Bộ đề Văn 8

Bộ đề Văn 8

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

Thời gian: 15 phút

I. Mục tiêu cần đạt: Thông qua bài kiểm tra:

- Kiểm tra hiểu biết của HS về đặc điểm câu ghép.

- Rèn luyện kĩ năng nhận diện và đặt được câu ghép có sử dụng quan hệ từ.

- Học sinh có thói quen dùng câu ghép để diễn đạt ý được liền mạch

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 888Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Thời gian: 15 phút
Mục tiêu cần đạt: Thông qua bài kiểm tra:
Kiểm tra hiểu biết của HS về đặc điểm câu ghép.
Rèn luyện kĩ năng nhận diện và đặt được câu ghép có sử dụng quan hệ từ.
Học sinh có thói quen dùng câu ghép để diễn đạt ý được liền mạch.
Ma trận:
 Mức độ
N.dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Vận dụng
cao
Điểm
Câu ghép
Đặc điểm
2(1)
1( 2)
3
Nhận diện
1 (3 đ)
3
Đặt câu
1( 4 đ)
4
Tổng câu
2
2
1
10
Đề bài
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
 Câu 1 ( 0,5đ). Khi nối các vế của một câu ghép người ta không dùng:
A. một quan hệ từ B. một cặp quan hệ từ
C. Cặp từ hô ứng D. tình thái từ
Câu 2( 0,5 đ). Trong trường hợp không dùng từ có tác dụng nối, cần sử dụng những dấu nào giữa các vế của câu ghép?
Dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm.
Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm. 
Dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu hai chấm.
Dấu chấm hỏi, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm
Câu 3( 2đ). Điền vào chỗ trống từ, cụm từ thích hợp
a.Câu ghép là những câu do không bao chứa nhau tạo thành.
b.Mỗi cụm C –V này được gọi là.
Câu 4( 3 đ). Xác định câu ghép trong đoạn văn sau:
 Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
Câu 5( 4đ) Cho cặp quan hệ từ sau, hãy đặt thành câu ghép:
Vì..nên
Tuy..nhưng
Đáp án, biểu điểm
Câu 1( 0,5 đ): D
Câu 2( 0,5 đ): A
Câu 3( 2 đ): Điền
Hai hoặc nhiều cụm C- V(1 đ)
Một vế câu(1 đ)
Câu 4( 3 đ): Có 2 câu ghép
Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. (1,5 đ)
Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển. (1,5đ)
Câu 5( 4 đ): Đặt đúng 2 câu ghép, mỗi câu 2 điểm.
Ví dụ: Vì nó đi chơi nắng nhiều nên nó bị ốm.
 Tuy nhà nã ở xa trường nhưng nó vẫn đi học đúng giờ.
 Tiết 41: KIỂM TRA VĂN
 Thời gian: 45 phút
I. Mục tiêu cần đạt: Thông qua tiết kiểm tra:
- Củng cố để HS nắm vững kiến thức của các văn bản Việt Nam và nước ngoài; nhớ tên tác giả, tác phẩm, thể loại, nghệ thuật, nội dung chủ yếu của từng văn bản. 
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học và diễn đạt được những điều đã cảm nhận.
- Có tình cảm yêu thích văn học, học tập theo những nét tiêu biểu của 1 số nhân vật.
II. Ma trận: 
 Mức độ
Nội 
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
Điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn học Việt Nam
Tôi đi học
1
(0,25 đ)
0,25 đ
Trong lòng mẹ
1
(0,25 đ)
0,25 đ
Lão hạc
1
(0,25 đ)
1
(2đ)
2,25 đ
Văn học thế giới
Chiếc lá cuối cùng
1
(2đ)
2đ
Hai cây Phong
1
(0,25 đ)
0,25 đ
Tổng hợp
1
(1đ)
1
(4đ)
5
Tổng số câu
8
1
5
1
1
10
III. Đề bài:
Phần trắc nghiệm: ( 2 điểm)
 Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất( từ câu 1 đến câu 4).
Câu 1. Văn bản “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào ?
A. Truyện ngắn trữ tình C. Tuỳ bút
B. Bút kí D. Tiểu thuyết 
Câu 2. Văn bản “ Hai cây phong” trích trong tác phẩm nào của Ai-ma-tốp?
 A. Cây phong non trùm khăn đỏ B. Người thầy đầu tiên
 C. Con tàu trắng D. Chuyện núi đồi và thảo nguyên 
Câu 3. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích “Trong lòng mẹ”? 
 A. Đoạn trích chủ yếu trình bày những đau khổ của chú bé Hồng .
B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm trạng độc ác của người bà cô bé Hồng .
C. Đoạn trích chủ yếu trình bày những hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ .
 D. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng. 
 Câu 4. Đọc đoạn văn:
 “Lão cố làm ra vui vẻ . Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước [] . Mặt lão đột nhiên co rúm lại . Những nếp nhăn xô lại với nhau , ép cho nước mắt chảy ra . Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít . Lão hu hu khóc” ( Lão Hạc - Nam Cao )
 Ý nào dưới đây nói đúng nhất nội dung của đoạn văn?
A. Sự yếu đuối của lão Hạc B. Sự già nua của lão Hạc 
C. Sự đau đớn về mặt tinh thần của lão Hạc D. Sự đau khổ của lão Hạc
Câu 5. Nối tên các nhân vật với nội dung cho phù hợp
Tên nhân vật
Nối
Nội dung
1.Chị Dậu
2. Cô bé bán diêm
3. Lão Hạc
4. Đôn-ki-hô-tê
5. Chú bé Hồng
a. Một con người giầu lòng nhân ái, lương thiện, trong sáng.
b. Là nhân vật thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quý.
c. Gợi cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc về một số phận bất hạnh. 
d. Là người phụ nữ can đảm, mạnh mẽ, giầu sức phản kháng. 
2. PHẦN TỰ LUẬN: ( 8 điểm) 
Câu 1 ( 2đ):
 “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương [ ]. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”.
 ( Lão Hạc – Nam Cao)
 Em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật “ tôi” qua đoạn văn trên?
Câu 2 ( 2đ) : Vì sao có thể nói “ Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác? 
Câu 3 ( 4đ) : Qua các tác phẩm truyện kí Việt Nam đã học ở ( sách Ngữ văn 8 kì I), em thấy tâm hồn mình được bồi dưỡng thêm điều gì? 
IV. Đáp án, biểu điểm:
1. Phần trắc nghiệm : (2 điểm)
Từ câu 1 đến câu 4: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Đáp án đúng
A
B
D
C
Câu 5( 1 đ): 1d, 2c, 3a, 4b
2. Phần tự luận: (8 điểm)
 Câu 1: (2 điểm) 
- Suy nghĩ thể hiện tính triết lí, nêu lên bài học về cách nhìn đời, nhìn người và cách ứng xử trong cuộc sống.
-Thể hiện tấm lòng, tình yêu thương sâu sắc của nhà văn đối với cuộc đời, với mọi người.
 Câu 2: ( 2 điểm)
- Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá giống đến nỗi có thể đánh lừa cả hai họa sĩ trẻ. Tác phẩm đó được tạo ra bằng tấm lòng và tài năng của người nghệ sĩ.
- Tác động mãnh liệt vào tâm hồn con người, đánh thức niềm tin, sự hi vọng của con người vào cuộc sống.
 Câu 3( 4 điểm) Học sinh trả lời theo cảm xúc cá nhân hoặc trình bày được các ý sau: 
- Hãy biết sống yêu thương như bé Hồng, chị Dậu, Lão Hạc.
- Hãy biết bảo vệ những người thân yêu của mình trước mọi tác động của cuộc sống.
- Hãy biết sống nhân hậu, giàu lòng tự trọng, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải sống trong sạch.
- Không nên đánh giá con người khi chỉ nhìn bề ngoài mà cần đánh giá bằng cái nhìn cảm thông, chia sẻ.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Thời gian: 90 phút
Mục tiêu cần đạt: Qua bài kiểm tra học kì, HS sẽ:
Được kiểm tra những kiến thức trọng tâm đã học trong chương trình học kì I về cả ba phân môn.
Rèn luyện kĩ năng nhận biết các phép tu từ , cách cảm thụ văn học; vận dụng kiến thức về văn thuyết minh để thuyết minh về một vấn đề cần quan tâm trong cuộc sống.
Có thái độ yêu thích bộ môn Ngữ văn.
Ma trận:
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
Điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tiếng Việt
Câu ghép
1(1đ)
1
BP tu từ
1(1đ)
1
Văn học
Trong lòng mẹ
1(2đ)
2
TLV
Thuyết minh
1(6đ)
6
Tổng câu
4
2
1
1
10
Đề bài:
Câu 1( 1 điểm): Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ?
Câu 2( 1điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ trong những câu thơ sau: 
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 ( Hoàng Trung Thông)
Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.
 ( Tố Hữu)
Câu 3( 2 điểm): Viết một đoạn văn nói về tình yêu thương của bé Hồng với mẹ.
Câu 4( 6 điểm): Em hãy thuyết minh về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe của con người.
Đáp án
Câu 1( 1 điểm):
Câu ghép là câu gồm: 2 cụm C-V trở lên, các cụm C-V không bao hàm nhau, mỗi cụm C-V là một vế câu, các vế nối với nhau bởi một dấu phẩy hoặc các quan hệ từ.( 0,5 đ)
Ví dụ: Trời dải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.(0,5 đ)
Câu 2( 1 điểm): 
a, biện pháp tu từ nói quá. (0,5 điểm)
b, biện pháp tu từ nói nói giảm, nói tránh. (0,5 điểm)
Câu 3(2 điểm):
Tình yêu mẹ của bé Hồng thể hiện:
Khi xa mẹ: Trong cuộc nói chuyện với người cô, Hồng đã thể hiện sự cảm thông, bênh vực, bảo vệ mẹ theo cách riêng: Cố giấu tình cảm thực để bà cô không thực hiện được âm mưu đen tối. Hồng rất già dặn.(1đ)
Khi gặp mẹ: Hồng trở lại với vẻ hồn nhiên, cảm nhận tinh tế về tình yêu thương của mẹ. Sống trong tình yêu thương của mẹ, Hồng trỏe nên cao thượng, quên hẳn mọi thù hằn, đau khổ.(1 đ)
Câu 4( 6 điểm):
Mở bài: (1đ)Nêu khái quát tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người.
Thân bài: (4đ)
- Nhận định những tác hại nghiêm trọng của việc hút thuốc lá.
- Lần lượt phân tích và giải thích từng tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe người hút (là nguyên nhân của các căn bệnh: Ho lao, viêm phổi, tim mạch...).
- Ảnh hưởng sức khỏe người xung quanh.
- Những nhìn nhận của cá nhân về thực trạng hút thuốc lá ở môi trường sống xung quanh mình ( trường học, gia đình, thôn xóm, trên tàu xe...)
 C. Kết bài: (1đ) Khẳng định quan điểm của cá nhân về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe và đời sống con người .
*Yêu cầu: Ngoài trình bày đủ các nội dung trên cần:
Vận dụng các phương pháp thuyết minh linh hoạt, phù hợp.
Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, ngữ pháp, lời văn rõ ràng, dễ hiểu.
ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 45 phút ( Dành cho học sinh trung bình, yếu)
I. Trắc nghiệm: ( 2 điểm)
 1. Chọn và khoanh tròn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây
Câu a. Văn bản “ Tôi đi học” của tác giả nào ?
A. Nam Cao C. Nguyên Hồng
B. Ngô Tất Tố D. Thanh Tịnh 
Câu b. Giôn xi là nhân vật trong tác phẩm
A. Hai cây phong B. Đánh nhau với cối xay gió
 C. Chiếc lá cuối cùng D. Cô bé bán diêm 
 Câu c. Tên khai sinh của nhà văn Nam Cao
 A.Trần Hữu Tri B. Trần Đại Hoàng
 C. Trần Tri Hữu D. Trần Hoàng Đại
Câu d. Văn bản “ Hai cây phong” có mấy mạch kể
 A. một B. hai C. ba D. bốn 
2. Chọn các từ, cụm từ thích hợp ở cột A điền vào chỗ trống ở cột B 
A
B
1. An-đec-xen
2. miêu tả
3. O Hen-ri
4. cây phong
a. Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ bằng nghệ thuật tự sự xenvà biểu cảm.
b. là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn.
c. Trong đoạn trích truyện Người thầy đầu tiên, hai được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa.
d. Văn bản Cô bé bán diêm của nhà văn
II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 8 điểm)
 Câu 1: (3 đ) Nêu thái độ, tình cảm của nhân vật “ tôi” đối với lão Hạc.
 Câu 2: ( 2 đ) Trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản cô bé bán diêm?
 Câu 3 : (3 đ) Qua các tác phẩm truyện kí Việt Nam đã học ở ( sách Ngữ văn 8 kì I), em thấy tâm hồn mình được bồi dưỡng thêm điều gì? 
 Đáp án
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (2 điểm)
1. Ghi chính xác mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu
Câu a
Câu b
Câu c
Câu d
Đáp án đúng
D
C
A
B
2. Mỗi câu điền chính xác được 0, 25 điểm
a: miêu tả; b: O Hen-ri; c: cây phong; d: An-đec-xen
II. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm)
 Câu1: (4 điểm) Thái độ, tình cảm của nhân vật “ tôi” là sự phát triển ngày càng trân trọng cảm thông sâu sắc theo sự việc xảy ra:
- Ban đầu nghe chuyện của lão Hạc với thái độ thờ ơ, dửng dưng so sánh việc lão quý con chó không thể nào bằng mình quý những quyển sách.
- Nghe lão Hạc kể chuyện bán chó và thấy lão Hạc khóc muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Động viên an ủi chia sẻ những buồn đau, ngấm ngầm giúp đỡ lão những ngày túng thiếu.
- Khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc nhân vật “ tôi” vô cùng cảm động, hứa trước vong linh lão làm tròn những điều mà lão gửi gắm để lão yên tâm nhắm mắt.
 Câu 2: ( 2 điểm) Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đec-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.
 Câu 3: ( 2 điểm) Học sinh trả lời theo cảm xúc cá nhân( Được một trong các ý dưới đây thì cho 0,5đ)
- Hãy biết sống yêu thương như bé Hồng, chị Dậu, Lão Hạc.
- Hãy biết bảo vệ những người thân yêu của mình trước mọi tác động của cuộc sống.
- Hãy biết sống nhân hậu, giàu lòng tự trọng, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải sống trong sạch.
 - Không nên đánh giá con người khi chỉ nhìn bề ngoài mà cần đánh giá bằng cái nhìn cảm thông, chia sẻ.

Tài liệu đính kèm:

  • docBỘ ĐỀ VĂN 8.doc