Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để dạy tốt ở trường tiểu học

Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để dạy tốt ở trường tiểu học

II. Lí do chọn đề tài

Đầt nước ta đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới để tiến lên nến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa kinh tế thị trường và các nước trên thế giới ngày càng vào Việt Nam để đầu tư kinh tế. Do đó tốc độ phát triển kinh tế nước ta ngày càng cao và nhu cầu kinh tế của người dân ngày càng được cải thiện. Chính vì thế công việc trồng người để đào tạo kiến thức cho thế hệ trẻ là một công việc đặt lên hàng đầu trong nước ta.

Chính vì những nguyên nhân mà tôi nêu trên, bản thân tôi có một số kinh nghiệm trong công việc giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của cá nhân và xã hội với mục tiêu nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực, nhân tài để góp phần và sự phát triển của đất nước.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để dạy tốt ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHOØNG GD - ĐT CHAÂU ÑÖÙC	 COÄNG HOØA XAÕ HOÄI CHUÛ NGHÓA VIEÄT NAM 
TRÖÔØNG TIỂU HỌC PHÚ XUÂN	Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
	---&---	---&---
Ngãi Giao, ngày 16 tháng 11 năm 2007
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Phần chung
Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ DẠY TỐT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Họ tên người viết: Trần Văn Hùng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Xuân
Lí do chọn đề tài
Đầt nước ta đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới để tiến lên nến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa kinh tế thị trường và các nước trên thế giới ngày càng vào Việt Nam để đầu tư kinh tế. Do đó tốc độ phát triển kinh tế nước ta ngày càng cao và nhu cầu kinh tế của người dân ngày càng được cải thiện. Chính vì thế công việc trồng người để đào tạo kiến thức cho thế hệ trẻ là một công việc đặt lên hàng đầu trong nước ta.
Chính vì những nguyên nhân mà tôi nêu trên, bản thân tôi có một số kinh nghiệm trong công việc giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của cá nhân và xã hội với mục tiêu nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực, nhân tài để góp phần và sự phát triển của đất nước.
Mục đích chọn đề tài
Trong vài năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp học 
 được coi là mục tiêu và phương tiện để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình, chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố liên quan. Trước hết là sự vận động của người dạy và người học.
Bản thân là một giáo viên dạy đã mười mấy năm qua. Bằng kinh nghiệm dạy học của mình và có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tâm với nghề nghiệp. Do đó bản thân tôi luôn tuân thủ những nghuyên tắc trong dạy học và đúc kết lại trong giảng dạy, không ngừng cập nhật, hoàn chỉnh và phát triển liên tục nhằm đem lại hiệu quả thiết thực.
Nội dung của đề tài
Xuất phát từ những thực tế trên đòi hỏi người giáo viên phải chủ động và sáng tạo trong nghề nghiệp, đồng thời giáo viên phải trân trọng mọi cố gắng sáng tạo dù còn nhỏ bé của từng học sinh.
Một là: Hãy trân trọng kinh nghiệm trong cuộc sống của từng học sinh về mặt văn hóa và vốn hiểu biết chung.
Hai là: Hãy giúp đỡ học sinh làm và nhất thiết phải đạt kết quả tốt một khi được giáo viên giúp đỡ như vậy, cứ thế dần dần dẫn dắt các em phấn đấu vươn lên đạt kết quả tốt trong bất cứ việc gì khó khăn hơn.
Ba là: Hãy ca ngợi công việc các em làm.
Bốn là: Trách nhiệm của ai thì người đó đảm nhận.
Năm là: Không những dạy cho các em học cái gì mà còn học như thế nào?
Sáu là: Ở phần nào có thể dạy được hãy đưa các bậc cha mẹ và các thành viên khác trong cộng đồng tham gia vào lớp học của bạn.
Bảy là: Giáo viên hãy lắng nghe, hãy học cách học tập ở học sinh của mình và ở các người khác.
Tám là: Hãy dồn sức vào những gì học sinh của mình có khả năng làm tốt, hơn là vào những việc gì các em không làm nổi.
Những ứng dụng trong thực tế
Mỗi học sinh chỉ có thể vươn lên thêm trên cái nền tảng của những gì mà đã nắm được, cũng tức là học sinh cũng phải cảm thấy an tâm rằng những gì bản thân đã làm tốt thì đều được giáo viên tôn trọng và quý giá.
Hãy giúp đỡ cho học sinh phấn đấu vươn lên, điều gì một học sinh ngày hôm nay có thể làm được nhờ có sự kèm cặp của một người khác, có thể hiểu biết thì đến ngày mai học sinh đó có thể tự một mình làm được. Ra cho học sinh bài làm nào học sinh không thể làm có kết quả tốt thì thật là vô bổ. Đối với học sinh mà cứ “chịu thất bại liên tiếp” thì “phấn đấu làm gì cho mệt xác?” Một học sinh có thể được một “thành đạt” trong công việc gì thì đố các bạn ngăn cản các em lao vào các việc mà các em làm tốt hay làm giỏi.
Trong việc học tập của các học sinh, nếu giáo viên đưa ra lời nhận xét là “tốt” hay là “giỏi”, điều đó chưa có tác dụng mấy, sẽ làm tốt hơn nếu giáo viên nói “Thầy thích các em đọc mẫu chuyện đó” hoặc là “Em chia như thế là biết chia đấy”. Học sinh bao giờ cũng muốn biết rõ một việc làm được “tốt” là ở khía cạnh như thế nào?
Nếu bạn muốn học hỏi được một điều gì, thì bạn phải lao vào và tự học lấy. Bản thân mình là một gíao viên, tôi luôn tự hỏi: “Ở trường và lở lớp ai là người phải lao động? Tôi có nên lao động để phục vụ cho việc học tập hay là tôi có thể trao trách nhiệm đó cho học sinh”. Vì rằng, dù sao học sinh mới là người cần phải đảm nhận công việc học tập chứ không phải tôi. Tôi thường nhắc lại cho học sinh tôi nghe câu phương ngôn “dạy học là được học đến hai lần”.
Trong thời đại mà kiến thức luôn thay đổi nhanh chóng, cái mà các em cần học cũng thay đổi nhanh chóng. Học sinh của chúng ta còn cần biết cách thức học một cách độc lập, tự mình giải quyết các khó khăn vướng mắc, biết sử dụng sách báo thậm chí cả những chương trình trên máy tính. Để trở thành người giáo viên giỏi bạn “chỉ cần” luyện cho học sinh tự thấy không cần đến bạn nữa.
Tuy nhiên chúng ta cần biết cách từng lúc đáp ứng yêu cầu của học sinh và biết lúc nào là lúc học sinh cần sự giúp đỡ của bạn. Chúng ta cần biết tầm quan trọng của giai đoạn “hãy chờ đã” và một khi học sinh “không thích tới” thì “Nào! Thầy cùng các em thử làm xem sao?”
Người giáo viên ngoài công tác giảng dạy, ở lớp phải thường xuyên kết hợp với cha mẹ học sinh nhằm để tạo điều kiện giúp đỡ các em cùng tiến bộ. Bản thân giáo viên thường thông báo những ưu, khuyết điểm của học sinh trong lớp hàng tháng bằng sổ liên lạc. Trong lớp, tôi luôn quan tâm tới học sinh cá biệt nhiều hơn và cũng thường xuyên liên lạc với gia đình. 
Là giáo viên, chúng ta hãy lắng nghe. Hãy học cách học tập ở học sinh và ở các người khác.
Mọi người chúng ta đều có việc này, việc khác không thể làm tốt, dù ai có thuyết phục dỗ dành chúng ta đến đâu chăng nữa, ta không thể làm tốt hơn thêm tí nào. Tuy nhiên mỗi chúng ta có thể nhích lên dần nếu ta bắt đầu làm được một việc gì đó, rồi trên cơ sở đó mà vươn lên dần.
Kết quả đạt được
Năm nay tôi có dịp được gặp lại học sinh cũ, có hai em trước đây khi học lớp tôi, tôi phải miêu tả phần đọc và viết của các em. Năm năm sau, khi tôi hỏi tại sao vậy, em đã trả lời là lúc bấy giờ em rất sợ hãi, không dám hỏi thầy để thầy giúp, nghĩ rằng chắc mình đọc và viết quá kém hỏi thầy sẽ làm mọi người cho rằng mình kém cỏi, đần độn. Quả là suốt cho đến ngày em tự xây dựng được niềm tin em không hề dám mạo hiểm hỏi ai hay nhờ ai giúp mình để có thể hiểu biết thêm một điều gì mới. Chính vì thế vừa qua em đã đạt được Học sinh tiên tiến lớp 10.
Từ đó tôi mới đúc kết ra rằng hãy trân trọng kinh nghiệm trong cuộc sống của học sinh về mặt văn hóa và vốn hiểu biết chung.
Trong lớp tôi có một em học sinh vài lần bị điểm kém, khi tìm hiểu nguyên nhân tôi mới biết vì em mắt kém nên hay viết sai bài, khi tâm sự với em tôi mới biết. Từ đó tôi thông báo những thông tin kịp thời với gia đình em bằng sổ liên lạc, gặp gỡ và trao đổi nhằm tháo gỡ những vướng mắc của em. Biết được điều này gia đình đã mua một chiếc kính cho em. Qua việc làm trên em đã đạt được kết quả tốt trong học tập.
Đáng phấn khởi biết bao khi được làm giáo viên. Hãy ăn mừng về những thành quả của học sinh qua sự giúp đỡ của thầy cô để học sinh vươn tới tương lai tươi sáng và tốt đẹp.
	 Người viết
 Trần Văn Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docke hoach(5).doc