I. Mục đích tổ chức chuyên đề:
1. Đối với giáo viên:
- Nội dung dạy học buổi 2 chính là củng cố và rèn luyện kiến thức, kỹ năng được tích hợp thông qua tổ chức dạy học; bồi dưỡng học sinh giỏi có kỹ năng thành thạo trong việc giải toán và phát triển kiến thức; phụ đạo học sinh yếu , giúp đỡ học sinh khó khăn trong học tập để đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định
- Đồng thời bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong toàn tổ, giúp đỡ một số giáo viên nâng cao tay nghề bằng cách tích cực tự học. Để tổ chức được các buổi dạy toán buổi 2 với các hình thức khoa học, nhẹ nhàng, câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh. Qua đó các em được “Học mà chơi, chơi mà học”.
- Giúp giáo viên thống nhất phương pháp, hình thức tổ chức sao cho bài dạy buổi 2 nói chung và bài dạy toán buổi 2 lóp 4 nói riêng đạt kết quả cao.
Báo cáo lý thuyết Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy học buổi 2 môn toán - lớp 4 Tổ 4 + 5 - năm học: 2010- 2011 I. Mục đích tổ chức chuyên đề: 1. Đối với giáo viên: - Nội dung dạy học buổi 2 chính là củng cố và rèn luyện kiến thức, kỹ năng được tích hợp thông qua tổ chức dạy học; bồi dưỡng học sinh giỏi có kỹ năng thành thạo trong việc giải toán và phát triển kiến thức; phụ đạo học sinh yếu , giúp đỡ học sinh khó khăn trong học tập để đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định - Đồng thời bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong toàn tổ, giúp đỡ một số giáo viên nâng cao tay nghề bằng cách tích cực tự học. Để tổ chức được các buổi dạy toán buổi 2 với các hình thức khoa học, nhẹ nhàng, câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh. Qua đó các em được “Học mà chơi, chơi mà học”. - Giúp giáo viên thống nhất phương pháp, hình thức tổ chức sao cho bài dạy buổi 2 nói chung và bài dạy toán buổi 2 lóp 4 nói riêng đạt kết quả cao. 2. Đối với học sinh: - Học sinh được học tập nhẹ nhàng, chủ động lĩnh hội kiến thức thông qua các câu hỏi củng cố lý thuyết, các bài tập phù hợp với các đối tượng học sinh. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học toán buổi 2 cho học sinh. - Học sinh được tham gia vào làm các bài tập thông qua các hình thức dạy học linh hoạt, sáng tạo. Tạo hứng thú bước đầu để thu hút học sinh tích cực vào làm bài. Trong đó chú trọng đến việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu thông qua các bài toán Violympic, toán tuổi thơ....và phụ đạo học yếu thông qua các bài tập đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng. - Phát huy óc sáng tạo, tính tự lập , tinh thần thi đua học tập hiệu quả . -Tạo mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, học sinh tự tin phấn khởi khi đến trường. II. Thực trạng: 1. Về phía giáo viên: - Thực tế ở buổi 1 mục tiêu nội dung bài học đã được hội đồng khoa học bộ GD-ĐT nghiên cứu soạn thảo. Còn ở buổi 2 giáo viên phải căn cứ vào nội dung buổi 1, năng lực thực tế học sinh để xây dựng mục tiêu và hệ thống bài tập phù hợp. Đây là một vấn đề khó đối với giáo viên. -Trong giảng dạy giáo viên hay rập khuôn theo SGK và các bài tập có sẵn ở vở bài tập, sách nâng cao. Chính vì thế hệ thống bài tập rời rạc, không có tính tổng hợp, liên kết giữa các kiến thức, các phầnchưa có tính khái quát để củng cố kiến thức, kĩ năng hiệu quả và phát huy khả năng tư duy của trò. - Nhiều giáo viên có khả năng song chưa thực sự đầu tư thời gian cũng như trí tuệ để nghiên cứu soạn bài dạy buổi 2 có hiệu quả, với các hình thức sinh động, hấp dẫn và sáng tạo để lôi cuốn học sinh vào bài học. 2. Về phía học sinh: - Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 4 các em còn mải chơi, chưa ý thức được việc làm của mình. - Nhiều học sinh còn chưa thuộc bảng cửu chương, chưa thành thạo phép tính cộng, trừ, nhân, chia. III. Nguyên nhân: 1. Về phía giáo viên: - Chưa tích cực nghiên cứu, học hỏi để vận dụng phương pháp đổi mới, vào tổ chức dạy học buổi 2. - Chưa thực sự đầu tư thời gian, trí tuệ, sức lực để nghiên cứu tìm ra những hình thức tổ chức phù hợp cho các đối tượng học sinh giỏi và học sinh yếu. - Chưa chủ động trong công tác tự học, tự bồi dưỡng. 2. Về phía học sinh: - Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, nhiều em còn chưa thuộc cửu chương, chưa thành thạo 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia khi thực hiện còn chưa chính xác. - Một phần do tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 4 nói riêng các em còn mải chơi, hiếu động. - Do có quá nhiều sách tham khảo các em còn lúng túng khi sử dụng. IV. Các giải pháp cụ thể: -Tổ chức chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học buổi 2 thống nhất phương pháp, khuyến khích nhiều giáo viên tham gia giảng dạy các tiết học buổi 2 có hiệu quả cao. - Đưa ra những hình thức tổ chức dạy học hay và hấp dẫn, những câu hỏi thú vị về môn toán để giáo viên vận dụng kịp thời, hiệu quả. -Tổ chức chuyên đề ngay từ đầu năm học và xuyên suốt trong cả năm học để giáo viên có cơ hội học hỏi đồng nghiệp , nâng cao chất lượng đội ngũ trong toàn tổ. - Đầu tư thời gian, nghiên cứu tài liệu, tăng cường dự giờ thăm lớp, học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp. - Đưa ra nhiều hình thức học tập, những dạng bài tập phù hợp với nhận thức và tâm sinh lý của các em, với từng đối tượng học sinh . - Đồ dùng cần thiết phục vụ tiết dạy phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ, gây ấn tượng cho các em. - Cùng thống nhất phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học buổi 2 môn toán đạt hiệu quả cao nhất. V. Quy trình thực hiện: * Tiến trình tiết dạy gồm các trò chơi củng cố lý thuyết và hệ thống các bài tập, thông qua việc khám phá các điều bí ẩn qua 5 toa tàu. 1. Kiểm tra bài cũ - Học sinh chọn toa tàu. - Tham gia vào trò chơi : Em tập làm cô giáo. - Nội dung câu hỏi: các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3 và 9. - Nhận xét, tuyên dương. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài: Gián tiếp. b) Nội dung ôn luyện. Bài 1: Tìm 2 số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 mà mỗi só có 5 chữ số? Tìm 2 số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 9 mà mỗi só có 5 chữ số? - HS làm bài vào vở. - Gọi HS trình bày, giải thích. Bài 2: Ba bạn An, Bình, Cư làm bài kiểm tra toán được ba loại điểm 8, 9, 10. Điểm của Bình là số không chia hết cho 5, điểm của Cư là số không chia hết cho 2. Tìm điểm của mỗi bạn?. - Thảo luận theo cặp. - Đại diên nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: ( Bài tập phân hoá đối tượng) Cho số 3*46 . Hãy thay dấu * bằng chữ số thích hợp để được số chia hết cho 3.( dành cho HS trung bình, yếu) Lan nói rằng: tích của 3 số tự nhiên liên tiếp là 1 số chia hết cho 2. Đúng hay sai? Cho ví dụ?( dành cho HS khá- giỏi). - HS tự suy nghĩ, làm bài vào vở. - HS trình bày, nhận xét. * Trò chơi : Tạo số. - Lớp chia 2 , mỗi đội 3 em. - Bài toán: Cho 4 số 0, 2, 5, 8. Hãy lập các số có 4 chữ số khác nhau, sao cho: a) Các số đều chia hết cho 2 và 5. b) Các số đều chia hết cho 5 và 3. c) Các số đều chia hết cho 2 và 9. - Các đội tham gia chơi. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố- Dặn dò - Dựa vào các chữ số 22- 12 trong đoàn tàu. Giáo viên củng cố các dấu hiệu chia hết và tích hợp, giáo dục HS tác phong anh bộ đội, cụ Hồ. - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Trên đây là báo cáo lý thuyết chuyên đề “ Nâng cao chất lượng dạy học buổi 2 môn toán - lớp 4 ” của tôi. Rất mong sự đóng góp ý kiến của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ, Ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Nghĩa Lộ, ngày 08/12/2010 Người viết báo cáo. Vương Thị Hà kế hoạch làm chuyên đề 1. Tên chuyên đề: NÂNG CAO CHấT Lượng giảng dạy môn toán buổi 2- lớp 4 Tiết 53: Ôn luyện: Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3 và 9. 2. Người thực hiện: Vương Thị Hà 3. Người viết báo cáo: Vương Thị Hà 4. Người dạy minh hoạ: Vương Thị Hà 5. Thời gian thực hiện: 14 giờ chiều, thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2010 6. Địa điểm: Tại phòng học lớp 4B - trường Tiểu học Kim Đồng. 7. Hình thức: Tổ chức trong lớp. 8. Đối tượng: Học sinh lớp 4 9. Nội dung: - Nội dung dạy học buổi 2 chính là củng cố và rèn luyện kiến thức, kỹ năng được tích hợp thông qua tổ chức dạy học; bồi dưỡng học sinh giỏi có kỹ năng thành thạo trong việc giải toán và phát triển kiến thức; phụ đạo học sinh yếu , giúp đỡ học sinh khó khăn trong học tập để đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định - Đồng thời bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong toàn tổ, giúp đỡ một số giáo viên nâng cao tay nghề bằng cách tích cực tự học. Để tổ chức được các buổi dạy toán buổi 2 với các hình thức khoa học, nhẹ nhàng, câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh. Qua đó các em được “Học mà chơi, chơi mà học”. - Giúp giáo viên thống nhất phương pháp, hình thức tổ chức sao cho bài dạy buổi 2 nói chung và bài dạy toán buổi 2 lóp 4 nói riêng đạt kết quả cao. - Học sinh được học tập nhẹ nhàng, chủ động lĩnh hội kiến thức thông qua các câu hỏi củng cố lý thuyết, các bài tập phù hợp với các đối tượng học sinh. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học toán buổi 2 cho học sinh. - Học sinh được tham gia vào làm các bài tập thông qua các hình thức dạy học linh hoạt, sáng tạo. Tạo hứng thú bước đầu để thu hút học sinh tích cực vào làm bài. Trong đó chú trọng đến việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu thông qua các bài toán Violympic, toán tuổi thơ....và phụ đạo học yếu thông qua các bài tập đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng. 10. Triển khai sau chuyên đề: - Tiến hành họp tổ, rút kinh nghiệm, thống nhất phương pháp, - Phân công giáo viên dạy vận dụng chuyên đề -Tiếp tục dự giờ, rút kinh nghiệm cho các tiết dạy vận dụng để đi đến thống nhất cuối cùng về phương pháp, cách thức vận dụng.%
Tài liệu đính kèm: