Báo cáo chuyên đề cấp Huyện Hình học Lớp 8 - Lê Hùng Vinh - Trường THCS Hải Vĩnh

Báo cáo chuyên đề cấp Huyện Hình học Lớp 8 - Lê Hùng Vinh - Trường THCS Hải Vĩnh

Mục 2: Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước

- Thực chất là một nội dung của quỹ tích cơ bản: quỹ tích là một đường thẳng.

- Bài toán quỹ tích đến lớp 9 mới được đề cập đến. Do đó ở lớp 8 ta chỉ xét một vài bài toán đơn giản nêu dưới dạng: cho một điểm di chuyển trên một đường thẳng, di chuyển trên một tia hay trên một đoạn thẳng và tìm xem một điểm khác phụ thuộc điểm đó di chuyển trên đường nào?

- Cách giải bài toán trên tương đương với phần thuận của bài toán quỹ tích.

- GV chưa nên đi sâu vào dạng bài toán này.

- Các bài toán tương đối khó: bài 68, 70, 71 SGK.

Ví dụ bài 70 SGK: Cho góc vuông xOy, A  Oy sao cho OA = 2cm, lấy B là một điểm bất kì, B  Ox. Gọi C trung điểm của AB. Khi điểm B di chuyển trên tia Ox thì C di chuyển trên đường nào?

Giải:

 

doc 11 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo chuyên đề cấp Huyện Hình học Lớp 8 - Lê Hùng Vinh - Trường THCS Hải Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
A. NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI VÀ KHÓ CỦA BỘ MÔN HÌNH HỌC 8:
Căn cứ vào chương trình đổi mới sgk, đổi mới PPDH, chuẩn chương trình môn toán THCS và qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy:
Nhìn chung, SGK toán 8 được trình bày rõ ràng, mạch lạc, có hình ảnh tượng trưng cho bài học. Nội dung trình bày có tính hệ thống, lôgic giữa các phần - chương - bài - mục. Nội dung thể hiện đúng mục tiêu, yêu cầu của chương trình GD, đảm bảo tính chính xác, khoa học, sát thực tiễn. Có sự cân đối giữa lí thuyết và thực hành, giúp giáo GV và HS thực hiện đổi mới PPDH. Tuy nhiên, SGK toán 8 cũng có một số hạn chế ảnh hưởng kết quả lĩnh hội kiến thức của HS, cụ thể:
CHƯƠNG I: TỨ GIÁC	
§ 5. Dựng hình bằng thước và compa. Dựng hình thang.
Đây là nội dung tương đối mới và khó đối với HS. Bài toán này được thực hiện qua bốn bước: Phân tích, dựng hình, chứng minh và biện luận.
- HS gặp khó khăn trong bước phân tích nên không tìm ra được những yếu tố dựng được ngay (đoạn thẳng, góc, tam giác,...)
- Theo chương trình quy định, không yêu cầu HS viết ra các phần phân tích và biện luận trong bài làm.
- Với diện đại trà chỉ yêu cầu HS nắm được các bài toán dựng hình cơ bản, chủ yếu là dựng tia phân giác của một góc, dựng đường trung trực của đoạn thẳng. GV không nên đi vào các bài toán dựng hình khó.
Ví dụ bài tập 34:	Dựng hình thang ABCD, biết , đáy CD = 3cm, cạnh bên AD = 2cm, BC = 3cm.
§ 10. Đường thẳng song song với đường thẳng cho trước
	Mục 2: Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước
- Thực chất là một nội dung của quỹ tích cơ bản: quỹ tích là một đường thẳng. 
- Bài toán quỹ tích đến lớp 9 mới được đề cập đến. Do đó ở lớp 8 ta chỉ xét một vài bài toán đơn giản nêu dưới dạng: cho một điểm di chuyển trên một đường thẳng, di chuyển trên một tia hay trên một đoạn thẳng và tìm xem một điểm khác phụ thuộc điểm đó di chuyển trên đường nào?
- Cách giải bài toán trên tương đương với phần thuận của bài toán quỹ tích.
- GV chưa nên đi sâu vào dạng bài toán này.
- Các bài toán tương đối khó: bài 68, 70, 71 SGK.
Ví dụ bài 70 SGK: Cho góc vuông xOy, A Î Oy sao cho OA = 2cm, lấy B là một điểm bất kì, B Î Ox. Gọi C trung điểm của AB. Khi điểm B di chuyển trên tia Ox thì C di chuyển trên đường nào?
Giải:
x
O
A
y
z
C
D
H
Cách 1: Kẻ CH ^ Ox , chứng minh rằng CH = 1cm.
Điểm C di chuyển trên tia Dz song song với Ox và cách Ox một khoảng bằng 1cm.
Cách 2: chứng minh rằng CA = CO
Điểm C di chuyển trên tia Dz thuộc đường trung trực của OA.
CHƯƠNG II: ĐA GIÁC - DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
	HS học đa giác sau khi học tam giác (lớp 6 và 7) và tứ giác (đầu lớp 8). Một lợi thế của dạy học của chương này là có thể sử dụng những kiến thức đã biết về tam giác, tứ giác rồi khái quát hoá nhằm phát hiện những kiến thức mới về đa giác.
HS được rèn luyện các kĩ năng vẽ hình, đo đạc, tính toán; Biết vẽ một tam giác có diện tích bằng diện tích của một đa giác cho trước, biết phân chia một đa giác thành nhiều đa giác đơn giản hơn để thuận lợi trong việc tính diện tích các đa giác đó.
	Tuy nhiên, HS cũng gặp khó khăn trong việc vận dụng các công thức tính diện tích các đa giác đã biết để làm toán.
	Mục 3: Trong bài diện tích hình thang
Ví dụ: Cho hình chữ nhật với hai kích thước a, b.
Hãy vẽ một tam giác có một cạnh bằng một cạnh của hình chữ nhật và có diện tích bằng diện tích hình chữ nhật đó.
Hãy vẽ hình bình hành có một cạnh bằng một cạnh của hình chữ nhật và có diện tích bằng nửa diện tích của hình chữ nhật đó.
- Các bài toán khó khác: 15, 22, 23, 47 sgk.
CHƯƠNG III: TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG
	Về mức độ yêu cầu, HS chủ yếu hiểu được các kiến thức trong SGK, tự mình thực hành giải các bài tập SGK. Ngoài ra HS được thực hành đo đạc, tính độ cao, các khoảng cách trong thực tế gần gũi với HS, giúp HS thấy được lợi ích của môn Toán trong đời sống.
Vấn đề khó trong chương này là việc HS vận dụng các định lý talét, hệ quả định lý ta lét, các tính chất để vào giải các bài tập, chứng minh; Kỹ năng vận dụng các truờng hợp đồng dạng của hai tam giác để chứng minh, xác lập các hệ thức,...
Ví dụ bài tập 20:
Cho hình thang ABCD ( AB//CD). Hai đường chéo cắt nhau tại O. Đường thẳng a qua O và song song với đáy của hình thang cắt các cạnh bên AD, BC theo thứ tự tại E, F. Chứng minh OE = OF.
	Giải:
A
B
F
C
D
E
O
Xét DADC, DBCD và từ gt EF//DC, ta có:
( hệ quả của định lí Talét)
Từ gt AB//DC, ta lại có:
 hay (3)
 Từ (1), (2) và (3) suy ra: do đó: OE = OF (đpcm).
- Những bài tập khó khác: 8, 12, 13, 21, 44, 51 sgk.
CHƯƠNG IV: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG - HÌNH CHÓP ĐỀU
	Trong chương trình THCS thì chương IV là một chương hoàn toàn mới đối với HS lớp 8. Ở chương này chỉ giới thiệu cho HS một số vật thể trong không gian thông qua các mô hình. Trên cơ sở quan sát hình hộp chữ nhật HS nhận biết được một số khái niệm cơ bản của hình học không gian:
- Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian.
- Hai đường thẳng song song với nhau.
- Đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
- Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc.
Thông qua sự quan sát và thực hành, HS nắm vững các công thức được thừa nhận về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lăng trụ đứng, hình chóp đều và sử dụng các công thức đó để tính toán.
*Những khó khăn: 
HS chưa được hiểu đầy đủ về một số khái niệm cơ bản của hình học không gian nên chỉ qua quan sát nhận biết mà không giải thích hoặc chứng minh được.
a)Cách xác định mặt phẳng trong không gian: 
- Qua ba điểm không thẳng hàng.
- Qua hai đường thẳng song song.
- Qua hai đường thẳng cắt nhau.
b)Hai đường thẳng song song trong không gian: 
- Hai đường thẳng nằm trong một mặt phẳng và không có điểm chung.
	- Cần lưu ý trong không gian còn có hai đường thẳng chéo nhau: là hai đường thẳng không nằm trong một mặt phẳng nào và không có điểm chung.
c)Đường thẳng song song với mặt phẳng:
a Ë mp(P)
b Ì mp(P)	 Þ a // mp(P)
a // b
d)Hai mặt phẳng song song:
a Ì mp(P) , b Ì mp(P) , a Ç b ¹ Æ
a’ Ì mp(Q) , b’ Ì mp(Q) , a’ Ç b’ ¹ Æ Þ mp(P) // mp(Q)
a // a’ , b // b’
Khi mp(P) // mp(Q) thì bất kỳ một đường thẳng trên mp(P) đều song song vơi mp(Q) và ngược lại.
e)Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng :
d ^ a , a Ì mp(P)
d ^ b , b Ì mp(P)	 Þ d ^ mp(P)
a Ç b ¹ Æ
g)Hai mặt phẳng vuông góc:
Þ mp(P) ^ mp(Q)
d ^ mp(Q)
mp(P) É d
GV cần hiểu rõ những khái niệm này để chủ động trong giảng dạy và sử dụng khi cần thiết.
B. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HS, HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC: 
a)Định hướng đổi mới PPDH:
Định hướng đổi mới PPDH môn toán trong giai đoạn hiện nay đã được xác định là: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; Bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác; Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của HS”.
b)Mục đích của việc đổi mới PPDH:
Mục đích của việc đổi mới PPDH là thay đổi, lấy DH truyền thụ một chiều sang DH theo “PPDH tích cực” nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; Tạo niềm tin, hứng thú trong học tập làm cho “học” là quá trình kiến tạo; HS tìm tòi khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,...HS hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, dạy cho HS cách tìm ra chân lý.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy quyết định cách học. Tuy nhiên, thói quen học tập thụ động của HS củng ảnh hưởng đến cách dạy của thầy. Mặt khác, củng có trường hợp HS mong muốn được học theo PPDHTC nhưng GV chưa đáp ứng được. Do vậy, GV cần phải được bồi dưỡng, kiên trì cách dạy theo PPDHTC.
*Các PPDH trên được thể hiện thông qua tổ chức các hoạt động của HS:
- Trong các hoạt động đó, HS cần phải được cuốn hút vào những hoạt động học tập.
- Trong tiết lên lớp GV tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập: củng cố kiến thức cũ, tìm tòi phát hiện kiến thức mới, luyện tập và vận dụng kiến thức.
- GV không cung cấp, không áp đặt những kiến thức có sẵn mà hướng dẫn HS phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thói quen và vận dụng kiến thức.
	*Phát huy tính tích cực của HS còn thể hiện qua hệ thống câu hỏi, bài tâp:
- Tuỳ vào đặc điểm và trình độ, tuỳ vào nội dung bài học và PPDH được lựa chọn mà quyết định số lượng và chất lượng câu hỏi thích hợp.
- Mỗi bài học cần có một số câu hỏi then chốt, trên cơ sở đó phát triển thêm những câu hỏi phụ tuỳ theo diễn biến của tiết học.
- Các câu hỏi nhằm những mục đích khác nhau: gây hứng thú, thu hút chú ý, kích thích tìm tòi, gợi cách suy nghĩ hay cách giải bài tập.
- Cần nâng cao chất lượng các câu hỏi, giảm số câu hỏi tái hiện, tăng các câu hỏi yêu cầu tư duy tích cực.
- Các câu hỏi phải khó hơn một chút so với trình độ hiện tại của HS nhằm kích thích HS tích cực suy nghĩ, biết bổ sung, mở rộng và tìm tòi cái mới.
Tóm lại, để phát huy tối đa tính tích cực của HS, GV cần đổi mới:
1)Xác định mục tiêu bài học:
- GV phải hình dung được là học xong một bài HS của mình phải nắm được những kiến thức, kỹ năng gì, hình thành những thái độ gì, ở mức độ nào. Mục tiêu đó là cho HS, do HS thực hiện, chính HS qua hoạt động học tập tích cực phải đạt được mục tiêu ấy. GV là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn giúp đỡ HS.
- Cần chú ý đến yêu cầu phân hoá: GV phải hình dung mức độ, yêu cầu khác nhau đối với những nhóm HS có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi HS đều được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ vừa sức.
2)Kết hợp các PPDH thông qua các HĐDH:
- GV cần biết cách tận dụng những ưu thế của từng phương pháp, biết lựa chọn PP phù hợp với nội dung dạy học, phù hợp với đặc điểm và điều kiện của GV và HS nhằm làm cho HS chủ động, tích cực hơn trong học tập.
- Các PPDH được sử dụng phổ biến, có hiệu quả, có khả năng đáp ứng yêu cầu về đổi mới PPDH môn toán: PP vấn đáp, PP luyện tập và thực hành, PP phát hiện và giải quyết vấn đề, PP hợp tác trong nhóm nhỏ. 
- Trong một tiết dạy, GV nên sử dụng nhiều PPDH nhằm phát huy tối đa tính tích cực của HS.
3)Sử dụng PTDH, TBDH:
- TBDH là điều kiện không thể thiếu được trong hoạt động dạy và học. TBDH không chỉ minh hoạ mà còn là nguồn tri thức, là một cách chứng minh bằng quy nạp.
- TBDH giữ vai trò quan trọng góp phần hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS, giúp HS tự chiếm lĩnh tri thức, kích thích hứng thú học tập cho HS.
- Việc ứng dụng CNTT trong dạy học cũng giúp phát huy tính tích cực của HS. Các bài giảng điện tử nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS, nhất là các nội dung có tính chất nêu vấn đề, gợi vấn đề.
- Việc sử dụng phần mềm dạy học toán làm phương tiện hỗ trợ một cách hợp lý sẽ cho hiệu quả cao. Có thể mô phỏng những chuyển động hình học, chuyển động điểm để cho HS có thể quan sát được điều mà các phương tiện khác khó có thể làm được.
4) Hướng dẫn học sinh tự học:
 	Một trong những điểm cần chú ý trong quá trình đổi mới PPDH chính là việc bồi dưỡng khả năng tự học cho học sinh.Việc bồi dưỡng khả năng tự học cần được chú trọng qua từng tiết học,đồng thời qua việc hưóng dẫn công việc học tập ở nhà.
a/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Cần định hướng cho HS việc đọc sách.Việc đọc sách cần được tiến hành theo sự hướng dẫn của thầy giáo.Có một số nội dung trong sách được trình bày với tinh thần: SGK là phương tiện giúp HS tự học. Với những nội dung đó đòi hỏi HS cần đọc sách trước ở nhà,sau đó đến lớp trao đổi những nội dung chính hoặc luyện tập để cũng cố kiến thức.
- HS cần được đọc qua toàn bài, xác định rõ nội dung chính như bài học đó gồm những khái niệm, định lý, dạng toán nào.
- Vừa đọc vừa suy ngẫm để hiểu sơ bộ khái niệm hoặc định lý.
- Tìm kiến thức chính trọng tâm, ghi lại những chổ khó, chưa hiểu để đọc lại hoặc để đến lớp hỏi thầy, hỏi bạn.
- Giải một số ví dụ hoặc thực hiện một số hoạt động mà SGK đề ra. Nếu không tự lực giải được thì có thể xem hướng giải trong SGK để tiếp tục tự lực làm việc.
- Đọc sách nghiên cứu bài mới, ôn tập những nội dung kiến thức có thể vận dụng trong bài mới để lên lớp có thể tiếp thu bài nhanh hơn, hiểu sâu sắc hơn.
- Đọc các sách tham khảo khác để nâng cao kiến thức cho mình.
b/ Hướng đẫn HS tự học trên lớp:
- HS thường đọc SGK để hiêu được nội dung bài học,HS có thể tóm tắt hoặc phát biểu lại nội dung đó.
- Tập cho HS phát biểu ý kiến, diễn đạt theo cách hiểu riêng của mình tránh cầm SGK đọc.
- Mỗi HS trên lớp đều phải phát huy tích cực xây dựng bài học, nổ lực trong khi giải bài tập hay thảo luận.
 	Như vậy khả năng tự học phải được hình thành dần trong quá trình học tập.Nhờ đó sau này các em có thể tự đọc những tài liệu khác, biết chọn lọc những kiến thức, thông tin cần thiết cho riêng mình.
C. ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY:
Phần này giúp cho GV đạt được các mục tiêu sau:
- Có quan niệm tổng quát nhất về học, dạy và vai trò của người dạy, người học theo cách tiếp cận thông tin và theo PP sư phạm tương tác. Từ đó thấy rõ cần xác định phương hướng đổi mới PP dạy và học.
- Hiểu rõ vai trò của CNTT đối với xã hội và GD.
- Làm quen với CN có tác dụng nâng cao rõ rệt, hiệu quả trong dạy và học như overhead, projector, internet; các phần mềm toán học như: GSP, volet, maple, ...
- Thấy sự cần thiết phải sử dụng CN, đặc biệt là CN mới trong việc dạy và học ngày nay.
- Thấy được mặt trái của việc sử dụng CN và biết phương hướng khắc phục.
	Từ các nhận thức đó, GV xác định được phương hướng phấn đấu để đảm đương sứ mạng của nhà giáo trong thời đại mới.
Các phương tiện thường được GV sử dụng hiện nay:
1) Sử dụng máy chiếu hắt (Overhead):
	Overhead là một trong những loại công cụ có hiệu quả nhất phục vụ dạy và học vì những ưu điểm sau:
- Sử dụng được tất cả cho hai loại hình dạy học: diễn giảng và thảo luận. Dùng các bộ giấy trong chuẩn bị trước để diễn giảng hoặc dùng giấy trong và bút dạ để viết ý kiến thảo luận trình bày tại chỗ. Có thể quan sát được nhiều bài làm của HS.
- Có thể sử dụng linh hoạt bằng những thủ thuật đơn giản: che lấp và xuất hiện từng phần, lồng ghép hình bằng nhiều tờ giấy trong vẽ các thành phần.
- Tương đối rẻ tiền, dễ phổ cập.
2) Máy chiếu đa phương tiện Projector:
- Ngày nay đã xuất hiện các máy chiếu đa phương tiện đơn hoặc đa năng kết nối với máy tính cá nhân hoặc máy tính xách tay (Laptop) có rất nhiều tính năng: chiếu các files văn bản, âm thanh (audio), hình ảnh tĩnh và động được lưu giữ trong máy vi tính hoặc chiếu tranh ảnh từ sách hay từ các tấm nhựa trong hoặc chiếu các film video.
- PowerPoint là một phần mềm rất mạnh phục vụ mục đích trên. Với powerpoint, GV có thể soạn thảo các slide chứa văn bản, đồ thị, hình ảnh tĩnh và động có âm thanh để trình diễn trên projector.
3) Ứng dụng các phần mềm toán học: 
Các phần mèm nổi tiếng như Geometer’s Sketchpad (GSP), violet, maple. Dùng phổ biến nhất là phần mềm Geometer’s Sketchpad vì có những ưu điểm sau:
- Dùng để dựng các hình chuyển động, vẽ đồ thị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS kiểm tra các giả thuyết toán học.
- Trong môi trường GSP, hình vẽ và đồ thị được tạo ra trực quan hơn các hình được vẽ theo cách thông thường , cho nên nhiều tính chất mới được phát hiện.
- Tạo cơ hội cho HS thấy được những tính chất hình học nghiệm đúng cho hàng loạt trường hợp, HS có vẽ thuyêt phục hơn với chứng minh nhất là các phép chứng minh dài và khó. 
D. CÔNG TÁC BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Các thiết bị dùng trong bộ môn hình 8:
- Dụng cụ dựng hình bao gồm thước thẳng, thước đo góc, êke, compa.
- Giác kế.
- Các vật thể trong không gian: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng, hình chóp đều, hình chóp cụt đều.
- Bộ thực hành lắp ghép các hình trong không gian.
2. Tình hình sử dụng thiết bị dạy học:
a) Phạm vi sử dụng các TBDH:
- Dụng cụ dựng hình: thước thẳng, thước đo góc, êke, compa được dùng xuyên suốt cho quá trình giảng dạy.
- Giác kế ngang dùng để đo góc trên mặt đất, thực hành đo khoảng cách giữa hai địa điểm.
- Bộ hình học không gian đuợc dùng xuyên suốt trong chương IV.
b) Để đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng TBDH môn toán cần:
- Nghiên cứu kĩ nội dung tiết học để xác định rõ TBDH nào cần phải sử dụng và sử dụng với mục đích gì, dẫn dắt kiến thức mới hay minh hoạ.
- Xác định thời điểm thích hợp, thời gian sử dụng thiết bị đó trong tiết học.
- Tìm biện pháp, cách thức thích hợp để hướng dẫn HS thực hành, sử dụng thiết bị theo đúng mục đích.
- Chú trọng thiết bị thực hành giúp HS tiến hành: vẽ hình, dựng hình các bài thực hành.
- Những thiết bị đơn giản có thể do GV, HS tự làm góp phần làm phong phú thêm TBDH của nhà trường như dụng cụ đo chiều cao.
C. ĐỔI MỚI CÁCH RA ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH:
1. Yêu cầu chung:
- Kế hoạch kiểm tra, đánh giá phải được xác định từ đầu năm học, đầu học kì.
- Nội dung kiểm tra, đánh giá phải toàn diện bao gồm cả kiến thức, kĩ năng và vận dụng, không phải chỉ yêu cầu tái hiện kiến thức và kĩ năng.
- Kiểm tra, đánh giá ngay trong quá trình HS học tập trên lớp thông qua hoạt động của cá nhân.
- Cần khắc phục thói quen khá phổ biến là chỉ đánh giá HS thông qua điểm số của bài kiểm tra, chỉ chú trọng việc cho điểm ít có những lời phê nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm của HS.
- Sau khi kiểm tra, đánh giá phải điều chỉnh việc dạy và học, bổ sung những lỗ hổng kiến thức của HS, giúp đỡ HS yếu kém, bồi dưỡng HS giỏi.
- Thay đổi cách ra đề kiểm tra: TNKQ, TL.
2. Biện pháp đánh giá:
	Trong việc biên soạn và sử dụng câu hỏi, bài tập để kiểm tra, đánh giá cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Câu hỏi và bài tập phải phù hợp với yêu cầu của chương trình, với chuẩn kiến thức tối thiểu theo quy định của Bộ GD & ĐT, sát với trình độ HS.
- Câu hỏi và bài tập phải được phát biểu chính xác, rõ ràng để HS có thể hiểu một cách đơn trị.
- Có những câu hỏi, bài tập đào sâu, đòi hỏi vận dụng kiến thức một cách tổng hợp.
* Biện pháp 1: Kiểm tra thông qua hình thức kiểm tra bài cũ
	Chú ý những câu hỏi và bài tập buộc HS suy nghĩ tích cực. Nên ưu tiên những câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ mà GV có thể dựa vào đó đặt vấn đề học bài mới.
* Biện pháp 2: Kiểm tra khi HS học nội dung mới, khi giải bài tập, khi ôn tập.
* Biện pháp 3: Kiểm tra định kì.
3. Hình thức đánh giá:
a. Kiểm tra viết: đây là loại công cụ phổ biến hay dùng.
- Công cụ kiểm tra viết xưa nay thường chỉ bao gồm các câu TL. Do đó, không thể kiểm tra được đầy đủ các chủ đề trong nội dung học tập.
- Để đảm bảo đánh giá được toàn diện, cần sử dụng các câu TNKQ.
b. Các loại câu hỏi:
* Câu hỏi tự luận: câu hỏi TL đòi hỏi câu trả lời là một câu hoàn chỉnh.
Ví dụ: Đổ nước đầy nửa thùng hình lập phương cạnh 5dm rồi thả 25 viên gạch kích thước 2dm; 1dm; 0,5dm vào thùng. Hỏi nước dần lên cách miệng thùng bao nhiêu dm? (giả thiết rằng gạch hút nước không đáng kể và cả 25 viên gạch đều chìm trong nước).
* Câu hỏi TNKQ:
- Câu hỏi đúng sai: trước một câu dẫn xác định, HS chọn một trong hai cách trả lưòi đúng hoặc sai.
Ví dụ: đánh dấu ‘x’ vào ô thích hợp.
Câu
Nội dung
Đ
S
1
Hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau là hình thang cân
2
Tam giác đều có tâm đối xứng
3
Hai tam giác đối xứng qua 1 điểm thì có chu vi bằng nhau.
4
Tứ giác có 4 góc vuông là hình vuông
- Câu nhiều lựa chọn: Một câu hỏi có từ 3 – 5 đến câu trả lời sẵn, trong đó chỉ có một câu trả lời đúng hoặc đúng nhất.
Ví dụ: Cho DA’B’C’ ~DABC theo tỉ số đồng dạng k; SD ABC = 63cm2; 
SD A’B’C’ = 7cm2. Tỉ số k bằng bao nhiêu?
A.	B. k = 3	C. 	D. k = 9
- Câu ghép đôi: Gồm hai dãy thông tin, một dãy là những câu hỏi (hay câu dẫn), một dãy là những câu trả lời (hay câu lựa chọn). HS phải tìm ra từng cặp câu trả lời tương ứng với câu hỏi.
Ví dụ: Ghép mỗi ý 1, 2, 3, 4 với một trong các ý a, b, c, d, e để được khẳng định đúng.
a)l à đường trung trực của đoạn thẳng AB.
b) là đường thẳng song song với a và cách a một khoảng 2cm.
c) là đường tròn tâm A bán kính 3cm.
d) là tia phân giác của góc xOy.
e) là hai đường thẳng song song với a và cách a một khoảng 2cm.
1) Tập hợp các điểm cách điểm A cố định một khoảng 3cm
2) Tập hợp các điểm cách đều hai đầu của đoạn thẳng AB cố định
3) Tập hợp các điểm nằm trong góc xOy và cách đều hai cạnh của góc đó
4) Tập hợp các điểm cách đều đường thẳng a cố định một khoảng 2cm
- Câu điền khuyết: Điền từ hay cụm từ thích hợp vào dấu ‘...’ hoặc điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông.
Ví dụ: điền từ thích hợp vào dấu ‘...’ để được bài giải đúng.
Cho hình vẽ, tính diện tích DABC?
25cm
H
36cm
A
B
C
Giải:
DAHB ~ D CHA Þ ...............................
Þ ........................= HB.HC
Þ AH = .................................................
Vậy SDABC = ...........................................
Trên đây là bốn loại trắc nghiệm thông dụng để kiểm tra, đánh giá kiến thức trong đó dùng phổ biến nhất là câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Các câu TN này được gọi là khách quan vì đáp số rõ ràng, không phụ thuộc vào người chấm.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de huyen.doc