Bài thi tìm hiểu: Luật bình đẳng giới

Bài thi tìm hiểu: Luật bình đẳng giới

Câu 1: Luật bình đẳng giới được quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực kể từ ngày, tháng năm nào?

- Luật bình đẳng giới đã được Quốc hội nước Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt Nam khoá Xi, kì họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006. Bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

Câu 2: Trình bày bố cục và phạm vi điều chỉnh của Luật bình đẳng giới?

- Về bố cục: Luật bình đẳng giới bao gồm 6 chương, 44 điều.

- Chương I: Những quy định chung ( từ điều 1 đến điều 10)

- Chương II: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình (từ điều 11 đến điều 18).

- Chương III: Các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới (từ điều 25 đến điều 34).

- Chương IV: Thanh tra, giám sát và xử lí vi phạm luật về bình đẳng giới( từ điều 35 đến điều 42).

- Chương V: Điều khoản thi hành ( từ điều 43 đến điều 44)

- Về phạm vi điều chỉnh luật: Luật bình đẳng giới quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp đảm bảo bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới. ( Theo điều 1)

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 799Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thi tìm hiểu: Luật bình đẳng giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thi tìm hiểu: Luật bình đẳng giới
Câu 1: Luật bình đẳng giới được quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực kể từ ngày, tháng năm nào?
Luật bình đẳng giới đã được Quốc hội nước Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt Nam khoá Xi, kì họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006. Bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
Câu 2: Trình bày bố cục và phạm vi điều chỉnh của Luật bình đẳng giới?
Về bố cục: Luật bình đẳng giới bao gồm 6 chương, 44 điều.
Chương I: Những quy định chung ( từ điều 1 đến điều 10)
Chương II: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình (từ điều 11 đến điều 18).
Chương III: Các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới (từ điều 25 đến điều 34).
Chương IV: Thanh tra, giám sát và xử lí vi phạm luật về bình đẳng giới( từ điều 35 đến điều 42).
Chương V: Điều khoản thi hành ( từ điều 43 đến điều 44)
Về phạm vi điều chỉnh luật: Luật bình đẳng giới quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp đảm bảo bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới. ( Theo điều 1)
Cõu 3: Thế nào là bỡnh đẳng giới ? Mục tiêu của bỡnh đẳng giới là gỡ ?
1.1. Theo khoản 3, Điều 5 Luật Bỡnh đẳng giới: Bỡnh đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trũ ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mỡnh cho sự phỏt triển của cộng đồng, của gia đỡnh. Nam và nữ cú quyền thụ hưởng như nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xó hội và gia đỡnh.
1.2. Theo Điều 4, Luật Bỡnh đẳng giới: Mục tiêu bỡnh đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xó hội và phỏt triển nguồn nhõn lực, tiến tới bỡnh đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xó hội và gia đỡnh.
Câu 4: Hãy nêu những nguyên tác cơ bản về bình đẳng giới và chính sách của nhà nước về bình đẳng giới?
* Điều 6, Luật bình đẳng giới quy định những nguyên tác cơ bản về bình đẳng giới như sau:
Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
Biện pháp thú đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xứ về giới.
Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
* Điều 7 luật bình đẳng giới quy định chính sách của nhà nước về bình đẳng giới:
Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện cho nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.
Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng cao chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và các địa phương mà chỉ số giới thấp hơn chỉ số ở các vùng khác.
Câu 5: Theo quy định của luật bình đẳng giới, vấn đề bình đẳng giới được đề cập trong lĩnh vực nào của đời sống xã hội và gia đình? Hãy nêu các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực đó?
* Vấn đề bình đẳng giới được đề cập trong 8 lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình quy định trong luật bình đẳng giới, đó là:
Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ( điều 11) .
Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế (điều 12) 
Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động (điều 13) 
Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (điều 14) 
Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (điều 15) 
Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá thông tin, thể dục thể thao(điều 16) 
Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế (điều 17) 
Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình (điều 18) 
Luật bình đẳng giới quy định các biện pháp thúc dẩy bình đẳng giới cụ khuyến thể trong các lĩnh vực như sau:
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị (khoản 5 điều 11), bao gồm: 
+ Đảm bảo tỉ lệ thích đáng nữ đại biểu quốc hội. đại biểu hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; 
+ Đảm bảo tỉ lệ thích đáng nữ trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế (khoản 2 điều 12), bao gồm: 
+ Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu tiên về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
+ Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động (khoản 3 điều 13), bao gồm: 
+ Quy định tỉ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
+ Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (khoản 5 điều 14), bao gồm: 
+ Quy định tỉ lệ nam, nữ tham gia học tập đào tạo;
+ Lao động nữ trong khu vực nông thôn được dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Câu 6: Hãy nêu những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới?
* Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, y tế được quy định tại Điều 40 luật bình đẳng giới, cụ thể như sau:
Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, vào cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới.
Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lí, lãnh đạo vào các chức danh chuyên môn vì định kiến giới;
Đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt và đối sử về giới trong các hương ước, quy ]ớc của cộng đồng hoặch trong quy định, quy chế của cơ quan tổ chức.
2 . Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
- Cản trở việc nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới;
- Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định.
 3. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
 - Áp dụng các điều khoản khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một việc làm mà nam, nữ điều điều có trình độ và năng lực thực hiện như nhau, trừ trường hợp thúc đẩy bình đẳng giới;
 - Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc với người lao động vì lí do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;
 - Phân công công việc mang tính chất đối xử phân biệt nam, nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lí do giới tính;
 - Không thực hiện các quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nam và nữ.
 4. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
 - Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ;
 - Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lí do giới tính;;
 - Từ chối tuyển sinh người có có đủ điều kiện vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng vì lí do giới tính hoặc lí do mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;
 - Giáo dục hướng nghiệp, biên soạn phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới.
 5. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm:
 - Cản trở việc nam hoặc nữ thành tham gia hoạt động khoa học, công nghệ
 - Từ chối việc tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ;
 6. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao bao gồm:
 - Cản trở việc nam hoặc nữ thành tham gia vào sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn và tham gia các hoạt động văn hoá khác vì định kiến giới;
 - Sáng tác, lưu hành, cho phép xuất bản các tác phẩm dưới bất kì thể loại và hình thức nào để cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới;
 - Truyền bá tư tưởng, tự mình thực hiện hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tích chất phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức;
 7. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm;
 - Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khoẻ ví định kiến giới
 - Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới của thai nhi.
* Theo điều 41, các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình bao gồm:
 - Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia địn đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lí do giới tính.
 - Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kién giới/
 - Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lí do giới tính.
 - Hạn chế việc đi họp hoặc hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lí do giới tính.
 - Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sán như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới tính nhất định.
Câu 7: Trình bày các biện pháp, bảo đảm bình đẳng giới?
Luật bình đẳng giới quy định 6 biện pháp bình đẳng giới, đó là:
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới(Điều 19):
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
+ Quy định tỉ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỉe nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
+ Đào tạo, bồi dưỡng để nang cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam.
+ Hỗ trợ để tạo điều kiện cơ hội cho nam, nữ.
+ Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù, cho nam hoặc nữ.
- Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, có thẩm quyền quyết định quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới quy định tại khoản 1 điều này, có trách nhiệm xem xét việc thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và quyết định chấm dứt, thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
2. Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật (Điêuf 20).
- Việc sử dụng, sửa đổi, bổ xung văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới.
- Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là một căn cứ quan trọng của việc để rà soát sửa đỏi, bổ sung các van bản quy phạm pháp luật.
3.Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Điều 21):
- Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật bao gồm 3 nôi dung sau:
+ Xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
+ Xác định trách nhiệm và nguồn lực đẻ giải quyết các vấn đề trong phạm vi văn bản quy định pháp luật điều chỉnh.
- Cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm hỗ trợ phối hợp với cơ quan quản lí nhà nước về bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung đánh gia bao gồm:
+ Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo.
+ Tính khả thi của việc giải quyết vấn đề giới được điều chỉnh trong dự án dư thảo.
Chính phủ quy định việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
4. Thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (Điều 22):
- Uỷ ban của Quốc hôi phụ trách lĩnh vực giới có trách nhiệm thamgia với hội đồng dân tộc, để thầm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đối với các dự án luật, dự thảo luật trước khi trình quốc hội, uỷ ban thường vụ quốc hội xem xét thông qua.
- Nội dung thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới bao gồm:
+ Xác định vấn đề giới trong dự thảo, dự án;
+ Việc bảo đảm các nguyên tắc bính đẳng giới trong dự thảo dự án.
+ Tính khả thi của dự án, dự thảo để bảo đảm bình đẳng giới.
5. Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới (Điều 23):
- Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được đưa vào chương trình giáo dục, trong nhà trường, trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức và cộng động. 
- Việc thông tin giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới thông qua các chương trình học tập, các ấn phẩm, các chương trình phát thanh, truyền hình và các hình thức khác.
6. Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới (Điều 24):
- Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm:
+ Ngân sách nhà nước;
+ Đóng góp tự nguyện của tổ chức cá nhân;
+ Các nguồn thu hợp pháp khác.
- Việc quản lí, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới phải đúng ục đích, có hiệu quả và theo quy định của pháp luật.
Câu 8: Luật bính đẳng giới quy định công dân, gia đình cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới?
	Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm việc bình bình đẳng giới quy định tại các điều trong Luật bình đẳng giới như sau:
1. Trách nhiệm của Chính phủ (Điều 25):
- Ban hành chiến lược chính sách mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; hằng năm báo cáo Quốc hội về thực hiện mục tiêu quốc gia vè bình đẳng giới.
- Tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; chỉ đạo công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện bình đẳng giới.
- Phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao ý thức của nhân dân về bình đẳng giới.
Trách nhiệm của cơ quan quản lí nhà nước về bình đẳng giới ( Điều 26) 
Xây dựng và trình chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Xây dựng và trình chính phủ ban hành hoặc ban hành,hướng dẫn theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản pháp luật.
Tổng kết, báo cáo chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Trách nhiệm của cơ quan quản lí nhà nước về bình đẳng giới (Điều 26)
Xây dựng và trình chính phủ Ban hành chiến lược chính sách mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Xây dựng và trình chính phủ Ban hành hoặc ban hành, hướng dẫn theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật.
Tổng kết, báo cáo chính phủ việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới
Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lí nhà nước về bình đẳng giới.
Kiểm tra, thanh tra, xử lí vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới.
Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ ( Điều27):
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm sau đây:
Rà soát văn bản hiện hành để sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực mà mình quản lí.
Nghiên cứu, kiến nghị cơ quan nhà nướ có thẩm quyền ban hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;
Phối hợp với cơ quan quản lí nhà nước về bình đẳng giới đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong lĩnh vực quản lí; thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại tố cáo về bình đẳng giới.
Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp (Điều 28)
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới tai địa phương.
Trình hội đồng nhân dân ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới theo thẩm quyền.
Tổ chức thực hiện pháp luật bình đẳng giới tại địa phương
Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới.
Tổ chức, chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới ở địa phương.
Trách nhiệm của mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên (Điều 29)
Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lí nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức.
Tham gia giám sát việc thực hiện bình đẳng giới.
Tuyên truyền vận động nhân dân, hội viên. đoàn viên thực hiện bình đẳng giới.
Trách nhiệm của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Điều 30)
Thực hiện các quy định tại điều 29 của Luật bình đẳng giới
Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới
Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia quản lí, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị 
Thực hiện các chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật
Thực hiện phản biện xã hội đúng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứ chính trị – xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức mình (Điều 31)
Trong công tác tổ chức, cán bộ, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm sau đây:
+ Bảo đảm cán bộ, viên chức, công chức, người lao động nam, nữ bình đẳng trong việc làm, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm và hưởng phúc lợi
+ Bảo đảm việc đánh giá cán bộ, viên chức, công chức, người lao động trên nguyên tắc bình đẳng giới
Trong hoạt động, cơ quan nhà nước, tổ chứ chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm sau đây:
+ Xác định thực trạng bình đẳng giới, xây dựng và bảo đảm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức mình và có báo cáo hàng năm.
+ Bảo đảm sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ trong xây dựng, thực thi pháp luật, chương trình, kế hoặch, dự án phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
+ Giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do mình quản lí.
+ Có biện pháp khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức mình quản lí
+ Tạo điều kiện phát triển các cơ sở phúc lợi xã hội, các dịch vụ hỗ trợ nhằm làm giảm nhẹ gánh nặng gia đình.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan tổ chức của mình (Điều 32)
Trong công tác tổ chức và hoạt động, cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại Điều 31 của luật này có trách nhiệm sau đây:
+ Phải bảo đảm cho nam, nữ bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng;
+ Báo cáo hoặc cung cấp kịp thời thông tin về bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức, theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.
+ Đề xuất hoặc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức mình.
Trách nhiệm của gia đình (Điều 33)
Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết tham gia các hoạt động bình đẳng giới.
Giáo giục thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lí công việc gia đình.
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.
Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai và con gái, trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.
Trách nhiệm của công dân (Điều 34)
Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới;
Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới;
Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới.
Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, cơ quan, tổ chức và công dân
Câu 9: Một doanh nghiệp X có nhu cầu tuyển một kế toán đã đăng báo thông báo tuyển dụng trong đó có nội dung:
“ Độ tuổi: Nam < 45, Nữ < 40. Ưu tiên nam”
Căn cứ vào các quy định của Luật bình đẳng giới, anh (chị) hãy cho biết nội dung thông báo tuyển dụng nêu trên có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?
Thông báo tuyển dụng kế toán của doanh nghiệp X có nội dung: “ Độ tuổi: Nam < 45, Nữ < 40. Ưu tiên nam” là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
Vì:
+ Khoản 1 Điều 13 Luật bình đẳng giới quy định: “ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai thi binh dang gioi.doc