Câu hỏi và bài tập Văn 6 - Học kì 1

Câu hỏi và bài tập Văn 6 - Học kì 1

Tiết 1 . Con Rồng cháu Tiên

 Phân I. Trắc nghiêm khách quan :

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của câu trả lời đúng nhất:

 Câu 1. Truyền thuyết là gì?

 A. Những câu chuyện hoang đường.

 B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện,

 nhân vật lịch sử của một dân tộc.

 C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một

 hay nhiều nhân vật lịch sử.

 D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật.

 

doc 58 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1626Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi và bài tập Văn 6 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 1 . Con Rồng cháu Tiên
 Phân I. Trắc nghiêm khách quan :
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của câu trả lời đúng nhất:
 Câu 1. Truyền thuyết là gì? 
 A. Những câu chuyện hoang đường.
 B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, 
 nhân vật lịch sử của một dân tộc.
 C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một 
 hay nhiều nhân vật lịch sử.
 D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật.
Câu2. Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là gì?
 A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người.
 B. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh.
 C. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
 D. Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo
Câu 3. Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “cái bọc trăm trứng” là gì?
 A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.
 B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
 C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.
 D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
Phân II. Trắc nghiêm tự luận :
Câu 4.Cốt lõi lịch sử trong truyện Con Rồng cháu Tiên thể hiện rõ nhất ở ngững điểm nào?
Câu 5. Hãy nêu lên ý nghĩa của các chi tiết kì lạ trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên?
 Đáp án:
Phần I: Câu 1: B Câu 2: C. Câu 3: D
Phần II: 
Câu 4. Những yếu tố sự thật lịch sử trong truyền thuyết này là:
Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt, Âu Việt và nguồn gốc của các cư dân Bách Việt là một sự thật lịch sử được nhiều người thừa nhận. Sự thật lịch sử này khi vào truyền thuyết đã được “ảo hoá” qua cuộc gặp gỡ và kết duyên giữa hai nhân vật mang tính huyền thoại là Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên gắn với nước Văn Lang, tên đầu tiên của nước ta 
Các chi tiết nói về công trạng của Lạc Long Quân thực chất là nói về quá trình mở nước và xây dựng cuộc sống của cha ông ta.
Câu 5. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có những chi tiết kì lạ:
Nguồn gốc, dung mạo: Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là con thần. Cả hai đều đẹp đẽ “ như thần”. Đây là những chi tiết mang tính lý tưởng hoá nhằm giải thích và đề cao nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt Nam.
Những chiến công hiển hách của Lạc Long Quân: diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở.
Cuộc sinh nở kì lạ: Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.
 ****************************************
 Tiết 2. Bánh chưng, bánh giầy
Phân I. Trắc nghiêm khách quan :
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kỳ vua Hùng dựng nước?
 A. Chống giặc ngoại xâm.
 B. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên.
 C. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hoá.
 D. Giữ gìn ngôi vua.
Câu 2. Ý nghĩa của việc thần thánh hoá nhân vật và sự kiện lịch sử trong truyền thuyết?
 A. Tạo sức hấp dẫn cho câu chuyện.
 B. Thể hiện tính hư cấu trong sáng tạo văn học.
 C. Cho phù hợp với sự tiếp nhận của thiếu nhi.
 D. Thoả mãn khao khát khám phá, hiểu biết của mọi người và của chính mình.
Câu 3. Dòng nào dưới đây giải thích đúng nhất cho khái niệm cốt truyện?
 A. Là toàn bộ những sự việc được thể hiện trong tác phẩm.
 B. Là những sự việc cơ bản, quan trọng nhất của tác phẩm.
 C. Là tát cả những nhân vật được giới thiệu trong tác phẩm.
 D. Là nội dung chi tiết mà truyện phản ánh.
 Phân II. Trắc nghiêm tự luận: 
Câu4. Khi chuẩn bị trao lại ngôi báu, vua Hùng nói với các con: Năm nay, nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi choĐây có phải là một câu đố hay không? Em lý giải thế nào về điều này?
Câu5. Em có nhận xét gì về câu nói của vua cha khi đánh giá bánh của Lang Liêu dâng lên?
 Đáp án
Phần I. Câu 1: D, Câu 2: D Câu 3: B
Phần II. Câu 4; Câu nói của vua Hùng đúng là một câu đố. Trong truyện dân gian, ra đố và giải đố là một dạng thử thách đối với nhân vật. Giải được đố, nhân vật sẽ thành công. Cính lLang Liêu làd người con duy nhất giải được câu đố, tức là việc làm của chàng vừa ý của vua cha.
Câu 5. Đây là lời đánh giá chính xác của vua Hùng. Bánh của Lang Liêu vừa có ý nghĩa thực tế vừa có ý nghĩa sâu xa.
Bánh tượng trưng chon Trời, Đất, muôn loài. Ý thức trọng nông thể hiện rất rõ trong nhận xét của vua Hùng.
Bánh nói về sự đùm bọc, cũng là sự gắn bó giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người.
Các sản phẩm này là sự kết tinh của đất trời, sự khéo léo, thông minh, hiền thảo của con người
 **********************************************
 Tiết 3. Từ và cấu tạo từ của tiếng việt 
 Phân I. trắc nghiêm khách quan :
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của câu trả lời đúng nhất:
Câu1. Đơn vị cấu tạo của từ tiếng việt là gì? 
 A. Tiếng B. Từ C. Ngữ D. Câu
Câu 2: Từ phức gồm có bao nhiêu tiếng?
 A. Một B. Hai C. Nhiều hơn hai D. Hai hoặc nhiều hơn hai
Câu 3. Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây cáh nào đúng?
 A. Từ ghép và từ láy. B. Từ phức và từ ghép
 C. Từ phức và từ láy. D. Từ phức và từ đơn
 Phân II. trắc nghiêm tự luận
Câu 4: Hãy sắp xếp các từ sau thành hai nhóm: Từ đơn đa âm tiết và từ phức: xe máy, ô tô, tắc – xi, xe buýt, xây dựng, bi – a, dưa hấu, bô – linh, trăng trắng, cà phê. 
Câu 5. Cho các tiếng sau: Mát, xinh, đẹp. Hãy tạo ra các từ láy và đặt câu với chúng.
 Đáp án
Phần I. Câu 1: A Câu 2: D Câu 3: A
Phần II. Câu 4. Nhóm từ đơn đa âm tiết: Bi – a, bô – linh, tắc – xi.
 Nhóm từ phức: xe máy, ôtô, xe buýt, xây dựng
Câu 5. Mát – mát mẻ. Thời tiết mấy hôm nay thật mát mẻ.
 Xinh – xinh xắn. Cô ấy thật xinh xắn.
 Đẹp - đẹp đẽ.
 *********************************************
 Tiết 4 . Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
Phân I. Trắc nghiêm khách quan :
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Tại sao lại khẳng định câu ca dao sau đây là một văn bản?
 Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
 Năm canh chầy mẹ thức đủ năm canh.
Có hình thức câu chữ rõ ràng.
Có nội dung thông báo đầy đủ
Có hình thức và nội dung thông báo hoàn chỉnh
Được in trong sách 
Câu 2: Truyền thuyết bánh chưng bánh giầy thuộc loại văn bản nào?
 A. Miêu tả B. Tự sử
 C. Biểu cảm D. Thuyết minh
Câu 3. Bức thư em viết gửi bạn thuộc kiểu văn bản nào?
Phải căn cứ vào nội dung bức thư để xếp loại.
Thuyết minh.
Miêu tả.
Biểu cảm
Phần II. Trắc nghiệm tự luận:
Câu 4: Người công an dùng những phương tiện nào để giao tiếp với người đi đường, người điều khiển các phương tiện giao thông nhằm hướng dẫn hoạt động giao thông trên đường phố?
Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 đến 6 câu tả cảnh sân trường lúc ra chơi.
 Đáp án
Phần II. Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: A 
Phần II. Câu 4. Người công an có thể dùng hành động kết hợp với hiệu lệnh còi, hoặc các tín hiệu đèn như thế nào để hướng dẫn các phương tiện giao thông đi hoặc dừng lại? Ngoài ra còn khá nhiều ký hiệu hình vẽ trên các biển báo để hướng dẫn đi lại.
Câu 5. Truyền thuyết bánh chưng bánh giầy thuộc kiểu văn bản tự sự, bởi vì truyện trình bày diễn biến sự việc theo thời gian.
Hùng Vương muốn chọ người nối ngôi, đề ra cuộc thi cỗ cúng Tiên vương, 
Các lang đua nhau làm cỗ.
Lang Liêu được thần báo mộng dạy lấy gạo làm bánh cúng
Lang Liêu làm bánh.
Ngày lễ Tiên vương vua cha chọn Lang Liêu nối ngôi.
 ************************************************* 
 Tiết 5. Thánh Gióng 
Phần I. trắc nghiệm khách quan:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu có câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Chi tiết nào dưới đây không liên quan đến hiện thực lịch sử?
Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cọi nước ta.
Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi.
Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phủ Động được gọi là làng Gióng
Câu 2: Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan điểm và ước mơ gì của nhân dân ta?
Vũ khí hiện đại để giết giặc.
Người anh hùng đánh giặc cứu nước.
Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng.
Tình làng nghĩa xóm.
Câu 3: Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc?
Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Sức mạnh thần kỳ của tinh thần và hành động yêu nước.
Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi vận nước lâm nguy.
Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống giặc ngoại xâm.
Phần II. trắc nghiệm tự luận:
Câu 4: Nêu những chi tiết kì lạ liên quan đến hình tượng Thánh Gióng.
Câu 5: Ý nghĩa câu nói đầu tiên của Gióng: Ta sẽ phá tan lũ giặc này?
 Đáp án
Phần I. Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: C
Phần II. Câu 4. Kì lạ lúc sinh ra: người mẹ dậm vào dấu chân lạ.
 Kì lạ khi Thánh Gióng cất tiếng nói sau ba im lặng.
 Kì lạ khi Gióng lớn nhanh như thổi.
 Vóc dáng đẹp đẽ khác thường.
 Kì lạ khi đánh giặc.
 Kì lạ khi bay về trời.
Câu 5. Khi tổ quốc lâm nguy, nhiệm vụ đánh giặc cứu nước là quan trọng nhất, thiêng liêng nhất. Câu nói của Gióng nhằm ca ngợi tinh thần chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đươic kết tinh trong một hình tượng mang đậm chất anh hùng ca.
 Ý thức đánh giặc cứu nước đã khiến cho người anh hùng có những khả năng kỳ lạ, những hành động khác thường.
 Hình tượng thánh Gióng tiêu biểu cho vẽ đẹp cua nhân dân. Tronh hoàn cảnh bình thường, nhân dân lặng lẽ , nhưng khi cần họ sẵn sàng hinh sinh vì tổ quốc.
 Tiết 6. Từ mượn 
Phần I. trắc nghiệm khách quan:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu có câu trả lời đúng nhất
Câu 1. . Lý do quan trọng nhất của việc vay mượn từ trong tiếng Việt?
Tiếng Việt chưa có từ biểu thị, hoặc biểu thị không chính xác.
Do có một thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức.
Tiếng Việt cần có sự vay mượn để đổi mới và phát triển.
Nhằm làm phong phú vốn từ tiếng Việt.
Câu 2. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?
Tiếng Hán
Tiếng Pháp.
Tiếng Anh.
Tiếng Nga.
Câu 3. Bộ phận từ mượn nào sau đây tiếng Việt ít vay mượn nhất?
Từ mượn tiếng Hán.
Từ mượn tiếng Anh
Từ mượn tiếng Nhật.
Từ mượn tiếng Pháp
Phần II. trắc nghiệm tự luận:
Câu 4. Hãy đặt câu với từng từ trong các cặp từ dưới đây để thấy cách dùng khác nhau của chúng: Phu nhân / vợ; phụ nữ / đàn bà.
Câu 5. Tìm các từ đồng nghĩa với những từ muợn sau: cát – tút, địa cầu, mì chính.
 Đáp án
Phần I. Câu 1: A Câu 2: A Cau 3: C
Phần II. Câu 4. Đặt câu:
Tổng thống Mỹ và phu nhân sang thăm Việt Nam.
Vợ của anh ấy nổi tiếng siêng năng và hiền hậu.
Ngày quốc tế phụ nữ.
Câu 5. Các từ đồng nghĩa: 
 Cát tút đồng nghĩa với vỏ đạn
 Địa cầu với trái đất.
 Mì chính đồng nghĩa với bột ngọt.
 *******************************************
 Tiết 7 – 8. Tìm hiểu chung về văn tự sự 
Phần I. trắc nghiệm khách quan:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu có câu trả lời đúng nhất
Câu 1.Câu nào đúng nhất trong những câu trả lời sau đây cho câu hỏi: Tự sự là gì?
Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con ngườ ... áp nghệ thuật cơ bản nào bao trùm truyện Con hổ có nghĩa.
Hoán dụ, xâydựng biểu tượng.
Xây dựng biểu tượng.
Nhân hoá xây dựng biểu tượng.
Không thuộc vào ba đáp án trên.
Câu 2. Truyện Con hổ có nghĩa nhằm mục đích gì?
Đề cao tình cảm thuỷ chung giữa con người với nhau.
Đề cao cái nghĩa và khuyên con người luôn biết trọng ân nghĩa.
Đề cao tình cảm giữa loài vật với con người 
Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật.
Phần II. Trắc nghiệm tự luận:
Câu 3. Cốt truyện được triển khai như thế nào? Nhận xét về cáh triển khai củat truyện.
Câu 4. Trong mẫu chuyện thứ nhất, con hổ gặp khó khăn như thế nào?
Câu 5. Trong mẫu chuyện thứ hai, con hổ trán trắng được bác Kiều giúp đỡ. Nó đã hai lần đền ơn theo cách của nó. Hãy phân tích cách đền ơn của con hổ này.
 Đáp án
Phần I. Câu 1: A Câu 2: B
Phần II. Câu 3: Cốt truyện được triển khai theo ba chẳng: Chẳng thứ nhât: Hổ gặp khó khăn và gặp nạn. Chẳng thứ hai: Hổ được người giúp đỡ; chẳng thứ ba: Hổ tìm cách đền ơn.
 -Cốt truyện con hổ có nghĩa nhìn chung đơn giản, các sự kiện diễn ra theo trình tự thời gian.
Câu 4: Trong mẫu truyện thứ nhất con hổ gặp khó khăn: Hổ cái cần người giúp đỡ vì sắt đẻ. Nó lao tới cõng bà đỡ Trần, ôm bà chạy như bay. Nhờ có bà hổ cái vượt cạn thành công. Niềm vui của nó lên tới cực điểm. Sau giây phút vui mừng nó quyết định đền ơn bà đỡ Trần món quà hơn mười lạng bạc.
Câu 5: Trong mẫu truyện thứ hai, con hổ trán trắng bị mắc xường và trong phút nguy khốn, nó được bác Tiều giúp đỡ. Nhớ ơn bác Tiều, nó đền ơn lâu dài. Truyện miêu tả hai lần đền ơn một cách chân thực và cảm động: lần bác tiều còn sống và khi bác Tiều đã chết.
 ******************************************
 Tiết 60. Động từ
Phần I. Trắc nghiệm khách quan:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Dòng nào sau đây không phù hợp với đặc điểm của động từ?
Thường làm vị ngữ trong câu.
Có khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng vẫn, chớ.
Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ
Thường làm thành phần phụ trong câu. 
Câu 2. Động từ là những từ không trả lời cho câu hỏi nào sau đây:
Cái gì.
Làm gì 
Thế nào
Làm sao.
Phần II. Trắc nghiệm tự luận:
Câu 3. Hãy đặt câu vơi mỗi đồng từ: Nằm, đọc, tặng và cho biết tối thiệu mỗi động từ cần bao nhiêu từ ngữ đứng sau.
Câu 4. So sánh ý nghĩa của những từ sau. Đặt câu với từng từ 
Đã - Mới - từ 
Sẽ - sắp
Câu 5. Cho biết ý nghĩa của các từ: đã, đang, sẽ. Giải thích cách dùng các từ đó trong những câu sau:
Hôm qua, nó đến lúc tôi đang học bài.
Ngày mai, nếu cậu đến vào chín giờ thì tớ đã đi rồi.
 Đáp án
Phần I. Câu 1: D Câu 2: A
Phần II.
 Câu 3. - Em bé nằm.
Bạn Nam đọc sách.
Em tặng bạn quyển sổ
Câu 4. HS tự làm, chú ý phân biệt về khả năng chỉ thời gian (gần – xa, chắc chắn xảy ra – không chắc chắn xảy ra,) của từng từ và đặt câu.
Câu 5: Các từ đã, đang, sẽ dùng để chỉ thời gian của hoạt động, tính chất mà nó đi kèm.
Đang chỉ hoạt động, tính chất xảy ra trong thời hiện tại.
Đã chỉ hoạt động tính chất xảy ra trong thời qua khứ.
 ***************************************
 Tiết 61. Cụm động từ
Phần I. Trắc nghiệm khách quan:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng với cụm động từ.
Hoạt động trong câu như một động từ.
Hoạt động trong câu không như một động từ.
Do một động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
Có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu trúc phức tạp hơn động từ.
Câu 2. Phần sau trong cụm động từ bổ sung ý nghĩa củ thể nào cho động từ?
Chỉ nguyên nhân. 
Chỉ không gian.
Chỉ thời gian.
Chỉ địa điểm.
Phần II. Trắc nghiệm tự luận:
Câu 3. Tìm cụm động từ trong các câu sau:
Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một ngưòi chồng thật xứng đáng.
Câu 4. Chép các động từ nói trên vào mô hình cụm động từ.
Câu 5. Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ được in đậm trong các câu sau:
Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường.
Ngựa phi suốt mấy ngày đêm rồng rã.
Sau cùng Mã Lương dừng chân ở một thị trấn nhỏ.
 Đáp án
Phần I. Câu 1: B Câu 2: A
Phần II. Câu 3: a) Còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
 b) Yêu thương Mị Nương hết mực.
 Muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
Câu 4. HS tự lập bảng và điền đúng vị trí của các bộ phận trong cụm động từ vào bảng đó.
Câu 5. HS dựa các ý nghĩa của phụ ngữ đứng sau nêu dưới đây để xác định ý nghĩa theo yêu cầu của bài tập.
Phụ ngữ: nhà chỉ địa điểm, vẽ các đồ đạc lên tường chỉ đối tượng hành động.
Phụ ngữ: chỉ thời gian hành động.
Chỉ địa điểm hành động. 
 *******************************************
 Tiết 62. Mẹ hiền dạy con 
Phần I. Trắc nghiệm khách quan .
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất
Câu 1.Truyện Mẹ hiền dạy con có xuất xứ ban đầu từ đâu .
A . Liệt nữ truyện ;
B . Mạnh Tử truyện ;
C. Nam ông mộc lục ;
D. Cổ học tinh hoa .
Câu 2 .Nơi ở nào khiến bà mẹ thầy Mạnh Tử ưng ý nhất .
A . Cảnh nghĩa địa 
B. Giữa làng .
C. Cạnh trường học .
D Cạnh chợ.
Phân II, Trắc nghiệm tự luận 
Câu3. mấy lần bà mẹ Mạnh Tử dời nhà vì con ?Vì sao bà bà phài đổi chỗ nhiều lần như thế ?
Câu 4 . thái độ của bà mẹ như thế nào khi Mạnh Tử bỏ học đi chơi ?
Câu 5. Sau khi phân tích truyện ,em thấy phương pháp dạy con của bà mẹ có đúng đắn không?
 Đáp án
Phân I. Câu 1: A Câu 2: C
Phần II. Câu 3: Vì con, bà mẹ thầy Mạnh Tử phải dời nhà. Ba đoạn đầu kể về ba lần bà chuyển nhà.
- Bà dời nhà vì hai lý do:
+ Trẻ con hay bắt chước, thấy gì làm nấy.
+ Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, nếu những thói xấu nhiễm vào sớm thì nhân cách trẻ sẽ trở thành méo mó. Chỉ đến khi nhà chuyển đến gần trường học, thầy Mạnh Tử mới học được điều hay lẽ phải.
Câu 4; Khi thấy Mạnh Tử bỏ học đi chơi, thái độ của bà hết sức kiên quyết. Cách dạy của bà dứt khoát, gây ấn tượng mạnh, sâu: liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Hành động của bà hoàn toàn đúng đắn: thưuơng con nhưng phải kiên quyết.
Câu 5: Câu truyện bà mẹ Mạnh Tử dạy con rất giàu ý nghĩa giáo dục vì đây là người mẹ dạy con có phương pháp, đạt hiệu quả thực sự.
 - Sau khi đọc xong truyện, HS có thể tự liên hệ và rút ra bài học
 *********************************************
 Tiết 63 . Tính từ và cụm tính từ 
Phần I. Trắc nghiệm khách quan
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất;
Câu 1.Có mấy loại tính từ đáng chú ý .
Một 
Hai
Ba
Bốn
Câu 2. Cụm từ “chỉ một lòng chăm chỉ làm lụng“ thuộc loại cụm từ gì ?
Cụm động từ.
cụm danh từ. 
Cụm tính từ .
Cụm chủ -vị .
PhầnII. Trắc nghiệm tự luận .
Câu 3.Tìm tính từ trong những câu sau .
a, Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. 
b, Nắng nhạt màu vàng hoe .Trong vườn ,lăng lư những chùm quả xoan vàng lịm . Từng chiếc lá vàng ối .Tàu đu đủ ,chiếc lá sắn héo lại mở năn cánh vàng tươi .
Câu 4. So sánh tính từ với động từ .
-Về khả năng kết hợp với các từ đã ,sẽ , đang ,cũng ,hãy chỡ , đừng ,..
-Về khả năng làm chủ ngữ -vị ngữ trong câu .
Câu 5. Tìm các cụm tính từ có phụ ngữ so sánh được dùng thường xuyên trong lời nói hằng ngày 
-Đặt ba câu với ba cụm tính từ đã tìm được .
 Đáp án
Phần I. Câu 1: B Câu 2: A
Phần II. Câu 3: a) Oai b) Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, héo, vàng tươi.
Câu 4. - Về khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng vẫn: tính từ và động từ có khả năng giống nhau.
Khả năng làm chủ ngữ tính từ và động từ giống nhau.
Về khả năng làm vị ngữ: khả năng của tính từ hạn chế hơn động từ
Câu 5: Tham khảo những cụm từ sau: Đen như cột nhà cháu, trắng như ngà, đắt như tôm tươi, cứng như đá, nhát như cáy.
 - HS chon ba cụm tính từ và đặt ba câu với chúng.
 *****************************************
 Tiết 65 ;Thầy Thuốc Giỏi Cốt Nhất Ở Tấm Lòng 
Phần I. Trắc nghiệm khách quan:
 Hãy khoanh tròn vao chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất .
Câu 1. Nhận xét nào dưới đây không đúng với phẩm chất của Thái y lệnh họ Phạm 
A.Coi trọng y đức 
B. Đặt tính mạng người dân trên tính mạng mình 
C. Có trí tuệ trong phép ứng xử ;
D. Sở quyền uy bề trên ;
Câu 2, Tác giả của bài văn Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng là ai ?
Hồ Quý Ly ;
Hồ Nguyên Trừng 
Thái y lệnh họ phạm ;
Trần Anh Tông
Phần II. Trắc nghiệm tự luận :
Câu 3. Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể chia thành mấy đoạn .Nêu nội dung từng đoạn 
Câu 4. Trong những phẩm chất đáng quý của Thái y lệnh ,em thấy cảm phục nhất đức tính nào ? Vì sao?
Câu 5. Truyện nêu lên bài học gì cho những người làm nghề y?
 Đáp án
Phần I. Câu 1: D Câu 2: B
Phần II. Câu 3: Truyện có thể chia thành ba đoạn:
Đoạn thứ nhất: đây là đoạn viết ngắn có ý nghĩa làm nền cho câu chuyện về bậc lương y họ Phạm. Ngợi ca công đức của Thái y lệnh.
Đoạn thứ hai: tác giả đặt nhân vật vào tình huống khó xử và buộc nhân vật phải lựa chọn. Đây là đoạn văn thể hiện rõ nhất lương tâm cao đẹp của thái y này. 
Đoạn thứ ba: Ngợi ca công đức của bậc lương y truyền mãi đến đời sau.
Câu 4: trong những phậm chất cao đẹpthì phẩm chất đẹp nhất là vì người bệnh, ông sẵn sàng chống lại uy quyền, không sợ hệ luỵ tới bản thân.
 - Vì người bênh Thái y lệnh sẵn sàng phạm tội phi quân.
Câu 5. Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của lương y họ Phạm, qua đó khẳng định: Điều quý nhất đối với bất cứ một thầy thuốc nào là tấm lòng lương y như từ mẫu. Vì người bệnh, họ sẵn sàng hy sinh tất cả, không sợ quyền uy và các hệ luỵ khác trong đời.
 ****************************************
 Tiết 66. Ôn tập tiếng việt 
Phần I. Trắc nghiệm khách quan .
Hãy khoanh tròn vao chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất .
Câu 1. trong số các từ sau ,từ nào là từ thuần Việt ?
A, Sông núi 
B Giang sơn 
C . Sơn hà 
D. Sơn thuỷ .
Câu 2.Trong các câu sau , ở câu nào từ ăn được sử dụng với nghĩa gốc ?
mặt hàng này đang ăn khách ;
Hai chiếc tàu lớn đang ăn than ;
Cả nhà đang ăn cơm;
Chị ấy rất ăn ảnh ;
Phần II. Trắc nghiệm tự luận ;
Câu 3 . Hãy nêu các từ loại và cụm từ đã được học 
Câu 4 . Mượn từ là gì ?Khi mượn từ cần phải chú ý điều gì ? 
Câu 5. Nêu các kiểu câu đã học ?
-Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng kiểu câu giới thiệu ,câu miêu tả , câu đánh giá 
 Đáp án
Phần I. Câu 1: A Câu 2: C
Phần II. Câu 3: Bao gồm: Danh từ. Động từ. Tính từ. Cụm danh từ. Cụm động từ. Cụm tính từ. Số từ. Lượng từ .
Câu 4. Mượn từ là một cáh làm giàu tiềng Việt. Tuy vây, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện mà phải có sự lựa chọn phù hợp.
Câu 5: HS viết một đoạn văn trong đó có sử dụng kiểu câu giới thiệu, câu miêu tả.
HS dựa vào bài thơ Lượm để viết .
 *******************************************
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH SƠN
 TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
THƯ VIỆN
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Thanh Sơn – Năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 ki I.doc