng quá, vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói đuợc câu gì.
	( Ngô Tất Tố)
c) Tre giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ nước. Tre hi sinh để bảo vệ con người.
	 ( Cây tre Việt Nam – Thép Mới)
d) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Quang Trung, Lê Lợi, Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo,
10.3. Gợi ý đáp án- biểu điểm:
* Đáp án:
	a) “ở tù thì hắn coi là thường” -> trật tự từ ở tù được lặp lại ngay ở đầu câu thứ 2 -> đảm bảo sự liên kết của câu sau với câu trước chặt chẽ hơn.
	b) “Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống” -> “Hoảng quá” ở đầu câu có tác dụng nhấn mạnh trạng thái sợ hãi của anh Dậu.
	c) “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” -> Tác giả chủ ý đặt sóng đôi từng cặp riêng – chung “ làng” với “ nước”, “ máI nhà tranh” với đồng lúa chín”, mặt khác tạo ra nhịp điệu cân đối, hài hoà B - T của câu văn; bắt đầu là nhịp 2/2 luân phiên B –T, tiếp đến là nhịp 4/4 cũng có tiếng B –T luân phiên.
	d)Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,-> Câu kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử của dân tộc.
* Biểu điểm: 
	Viết lại đúng với văn bản và giải thích được vì sao các tác giả lại lựa chọn như vậy ( 4 điểm – mỗi câu 1 điểm).
 Mường La, Ngày 11 tháng 6 năm 2010.
 Người thực hiện
 Vi Hồi Hương.
Phòng Giáo dục Mường La
Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi
Môn: Tiếng Việt
Lớp 8

Tài liệu đính kèm:

  • docÔn thi hs gioi tiềng việt 8-.doc