Bài 6. Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử X liên kết với 3 nguyên tử hidro và nặng gấp 8,5 lần khí hidro. Xác định CTHH của hợp chất.
Bài 7. Một hợp chất A gồm nguyên tử nguyên tố Y liên kết với 3 nguyên tử oxi và nặng gấp 5 lần nguyên tử oxi. Xác định CTHH của hợp chất.
Bài 8 (*). Một hợp chất có thành phần phân tử gồm hai nguyên tố C và O. Tỉ lệ khối lượng của C và O là 3: 8. Công thức hóa học của hợp chất là gì?
Bài 9 (*). Tìm CTHH của một oxit sắt gồm 2 nguyên tố Fe và O. Biết phân tử khối là 160, tỉ số khối lượng của Fe và O là 7 : 3.
VIẾT CÔNG THỨC HÓA HỌC (CTHH) Phương pháp làm bài tập CTHH đơn chất: Ax CTHH hợp chất: AxByCz - Kim lọa, một số phi kim (C, S, Si, P): (với x = 1) - Các phi kim còn lại: A2 (trừ ozon: O3) A,B,C là KHHH của các nguyên tố. x, y, z là các chỉ số tương ứng của A, B, Dạng 1. Lập công thức khi biết thành phần các nguyên tố và hóa trị của chúng. Các bước để xác định hóa trị Bước 1: Viết công thức dạng AxBy Bước 2: Đặt đẳng thức: x hóa trị của A = y hóa trị của B Bước 3: Chuyển đổi thành tỉ lệ: = Hóa tri của B/Hóa trị của A Chọn a’, b’ là những số nguyên dương và tỉ lệ b’/a’ là tối giản => x = b (hoặc b’); y = a (hoặc a’) Ví dụ: Lập công thức hóa học của hợp chất sau: C (IV) và S (II) Bước 1: Công thức hóa học của C (IV) và S (II) có dạng Bước 2: Biểu thức quy tắc hóa trị: x.IV = y.II Chuyển thành tỉ lệ: Bước 3 Công thức hóa học cần tìm là: CS2 Dạng 2: Xác định công thức hóa học khi biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố và phân tử khối. II. Tính thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất AxByCz Giả sử công thức của hợp chất là AxBy, biết %A và %B. Cần tìm x và y Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất mA = mB = ( hoặc mB = - mA ) Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất Chọn x = a, y = b => suy ra công thức của hợp chất ( Lưu ý trong công thức của hợp chất hai nguyên tố Nếu một nguyên tố là Oxi thì Oxi luôn luôn đứng sau Nếu một nguyên tố là kim loại, một nguyên tố là phi kim thì kim loại luôn luôn đứng trước Trong trường hợp bài toán cho tỉ khối chất khí thì dựa vào tỉ khối chất khí để tìm khối lượng mol của chất cần tìm theo CT: MA = dA/B . MB hoặc MA = dA/KK . 29 ) Ví dụ 1: Photphat tự nhiên là phân lân chưa qua chế biến hóa học, thành phần chính là canxi photphat có công thức hóa học là Ca3(PO4)2 Bước 1: Xác định khối lượng mol của hợp chất. MCa3(PO4)2 = 40.3 + 31.2 + 16.4.2 = 310 g/mol Bước 2: Xác định số mol nguyên tử của mỗi nguyên tó trong 1 mol hợp chất Trong 1 mol Ca3(PO4)2 có: 3 mol nguyên tử Ca, 2 mol nguyên tử P và 8 mol nguyên tử O Bước 3: Tính thành phần % của mỗi nguyên tố. Ví dụ 2: Hợp chất X có phân tử khối bằng 62 đvC. Trong phân tử của hợp chất nguyên tố oxi chiếm 25,8% theo khối lượng, còn lại là nguyên tố Na. Lập công thức hóa học của X? Hướng dẫn giải bài tập Gọi công thức của X là NaxOy Khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất là Trong một mol phân tử hợp chất X có Ta có Suy ra công thức của X là Na2O Ví dụ 3: Viết công thức hóa học của các chất sau: khí nitơ, lưu huỳnh, kẽm, bạc nitrat (1g; 1N; 3O) Hướng dẫn giải chi tiết CTHH của khí nitơ: N2 CTHH của lưu huỳnh: S CTHH của kẽm: Zn CTHH của bạc nitrat (1g; 1N; 3O): AgNO3 (Chú ý là không tự động đổi thứ tự các nguyên tố của đề bài cho). II. Bài tập củng cố mở rộng Bài 1. Viết CTHH của: Axit nitric (gồm 1H; 1N; 3O) Khí gas (gồm 3C; 8H) Đá vôi (gồm 1Ca; 1C; 3O) Bài 2. Viết CTHH và tính PTK của các chất sau. Đồng thời cho biết chất nào là đơn chất, hợp chất. Khí etan, biết trong phân tử có 2C, 6H. Nhôm oxit, biết trong phân tử có 2Al và 3O. Kali Natri hidroxit (gồm 1Na, 1O, 1H) Khí clo Khí ozon, biết trong phân tử có 3 nguyên tử O) Axit sunfuric (gồm 2H, 1S, 4O) Silic Saccarozo (gồm 12C, 22 H, 11 O) Khí nitơ Than (chứa cacbon) Bài 3. Viết CTHH và tính PTK của các chất sau: Giấm ăn (2C, 4H, 2O). Đường saccarozo (12C, 22H, 11O). Phân ure (1C, 4H, 1O, 2N). Cát (1Si, 2O). Bài 4. Viết CTHH trong các trường hợp sau: Phân tử A có phân tử khối là 64 và được tạo nên từ hai nguyên tố S, O. Phân tử B có phân tử khối gấp 1,125 lần phân tử khối của A và B được tạo nên từ hai nguyên tố C, H trong đó số nguyên tử hidro gâp 2,4 lần số nguyên tử cacbon. Bài 5. Viết CTHH trong các trường hợp sau: Phân tử X có phân tử khối 80 và được tạo nên từ hai nguyên tố Cu và O. Phân tử Y có phân tử khối bằng phân tử khối của X . Y được tạo nên từ hai nguyên tố S, O. Phân tử Z có phân tử khối bằng 1,225 phân tử khối của X. Z được tạo nên từ những nguyên tố H, S, O trong đó số nguyên tử của H gấp đôi số nguyên tử của S và số nguyên tử O gấp đôi số nguyên tử H. Bài 6. Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử X liên kết với 3 nguyên tử hidro và nặng gấp 8,5 lần khí hidro. Xác định CTHH của hợp chất. Bài 7. Một hợp chất A gồm nguyên tử nguyên tố Y liên kết với 3 nguyên tử oxi và nặng gấp 5 lần nguyên tử oxi. Xác định CTHH của hợp chất. Bài 8 (*). Một hợp chất có thành phần phân tử gồm hai nguyên tố C và O. Tỉ lệ khối lượng của C và O là 3: 8. Công thức hóa học của hợp chất là gì? Bài 9 (*). Tìm CTHH của một oxit sắt gồm 2 nguyên tố Fe và O. Biết phân tử khối là 160, tỉ số khối lượng của Fe và O là 7 : 3. Bài 10 (*). Tìm CTHH của hợp chất X có thành phần nguyên tố gồm 52,17% cacbon, 13,05% hidro và 34,78 % oxi. Biết phân tử khối của X là 46. Bài 11 (*). Hợp chất A chứa 3 nguyên tố Ca, C, O với tỉ lệ 40% canxi, 12% cacbon, 48% oxi về khối lượng. Tìm CTHH của A. Bài 12 (*). Tìm CTHH của các hợp chất sau: Muối ăn gồm 2 nguyên tố hóa học là Na và Cl, trong đó Natri chiếm 39,3% theo khối lượng. Biết PTK của muối ăn gấp 29,25 lần PTK của khí hidro. Một chất lỏng dễ bay hơi, thành phần phân tử có 23,8%C, 5,9%H, 70,3%Cl và có PTK bằng 50,5. Một hợp chất rắn màu trắng, thành phần phân tử có 40,0%C, 6,7%H, 53,3%O và có PTK bằng 180. Một hợp chất khí, thành phần có 75%C, 25%H và có PTK bằng ½ PTK của khí oxi. Bài 13. Biết phân tử X2O nặng hơn phân tử cacbon 8,5 lần. Hãy xác định: a) Nguyên tử khối, tên gọi và kí hiệu hóa học của X b) Cho biết ý nghĩa của công thức X2O3 Bài 14. Hợp chất khí X có thành phần gồm 2 nguyên tố S và O. Biết tỉ lệ khối lượng của S đối vơi O là mS:mO = 2:3. Xác định công thức hóa học của hợp chất X. Bài 15. Hợp chất X có chứa 25,93% nito, còn lại là oxi. Hãy lập công thức hóa học của hợp chất trên và cho biết ý nghĩa công thức hóa học đó. III. Hướng dẫn giải bài tập Bài 1: a) Axit nitric (gồm 1H; 1N; 3O) CTPT: HNO3 b) Khí gas (gồm 3C; 8H) CTPT: C3H8 c) Đá vôi (gồm 1Ca; 1C; 3O) CTPT: CaCO3 Bài 2: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau. Đồng thời cho biết chất nào là đơn chất, hợp chất. a) Khí etan, biết trong phân tử có 2C, 6H. CTHH: C2H6 Phân tử khối = 12.2 + 6 = 28 đvC b) Nhôm oxit, biết trong phân tử có 2Al và 3O. CTHH: Al2O3 Phân tử khối: 27.2 + 16.3 = 102 đvC c) Kali CTHH: K Phân tử khối: 39 đvC d) Natri hidroxit (gồm 1Na, 1O, 1H) CTHH: NaOH Phân tử khối: 23 + 16 + 1 = 40 đvC e) Khí clo CTHH: Cl2 Phân tử khối: 35,5.2 = 71 đvC f) Khí ozon, biết trong phân tử có 3 nguyên tử O) CTHH O3 Phân tử khối: 16.3 = 48 đvC g) Axit sunfuric (gồm 2H, 1S, 4O) CTHH: H2SO4 Phân tử khối: 2 + 32 + 16.4 = 98 đvC h) Silic CTHH: Si Phân tử khối: 28 đvC i) Saccarozo (gồm 12C, 22 H, 11 O) CTHH: C12H22O11 Phân tử khối: 12.12 + 22 + 11.16 = 342 đvC j) Khí nitơ CTHH: N2 Phân tử khối: 14.2 = 28 đvC Bài 3: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau: a) Giấm ăn (2C, 4H, 2O). CTHH: C2H4O2 Phân tử khối: 12.2 + 4 + 16.2 = 60 đvC b) Đường saccarozo (12C, 22H, 11O). CTHH: C12H22O11 Phân tử khối: 12.12 + 22 + 11.16 = 342 đvC c) Phân ure (1C, 4H, 1O, 2N). CTHH: CH4NO2 Phân tử khối: 12 + 4 + 14 + = 342 đvC d) Cát (1Si, 2O). CTHH: SiO2 Phân tử khối: 28 + 16.2 = 60 đvC Bài 4 CTHH chung của A là SxOy Theo đề bài: SxOy = 32 . x + 16 . y = 64 (1) Biện luận: x 1 2 3 y 2 (nhận) 0 (loại) x = 1; y = 2 => CTHH của A là SO2 Giải thích: Đề đã cho biết nguyên tố tạo nên chất, ta chỉ đi tìm chỉ số. Tức là ta đặt CTHH chung của A là SxOy. Như ta đã biết: x, y là số nguyên tử nên phải là số nguyên dương và nhỏ nhất là 1 (x ≥ 1). Bài này chỉ có một dữ kiện PTK mà chứa tới 2 ẩn x và y. Do đó, ta phải biện luận, tức là giả sử x = 1 thế vào (1) ta tìm được x = 2; tiếp tục x = 2 b) CTHH chung của B là CxHy Theo đề bài: CxHy = 1,125SO2 = 1,125 x 64 = 72 => 12 . x + y = 72 (1) Mà y = 2,4x (2) Thế (2) vào (1)=> 12 . x + y = 72 => 12x + 2,4x = 72 => x = 5 Thế x = 5 vào (2) => y = 12 => CTHH của B là C5H12 Bài 5 CuO SO3 H2SO4 Bài 6 CTHH chung của hợp chất: XH3 Theo đề bài: XH3 = 8,5H2 => XH3 = 8,5 . 1 . 2 = 17 Mà XH3 = X + 1 . 3 => X + 3 = 17 => X = 14 => X là nitơ, N. Vậy CTHH của hợp chất là NH3 Bài 7. ĐS: SO3 Bài 8 CTHH chung của hợp chất là CxOy Theo đề bài: Vậy CTHH của hợp chất là CO2 Bài 9. ĐS: Fe2O3 Bài 10 CTHH chung của X là CxHyOz Theo đề bài ta có: (chú ý công thức (1) luôn được áp dụng đối với dạng bài cho PTK và % từng nguyên tố). Vậy CTHH của X là C2H6O. Bài 11. ĐS: CaCO3 Bài 12 a) CTHH chung của muối ăn là NaxCly %Na = 39,3% => %Cl = 100 – 39,3 =60,7(%) NaxCly = 29,25 H2 = 29,25 . 2 = 58,5 Giải tương tự bài 10 Ta được kết quả: CTHH của muối ăn là NaCl. ĐS: CH3Cl ĐS: C6H12O6 ĐS: CH4 Bài 13: Phân tử khối của X2O3 bằng: 85.12 = 102 đvC Mà MX2O3 = 2.X + 3.16 = 102 => 2X + 48 = 102 => X = 27 a) Vậy nguyên tử khối của X là 27 đvC X là nguyên tố nhôm, kí hiệu hóa học là Al. b) Ý nghĩa của công thức Al2O3 cho biết các thông tin sau: Hợp chất Al2O3 do hai nguyên tố là Al và O tạo nên Có 2 nguyên tử nhôm, 3 nguyên tử oxi trong 1 phân tử Al2O3 Phân tử khối bằng: 27.2 + 16.3 = 102 đvC Bài 14: Gọi công thức hóa học của hợp chất X là: SxOy (x,y: nguyên dương) Áp dụng công thức: => x = 1, y = 3 Công thức hóa học của hợp chất khí X là SO3 Bài 15: Gọi công thức hóa học của hợp chất X là: NxOy (x,y: nguyên dương) Áp dụng công thức: Mà phân tử khối của hợp chất bằng: 14.x + 16.y = 108 => y = 5 Công thức hóa học của hợp chất khí X là N2O5
Tài liệu đính kèm: