Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 7: Áp suất - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan

Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 7: Áp suất - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan

Câu 1: Áp lực là :

A- Lực có phương song song với mặt nào đó.

B- Lực ép vuông góc với mặt bị ép.

C- Lực kéo vuông góc với mặt bị kéo.

D- Tất cả các loại lực trên.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây không có áp lực :

A- Lực của búa đóng vào đinh.

B- Trọng lượng của vật.

C- Lực của vợt tác dụng vào quả bóng.

D- Lực kéo một vật lên cao.

Câu 3: Đơn vị của áp suất là :

A- N/m2 (Niutơn trên mét vuông)

B- Pa (Paxcan)

C- N/cm2 (Niutơn trên cen-ti-mét vuông)

D- Tất cả các đơn vị trên.

Câu 4: 1 Pa có giá trị bằng :

A- 1 N/cm2

B- 1 N/m2

C- 10 N/m2

D- 100 N/cm

 

pdf 7 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 1251Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 7: Áp suất - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
48 
 ÁP SUẤT 
(Hình 7.1) 
 Vì sao ta đi bộ trên tuyết hết sức khó khăn 
nhưng các vận động viên trượt tuyết lại có thể lướt 
trên tuyết nhẹ nhàng bằng ván trượt ? 
 Sự tuần hoàn của máu trong cơ thể bạn có liên 
quan gì đến áp suất không ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
49 
Câu 1: Áp lực là : 
 A- Lực có phương song song với mặt nào đó. 
 B- Lực ép vuông góc với mặt bị ép. 
 C- Lực kéo vuông góc với mặt bị kéo. 
 D- Tất cả các loại lực trên. 
Câu 2: Trường hợp nào sau đây không có áp lực : 
 A- Lực của búa đóng vào đinh. 
 B- Trọng lượng của vật. 
 C- Lực của vợt tác dụng vào quả bóng. 
 D- Lực kéo một vật lên cao. 
Câu 3: Đơn vị của áp suất là : 
 A- N/m2 (Niutơn trên mét vuông) 
 B- Pa (Paxcan) 
 C- N/cm2 (Niutơn trên cen-ti-mét vuông) 
 D- Tất cả các đơn vị trên. 
Câu 4: 1 Pa có giá trị bằng : 
 A- 1 N/cm2 
 B- 1 N/m2 
 C- 10 N/m2 
 D- 100 N/cm2 
Câu 5: Hãy tính áp lực và áp suất dựa vào bảng sau : 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
50 
Đối tượng Khối 
lượng 
Áp 
lực 
Diện tích phần tiếp xúc với 
nền đất 
Áp 
suất 
(N/m2) 
Người 60 kg 210 cm2 (diện tích mỗi bàn chân ) 
Máy cày 6000 kg 1,4 m2 (diện tích 1 dây xích) 
Bàn 4 chân 20 kg 16 cm2 (diện tích mỗi chân bàn) 
Xe tăng 60 tấn 1,5 m2(diện tích 1 dây xích) 
Câu 6: Một bình hoa có khối lượng 2kg đặt trên bàn. Biết đáy bình là mặt tròn 
bán kính 5cm. Hãy tính áp suất của bình lên mặt bàn ra đơn vị N/m2 và Pa. 
Câu 7: Dùng tay ấn một lực 40N vào chiếc đinh. 
Diện tích của mũ đinh là 0,5cm2, của đầu đinh là 
0,1mm2. Hãy tính áp suất tác dụng lên mũ đinh và 
của đầu đinh tác dụng lên tường. 
Câu 8: 
 a) Lưỡi cuốc có chiều dài 18 cm và bề rộng 0,5mm. Hãøy tính áp suất 
của lưỡi cuốc tác dụng lên mặt đất nếu người tác dụng lên cuốc lực 540 N ? 
 b) Trong hai chiếc xẻng sau đây, chiếc nào dễ cắm sâu vào đất hơn ? 
(Hình 7.3) 
(Hình 7.2) 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
51 
Câu 9: Theo tính toán của các kĩ sư xây dựng, áp suất của các công trình trên 
nền đất cứng có giá trị nhỏ hơn 98.000 Pa thì công trình mới không bị lún, 
nghiêng. Một căn nhà khối lượng 600 tấn phải có diện tích móng tối thiểu là 
bao nhiêu để được an toàn ? 
Câu 10: Một chiếc tủ khối lượng 100kg tựa trên 
4 chân, tiết diện ngang mỗi chân là hình vuông 
cạnh 2cm. Xem khối lượng của tủ phân bố đều. 
a) Tính áp lực và áp suất của mỗi chân lên nền 
nhà. 
b) Biết rằng nền nhà làm bằng đất mềm, chịu 
một áp suất tối đa 31,25 N/cm2 mà không bị 
lún. Hãy tính diện tích nhỏ nhất của một miếng 
gỗ phải chêm vào giữa chân tủ và nền để giữ 
cho mặt nền không bị hư hại. 
Câu 11: 
 a) Một miếng gỗ hình hộp có kích thước 
0, 5m ´ 0, 3m ´ 2 m, khối lượng riêng 5000 
kg/m3. Phải đặt như thế nào để áp suất miếng 
gỗ tác dụng lên nền là nhỏ nhất và tính giá trị 
của áp suất này ? 
 b) Nếu tăng chiều dài mỗi cạnh lên gấp 
đôi thì áp suất của khối gỗ lên nền tăng lên 
bao nhiêu lần ? 
 - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. 
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị 
ép : p = 
S
F 
- Đơn vị của áp suất là N/m2. 
 Ngoài ra áp suất còn đo bằng đơn vị Pa (paxcan) 
1 Pa (paxcan) = 1 N/m2 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
52 
· Gót giày nhọn trên sàn gây ra một áp suất 
khoảng 1,1.108N/m2. 
· Khi đốt con ong vò vẽ tạo nên một áp suất trên 
da là bao nhiêu ? 
Lực tác dụng của ngòi ong là 10-5N, song tiết 
diện của ngòi là 3.10-12 cm2. Vì vậy, khi đốt 
ong vò vẽ tạo nên một áp suất khoảng 
330.108 N/m2, tức gấp 300 lần áp suất của gót 
giày nhọn đấy. 
Em hãy tự tính áp suất của mình lên sàn nhà! 
In đế giầy lên một tờ giấy có kẽ ô vuông, mỗi ô 1 
cm2. Đếm số ô vuông, từ đó tính ra diện tích của 
đế giầy. Sau đó, cân để biết trọng lượng cơ thể, từ 
đó em sẽ tính được áp suất của mình tác dụng lên 
sàn nhà. 
Bạn Thảo : Vật càng nặng thì gây ra áp suất 
càng lớn. 
Bạn Phương : Vật có diện tích mặt đáy càng nhỏ 
thì gây ra áp suất càng lớn. 
Theo em, bạn nào có lí ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
53 
Câu 1: B Câu 2: D Câu 3: D Câu 4: B 
Câu 5: 
Đối tượng Khối 
lượng 
Áp lực 
(N) 
Diện tích phần tiếp xúc 
với nền đất 
Áp suất 
(N/m2) 
Người 60 kg 600 210 cm2 (diện tích mỗi 
bàn chân ) 
14.285 
Máy cày 6000 kg 60.000 1,4 m2 (diện tích 1 dây 
xích) 
21.428 
Bàn 4 chân 20 kg 200 16 cm2 (diện tích mỗi 
chân bàn) 
31.250 
Xe tăng 60 tấn 600.000 1,5 m2(diện tích 1 dây 
xích) 
200.000 
Câu 6: Diện tích đáy bình là 0,00785 m2. 
Áp suất của đáy bình tác dụng lên bàn: 
p = 20 N : 0,00785 = 2.547 N/m2 = 2547 Pa. 
Câu 7: Áp suất của tay tác dụng lên mũ đinh : 
 40 : 0,00005 = 800.000 (N/m2) 
 Áp suất của mũi đinh tác dụng lên gỗ : 
 40 : 0,0000001 = 400.000.000 (N/m2) 
Câu 8: a) Diện tích lưỡi cuốc : 0,05 ´ 18 = 0,9 cm2 
 Áp suất của lưỡi cuốc tác dụng lên mặt đất : 
 540 : 0,00009 = 60.000.000 (N/m2 ) 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
54 
 b) Chiếc xẻng thứ hai dễ cắm vào đất hơn vì lưỡi xẻng có tiết diện nhỏ 
hơn. 
Câu 9: S = F: p = 6.000.000 N / 98.000 N/m2 = 61, 22 m2 
Câu 10: a) Trọng lượng tủ : 1000 N 
 - Áp lực lên mỗi chân : 250 N 
 - Áp suất mỗi chân tác dụng lên nền : 250 : 4 = 62, 5 ( N/ cm2 ) 
 b) Để có áp suất 31,25 N/ cm2, thì diện tích mỗi chân là : 
 250 : 31,25 = 8 cm2. 
 Vậy ta phải chêm vào giữa chân tủ và nền một miếng gỗ có diện tích tối 
thiểu 8 cm2. 
Câu 11: a) Thể tích, khối lượng và trọng lượng miếng gỗ là : 0,3 m3; 1500 kg; 
15.000N. 
 Trong 6 mặt của khối gỗ thì mặt S1 = 0,5 ´ 2 = 1 (m2 ) có diện tích lớn 
nhất. Vì vậy, nếu cho khối gỗ tựa trên mặt này thì áp suất của khối gỗ tác dụng 
lên nền là nhỏ nhất và có giá trị : 
p1 = 15.000 : 1 = 15.000 (N/ m2). 
 b) Thể tích, khối lượng và trọng lượng miếng gỗ là : 2,4 m3; 12.000 kg; 
120.000N. 
 Áp suất của khối gỗ tác dụng lên nền có diện tích S1 = 1 ´ 4 = 4 m2 , vì 
vậy p1 = 120.000 : 4 = 30.000 N/ m2. 
Vậy áp suất tăng lên gấp đôi . 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf07- Ap suat.pdf