Chuyên đề Đổi mới kiểm tra, đánh giá góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học

Chuyên đề Đổi mới kiểm tra, đánh giá góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học

I-ĐẶT VẤN ĐỀ.

 Đổi mới giáo dục được Đảng và Nhà nước ta khẳng định có vai trò rất quan trọng và cấp thiết trong hệ thống đổi mới sự nghiệp giáo dục, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để nước ta vững vàng khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

 Từ năm học 2002-2003, Bộ Giáo Dục đã tiến hành chương trình cải cách toàn diện từ nội dung,chương trình sách giáo khoa đến đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Đặc biệt từ năm học 2006-2007, ngành giáo dục lại tiến hành cuộc vận động “hai không” nhằm mục đích lập lại kỉ cương dạy và học. Đây được xem là khâu đột phá để toàn ngành giáo dục tự khẳng định đổi mới vì sự phát triển của đất nước, của ngành giáo dục.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Đổi mới kiểm tra, đánh giá góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ TỰ BỒI DƯỠNG, HÈ 2009
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
GÓP PHẦN THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
I-ĐẶT VẤN ĐỀ.
 Đổi mới giáo dục được Đảng và Nhà nước ta khẳng định có vai trò rất quan trọng và cấp thiết trong hệ thống đổi mới sự nghiệp giáo dục, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để nước ta vững vàng khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
 Từ năm học 2002-2003, Bộ Giáo Dục đã tiến hành chương trình cải cách toàn diện từ nội dung,chương trình sách giáo khoa đến đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Đặc biệt từ năm học 2006-2007, ngành giáo dục lại tiến hành cuộc vận động “hai không” nhằm mục đích lập lại kỉ cương dạy và học. Đây được xem là khâu đột phá để toàn ngành giáo dục tự khẳng định đổi mới vì sự phát triển của đất nước, của ngành giáo dục.
 Sự đổi mới về mục tiêu và nội dung dạy họa đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp dạy học và một trong những khâu quan trọng là đổi mới về cách kiểm tra, đánh giá.
 Trước đây, quan niiemj về kiểm tra đánh giá là giáo viên giữ độc quyền về đánh giá, học sinh là đối tương được đánh giá. Ngày nay,quan điểm đó đã từng bước được thay đổi, gắn liền với phương pháp dạy học. Trong dạy học, người ta coi trọng chủ thể tích cực của học sinh. Theo hướng phát triển đó, việc kiểm tra, đánh giá không chỉ dừng lai ở yêu cầu tái hiện kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích sự tư duy, tính năng động, sáng tạo của học sinh trước các vấn đề nảy sinh của gai đình, xã hội. Muốn vậy, người dạy phải có những phương pháp kiểm tra, đánh giá thích hợp.
Với sự thay đổi về nội dung và phương pháp dạy học trong giáo dục nói chung cũng như đối với bộ môn Lịch sử nói riêng, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trong nhiều năm qua, nhất là trong quá trình tự học tập, bồi dưỡng tôi nhận thấy rằng cần phải có sự đổi mới về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh sao cho phù hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả day học. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin đưa ra một số suy nghĩ về “ Đổi mới kiểm tra, đánh giá, góp phần đổi mới phương pháp dạy học”.
 Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, việc kiểm tra, đánh giá học sinh có ý nghĩa về nhiều mặt, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học, giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy. Hệ thống đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với môn Lịch sử rất phong phú nhưng vấn đề đặt ra ở đây là vì sao phải đổi mới và đổi mới như thế nào để mang lại kết quả cao.
II-THỰC TRẠNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN LỊCH SỬ
Xét về thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử ở trường THCS trong những năm qua, tôi nhận thấy đã có những chuyển biến tích cực. Trước hết, giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề dổi mới kiểm tra, đánh giá. Việc kết hợp các câu hỏi trắc nghiệm với câu hỏi tự luận trong đề kiểm tra đã được tiến hành theo mức độ 30%trắc nghiệm, 70 % tự luận hay 40 % trắc nghiệm, 60 % tự luận ở đề kiểm tra một tiết và kiểm tra học kì và kiểm tra trắc nghiệm khi kiểm tra bài cũ.
 Tuy nhiên bên cạnh mặt đạt được thì việc kiểm tra, đánh giá trong môn Lịch sử vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề từ yếu tố chủ quan cũng như khách quan. Một số giáo viên thật sự chưa coi trọng vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá do vậy chưa phát huy được tính tích cực,sáng tạo của học sinh tromg kiểm tra, đánh giá hoặc giáo viên nhận thấy được tính tích cực của đổi mới kiểm tr, đánh giá nhưng khi tiến hành con lúng túng. Không ít giáo viên còn thiếu quan tâm vận dụng quy trình thiết kế đề kiểm tra và tiến hành kiểm tra, đánh giá. Nội dung kiểm tra, đánh giá chưa toàn diện, còn mang tính chủ quan, chưa chú ý đánh giá theo chuẩn kiến thức.Kĩ thuật xây dựng câu hỏi của nhiều giáo viên còn hạn chế nhất là kĩ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm.
 Xét về cách ra đề kiểm tra, giáo viên còn yêu cầu học sinh phải ghi nhớ, học thuộc nhiều, đề còn nặng về lí thuyết mà thiếu liên hệ thực tế. Chính cách ra đề này lại tác động đến cách học của học sinh là học vẹt, học tủ.
 Về phía học sinh, một bộ phận không nhỏ cho rằng môn Lịch sử chỉ là môn học phụ, không nhận thức được tác dụng của kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập. Do vậy mà cách học cũng chỉ là mang tính đối phó.
 Nhận thấy vai trò, ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá trong dạy học cũng như thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá còn nhiều tồn tại, nhất là ở các môn xã hội, ngày 5 tháng 5 vừa qua, Bộ Giáo Dục đã có đợt tổng kết và thúc đẩy việc đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với các môn xã hội trong đó có môn Lịch sử nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
III- NỘI DUNG
 Vậy đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn lịch sủ được hiểu như thế nào? Đó chính là sự thay đổi quan niệm và thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, được thể hiện: Trước đây, kiểm tra, đánh giá là hoạt động của thầy thì nay là hoạt động của thầy và trò. Từ việc kiểm tra trí nhớ chuyển đần qua kiểm tra trí thông minh; Từ việc kiểm tra thường được kiểm tra theo định kì thì nay được tiến hành thường xuyên. Nếu trước đây, mục đích kiểm tra, đánh giá là để lấy điểm số, xét lên lớp thì nay kiểm tra, đánh giá nhằm động viên, khuyến khích học sinh học tập, điều chỉnh quá trình học tập. Từ chủ yếu kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức thì nay kiểm tra, đánh giá toàn diện kiến thức, kĩ năng, thái độ.
 Từ những thay đổi cơ bản trên đây, giáo viên dạy Lịch sử cần có cách kiểm tra, đánh giá phù hợp. Để làm được việc này, giáo viên phải bám sát mục tiêu môn học, coi trọng đánh giá toàn diện học sinh về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Trong kiến thức phải có các mức độ biết, hiểu, vận dụng. Giáo viên còn phải đa dạng hóa các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá, như qua bài tập về nhà, qua các hoạt động ngoại khóa, kết hợp kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm với câu hỏi tự luận. Trong kiểm tra, đánh giá cần hướng tới việc phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên cũng cần kết hợp chặt chẽ hoạt động kiểm tra đánh giá của giáo viên với phát triển hoạt động tự kiểm tra, đánh giá của học sinh.
 Bên cạnh đó để công tác kiểm tra, đánh giá mang lại hiệu quả cao cần tổ chức tốt việc ra đề, coi thi, chấm thi, kiểm tra. Muốn vậy giáo viên trước hết phải thực hiện đúng quy trình thiết kế đề kiểm tra, đánh giá theo 6 bước.
Bước 1/ Xác định mục đích kiểm tra, đánh giá.
Bước 2/ Xác định nội dung trọng tâm cần KT,ĐG.
Bước 3/ Lập bảng ma trận phân bố câu hỏi. Ma trận có hai chiều, một chiều là nội dung kiến thức, một chiều là ,mức độ nhận thức.
 Mức độ nhận thức
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng
Nội dung
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1..
2.
3.
4.
5.
6.
...
...
Bước 4/ Lựa chọn câu hỏi, viết câu hỏi .
Bước 5/ Xây dựng đáp án và biểu điểm.
Bước 6/ Duyệt lại đề kiểm tra.
 Ngoài ra, giáo viên còn phải tuân thủ quy trình kiểm tra, đánh giá, gồm các bước:
Tiến hành kiểm tra.
Chấm bài, xử lí kết quả kiểm tra
Sử dụng kết quả kiểm tra để điều chỉnh quá trình dạy học.
IV-MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KT, ĐG VỚI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
 Từ lâu nay, trong chương trình đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng day và học, chúng ta vẫn thường tập trung vào hướng đổi mới phương pháp dạy học theo đó lấy học sinh là chủ thể tích cực còn vấn đề đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá vẫn chưa được đề cập đến nhiều. Nhưng thực tế cho chúng ta thấy rằng đổi mới kiểm tra, đánh giá và đổi mới phương pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì nếu đổi mới đổi mới cái này mà không đổi mới cái kia thì chắc chắn kết quả sẻ không đạt được hoặc đạt được không cao. 
 Trong thời gian qua, giáo viên Lịch sử đã có nhiều cố gắng áp dụng những phương pháp mới, như khai thác kênh hình, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi,nhằm gây hứng thú cho học sinh và phần nào đã mang lại kết quả nhưng chỉ là tức thời . Nguyên nhân là cách ra đề kiểm tra của giáo viên còn nặng về ghi nhớ, học thuộc do đó học sinh lại tìm cách học tủ, học vẹt. Cách kiểm tra, đánh giá cũng chưa đi vào toàn diện mà mới chỉ dừng lại ở kiểm tra kiến thức mà kiến thức thì chủ yếu là ở mức độ biết chứ chưa có vận đụng nên chưa phân loại được trình độ của học sinh. Mặt khác, giáo viên chưa tiến hành kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên hay kiểm tra chỉ nhằm mục đích lấy cho đủ con điểm theo yêu cầu. Đến thời gian kiểm tra định kì, giáo viên lại giới hạn cho học sinh một số bài học hoặc ra cho một số câu hỏi ôn tập. Theo đà đó, rất nhiều học sinh sau khi đã có điểm kiểm tra miệng thì không học bài cũ hay không chuẩn bị bài.Học sinh cũng có tư tưởng chờ giáo viên ra giới hạn câu hỏi hay bài học khi chuẩn bị kiểm tra cuối học kìVà cứ theo thời gian như thế này trôi đi thì công sức mà giáo viên tìm cách để đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử sẻ không có ý nghĩa. Từ đó cho thấy rằng cần thiết phải đổi mới cách kiểm tra, đánh giá đồng thời với đổi mới phương pháp dạy học.
V- KẾT LUẬN
 Đất nước Việt Nam chúng ta đang từng ngày, từng giờ đổi mới và toàn ngành giáo dục cũng đang nổ lực đổi mới toàn diện để nâng cao chất lượng dạy và học. Trong bối cảnh đó mỗi người giáo viên, không ai bảo ai cũng đang ra sức học tập và rèn luyện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Là một giáo viên dạy Lịch sử đã nhiều năm nhưng vì nhiều lí do khách quan cũng như chủ quan, bản thân tôi cũng chưa có thể tích lũy được đầy đủ các kĩ năng trong dạy học nhưng với tinh thần ham học hỏi và chịu khó tìm tòi, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp nên trong mấy tháng nghỉ hè tôi đã góp nhặt thêm nhiều điều bổ ích. Trên đây là những bài học cơ bản mà tôi đã tiếp thu được và tôi tin rằng nó sẻ là một chìa khóa góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử trong thời gian tới.
 Ea súp, ngày 08 tháng 09 năm 2009
 Phan Văn Thắng
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO EA SÚP
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
CHUYÊN ĐỀ TỰ BỒI DƯỠNG
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
GÓP PHẦN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Giáo viên: PHAN VĂN THẮNG
 Tổ : XÃ HỘI
 Bộ môn : LỊCH SỬ
EA SÚP, 9-2009
EA SÚP,9.2009

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de boi duong he 2009Thang.doc