Chuyên đề Hệ thống bài tập Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Nguyễn Tấn Hoàng

Chuyên đề Hệ thống bài tập Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Nguyễn Tấn Hoàng

 Bài 31: Để đo độ sâu của một vùng biển , người ta phóng một luồng siêu âm hướng thẳng đứng xuống đáy biển . Sau thời gian 36 giây máy thu được siêu âm trở lại . Tính độ sâu của vùng biển đó . Biết rằng vận tốc siêu âm ở trong nước là 300 m/s .

 Bài 32 : Hai xe chuyển động thẳng đều từ A đến B cách nhau 180 km . Xe thứ nhất đi liên tục không nghỉ với vận tốc 30 km/h . Xe thứ hai khởi hành sớm hơn xe thứ hai 1 giờ nhưng dọc đường lại nghỉ 1 giờ 20 phút . Hỏi xe thứ hai phải có vận tốc là bao nhiêu để tới B cùng một lúc với xe thứ nhất .

 Bài 33 : Một chiếc xuồng máy chạy xuôi dòng từ bến sông A đến bến sông B . Biết AB = 25 km , vận tốc của xuồng khi nước yên lặng là 20 km/h . Hỏi sau bao lâu xuồng đến B , nếu :

 a, Nước sông không chảy .

 b, Nước sông chảy từ A đến B với vậ tốc là 3 km/h .

 Bài 34 : Một ca nô chạy xuôi dòng trên đoạn sông dài 100 km . Vận tốc của ca nô khi nước không chảy là 20 km/h , vận tốc của dòng nước là 4 km/h

 a, Tính thời gian ca nô đi hết đoạn sông đó .

 b, Nếu ca nô đi ngược dòng thì sau bao lâu ca nô đi hết đoạn sông nói trên ? .

 Bài 35 : Một chiếc xuồng máy chuyển động trên một dòng sông . Nếu xuồng chạy xuôi dòng từ A đến B mất 2 giờ , còn nếu xuồng chạy ngược dòng từ B về A mất 4 giờ . Tính vận tốc của xuồng máy khi nước yên lặng và vận tốc của dòng nước , biết khoảng cách giữa A và B là 90 km .

 Bài 36 : Hai bến sông A và B cách nhau 60 km , dòng nước chảy theo hướng từ A đến B với vận tốc là 2,5 km/h . Một ca nô chuyển động đều từ A về B hết 2 giờ . Hỏi ca nô đi ngược từ A về B trong bao lâu ? .

 Bài 37 : Một vận động viên chạy bền trên quãng đường dài 12 km , quãng đường đầu vận động viên đó chạy với vận tốc 6 km/h , trên quãng đường còn lại người đó bị tốc

doc 19 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Hệ thống bài tập Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Nguyễn Tấn Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chương I : Cơ học
Chuyên đề 1 : Chuyển động cơ học
 A – Kiến thức cần nhớ .
 1. Công thức tính vận tốc : Với - v : vận tốc (m/s) 
 - s : quãng đường đi (m)
 - t : thời gian đi hết quãng đường (s) 
 2. Công thức tính vận tốc trung bình : 
 B – Bài tập áp dụng .
 Bài 1 : Đổi một số đơn vị sau :
 a, ? km/h = 5 m/s b, 12 m/s = ? km/h c, 48 km/h = ? m/s
 d, 150 cm/s = ? m/s = ? km/h e, 62 km/h = ? m/s = ? cm/s
 Bài 2 : Cho ba vật chuyển động đều : vật thứ nhất đi được quãng đường 27km trong 30 phút , vật thứ hai đi quãng đường 48m trong 3 giây , vật thứ ba đi với vạn tốc 60km/h . Hỏi vật nào chuyển động nhanh nhất và vật nào chuyển động chậm nhất .
 Bài 3 : Một vật chuyển động trên đoạn đường AB dài 240 m . Trong nửa đoạn đường đầu tiên nó đi với vận tốc v1 = 5 m/s , trong nửa doạn đường sau nó đi với vận tốc v2 = 6 m/s . Tính thời gian vật chuyển động hết quãng đường AB .
 Bài 4 : Một ô tô đi 15 phút trên con đường bằng phẳng với vận tốc 45 km/h , sau đó lên dốc 24 phút với vận tốc 36 km/h . Coi ô tô là chuyển động đều . Tính quãng đường ô tô đã đi trong cả giai đoạn .
 Bài 5 : Để đo khoảng cách từ Trái Đất đến một hành tinh , người ta phóng lên hành tinh đó một tia la – de . sau 12 giây máy thu được tia la – de phản hồi về mặt đất . biết vận tốc của tia la – de là 3.105 km/s . Tính khoảng cách từ Trái Đất đến hành tinh đó .
 Bài 6 : Hai người cùng xuất phát một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 180 km . Người thứ nhất đi xe máy từ A về B với vận tốc 30 km/h . Người thứ hai đi xe đạp B ngược về A với vận tốc 15 km/h . Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau và xác định chỗ gặp nhau đó . Coi chuyển động của hai người là đều .
 Bài 7 : Một xe chuyển động trên đoạn đường AB va dự định đến nơi sau 3 giờ . Nhưng đi được 1 giờ thì xe bị hỏng phải dừng lại để sửa chữa hết 1 giờ . Hỏi muốn đến nơi đúng giờ như dự định ban đầu thì sau khi sửa xong , xe phải có vận tốc tăng lên gấp bao nhiêu lần vận tốc lúc đàu .
 Bài 8 : Một xe ở A lúc 7giờ 30 phút sáng và chuyển động trên đoạn đường AB với vận tốc v1 . Tới 8 giờ 30 phút sáng , một xe khác vừa tới A và cũng chuyển động về B với vận tốc v2 = 45 km/h . Hai xe cùng tới B lúc 10 giờ sáng . Tính vận tốc v1 của xe thứ nhất .
 Bài 9 : Một vùng biển sâu 11,75 km . Người ta dùng máy SONAR đo độ sâu bằng cách đo thời gian từ lúc phát sóng siêu âm cho đến lúc thu lại âm phản xạ từ đáy biển . Tính khoảng thời gian này với độ sâu nói trên . Biết vận tốc siêu âm ở trong nước là 1650 m/s .
 Bài 10 : Hai xe chuyển động trên cùng một đoạn đường . Xe thứ nhất đi hết quãng đường đó trong thời gian 45 phút . Xe thứ hai đi hết quãng đường đó trong 1,2 giờ . Tính tỷ số vận tốc của hai xe . 
 Bài 11 : Hai xe chuyển động trên trên cùng một đoạn đường khi xe (1) ở A thì xe (2) ở B phía trước với AB = 5 km . Xe (1) đuổi theo xe (2) . Tại C cách B đoạn BC = 10 km thì xe (1) đuổi kịp xe (2) . Tìm tỷ số vận tốc của hai xe .
 Bài 12 : Có hai xe chuyển động trên đoạn đường thẳng ABC với BC = 3AB . Lúc 7 giờ xe (1) ở A , xe hai ở B cùng chạy về C . Tới 12 giờ cả hai xe cùng tới C . Tìm tỷ số vận tốc của hai xe . 
 Bài 13 : Một xe chuyển động trên đoạn đường thẳng AB , đi được 1/3 đoạn đường thì xe bị hỏng phải dừng lại sửa chữa hết 1/2 thời gian đã đi . Nếu muốn đến nơi như dự định ban đầu thì trên đoạn đường còn lại , xe phải chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu so với vận tốc v1 lúc đầu ? .
 Bài 14 : Một người trông thấy tia chớp ở xa và sau đó 8,5 giây thì nghe thấy tiếng sấm . Tính xem tia chớp cách người đó bao xa , cho biết trong không khí vận tốc của âm là 340 m/s và vận tốc của ánh sáng là 3.108 m/s 
 Bài 15 : Một tín hiệu của một trạm ra đa phát ra gặp một máy bay địch và phản hồi về trạm sau 0,3 ms . Tính khoảng cách từ máy bay của dịch đến trạm ra đa , vận tốc tín hiệu của ra đa là 3.108 m/s (biết 1s = 1000 ms) .
 Bài 16 : Một chiếc đu quay trong công viên có đường kính 6,5 m ,một người theo dõi một em bé đang ngồi trên đu quay và thấy em bé quay tròn 18 vòng trong 5 phút , tính vận tốc chuyển động của em bé . 
 Bài 17 : Hai người cùng xuất phát một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 120 km ,người thứ nhất đi xe máy với vận tốc 30 km/h người thứ hai đi xe đạp với vận tốc 12,5 km/h . Sau bao lâu hai người gặp nhau và gặp nhau ở đâu . Coi hai người là chuyển động là đều .
 Bài 18: Hai xe ô tô khởi hành cùng một lúc tư hai địa điểm A và B và cùng chuyển động về điểm C . Biết AC = 108 km ; BC = 60 km , Xe khởi hành từ A đi với vận tốc 60 km/h , muốn hai xe đến C cùng một lúc thì xe khởi hành từ B có vận tốc là bao nhiêu ? .
 Bài 19 : Hai xe cùng khởi hành lúc 6 giờ sáng từ hai địa điểm A và B cách nhau 360 km . Xe thứ nhất đi từ A về B với vận tốc 48 km/h , xe thứ hai đi từ B ngược với xe thứ nhất với vận tốc 36 km/h . Hai xe gặp nhau luc mấy giờ và ở đâu ? .
 Bài 20 : Lúc 7 giờ hai người cùng xuất phát một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 36 km , chúng chuyển động thẳng đều và cùng chiều từ A đến B , vận tốc của xe thứ nhất là 40 km/h , vận tốc của xe thứ hai là 45 km/h , sau 1 giờ 20 phút khoảng cách giữa hai xe là bao nhiêu ? .
 Bài 21 : Hai vật xuất phát từ A và B cách nhau 460 km chuyển động chuyển động cùng chiều theo hướng từ A đến B . Vật thứ nhất chuyển động đều từ A với vận tốc v1 , vật thứ hai chuyển động đều từ B với . Biết rằng sau 140 giây thì hai vật gặp nhau . Vận tốc mỗi vật là bao nhiêu ?
 Bài 22 : Một ca nô chạy xuôi dòng trê đoạn sông dài 100 km . Vận tốc của ca nô khi không chảy là 24 km/h , vận tốc của dòng nước là 2 km/h . tính thời gian ca nô đi hết khúc sông đó .
 Bài 23 : Trong một cơn giông một bạn học sinh dùng đồng hồ bấm giây đo được thời gian từ lúc thấy tia chớp loé lên đến lúc nghe tiếng xét là 15s . Biết vận tốc của âm là 340 m/s , tính khoảng cách từ nơi có xét đến chỗ học sinh đứng ( coi như ta tháy tia chớp tức thì) .
 Bài 24 : Hai xe ô tô khởi hành cùng một lúc từ hai địa điểm A và B , cùng chuyển động về địa điểm C . Biết AC = 120 km, BC = 80 km , xe khởi hành từ A đi với vận tốc 60 km/h . Muốn hai xe đến C cùng một lúc thì xe khởi hành từ B có vận tốc là bao nhiêu ? .
 Bài 25 : Hai xe khởi hành lúc 6 giờ 30 phút sáng từ hai địa điểm A và B cách nhau 240 km , xe thứ nhất đi từ A về B với vận tốc 45 km/h . Xe thứ hai đi từ B với vận tốc 36 km/h theo hướng ngược với xe thứ nhất . Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau .
 Bài 26 : Một vật xuất phát từ A chuyển động đều về phía B cách A 500 m với vận tốc 12,5 m/s . Cùng lúc đó , một vật khác chuyển động đều từ B về A . Sau 30 giây hai vật gặp nhau . Tính vận tốc của vật thứ hai và vị trí hai vật gặp nhau .
 Bài 27: Lúc 7 giờ , hai xe cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 24 km , chúng chuyển động thẳng đều và cùng chiều từ A đến B . Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc là 42 km/h , xe thứ hai từ B vận tốc là 36 km/h .
 a, Tìm khoảng cách giữa hai xe sau 1 giờ 15 phút kẻ từ lúc xuất phát .
 b, Hai xe có gặp nhau không ? Nếu có , chúng gặp nhau lúc mấy giờ ? ở đâu ? .
 Bài 28 : Hai vât chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng . Nếu đi ngược chiều để gặp nhau thì sau 12 giây koảng cách giữa hai vật giảm 16 m . Nếu đi cùng chiều thì sau 12,5 giây , khoảng cách giữa hai vật chỉ giảm 6 m . Hãy tìm vận tốc của mỗi vật và tính quãng đường mỗi vật đã đi được trong thời gian 45 giây .
 Bài 29 : Hai vật cùng xuất phát từ A và B cách nhau 360 m . Chuyển động cùng chiều theo hướng từ A đến B . Vật thứ nhất chuyển động đều từ A với vận tốc v1 ,vật thứ hai chuyển động đều từ B với vận tốc . Biết rằng sau 140 giây thì hai vật gặp nhau . Tính vận tốc của mỗi vật .
 Bài 30 : Một người đi xe máy đi từ A đến B cách nhau 3,6 km , nửa quãng đường đầu xe đi với vận tốc v1 , nửa quãng đường sau xe đi với vận tốc . Hãy xác định các vận tốc v1 và v2 sao cho sau 18 phút cả hai xe cùng đến được B .
 Bài 31: Để đo độ sâu của một vùng biển , người ta phóng một luồng siêu âm hướng thẳng đứng xuống đáy biển . Sau thời gian 36 giây máy thu được siêu âm trở lại . Tính độ sâu của vùng biển đó . Biết rằng vận tốc siêu âm ở trong nước là 300 m/s .
 Bài 32 : Hai xe chuyển động thẳng đều từ A đến B cách nhau 180 km . Xe thứ nhất đi liên tục không nghỉ với vận tốc 30 km/h . Xe thứ hai khởi hành sớm hơn xe thứ hai 1 giờ nhưng dọc đường lại nghỉ 1 giờ 20 phút . Hỏi xe thứ hai phải có vận tốc là bao nhiêu để tới B cùng một lúc với xe thứ nhất .
 Bài 33 : Một chiếc xuồng máy chạy xuôi dòng từ bến sông A đến bến sông B . Biết AB = 25 km , vận tốc của xuồng khi nước yên lặng là 20 km/h . Hỏi sau bao lâu xuồng đến B , nếu :
 a, Nước sông không chảy .
 b, Nước sông chảy từ A đến B với vậ tốc là 3 km/h .
 Bài 34 : Một ca nô chạy xuôi dòng trên đoạn sông dài 100 km . Vận tốc của ca nô khi nước không chảy là 20 km/h , vận tốc của dòng nước là 4 km/h 
 a, Tính thời gian ca nô đi hết đoạn sông đó .
 b, Nếu ca nô đi ngược dòng thì sau bao lâu ca nô đi hết đoạn sông nói trên ? .
 Bài 35 : Một chiếc xuồng máy chuyển động trên một dòng sông . Nếu xuồng chạy xuôi dòng từ A đến B mất 2 giờ , còn nếu xuồng chạy ngược dòng từ B về A mất 4 giờ . Tính vận tốc của xuồng máy khi nước yên lặng và vận tốc của dòng nước , biết khoảng cách giữa A và B là 90 km .
 Bài 36 : Hai bến sông A và B cách nhau 60 km , dòng nước chảy theo hướng từ A đến B với vận tốc là 2,5 km/h . Một ca nô chuyển động đều từ A về B hết 2 giờ . Hỏi ca nô đi ngược từ A về B trong bao lâu ? .
 Bài 37 : Một vận động viên chạy bền trên quãng đường dài 12 km , quãng đường đầu vận động viên đó chạy với vận tốc 6 km/h , trên quãng đường còn lại người đó bị tốc độ của gió cản là 3,6 km/h . Hỏi thời gian người đó chạy hết quãng đường là bao nhiêu ? .
 Bài 38 : Tại hai điểm A và B trên cùng một đường thẳng cách nhau 120 km h , hai ô tô cùng khởihành cùng một lúc chạy ngược chiều nhau . Xe đi từ A có vận tốc 30 km/h . Xe đi từ B có vận tốc 50 km/h 
a, Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau 
b, Xác định thời điểm và vị trí hai xe cách nhau 40 km
 Bài 39 : Cùng một lúc từ hai địa điểm cách nhau 20 km trên cùng một đường thẳng có hai xe khởi hành chạy cùng chiều , sau 2 h xe chạy nhanh đuổi kịp xe chạy chậm .Biết một xe có vận tốc 30 km/h
a, Tìm vận tốc của xe thứ hai 
b, Tính quãng điường mà mỗi xe đi được cho đến lúc gặp nhau 
 Bài 40 : Lúc 10 h hai xe máy cùng khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 96 km đi ngược chiều nhau . Vận tốc của xe đi từ A là 36 km/h , của xe đi từ b là 28 km/h 
a,Sau bao lâu thì hai xe cách nhau 32 km 
b, Xác định thời điểm mà hai xe gặp nhau 
 Bài 41 : Hai xe chuyển động thẳng đều từ A đến B cách nhau 60 km . Xe (I) có vận tốc là 15 km/h và đi liên tục không nhgỉ .Xe (II) khởi hành sớm hơn 1 h nhưng dọc đường lai nghỉ 2 h . Hỏi xe (II) phải có vận tốc nào để tới B cùng lúc  ...  độ khi cân bằng nhiệt là 180C . Bỏ qua sự chao đổi nhiệt với môi trường xung quanh . Nhiệt dung riêng kẽm và chì tương ứng là 377J/kg.K và 126J/kg.K .
 Bài 15 : Bỏ một miếng kim loại có khối lượng 100g đã nung nóng đén 5000C vào 400g nước ở 29,60C . Nhiệt độ cuối cùng của nước là 500C . Tính nhiệt dung riêng của kim loại và cho biết đó là kim loại gì ?. 
 Bài 16 : Dung bếp dầu hỏa để đun sôi một ấm nước chứa 3 lít nước ở 250C , ấm bằng nhôm có khối lượng 250g .
a, Tính nhiệt lượng phải cung cấp cho ấm nước .
b, Hiệu suất của bếp dầu bằng 50% . Tính khối lượng dầu dùng để đun bếp . Cho biết năng suất toả nhiệt là 4,4.105J/kg 
 Bài 17 : Thả 1,6 kg nước đá ở -100C vào một nhiệt lượng kế đựng 1,6 kg nước ở 800C ,bình nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 200 gvà có nhiệt dung riêng là 380 J/kg.K .
 a, Nước đá có tan hết hay không ?
 b, Tính nhiệt độ cuối cùng của nhiệt lượng kế .Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá là 2100 J/kg.K và nhiệt nóng chảy của nước đá là l =336.103 J/kg.
 Bài 18 : Dùng một bếp điện để đun nóng một nồi đựng nước đá ở -200C . Sau 2 phút thì nước đá bắt đầu nóng chảy . 
 a, Sau bao lâu nước đá bắt đầu nóng chảy hết ? 
 b, Sau bao lâu nước bắt đầu sôi ?
 c, Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ của nước vào thời gian đun .
Tìm nhiệt lượng mà bếp đã toả ra từ đầu đến khi nước bắt đầu sôi ,biết hiệu suất đun nóng nồi là 60% .
Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá và của nước lần lượt là 2100J/kg.K và 4200J/kg.K . Nhiệt nóng chảy của nước đá là l=3,4.105J/kg .
 Bài 19 : Người ta thả 300g hỗn hợp gồm bột nhôm và thiếc được nung nóng tới t1=1000Cvào một bình nhiệt lượng kế có chứa 1kg nước ở nhiệt độ t2=150C . Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là t=170C . Hãy tính khối lượng nhôm và thiếc có trong hỗn hợp trên . Cho biết khối lượng của nhiệt lượng kế là 200g . Nhiệt dung riêng của nhiệt kế , của nhôm , của thiếc và của nước lần lượt là 460J/kg.K , 900J/kg.K , 230J/kg.Kvà 4200J/kg.K .	
 Bài 20 : Có hai bình cách nhiệt . Bình 1 chứa m1=4 kg nước ở nhiệt độ t1=200C ; bình 2 chứa m1=8 kg nước ở t2=400C . Người ta trút một lượng nước m từ bình 2 sang bình 1 . Sau khi nhiệt độ ở bình 1 đã ổn định , người ta lại trút lượng nước m từ bình 1 sang bình 2 . Nhiệt độ ở bình 2 cân bằng nhiệt là t2'=380C . Hãy tính lượng m đã trút trong mỗi lần và nhiệt độ ổn định t'1ở bình 1.
 Bài 21 : Có 2 bình cách nhiệt đựng một chất lỏng nào đó . Một học sinh lần lượt múc từng ca chất lỏng ở bình 1 trút vào bình 2 và ghi nhiệt độ lại khi cân bằng nhiệt 
ở bình 2sau mỗi lần trút :100C ; 17,50C , rồi bỏ sót một lần không ghi, rồi 250C Hãy tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt ở lần bị bỏ sót không ghi và nhiệt độ của chất lỏng ở bình 1. Coi nhiệt độ và khối lượng của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 1đều như nhau Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường .
 Bài 22 : Một bình cách nhiệt có chứa các lượng chất lỏng và rắn với khối lượng m1 , m2,, mn ở nhiệt độ ban đầu tương ứng t1 , t2 , , tn . Biết nhiệt dung riêng của các chất đó lần lượt bằng c1 ,c2 ,,cn . Tính nhiệt độ chung trong bình khi cân bằng nhiệt .
 Bài 23 : Trong hai bình cách nhiệt có chứa hai chật lỏng khác nhau ở hai nhiệt độ ban đầu khác nhau > Người ta dùng một nhiệt kế , lần lượt nhúng đi nhúng lại vào bình 1 , rồi vào bình 2 . Chỉ số của nhiệt kế lần lượt là 400C , 80C ,390C , 9,50C a, a, Đến làn nhúng tiếp theo nhiệt kế chỉ bao nhiêu ?.
Sau một số rất lớn lần nhúng như vậy , nhiệt kế sẽ chỉ bao nhiêu ?.
 Bài 24 : Người ta thả một cục nước đá ở nhiệt độ t1=-500C vào một lượng nước ở t2=600C để thu được 25kg nước ở 250C . Tính khối lượng của nước đá và của nước .
 Bài 25 : Người ta thả 400g nước đá vào 1kg nước ở 50C . Khi cân bằng nhiệt , khối lượng đá tăng thêm 10g . Xác định nhiệt độ ban đầu của nước đá . Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá là 2100J/kg.K và nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.105J/kg .
 Bài 26 : Trong một bình bằng đồng ,khối lượng 800g có chứa 1kg ở cùng nhiệt độ 400C người ta thả vào đó một cục nước đá ở nhiệt độ -100C . Khi có cân bằng nhiệt , ta thấy còn sót lại 150g nước đá chưa tan . Xác định khối lượng ban đầu của nước đá . Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 400J/kg.K .
 Bài 27 : Trong một nhiệt lượng kế có chứa 1kg nước và 1kg nước đá ở cùng nhiệt độ 00C người ta rót thêm vào đó 2kg nước ở 500C . Tính nhiệt độ cân bằng cuối cùng .
 Bài 28 : Trong một bình chứa 1kg nước đá ở 00C người ta cho dẫn vào 500g hơi nước ở 1000C . Xác định nhiệt độ và khối lượng nước có trong bình khi nó cân bằng nhiệt . Cho biết nhiệt háo hơi của nước là 2,3.106J/kg .
 Bài 29 : Trong một bình bằng đồng khối lượng 0,6 kg có chứa 4 kg nước đá ở -150C , người ta dẫn vào 1kg nước ở 1000C . Xác định nhiệt độ chung và khối lượng có trong bình khi có cân bằng nhiệt . Cho nhiệt dung riêng của đồng 400J/kg.K của nước là 4200J/kg.K ; của nước đá là 2100J/kg.K và nhiẹt nóng chảy của nước đá là 3,4.105J/kg .
 Bài 30 : Người ta thả 5kg thép được nung nóng đến 5000C vào 2,3 kg nước ở nhiệt độ 200C . Có hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích . Cho nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg.K , của nước là 4200J/kg.K nhiệt háo hơi của nước là 2,3.106J/kg .
 Bài 31 : Đun nước trong thùng bằng một sợi dây nung nhúng trong nước có công suất 1200 oát . Sau thời gian 3 phút nước nóng lên từ 800C đến 900C . Sau đó người ta rút dây nóng ra khỏi nước thì thấy cứ sau mỗi phút nước trong thùng nguội đi 1,50C . Coi rằng nhiệt toả ra môi trường một cách đều đặn . Hãy tính khối lượng nước đựng trong thùng . Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của thùng .
 Bài 32 : Bỏ một quả cầu đồng thau có khối lượng 1kg được nung nóng đến 1000C vào trong thùng sắt có khối lượng 500g đựng 2kg nước ở 200C . Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường .
 a, Tìm nhiệt độ cuối cùng của nước . Biết nhiệt dung riêng của đồng thau , sắt , nước lần lượt là : c1=380J/kg.K ; c2=460J/kg.K ; c3=4200J/kg.K .
 b, Tìm nhiệt lượng cần thiết để đun nước từ nhiệt độ câu a (có quả cầu) đến 500C? .
 Bài 33 : Bỏ 100g nước đá ở 00C vào 300g nước ở 200C . 
 a, Nước đá có tan hết không ? Cho nhiệt nóng chảy của nước đá là l=3,4.105 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K
 b, Nếu không , tính khối lượng nước đá còn lại ? .
 Bài 34 : Dẫn 100g hơi nước ở 1000C vào bình cách nhiệt đựng nước đá ở - 40C . Nước đá bị tan hoàn toàn và lên đến 100C .
 a, Tìm khối lượng nước đá có trong bình . Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.105J/kg , nhiệt hoá hơi của nước là 2,3.100J/kgnhiệt dung riêng của nước và nước đá lần lượt là 4200J/kg.K và 2100J/kg.K.
 b,Để tạo nên 100g hơi nước ở 1000C từ nước ở 200C bằng bếp dầu có hiệu suất 40%. Tìm lượng dầu cần dùng , biết năng suất toả nhiệt của dầu 4,5.107J/kg.
 Bài 35 : Để xác định nhiệt độ của bếp lò người ta làm như sau : Bỏ vào lò một khối đồng hình lập phương có cạnh a=2cm , sau đó lấy khối đồng bỏ trên một tảng nước đá ở 00C . Khi có cân bằng nhiệt , mặt trên của khối đồng chìm dưới mặt nước đá một đoạn b = 1cm. Biết khối lượng riêng của đồng là D0=8900kg/m3; nhiệt dung riêng của đồng c0=400J/kg.K ; nhiệt nóng chảy của nước đá l=3,4.105J/kg ; khối lượng riêng của nước đá d=900kg/m3. Giả sử nước đá chỉ tan thành hình hộp có tiết diện bằng tết diện của khối đồng.
 Bài 36 : Một thỏi hợp kim chì kẽm có khối lượng 500g ở 1200C được thả vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung 300J/độ chứa 1kg nước ở 200C . Nhiệt độ khi cân bằng là 220C . Tìm khối lượng chì , kẽm có trong hợp kim . Biết nhiệt dung riêng của chì , kẽm , nước lànn lượt là :130J/kg.K ; 400J/kg.K ; 4200J/kg.K .
 Bài 37 : Một ô tô chạy với vận tốc 36km/h thì máy phải sinh ra một công suất P=3220 w . Hiệu suất của máy là H=40% .Hỏi với 1lít xăng , xe đi được bao nhiêu km ?Biết khối lượng riêng và năng suất toả nhiệt của xăng là D=700kg/m3 , q=4,6.107J/kg .
 Bài 38 : a, Một ấm nhôm khối lượng m1=250g chứa 1,5 lít nước ở 200C . Tính nhiệt lượng cần để đun sôi lượng nước nói trên . Biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là c1=880J/kg.K và c2=4200J/kg.K .
 b, Tính lượng dầu cần dùng . Biết hiệu suất khi đun nước bằng bếp dầu là 30% và năng suất toả nhiệt của dầu là q=44.106J/kg .
 Bài 39 : a, Tính nhiệt lượng do 500g nước ở 300C toả ra khi nhiệt độ của nó hạ xuống 00C , biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K .
 b, Để biến lượng nước trên thành nước đá ở -100C . Tính lượng nước đá tối thiểu cần dùng , biết nhiệt dung riêng của nước đá là 2000J/kg.K ; nhiệt nóng chảy của nước đá là l=3,4.105J/kg. 
 Bài40 : Một hỗn hợp gồm 3 chất lỏng không tác dụng hoá học với nhau có khối lượng lần lượt là m1=1kg ; m2=2kg ; m3=3kg . Biết nhiệt dung riêng và nhiệt độ của chúng lần lượt là : c1=2000J/kg.K , t1=100C ; c2=4000J/kg.K , t2=-100C ; c3=3000J/kg.K , t3=500C . Hãy tìm :
a, Nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng nhiệt .
b, Nhiệt lượng cần để làm nóng hỗn hợp từ điều kiện ban đầu đến 300C .
 Bài 41 : Một thỏi đồng 450g được nung nóng đến 2300C rồi thả vào trong một chậu nhôm khối lượng 200g chứa nước cùng có nhiệt độ 250C . Khi cân bằng nhiệt nhiệt độ là 300C . Tìm khối lượng có ở trong chậu . Biết nhiệt dung riêng của đồng , nhôm , nước lần lượt là c1=380J/kg.k , c2=880J/kg.K , c3=4200J/kg.K .
 Bài 42 : Để có 1,2kg nước ở 360C người ta trộn nước ở 150C và nước ở 850C . Tính khối lượng nước mỗi loại .
 Bài 43 : a, Trộn 150g nướcổơ 150C với 100g nước ở 370C . Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp .
 b, Trên thực tế , 150g nước ở 150C được đựng trong một nhiệt lượng kế bằng bằng thau . Khi để 100g nước ở 370C vào và nhiẹt độ cân bằng của nước là 230C GiảI thích tại sao kết quả này lại khác kết quả trên . Tính nhiệt lượng hấp thu bởi nhiệt lượng kế khi nhiẹt độ tăng lên 10C . Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K .
 c, Lấy miếng chì khối lượng 100g từ trong thùng sôi bỏ vào nhiệt lượng kế ở câu b . Nhiệt dộ sau cung của nhiệt lượng kế là 23,90C . Tính nhiệt dung riêng của chì .
 Bài 44 : Một ấm nước ở nhiệt độ t=100C đặt trên bếp đIện . Sau thời gian T1=10 ph nước sôi . Sau thời gian bao lâu nước bay hơi hoàn toàn ? cho nhiệt dung riêng và nhiệt hoá hơi của nước lần lượt là 4200J/kg.K ; 2,3.106J/kg . Biết công suất nhiệt cung cấp cho ấm giữ không thay đổi .
 Bài 45 : Một bếp đIện đun một ấm đựng 500g nước ở 150C . Nếu đun 5 ph , nhiệt độ nước lên đến 230C . Nếu lượng nước là 750g thì đun trong 5 ph thì nhiệt độ chỉ lên đến 20,80C . Tính :
 a, Nhiệt lượng của ấm thu vào để tăng lên 10C .
 b,Nhiệt lượng do bếp điện toả ra trong 1 ph . Cho hiệu suất của bếp là 40% và nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K .
 Bài 46 : Bỏ một vật rắn khối lượng 100g ở 1000C vào 500g nước ở 150C thì nhiệt độ sau cùng của vật là 160C . Thay nước bằng 800g chất lỏng khác ở 100C thì nhiệt độ sau cùng là 130C . Tìm nhiệt dung riêng của vật rắn và chất lỏng . Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K .

Tài liệu đính kèm:

  • doche thong kien thuc vat li 8.doc