Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí Khối 6,8

Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí Khối 6,8

[Thông hiểu]

• Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.

• Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. Chẳng hạn như: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang, quyển sách chịu tác dụng của hai lực cân bằng là lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới và lực đẩy của mặt bàn tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. Hai lực này có độ lớn bằng nhau. Giáo viên đưa ví dụ, hướng dẫn HS tìm ra hai lực tác dụng lên cuốn sách, chỉ ra phương chiều của hai lực đó. Thông báo độ mạnh như nhau của hai lực.

 

doc 41 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí Khối 6,8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU CHƯA ĐƯỢC THẨM ĐỊNH - DÙNG ĐỂ THAM KHẢO
LỚP 6
Chương 1: CƠ HỌC
I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ 
1. Đo độ dài. Đo thể tích
Kiến thức
- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
Kĩ năng
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
Chỉ dùng các đơn vị hợp pháp do Nhà nước quy định. 
HS phải thực hành đo độ dài, thể tích theo đúng quy trình chung của phép đo, bao gồm: ước lượng cỡ giá trị cần đo; lựa chọn dụng cụ đo thích hợp; đo và đọc giá trị đo đúng quy định; tính giá trị trung bình. 
2. Khối lượng và lực
a) Khối lượng
b) Khái niệm lực
c) Lực đàn hồi
d) Trọng lực
e) Trọng lượng riêng. Khối lượng riêng
Kiến thức
- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 
- Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
- Nêu được ví dụ về một số lực.
- Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. 
- So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. 
- Nêu được đơn vị đo lực.
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
- Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng lượng riêng.
- Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.
Kĩ năng
- Đo được khối lượng bằng cân.
- Vận dụng được công thức P = 10m. 
- Đo được lực bằng lực kế.
- Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.
- Vận dụng được các công thức D = và d = để giải các bài tập đơn giản.
Ở Trung học cơ sở, coi trọng lực gần đúng bằng lực hút của Trái Đất và chấp nhận một vật ở Trái Đất có khối lượng là 1kg thì có trọng lượng xấp xỉ 10N. Vì vậy P = 10m trong đó m tính bằng kg, P tính bằng N.
Bài tập đơn giản là những bài tập mà khi giải chúng, chỉ đòi hỏi sử dụng một công thức hoặc tiến hành một hay hai lập luận (suy luận).
3. Máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc
Kiến thức
- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.
- Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
Kĩ năng
- Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó.
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
1. ĐO ĐỘ DÀI
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được một số dụng cụ đo độ dài.
Nêu được GHĐ của thước đo độ dài là gì.
Nêu được ĐCNN của thước đo độ dài là gì.
[Nhận biết]
· Một số dụng cụ đo độ dài là thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ.
· Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
· Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập lại đơn vị đo độ dài đã được học ở Tiểu học.
2
Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
[Vận dụng]
· Biết cách xác định được GHĐ của một thước đo độ dài (dựa vào độ dài lớn nhất ghi trên thước).
· Biết cách xác định được ĐCNN của một thước đo độ dài (dựa vào độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước)
3
Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
[Vận dụng]
· Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường (độ dài bàn học, độ dài sân trường, kích thước của quyển SGK vật lí lớp 6,...) theo cách đo độ dài là:
 - Ước lượng độ dài cần đo để lựa chọn thước đo thích hợp;
 - Đặt thước và mắt nhìn đúng cách; 
 - Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
2. ĐO THỂ TÍCH
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
Nêu được GHĐ của bình chia độ.
Nêu được ĐCNN của bình chia độ.
[Nhận biết]
· Một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng là bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm có ghi sẵn dung tích.
· Giới hạn đo của bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.
· Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
 Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l); 1 l = 1 dm3; 1 ml = 1 cm3 = 1 cc.
 Đối với các ca đong hoặc chai lọ có ghi sẵn dung tích, chỉ có một độ chia nên ĐCNN của chúng cũng chính bằng GHĐ của chúng: Chai bia 0,5 lít; các loại ca 0,5 lít; 1 lít; 1,5 lít...
2
Xác định được GHĐ, ĐCNN của bình chia độ.
[Vận dụng]
· Biết cách xác định được GHĐ của một bình chia độ (dựa vào thể tích lớn nhất ghi trên bình).
· Biết cách xác định được ĐCNN của một bình chia độ (dựa vào phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình)
3
Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ.
[Vận dụng]
· Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ theo cách đo thể tích là:
 - Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo; 
 - Lựa chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp;
 - Đặt bình chia độ thẳng đứng;
 - Đổ chất lỏng vào bình; 
 - Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình; 
 - Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
4. ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
[Vận dụng]
· Xác định được thể tích của một số vật rắn không thấm nước khi bỏ lọt bình chia độ bằng bình chia độ, cụ thể như sau:
 - §æ chÊt láng vµo b×nh chia ®é vµ ®äc gi¸ trÞ thÓ tÝch cña chÊt láng trong b×nh.
 - Th¶ ch×m vËt r¾n vµo chÊt láng ®ùng trong b×nh chia ®é vµ ®äc gi¸ trÞ thÓ tÝch chung cña chÊt láng vµ cña vËt r¾n. ThÓ tÝch cña phÇn chÊt láng d©ng lªn b»ng thÓ tÝch cña vËt.
· Xác định được thể tích của một số vật rắn không thấm nước khi không bỏ lọt bình chia độ bằng bình chia độ và bình tràn, cụ thể như sau:
 - Đổ chất lỏng vào đầy bình tràn và đặt bình chia độ dưới bình tràn.
 - Thả chìm vật rắn vào chất lỏng đựng trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
5. KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
[Nhận biết]
· Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
 GV hướng dẫn học sinh ôn tập lại đơn vị đo khối lượng đã được học ở Tiểu học.
 Ví dụ: Trên vỏ hộp sữa Ông Thọ có ghi 397 g, đó chính là lượng sữa chứa trong hộp. 
2
Đo được khối lượng bằng cân.
[Vận dụng]
· Sử dụng cân để xác định được khối lượng của một vật, theo cách đo khối lượng là:
 - Ước lượng khối lượng cần đo để chọn cân thích hợp; 
 - Điều chỉnh kim chỉ của cân về số 0;
 - Đặt vật cần cân lên đĩa cân (hoặc bàn cân, móc cân...);
 - Điều chỉnh quả cân để cán cân thăng bằng (đối với cân đòn, cân bàn, cân rôbecvan);
 - Đọc, ghi kết quả đo theo đúng quy định.
Khi cho HS tìm hiểu một cái cân, GV cần yêu cầu HS tìm hiểu những vấn đề sau:
 - Cách điều chỉnh kim chỉ của cân về số 0.
 - ĐCNN của cân.
 - GHĐ của cân.
6. LỰC - HAI LỰC CÂN BẰNG
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy của lực.
Nêu được ví dụ về tác dụng kéo của lực.
[Thông hiểu]
· Gió thổi vào cánh buồm làm buồm căng phồng. Khi đó, gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm.
· Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động. Khi đó, đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu.
 Khi cho học sinh nêu ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực. Giáo viên cần yêu cầu học sinh tìm ra tác dụng đẩy, kéo của lực trong ví dụ đưa ra.
2
Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
[Thông hiểu]
· Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
· Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. Chẳng hạn như: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang, quyển sách chịu tác dụng của hai lực cân bằng là lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới và lực đẩy của mặt bàn tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. Hai lực này có độ lớn bằng nhau.
 Giáo viên đưa ví dụ, hướng dẫn HS tìm ra hai lực tác dụng lên cuốn sách, chỉ ra phương chiều của hai lực đó. Thông báo độ mạnh như nhau của hai lực.
7. TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng.
Nêu được ví dụ về tác dụng lực làm biến đổi chuyển động của vật (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
[Thông hiểu]
· Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm vật biến dạng, hoặc đồng thời làm biến đổi chuyển động của vật và làm biến dạng vật.
· Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng. Chẳng hạn như: Ta dùng tay ép hoặc kéo lò xo, tức là tay ta tác dụng lực vào lò xo, thì lò xo bị biến dạng (hình dạng của lò bị thay đổi so với trước khi bị lực tác dụng)
· Nêu được ví dụ về tác dụng lực làm biến đổi chuyển động của vật. Chẳng hạn như:
 - Khi ta đang đi xe đạp, nếu ta bóp phanh, tức là tác dụng lực cản vào xe đạp, thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần, rồi dừng lại.
 - Khi ta đang đi xe máy, nếu ta từ từ tăng ga, tức là ta đã tác dụng lực kéo vào xe máy, thì xe máy sẽ chuyển động nhanh dần.
 - Viên bi thép đang chuyển động thẳng trên mặt phẳng nằm ngang khi chuyển động ngang qua một thanh nam châm viên bi bị đổi hướng chuyển động, tức là nam châm đã tác dụng lực lên viên bi thép làm đổi hướng chuyển động.
 Khi cho HS nêu ví dụ về tác dụng của lực cần yêu cầu học sinh chỉ ra được lực và tác dụng mà lực đó gây ra 
8. TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi l ...  quyển theo mọi phương.
·76cm
100cm
Hình
 Mô tả được thí nghiệm Tô-ri-xe-li: Nhà bác học Tô-ri-xe-li lấy một ống thủy ngân dài khoảng 1m, một đầu kín và đổ đầy thủy ngân vào. Lấy ngón tay bịt miệng ống rồi quay ngược ống xuống. Sau đó nhúng chìm miệng ống vào một chậu đựng thủy ngân rồi bỏ tay bịt miệng ống ra. Ông nhận thấy thủy ngân trong ống tụt xuống, còn lại 76cm tính từ mặt thoáng của thủy ngân trong chậu. Điều đó chứng tỏ khí quyển đã gây một áp suất lên mặt thủy ngân trong chậu và có có độ lớn bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống thủy tinh. Vì áp suất của khí quyển bằng áp suất gây bởi cột thủy ngân trong thí nghiệm Tô-ri-xe-li, nên người ta dùng chiều cao của cột thủy ngân dâng lên trong ống để diễn tả độ lớn của áp suất khí quyển (ví dụ, áp suất của khí quyển tại nơi Tô-ri-xe-li làm thí nghiệm bằng 760mmHg). 
Ví dụ: Khi cắm ngập một ống thủy tinh (dài khoảng 30cm) hở một đầu vào một chậu nước, dùng tay bịt đầu trên của ống và nhấc ống thủy tinh lên, ta thấy có phần nước trong ống không bị chảy xuống.
- Phần nước trong ống không bị chảy xuống là do áp suất không khí bên ngoài ống thủy tinh tác dụng vào phần dưới của cột nước lớn hơn áp suất của cột nước đó. Chứng tổ không khí có áp suất.
- Nếu ta thả tay ra thì phần nước trong ống sẽ chảy xuống, vì áp suất không khí tác dụng lên cả mặt dưới và mặt trên của cột chất lỏng. Lúc này phần nước trong ống chịu tác dụng của trọng lực nên chảy xuống.
10. LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét
[Thông hiểu]. 
· Mô tả được hiện tượng:
 - Khi nâng một vật ở dưới nước ta, cảm thấy nhẹ hơn khi nâng vật đó trong không khí.
 - Ta nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, rồi thả tay ra, quả bóng bị đẩy nổi lên mặt nước.
2
Vận dụng được công thức về lực ẩy Ác-si-mét F = V.d.
[Vận dụng]
· Mọi vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét. 
· Công thức lực đẩy Ác - si - mét là FA = d.V, trong đó, FA là lực đẩy Ác-si-mét (N), d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3), V là thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).
· Tính được lực đẩy Ác - si - mét và các đại lượng có trong công thức F = Vd.
Ví dụ: Một vật có khối lượng 682,5g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là bao nhiêu?
3
Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét 
 [Vận dụng]. 
· Nêu các được các bước tiến hành thí nghiệm và tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét, cụ thể theo các bước sau:
 1. Đo lực đẩy Ac-si-mét:
 Đo trọng lượng P của vật khi đặt vật trong không khí.
 Đo hợp lực F của vật khi treo và nhúng chìm vật trong nước. (F = - F’ = P – FA, F là hợp lực của trọng lượng P và lực đẩy Ac-xi-mét FA; F’ là lực của lực kế tác dụng lên vật.)
 Tính lực đẩy Ac-si-mét FA = P - F
của chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật.
 2. Đo trọng lượng PN của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật.
 3. So sánh kết quả đo PN và FA. 
 - Nêu được lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Bài 12. SỰ NỔI
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được điều kiện nổi của vật.
[Thông hiểu]
· Một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA) thì
 + Vật chìm xuống khi FA < P.
 + Vật nổi lên khi FA > P.
 + Vật lơ lửng khi P = FA 
· Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si–mét được tính bằng biểu thức: FA = d.V, trong đó, V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
 Khi một vật đặc, đồng chất nhúng trong lòng chất lỏng thì có 3 trường hợp xảy ra:
 + Vật chìm xuống nếu dv > dl;
 + Vật nằm lơ lửng trong lòng chất lỏng nếu dv = dl.
 + Vật nổi lên trên mặt chất lỏng nếu dv < dl.
13. CÔNG CƠ HỌC
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.
[Thông hiểu]
 · Nêu được ví dụ thực tế về lực thực hiện công và không thực hiện công (dựa vào điều kiện để có công cơ học), chẳng hạn như:
 1. Một người kéo một chiếc xe chuyển động trên đường. Lực kéo của người đã thực hiện công.
 2. Người lực sĩ cử tạ đỡ quả tạ ở tư thế đứng thẳng, mặc dù rất mệt nhọc nhưng người lực sĩ không thực hiện công.
2
Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.
[Nhận biết]
· Công thức tính công cơ học là A = F.s, trong đó, A là công của lực F, F là lực tác dụng vào vật, s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực.
· Đơn vị của công là Jun, kí hiệu là J
 1 J = 1 N.1 m = 1 Nm
 Điều kiện để có công cơ học là Có lực tác dụng vào vật và có sự dịch chuyển của vật theo phương của lực.
 Ngoài đơn vị Jun, công cơ học còn đo bằng đơn vị kilô Jun (kJ); 1kJ = 1000J
Lưu ý : Ở lớp 8 không đưa ra định nghĩa công cơ học mà chỉ nêu dấu hiệu đặc trưng của công cơ học thông qua các ví dụ cụ thể. Công thức tính công cơ học A = F.s chỉ là một trường hợp đặc biệt (phương của lực tác dụng trùng với phương chuyển dịch). 
2
Vận dụng công thức 
A = Fs.
[Vận dụng]. 
· Tính được công cơ học và các đại lượng có trong công thức A = F.s
Ví dụ:
1. Một vật có khối lượng 500g, rơi từ độ cao 20dm xuống đất. Tính công của trọng lực?
2. Một đầu máy xe lửa kéo các toa bằng lực F = 7500N. Tính công của lực kéo khi các toa xe chuyển động được quãng đường s = 8km.
14. ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa.
 [Thông hiểu]. 
· Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 
· Nêu được ví dụ khi sử dụng các máy cơ đơn giản không cho lợi về công
 Định luật về Công học ở lớp 8 được rút ra từ thí nghiệm với các máy cơ đơn giản: Ròng rọc động, đòn bẩy,...
Ví dụ:
 1. Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi. Không cho lợi về công.
 2. Dùng mặt phẳng nghiêng để di chuyển vật lên cao hay xuống thấp, nếu được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. Công thực hiện để di chuyển vật không thay đổi.
 Trong thực tế, ở các máy cơ đơn giản bao giờ cũng có ma sát, do đó công thực hiện phải dùng để thắng ma sát và nâng vật lên. Công này gọi là công toàn phần, công nâng vật lên là công có ích. Công để thắng ma sát là công hao phí.
Công toàn phần = Công có ích + công hao phí
 Tỷ số giữa công có ích và công toàn phần gọi là hiệu suất của máy. 
15. CÔNG SUẤT
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được công suất là gì? Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất.
[Nhận biết]
· Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
· Công thức tính công suất là ; trong đó, là công suất, A là công thực hiện (J), t là thời gian thực hiện công (s).
· Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W.
 1 W = 1 J/s (jun trên giây)
 1 kW (kilôoát) = 1 000 W
 1 MW (mêgaoát) =1 000 000 W
Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.
[Thông hiểu] 
· Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị là công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó.
· Ví dụ: Số ghi công suất trên động cơ điện = 1 000 W, có nghĩa là khi động cơ làm việc bình thường thì trong 1s nó thực hiện được một công là 1 000 J.
Vận dụng được công thức: 
[Vận dụng]
· Tính được công suất và các đại lượng có trong công thức .
Ví dụ: 
1. Một công nhân khuân vác trong 2 giờ được 48 thùng hàng, để khuân vác mỗi thùng hàng phải tốn một công là 15000 J. Tính công suất của người công nhân đó?
2. Một người kéo một vật từ giếng sâu 8 m lên đều trong 20 s. Người ấy phải dùng một lực F = 180 N. Tính công và công suất của người kéo.
Bài 16. CƠ NĂNG
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.
[Thông hiểu]
· Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng. Cơ năng tồn tại dưới hai dạng động năng và thế năng.
· Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. 
Thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao.
2
Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.
[Thông hiểu]. 
· Nêu được ví dụ chứng tỏ vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng; (thế năng của lò xo, dây chun khi bị biến dạng)
· Cơ năng của vật đàn hồi bị biến dạng gọi là thế năng đàn hồi.
Ví dụ: Nén một lò xo lá tròn và buộc lại bằng một sợi dây không dãn, lúc này lò xo bị biến dạng. Nếu cắt đứt sợi dây, thì lò xo bị bật ra và làm bắn miếng gỗ đặt phía trước lò xo. Như vậy, khi lò xo bị biến dạng thì nó có cơ năng.
3
Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
[Nhận biết]
· Cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn.
17. SỰ CHUYỂN HOÁ VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về định luật này.
[Thông hiểu]. 
· Định luật bảo toàn và chuyển hóa cơ năng : Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.
· Nêu được ví dụ về sự chuyển hoá của các dạng cơ năng. 
· Ví dụ:
- Khi quan sát quả bóng rơi từ độ cao h đến chạm mặt đất, ta thấy: trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng giảm dần, vận tốc của quả bóng tăng dần. Như vậy, thế năng của quả bóng giảm dần, còn động năng của quả bóng tăng dần. Điều đó chứng tỏ đã có sự chuyển hoá cơ năng từ thế năng sang động năng. 
 - Khi quả bóng chạm mặt đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả bóng tăng dần, vận tốc của nó giảm dần. Như vậy, thế năng của quả bóng tăng dần, động năng của quả bóng giảm dần. Điều đó chứng tỏ đã có sự chuyển hóa cơ năng từ từ động năng sang thế năng.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuan KT KN Vat Ly 68.doc