Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí Lớp 8 phần cơ học - Lê Thị Diệu

Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí Lớp 8 phần cơ học - Lê Thị Diệu

III/- BÀI TẬP :

1/- Một học sinh đi xe đạp từ nhà đến trường mất 10 phút. Đoạn đường từ nhà đến trường dài 1,5km.

 a/- Có thể nói học sinh đó chuyển động đều được không ?

 b/- Tính vận tốc chuyển động. Vận tốc này gọi là vận tốc gì ?

 Giải :

 a/- Không thể xem là chuyển động đều. Vì chưa biết trong thời gian chuyển động vận tốc có thay đổi hay không.

 b/- Vận tốc là :

 Vtb = = 2,5m/s

 Vận tốc này gọi là vận tốc trung bình

2/- Từ điểm A đến điểm B một ôtô chuyển động đều với vận tốc V1 = 30km/h. Đến B ôtô quay về A , ôtô cũng chuyển động đều nhưng với vận tốc V2 = 40km/h. Xác định vận tốc trung bình của chuyển động cả đi lẫn về.

 Chú ý : ôtô chuyển động đều từ A đến B hoặc từ B về A còn chuyển động không đều trên đoạn đường cả đi lẫn về.

 Giải :

 Vì đi từ A đến B = S1 = S2 = đi từ B về A

 Ta có : Thời gian đi từ A đến B là : t1 = = (1 )

 Thời gian đi từ A đến B là : t2 = = (2 )

 

doc 44 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 870Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí Lớp 8 phần cơ học - Lê Thị Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
PHẦN I : CƠ HỌC
CHỦ ĐỀ 1
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU-VẬN TỐC
 I/- Lý thuyết :
	1/- Chuyển động đều và đứng yên :
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác được chọn làm mốc.
Nếu một vật không thay đổi vị trí của nó so với vật khác thì gọi là đứng yên so với vật ấy.
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối. (Tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc)
2/- Chuyển động thẳng đều :
Chuyển động thẳng đều là chuyển động của một vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ.
Vật chuyển động đều trên đường thẳng gọi là chuyển động thẳng đều.
3/- Vận tốc của chuyển động :
Là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động đó
Trong chuyển động thẳng đều vận tốc luôn có giá trị không đổi(V =conts) 
Vận tốc cũng có tính tương đối. Bởi vì : Cùng một vật có thể chuyển động nhanh đối với vật này nhưng có thể chuyển động chậm đối với vật khác
 ( cần nói rõ vật làm mốc )
V = Trong đó : V là vận tốc. Đơn vị : m/s hoặc km/h
 S là quãng đường. Đơn vị : m hoặc km
 t là thời gian. Đơn vị : s ( giây ), h ( giờ )
 II/- Phương pháp giải :
	1/- Bài toán so sánh chuyển động nhanh hay chậm: 
a/-	Vật A chuyển động, vật B cũng chuyển động, vật C làm mốc ( thường là mặt đường )
Căn cứ vào vận tốc : Nếu vật nào có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn. Vật nào có vận tốc nhỏ hơn thì chuyển động chậm hơn.
Ví dụ : V1 = 3km/h và V2 = 5km/h thì V1 < V2
Nếu đề hỏi vận tốc lớn gấp mấy lần thì ta lập tỉ số giữa 2 vận tốc.
b/- Vật A chuyển động, vật B cũng chuyển động. Tìm vận tốc của vật A so với vật B ( vận tốc tương đối ) - ( bài toán không gặp nhau).
+ Khi 2 vật chuyển động cùng chiều :
 V = Va - Vb (Va > Vb ) - Vật A lại gần vật B
	 V = Vb - Va	 (Va < Vb ) - Vật B đi xa hơn vật A
+ Khi hai vật ngược chiều : Nếu 2 vật đi ngược chiều thì ta cộng vận tốc của chúng lại với nhau ( V = Va + Vb )
	2/- Tính vận tốc, thời gian, quãng đường :
V = 	;	t = ; S = V. t
Nếu có 2 vật chuyển động thì :
V1 = S1 / t1 	t1 = S1 / V1 ; S1 = V1. t1
V2 = S2 / t2 	t2 = S2 / V2 ; S2 = V2. t2
	3/- Bài toán hai vật chuyển động gặp nhau :
	a/- Nếu 2 vật chuyển động ngược chiều : Khi gặp nhau, tổng quãng đường các vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu của 2 vật .
Ta có : S1 là quãng đường vật A đã tới G
	S2 là quãng đường vật A đã tới G
	AB là tổng quãng đường 2 vật đã đi. Gọi chung là S = S1 + S2 
 Chú ý : Nếu 2 vật xuất phát cùng lúc thì thời gian chuyển động của 2 vật cho đến khi gặp nhau thì bằng nhau : t = t1 = t2 
 : Tổng quát lại ta có : 
	V1 = S1 / t1 S1 = V1. t1 ;	t1 = S1 / V1
V2 = S2 / t2 S2 = V2. t2 ;	t2 = S2 / V2
	S = S1 + S2 
 (Ở đây S là tổng quãng đường các vật đã đi cũng là khoảng cách ban đầu của 2 vật)
	b/- Nếu 2 vật chuyển động cùng chiều :
	Khi gặp nhau , hiệu quãng đường các vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa 2 vật :
 Ta có : S1 là quãng đường vật A đi tới chỗ gặp G
	S2 là quãng đường vật B đi tới chỗ gặp G
	S là hiệu quãng đường của các vật đã đi và cũng là khoảng cách ban đầu của 2 vật.
	Tổng quát ta được : 
	V1 = S1 / t1 S1 = V1. t1	; t1 = S1 / V1
V2 = S2 / t2 S2 = V2. t2	; t2 = S2 / V2
	S = S1 - S2 Nếu ( v1 > v2 )
	S = S2 - S1 Nếu ( v2 > v1 )
Chú ý : Nếu 2 vật xuất phát cùng lúc thì thời gian chuyển động của 2 vật cho đến khi gặp nhau thì bằng nhau : t = t1 = t2
	 Nếu không chuyển động cùng lúc thì ta tìm t1, t2 dựa vào thời điểm xuất phát và lúc gặp nhau.
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1 : Một vật chuyển động trên đoạn đường dài 3m, trong giây đầu tiên nó đi được 1m, trong giây thứ 2 nó đi được 1m, trong giây thứ 3 nó cũng đi được 1m. Có thể kết luận vật chuyển động thẳng đều không ?
	Giải:
	Không thể kết luận là vật chuyển động thẳng đều được. Vì 2 lí do : 
+ Một là chưa biết đoạn đường đó có thẳng hay không. 
+ Hai là trong mỗi mét vật chuyển động có đều hay không.
Bài 2 : Một ôtô đi 5 phút trên con đường bằng phẳng với vận tốc 60km/h, sau đó lên dốc 3 phút với vận tốc 40km/h. Coi ôtô chuyển động đều. Tính quãng đường ôtô đã đi trong 2 giai đoạn.
	Giải: 
	Gọi S1, v1, t1 là quãng đường, vận tốc , thời gian mà ôtô đi trên đường bằng phẳng. Gọi S2, v2, t2 là quãng đường, vận tốc , thời gian mà ôtô đi trên đường dốc. 
Gọi S là quãng đường ôtô đi trong 2 giai đoạn.
Tóm tắt :
 t1 = 5phút = 5/60h
v1 = 60km/h
t2 = 3 phút = 3/60h
v2 = 40km/h
Tính : S1, S2, S = ? km
 Bài làm: 
	Quãng đường bằng mà ôtô đã đi :
	S1 = V1. t1
	 = 60 x 5/60 = 5km
	Quãng đường dốc mà ôtô đã đi :
	S2 = V2. t2
	 = 40 x 3/60 = 2km
	Quãng đường ôtô đi trong 2 giai đoạn
	S = S1 + S2 
	 = 5 + 2 = 7 km
Bài 3 : Để đo khoảng cách từ trái đất đến Mặt Trăng, người ta phóng lên Mặt Trăng một tia lade. Sau 2,66 giây máy thu nhận được tia lade phản hồi về mặt đất. ( Tia la de bật trở lại sau khi đập vào Mặt Trăng ). Biết rằng vận tốc tia lade là 300.000km/s. Tính khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. 
	Giải:
	Gọi S/ là quãng đường tia lade đi và về.
	Gọi S là khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng, nên S = S//2
Tóm tắt :	
 v = 300.000km/s
 t = 2,66s
Tính S = ? km
Bài làm:
	Quãng đường tia lade đi và về
	S/ = v. t = 300.000 x 2,66 = 798.000km
	Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng
	S = S//2 = 798.000 / 2 = 399.000 km
Bài 4 : Hai người xuất phát cùng một lúc từ 2 điểm A và B cách nhau 60km. Người thứ nhất đi xe máy từ A đến B với vận tốc V1 = 30km/h. Người thứ hai đi xe đạp từ B ngược về A với vận tốc V2 = 10km/h. Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau ? Xác định chỗ gặp đó ? ( Coi chuyển động của hai xe là đều ).
	Giải 
 Gọi S1, v1, t1 là quãng đường, vận tốc , thời gian xe máy đi từ A đến B . 
Gọi S2, v2, t2 là quãng đường, vận tốc , thời gian xe đạp đi từ B về A 
Gọi G là điểm gặp nhau. Gọi S là khoảng cách ban đầu của 2 xe.
Do xuất phát cùng lúc nên khi gặp nhau thì thời gian chuyển động t1 = t2 = t
 S = 60km
 t1 = t2 
 v1 = 30km/h
 v2 = 10km/h
a/- t = ?
b/- S1 hoặc S2 = ?
	Bài làm: 
	Ta có : 
	S1 = V1. t1	 S1 = 30t
	S2 = V2. t2 Hay 	 S2 = 10t
	 Do hai xe chuyển động ngược chiều nên khi gặp nhau thì:
	S = S1 + S2 
	S = 30t + 10t
	60 = 30t + 10t suy ra t = 1,5h
	Vậy sau 1,5 h hai xe gặp nhau. 
Lúc đó : Quãng đường chỗ gặp nhau cách A là : S1 = 30t = 30.1,5 = 45km
	 Quãng đường chỗ gặp nhau cách B là : 	S2 = 10t = 10.1,5 = 15km
Vậy vị trí gặp nhau tại G cách A : 45km hoặc cách B : 15km.
Bài 5 : Hai ôtô khởi hành cùng một lúc từ hai địa điểm A và B, cùng chuyển động về địa điểm G. Biết AG = 120km, BG = 96km. Xe khởi hành từ A có vận tốc 50km/h. Muốn hai xe đến G cùng một lúc thì xe khởi hành từ B phải chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu ?
	Giải 
	Gọi S1, v1, t1 là quãng đường, vận tốc , thời gian xe máy đi từ A đến G . 
Gọi S2, v2, t2 là quãng đường, vận tốc , thời gian xe đạp đi từ B về G 
Gọi G là điểm gặp nhau. 
	Khi 2 xe khởi hành cùng lúc, chuyển động không nghỉ, muốn về đến G cùng lúc thì t1 = t2 = t
	 S1 = 120km 
	 G,S2 = 96km 	 v1 = 50km/h 
 A B 	 
 S1 = 120km
 S2 = 96km
 t1 = t2 
 v1 = 50km/h
-------------------V2 = ?
 v2 = ?
	Bài làm :
	Thời gian xe đi từ A đến G
	t1 = S1 / V1
	 = 120 / 50 = 2,4h
	Thời gian xe đi từ B đến G
	t1 = t2 = 2,4h
	Vận tốc của xe đi từ B 
	V2 = S2 / t2
	 = 96 / 2,4 = 40km/h	
Bài 6 : Một chiếc xuồng máy chạy từ bến sông A đến bến sông B cách A 120km. Vận tốc của xuồng khi nước yên lặng là 30km/h. Sau bao lâu xuồng đến B. Nếu :
	a/-Nước sông không chảy.
	b/- Nước sông chảy từ A đến B với vận tốc 5km/h
	Kiến thức cần nắm 
	Chú ý : 
Khi nước chảy vận tốc thực của xuồng, canô, thuyền lúc xuôi dòng là :
	v = vxuồng + vnước 
Khi nước chảy vận tốc thực của xuồng, canô, thuyền lúc ngược dòng là 
	v = vxuồng - vnước
	Khi nước yên lặng thì vnước = 0
	Giải 
	Gọi S là quãng đường xuồng đi từ A đến B
	Gọi Vx là vận tốc của xuồng máy khi nước yên lặng
	Gọi Vn là vận tốc nước chảy
	Gọi V là vận tốc thực của xuồng máy khi nước chảy
 S1 = 120km
 Vn = 5km/h
 Vx = 30km/h
 --------------------
 a/- t1 = ? khi Vn = 0
b/- t2 = ? khi Vn = 5km/h
	Bài làm 	Vận tốc thực của xuồng máy khi nước yên lặng là
	v = vxuồng + vnước
	 = 30 + 0 = 30km/h
	Thời gian xuồng đi từ A khi nước không chảy :
	t1 = S / V 
	 = 120 / 30 = 4h
	Vận tốc thực của xuồng máy khi nước chảy từ A đến B
	v = vxuồng + vnước
	 = 30 + 5 = 35km/h
	 Thời gian xuồng đi từ A khi nước chảy từ A đến B
	t1 = S / V 
	 = 120 / 35 = 3,42h
Bài 7: Để đo độ sâu của vùng biển Thái Bình Dương, người ta phóng một luồng siêu âm ( một loại âm đặc biệt ) hướng thẳng đứng xuống đáy biển. Sau thời gian 46 giây máy thu nhận được siêu âm trở lại. Tính độ sâu của vùng biển đó. Biết rằn vận tốc của siêu âm trong nước là 300m/s.
	Giải như bài 3
Bài 8 : một vật xuất phát từ A chuyển động đều về B cách A 240m với vận tốc 10m/s. cùng lúc đó, một vật khác chuyển động đều từ B về A. Sau 15s hai vật gặp nhau. Tính vận tốc của vật thức hai và vị trí của hai vật gặp nhau.
	Giải 
	Gọi S1, v1, t1 là quãng đường, vận tốc , thời gian vật đi từ A đến B . 
Gọi S2, v2, t2 là quãng đường, vận tốc , thời gian vật đi từ B về A 
Gọi G là điểm gặp nhau. Gọi S là khoảng cách ban đầu của hai vật.
Do xuất phát cùng lúc nên khi gặp nhau thời gian chuyển động là : t1 = t2 = 15s
	S = 240m	 
S1 
 Vật A G	 Vật B 
	 /////////////////////////////////////////////////////////	
 S = 240m
 t1 = t2 = t = 15s
 v1 = 10m/s
---------------------
a/- v2 = ?m/s
b/- S1 hoặc S2 = ?
	 	S2	
	Bài làm:
	a/- Ta có : 	S1 = V1. t	 (1 )	 S2 = V2. t 	( 2 )	
	Do chuyển động ngược chiều, khi gặp nhau thì :
	S = S1 +  ... bằng: P = F 	(1)
- Khi treo vật trong nước, các lực tác dụng lên vật gồm trọng lực P hướng xuống, lực đẩy Aùcsimét FA hướng lên và lực đàn hồi của lò xo lực kế F’ hướng lên. Vật cân bằng: P = F’ + FA F’ = P – FA 	(2)
Từ (1) và (2) ta thấy độ chênh lệch về số chỉ của lực kế bằng đúng lực đẩy Aùcsimét tác dụng lên vật.
b) Thể tích và khối lượng riêng.
Khi hệ thống đặt trong không khí, số chỉ của lực kế chính là trọng lượng của vật: P = F =14N khối lượng vật m = 
Khi nhúng vật trong nước, số chỉ của lực kế là hiệu của trọng lượng của vật với lực đẩy Aùcsimét : F’ = P – FA FA = P – F’ = 14 – 8 = 6N
Ta có lực đẩy Aùcsimét: FA = d.V 10D.V
Suy ra thể tích của vật: V = 
Khối lượng riêng của vật: D’ = 
11) a) Thể tích nước dâng lên trong bình bằng đúng thể tích của vật chiếm chỗ trong nước: V = V2 – V1 = 165 – 120 = 45cm3 = 0,000045m3.
Lực đẩy Aùcsimét: F = d.V = 10000. 0,000045 = 0,45N 
b) Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật
Khi treo vật bằng lực kế và vật cân bằng thì P = F + FA
 Trọng lượng của vật: P = 3,35 + 0,45 = 3,8N
Trọng lượng riêng của vật : d = 
Khối lượng riêng : D = 
12) a) Thể tích của phần ló ra khỏi mặt nước
Khối lượng của cục nước đá :
 m = V.D = 360. 0,92 = 331,2g = 0,3312kg
Trọng lượng của cục nước đá:
P = 10.m = 10. 0,3312 = 3,312 N
Khi cục đá nổi trọng lượng của cục nước đá bằng đúng trọng lượng của nước bị chiếm chỗ tức bằng lực đẩy Aùcsimét 
Thể tích phần chìm trong nước: V’ = ( d là trọng lượng riêng của nước)
V’ = 3 = 331,2 cm3
Thể tích phần cục đá nhô ra khỏi mặt nước là:
V – V’ = 360 – 331,2 = 28,8 cm3
Vậy thể tích phần cục đá nhô ra khỏi mặt nước là 28,8 cm3
 b) So sánh
Giả sử khi chưa tan, cục đá lạnh có thể tích V1, trọng lượng riêng d1
Khi cục đá tan ra, nước do đá tan có thể tích V2 và trọng lượng riêng d2 = dn
Khối lượng không đổi tức: V1.d1 = V2.d2 = V2.dn 
Vì d1 < d2 V2 < V1, tức là khi tan thành nước, lượng nước có thể tích nhỏ hơn so với thể tích cục đá chưa tan. 
13) Trọng lượng của vật P = 10m = 10. 0,6 = 6N
Thể tích của vật xác định từ công thức : D = 
Với m = 0,6 kg = 600g 3
Lực đẩy Aùcsimét lớn nhất ( khi vật chìm hoàn toàn trong nước) 
 FA = d.V = 10000. 0,00005714 = 0,5714N
Nhận xét: P > FA Vật bị chìm xuống đáy
Lực đẩy Aùcsimét tác dụng lên vật lúc đó bằng đúng lực đẩy Aùcsimét lớn nhất : FA = 0,5714N
14) a) Gọi V2 và V3 là thể tích quả cầu ngập trong dầu và trong nước
Ta có V1 = V2 + V3 	(1) 
Quả cầu cân bằng trong dầu và nước nên trọng lượng của quả cầu cân bằng với lực đẩy Aùcsimét của nước và dầu tác dụng lên quả cầu: 
V1.d1 = V2d2 + V3d3 	(2)
Từ (1) V2 = V1 – V3 . Thay vào (2) ta được:
V1d1 = ( V1 – V3 )d2 + V3d3 
Hay V1d1 = V1d2 + (d3 – d2)V3
V3 = (d1 – d2)V1 / d3 – d2 = (8200 – 7000).100 / 10000 – 7000 = 40cm3
b) Từ biểu thức: V3 = (d1 – d2)V1 / d3 – d2 
Ta thấy V3 chỉ phụ thuộc vào V1, d1,d2,d3 tức là không phụ thuộc vào độ sâu của quả cầu trong dầu cũng như lượng dầu đổ thêm. Do đó nếu tiếp tục rót thêm dầu thì phần ngập trong nước của quả cầu không thay đổi.
15) a) Giải thích: 
- Khi treo vật trong không khí, các lực tác dụng lên vật gồm trọng lực P hướng xuống và lực đàn hồi của lò xo lực kế F hướng lên.
Vật cân bằng: P = F 	(1)
- Khi treo vật trong nước, các lực tác dụng lên vật gồm trọng lực P hướng xuống, lực đẩy Aùcsimét FA hướng lên và lực đàn hồi của lò xo lực kế F’ hướng lên. 
Vật cân bằng: P = F’ + FA F’ = P – FA 	(2)
Từ (1) và (2) ta thấy độ chênh lệch về số chỉ của lực kế bằng đúng lực đẩy Aùcsimét tác dụng lên vật.
b) Thể tích và khối lượng riêng.
Khi hệ thống đặt trong không khí, số chỉ của lực kế chính là trọng lượng của vật: P = F =14,8N khối lượng vật m = 
Khi nhúng vật trong nước: FA = P – F’ = 13,8 – 8,8 = 5N 
Ta có lực đẩy Aùcsimét: FA = d.V = 10D.V
Suy ra thể tích của vật: V = = 0,0005 m3
Khối lượng riêng của vật: D’ = 3
 CHỦ ĐỀ 6: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
I TÓM TẮT KIẾN THỨC:
1- Công cơ học:
- Công cơ học dùng với trường hợp có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo hướng không vuông góc với phương của lực.
- Công thức: A = F.s
Trong đó: F là lực tác dụng lên vật (N)
	 s là quãng đường dịch chuyển của vật (m) 
Đơn vị hợp pháp của công cơ học là Jun ( kí hiệu J ) : 1J = 1N.1m = 1N.m
2- Định luật về công:
- Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
3- Hiệu suất của máy: 
Công thức : H = 
4- Công suất:
- Công suất được xác định bằng công thực hiên được trong một giây.
- Công thức: P =
Trong đó: A là công thực hiện được
	 t là thời gian thực hiện công đó 
- Đơn vị công suất là Oát ( kí hiệu W ) 
 1W = 1J/s (Jun trên giây)
 1kW = 1000W ; 1MW = 1000000W.
II – PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
1 Cách tính công của lực:
Aùp dụng công thức: A = F.s
Trong đó: F là lực tác dụng lên vật (N)
 s là quãng đường dịch chuyển của vật (m)
Chú ý: - Công thức trên chỉ sử dụng khi hướng của lực trùng với hướng chuyển động của vật.
Khi hướng của lực ngược với hướng chuyển động thì:
 	A = -F.s
- Khi hướng của lực vuông góc với hướng chuyển động thì:
	A = 0
2. Aùp dụng định luật về công cho các loại máy cơ đơn giản
a) Ròng rọc cố định:
Chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không lợi về lực cũng không lợi về đường đi, tức là không cho lợi về công.
b) Ròng rọc động: 
Lợi 2 lần về lực, thiệt 2 lần về dường đi, không cho lợi về công.
c) Mặt phẳng nghiêng:
Lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho lợi về công.
d) Đòn bẩy:
Lợi về lực, thiệt về đường đi, hoặc ngược lại, không cho lợi về công.
3. Cách tính hiệu suất của máy; 
Aùp dụng công thức: H = 
Chú ý: Công có ích (A: công có ích) là công cần thiết để vật dịch chuyển, công toàn phần là tổng công có ích và công hao phí.
4. Cách tính công suất:
Aùp dụng công thức: P =
 Trong đó A là công thực hiện được, t là thời gian thực hiện công đó.
5. Cách tính công cơ học thông qua công suất
Từ công thức: P =
 suy ra cách tính công A = P.t
III – BÀI TẬP:
Một vật khối lượng m = 4kg rơi từ độ cao h = 3m xuống đất. Lực nào đã thực hiện công? Tính công của lực trong trường hợp này. Bỏ qua sức cản của không khí.
Một đầu máy xe lửa kéo các toa xe bằng lực F = 6000N. Tính công của lực kéo khi các toa xe chuyển động được quãng đường s = 4km.
Một thang máy có khối lượng m = 600kg, được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 150m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp. Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó. 
Một người kéo một vật từ giếng sâu 12m lên đều trong 24 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 150N. Tính công và công suất của người kéo.
Hai người cùng kéo một cái thùng nặng trên mặt sàn nằm ngang bằng các lực F1 = 300N và F2 = 400N theo hướng chuyển động của vật. Tính công mà mỗi người đã thực hiện và công tổng cộng khi thùng dịch chuyển quãng đường s = 14m.
Một máy bay trực thăng khi cất cánh, động cơ tạo ra một lực chuyển động 6400N, sau 1 phút máy bay đạt được độ cao 800m. Tính công suất của động cơ máy bay.
Dùng lực F = 145N của máy để kéo một vật trên sàn nằm ngang như hình vẽ bên, lực ma sát tác dụng lên vật là Fms = 12N. Quãng đường vật dịch chuyển là s = 15m.
Tính công của lực kéo và công của lực ma sát.
Tính hiệu suất của máy.
Một cái máy khi hoạt động với công suất P = 1400W thì nâng được một vật nặng m = 75kg lên độ cao 8m trong 30giây.
Tính công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật.
Tìm hiệu suất của máy trong quá trình làm việc.
Để kéo một vật lên độ cao 4m, người ta cần dùng lực tối thiểu là 800N. Cũng để thực hiện việc này người ta dùng một máy kéo có công suất P = 1500W và hiệu suất 80. Tính thời gian máy thực hiện công việc trên.
10 )Người ta kéo vật khối lượng m = 30kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài s = 12m và độ cao h = 2m. Lực cản do ma sát trên đường là 
Fc = 36N. Tính công của người kéo. Coi vật chuyển động đều.
11) Một xe chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 1200N. Trong 1 phút công sản ra là 450000J. Tính vận tốc chuyển động của xe.
12) Một thang máy có khối lượng m = 500kg, được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 120m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp. Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó.
13) Một thang máy có khối lượng m = 580kg, được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 125m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp do máy thực hiện.
 a) Tính công nhỏø nhất của lực căng để thực hiện việc đó.
 b) Biết hiệu suất của máy là 80. Tính công do máy thực hiện và công hao phí do lực cản.
14) Người ta kéo vật khối lượng m = 24kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài s = 15m và độ cao h = 1,8m. Lực cản do ma sát trên đường là Fc = 36N.
 a) Tính công của người kéo. Coi vật chuyển động đều.
 b) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng
15) Một thang máy có khối lượng m = 750kg, được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 140m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp do máy thực hiện.
 a) Tính công nhỏø nhất của lực căng để thực hiện việc đó.
 b) Biết hiệu suất của máy là 80. Tính công do máy thực hiện và công hao phí do lực cản.
 16) Một vật khối lượng m = 2,5kg được thả rơi từ độ cao h = 6m xuống đất. Trong quá trình chuyển động, lực cản bằng 2% so với trọng lực. Tính công của lực và công của lực cản trong trường hợp này. 
17) 14) Người ta kéo vật khối lượng m = 27kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài s = 18m và độ cao h = 2,5. Lực cản do ma sát trên đường là Fc = 40N.
 a) Tính công của người kéo. Coi vật chuyển động đều.
 b) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN BDHS GIOITAP 1.doc