Chuẩn kiến thức kỹ năng Văn 8 học kì II

Chuẩn kiến thức kỹ năng Văn 8 học kì II

NHỚ RỪNG Kiến thức :

-Sơ giản về phong trào Thơ mới .

-Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do .

-Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ “Nhớ rừng” .

Kĩ năng :

-Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn .

-Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn .

-Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm .

Chú ý : GDBVMT .

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuẩn kiến thức kỹ năng Văn 8 học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỚ RỪNG
Kiến thức :
-Sơ giản về phong trào Thơ mới .
-Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do .
-Hình tượng nghệ thuật độc đáo, cĩ nhiều ý nghĩa của bài thơ “Nhớ rừng” .
Kĩ năng :
-Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn .
-Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn .
-Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm .
Chú ý : GDBVMT .
CÂU NGHI VẤN
Kiến thức :
-Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn .
-Chức năng chính của câu nghi vấn .
Kĩ năng :
-Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể .
-Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.
VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG BẢN THUYẾT MINH
Kiến thức :
-Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh .
-Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh .
Kĩ năng :
-Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh .
-Diễn đạt rõ ràng, chính xác 
-Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ .
QUÊ HƯƠNG
Kiến thức :
-Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này : tình yêu quê hương đằm thắm . 
-Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động ; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, thiết tha .
Kĩ năng :
-Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn .
-Đọc diễn cảm tác phẩm thơ .
-Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ .
KHI CON TU HÚ
Kiến thức :
-Những hiểu biết bướcđầu về tác giả Tố Hữu .
-Nghệ thuật khắc họa hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do) . 
-Niềm khát khao cuộc sống tự do, lý tưởng cách mạng của tác giả .
Kĩ năng :
-Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù .
-Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về càm xúc giữa hai phần của bài thơ ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này .
CÂU NGHI VẤN (TT)
Kiến thức :
Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính .
Kĩ năng :
Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc – hiểu và tạo lập văn bản .
THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (cách làm)
Kiến thức :
-Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh .
-Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh .
-Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm ) .
Kĩ năng :
-Quan sát đối tượng cần thuyết minh : một phương pháp (cách làm) .
-Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu : biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ .
TỨC CẢNH PÁCPÓ
Kiến thức :
-Một đặc điểm thơ Hồ Chí Minh : sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng .
-Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công .
Kĩ năng :
-Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh .
-Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trog tác phẩm .
CÂU CẦU KHIẾN
Kiến thức :
-Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến .
-Chức năng của câu cầu khiến .
Kĩ năng :
-Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản .
-Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
THUYẾT MINH MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
Kiến thức :
-Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh .
-Đặc điểm và cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh .
-Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh .
Kĩ năng :
-Quan sát danh lam thắng cảnh .
-Đọc tài liệu, tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh .
-Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu : biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ .
ÔN TẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH
Kiến thức :
-Khái niệm văn bản thuyết minh .
-Các phương pháp thuyết minh .
-Yêu cầu cơ bản khi làm bài văn thuyết minh .
-Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh .
Kĩ năng :
-Khái quát, hệ thống hóa những kiến thức đã học .
-Đọc – hiểu yêu cầu đề bài văn thuyết minh .
-Quan sát đối tượng cần thuyết minh .
-Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh .
NGẮM TRĂNG, ĐI ĐƯỜNG
A. Ngắm trăng :
Kiến thức :
-Hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh .
-Tâm hồn giàu cảm xúc trước cảnh đẹp của thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù .
-Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ .
Kĩ năng :
-Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm. 
-Phân tích được một số nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm .
B. Đi đường :
Kiến thức :
-Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách trên đường .
-Ý nghĩa khái quát mang tình triết lý của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó .
-Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh ung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh .
-Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ (biết được giữa hai văn bản có sự khác nhau, mức độ hiểu sâu sắc về nguyên tác sẽ được bổ sung sau này) .
Kĩ năng :
-Đọc diễn cảm bản dịch của bài thơ .
-Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm .
CÂU CẢM THÁN
Kiến thức :
-Đặc điểm hình thức của câu cảm thán .
-Chức năng của câu cảm thán .
Kĩ năng :
-Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản .
-Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
* Rèn luyện kỹ năng viết bài văn hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu của đề bài 
CÂU TRẦN THUẬT
Kiến thức :
-Đặc điểm hình thức của câu trần thuật .
-Chức năng của câu trần thuật .
Kĩ năng :
-Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản .
-Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
CHIẾU DỜI ĐÔ
Kiến thức :
-Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố lệnh của nhà vua .
-Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh .
-Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô .
Kĩ năng :
-Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu .
-Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể .
CÂU PHỦ ĐỊNH
Kiến thức :
-Đặc điểm hình thức của câu phủ định .
-Chức năng của câu phủ định .
Kĩ năng :
-Nhận biết câu phủ định trong các văn bản .
-Sử dụng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( PHẦN TẬP LÀM VĂN )
Kiến thức :
-Những hiểu biết về danh lam, thắng cảnh của quê hương .
-Các bước chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết minh về di tích lịch sử (danh lam thắng cảnh) ở địa phương .
Kĩ năng :
-Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu,  về đối tượng thuyết minh cụ thể là danh lam thắng cảnh của quê hương .
-Kết hợp các phương pháp, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận để tạo lập một văn bản thuyết minh có độ dài 300 chữ .
HỊCH TƯỚNG SĨ
Kiến thức :
-Sơ giản về thể hịch .
-Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài “Hịch tường sĩ” .
-Tình yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần .
-Đặc điểm văn chính luận ở “Hịch tường sĩ” .
Kĩ năng :
-Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể hịch .
-Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông-Nguyên xâm lược lần thứ hai .
-Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại .
HÀNH ĐỘNG NÓI
Kiến thức :
-Khái niệm hành động nói. 
-Các kiểu hành động nói thường gặp .
Kĩ năng :
-Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp .
-Tạo lập được hành động nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
* Củng cố toàn bộ kiến thức về văn bản thuyết minh 
* Nhận ra ưu khuyết của bài viết 
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
Kiến thức :
-Sơ giản về thể cáo .
-Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài “Bình Ngô đạicáo” .
-Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc .
-Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở đoạn trích .
Kĩ năng :
-Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể cáo .
-Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể cáo .
HÀNH ĐỘNG NÓI (tt)
Kiến thức :
Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói .
Kĩ năng :
Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói phù hợp .
ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM
Kiến thức :
-Khái niệm luận điểm .
-Quan hệ luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận .
Kĩ năng :
-Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm .
-Sắp xếp các luận điểm trong bài văn ghị luận .
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
Kiến thức :
-Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận .
-Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp .
Kĩ năng :
-Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp .
-Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận .
-Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội .
BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
Kiến thức :
-Những hiểu biết bước đầu vế tấu .
-Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước .
-Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản .
Kĩ năng :
-Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể tấu .
-Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản .
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
Kiến thức :
Cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch, quy nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận .
Kĩ năng :
-Nhận biết sâu hơn về luận điểm .
-Tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thuần thục hơn .
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
* Làm bài theo yêu cầu chủ đề
THUẾ MÁU
Kiến thức :
-Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản .
-Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc .
Kĩ năng :
-Đọc – hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận .
-Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
HỘI THOẠI
Kiến thức :
Vai xã hội trong hội thoại .
Kĩ năng :
Xác định được các vai xã hội trong cuộc thoại .
TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN 
Kiến thức :
-Lập luận là phương thức chính trong văn nghị luận .
-Biểu cảm là yếu hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nên sức lai động, truyền cảm của bài văn nghị luận .
Kĩ năng :
-Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận .
-Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lý, có hiệu quả và phù hợp với lô-gích lập luận của bài văn nghị luận .
ĐI BỘ NGAO DU
Kiến thức :
-Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả .
-Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn .
-Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du.
Kĩ năng :
-Đọc – hiểu văn bản nghị luận của nước ngoài .
-Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể .
Chú ý : GDBVMT .
HỘI THOẠI (tt)
Kiến thức :
-Khái niệm lượt lời .
-Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.
Kĩ năng :
-Xác định được các lượt lời trong các cuộc thoại .
-Sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp .
LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Kiến thức :
-Hệ thống kiến thức về văn nghị luận .
-Cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận .
Kĩ năng :
Xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc đó trong bài văn nghị luận .
KIỂM TRA VĂN
* Kiểm tra lại kiến thực văn học đã học ở lớp 8 
* Rèn luyện kỹ năng diễn đạt và làm văn 
LỰA CHỌN MỘT TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
Kiến thức :
-Cách sắp xếp trật tự từ trong câu .
-Tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau .
Kĩ năng :
-Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản văn học .
-Phát hiện và sửa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ .
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
* Sửa bài làm văn kiểm tra 
* Nhận xét cách làm 
TÌM HIỂU VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Kiến thức :
-Hiểu sâu hơn về văn nghị luận, Thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong bài văn nghị luận .
-Nắm được cách thúc cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận .
Kĩ năng :
Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn ghị luận . 
ÔNG GIUỐC ĐANH MẶC LỄ PHỤC
Kiến thức :
-Tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang”.
-Tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động .
Kĩ năng :
-Đọc phân vai kịch bản văn học .
-Phân tích mâu thuẫn kịch và tình cách nhân vật kịch .
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TRONG CÂU (LT)
Kiến thức :
Tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ .
Kĩ năng :
-Phân tích được hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản .
-Lựa chọn trật tự từ hợp lý trong nói và viết, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp .
LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Kiến thức :
-Hệ thống hóa kiến thức đã học về văn nghị luận .
-Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận .
Kĩ năng :
-Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận .
-Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận .
-Biết chọn các yếu tố tự sự, miêu tả cần thiết và biết cách đưa các yếu tố đó vào đoạn văn, bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn .
-Biết đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào một bài văn nghị luận có độ dài 450 chữ .
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN )
Kiến thức :
Vấn đề môi trường và tệ nạn xã hội ở địa phương .
Kĩ năng :
-Quan sát, phát hiện, tìm hiểu và ghi chép thông tin .
-Bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về vấn đề xã hội, tạo lập một văn bản ngắn về vấn đề đó và trình bày trước tập thể .
Chú ý : GDBVMT .
CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT (LỖI LÔGIC )
Kiến thức :
Hiêu quả của việc diễn đạt lô-gíc .
Kĩ năng :
Phát hiện và chữa được các lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc .
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
* Học sinh vận dụng kỹ năng để viết bài văn chứng minh một vấn đề về xã hội hoặc trong cuộc sống 
Chú ý : GDBVMT .
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
Kiến thức :
-Một số khái niệm liên quan đến đọc – hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn .
-Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản .
-Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ .
-Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, Thơ mới .
Kĩ năng :
-Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể .
-Cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học .
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT HỌC KỲ II
Kiến thức :
-Các kiểu câu : nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định .
-Các hành động nói .
-Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau .
Kĩ năng :
-Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau .
-Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn .
VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
Kiến thức :
-Hệ thống hóa kiến thức về văn bản hành chính .
-Mục đích, yêu cầu và quy cách làm một văn bản tường trình .
Kĩ năng :
-Nhận diện và phân biệt văn bản tường trình với các văn bản hành chính khác .
-Tái hiện lại một sự việc trong văn bản tường trình .
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
Kiến thức :
-Hệ thống hóa kiến thức về văn bản tường trình .
-Mục đích, yêu cầu cấu tạo của văn bản tường trình .
Kĩ năng :
-Nhận biết rõ hơn tình huống cần viết văn bản tường trình .
-Quan sát và nắm được trình tự sự việc để tường trình .
-Nâng cao một bước kỹ năng tạo lập văn bản tường trình và viết được một văn bản tường trình đúng quy cách .
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
* Sửa bài kiểm tra 
* Nhận xét cách làm bài của học sinh 
KIỂM TRA TIẾNGVIỆT
* Các kiểu câu đã học 
* Hành động nói 
* Lựa chọn trật tự từ trong câu 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
* Sửa bài kiểm tra 
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
Kiến thức :
-Hệ thống hóa các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại; giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản .
-Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc – hiểu văn bản như cáo, chiếu, hịch .
-Sơ giản lý luận văn học về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại .
Kĩ năng :
-Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại .
-Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong các văn bản đã học .
-Học tập cách trình bày, lập luận có lý, có tình .
TỔNG KẾT PHẦN VĂN (TT)
Kiến thức :
Hệ thống hóa kiến thức liên quan đến các văn bản văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng đã học : giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn học nước ngoài và chủ đề chính của văn bản nhật dụng ở các bài đã học .
Kĩ năng :
-Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về các văn bản trên một số phương diện cụ thể.
-Liên hệ để thấy được những nét gần gũi giữa một số tác phẩm văn học nước ngoài và văn học Việt Nam, giữa các tác phẩm văn học nước ngoài học ở lớp 7 và lớp 8 .
ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
Kiến thức :
* Hệ thống kiến thức và kỹ năng về văn bản thuyết minh, tựu sự, nghị luận, hành chính. 
* Cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự; miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận .
Kỹ năng :
* Khái quát, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học .
* So sánh, đối chiếu, phân tích cách sử dụng các phương thức biểu đạt trong các văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính và trong tạo lập văn bản .
KIỂM TRA HỌC KỲ II
* Đánh giá lại kiến thức đã học 
VĂN BẢN THÔNG BÁO
Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính .
- Mục đích, yêu cầu và nội dung của văn bản hành chính có nội dung thông báo.
Kỹ năng :
- Nhận biết rõ được hoàn cảnh phải tạo lập và sử dụng văn bản thông báo .
- Nhận diện và phân biệt văn bản có chức năng thông báo với các văn bản hành chính khác .
- Tạo lập một văn bản hành chính cói chức năng thông báo .
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT )
Kiến thức:
- Sự khác nhau về từ ngữ xưng hô của địa phương và ngôn ngữ toàn dân .
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ xưng hô ở địa phương, từ ngữ xưng hô toàn dân trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể .
Kỹ năng :
- Lựa chọn cách xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
- Tìm hiểu, nhận biết từ ngữ xưng hô ở địa phương đang sinh sống (hoặc ở quê hương). 
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO
Kiến thức :
- Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính .
- Mục đích, yêu cầu cấu tạo của văn bản thông báo .
Kỹ năng :
- Nhận biết thành thạo tình huống cần thiết viết văn bản thông báo .
- Nắm bắt sự việc, lựa chọn các thông tin cần truyền đạt . 
- Tự học bằng cách vận dụng kiến thức ở giờ học trước để thực hành, nâng cao kỹ năng tạo lập văn bản, viết được một văn bản thông báo đúng quy cách .
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
* Sưu tầm kiểm tra 
* Nhận xét cách làm bài của học sinh 

Tài liệu đính kèm:

  • docchuan ktkn van 8.doc