Bài tập Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí Lớp 7 - Lê Hoài Nam

Bài tập Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí Lớp 7 - Lê Hoài Nam

Bài 7: Phát biểu sau đây câu nào chưa đúng:

a- Hai vật hút nhau chứng tỏ chúng nhiễm điện khác nhau.

b- Một vật bị nhiễm điện âm, nếu nhận thêm êlêctrôn sẽ bị nhiễm điện âm.

c- Hai vật, nếu cùng cọ xát vào vật thứ ba thì hai vật ấy sẽ bị nhiễm điện cùng loại.

d- Hai vật bị nhiễm điện khác loại, nếu cho chúng chạm vào nhau có thể chúng sẽ trở lên trung hòa.

Bài 8: Có hai vật dẫn giống hệt nhau, nhiễm điện trái dấu: Vật A nhiễm điện dương, vật B nhiễm điện âm, cho hai vật tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về điện tích của hai vật.

a- Sau khi tách ra, hai vật đều có điện tích dương nếu ban đầu điện tích dương của vật A lớn hơn trị số tuyệt đối điện tích âm của vật B.

b- Sau khi tách ra, hai vật đều có điện tích âm nếu ban đầu điện tích dương của vật A bé hơn trị số tuyệt đối điện tích âm của vật B.

c- Sau khi tách ra, cả hai vật đều trung hòa điện nếu ban đầu điện tích dươnng của vật A bằng trị số tuyệt đối điện tích âm của vật B.

d- Không có nhận xét nào đúng.

Bài 9: Hai ống nhôm nhẹ treo bằng hai sợi tơ mảnh vào cùng một điểm. Tích điện cùng dấu cho hai ống nhôm, hai ống nhôm đẩy nhau, hai dây treo hợp với nhau một góc nào đó. Lấy tay chạm vào một ống nhôm, sau đó lấy tay ra. Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào?

Bài 10: Có ba vật giống hệt nhau bị nhiễm điện. Khi đặt vật C tại trung điểm của hai vật A, B người ta thấy nằm yên (cân bằng). Nếu xem lực hút hoặc đẩy giữa hai vật A và C, B và C là bằng nhau: Kết luận nào sau đây là đúng.

a- Ba vật nhiễm điện cùng dấu.

b- Vật A và B nhiễm điện cùng dấu nhau và trái dấu với vật C.

c- Vật A và c nhiễm điện cùng dấu nhau và trái dấu với vật B.

d- câu a và câu b đều đúng.

 

doc 9 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí Lớp 7 - Lê Hoài Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Dùng một chiếc bút nhựa cọ xát vào vải quần, sau đó đưa lại gần những mẩu giấy vụn, ta thấy những mẩu giấy vụn bị hút về phía bút nhựa. Ta nói bút nhựa bị nhiễm điện. Nhưng nếu đưa bút nhựa lại gần một tờ bìa, ta thấy sự “hút” này không xảy ra. Vậy chiếc bút nhựa có bị nhiễm điện hay không? Tại sao?
Bài 2: 
Điện nghiệm là một dụng cụ dùng để kiểm tra xem vật có bị nhiễm điện hay không. Mộtt điện nghiệm đơn giản là một chai bằng thủy tinh, một thanh kim loại luồn qua nắp chai, ở đầu thanh kim loại có treo hai là bạc mỏng (giấy bạc của bao thuốc lá chẳng hạn. Với dụng cụ như thế hãy giải thích tại sao có thể kiểm tra vật có nhiễm điện hay không? Có xác định được loại điện tích không khi ta chỉ có một vật bị nhiễm điện và điện nghiệm?
Bài 3: Học sinh cùng dùng dạ cọ xát lên hai thanh nhựa giống nhau (động tác cọ xát giống hệt nhau). Sau đó cùng cho thanh nhựa chạm vào hai điện nghiệm giông nhau theo hai cách sau:
- Học sinh A: Chạm thanh nhựa vào quả cầu của điện nghiệm.
- Học sinh B: Kéo trượt thanh nhựa trên quả cầu của điện nghiệm.
Kết quả thí nghiệm có khác nhau không?
Bài 4: Có một ống nhôm nhẹ được treo trên một sợi chỉ tơ, trong tay em có một thanh nhựa nhiễm điệnâm và một đũa thủy tinh nhiễm điện dương. Hãy trình bày phương án thí nghiệm để có thể xác định ống nhôm đã bị nhiễm điện hay không? Xác định được loại điện tích của ống nhôm không? 
Bài 5: Chọn câu sai:
a- Vật nhiễm điện âm khi trị số tuyệt đối của các điện tích âm lớn hơn tổng các điện tích dương chứa trong vật.
b- Vật nhiễm điện âm khi trị số tuyệt đối của các điện tích âm nhỏ hơn tổng các điện tích dương chứa trong vật.
c- Vật trung hòa khi tổng các điện tích dương bằng trị số tuyệt đối của các điện tích âm.
d- Không có câu nào đúng.
Bài 6: Phát biểu nào sau đây đúng:
a- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlêctrôn không mang điện chuyển động quanh hạt nhân.
b- Một vật trung hòa, nếu nhận thêm êlêctrôn sẽ mang điện tích dương
c- Một vật bị nhiễm điện âm, nếu mất bớt êlêctrôn có thể vẫn bị nhiễm điện âm.
d- Bình thường nguyên tử là trung hòa về điện vì tổng các điện tích âm của các êlêctrôn bằng điện tích dương của hạt nhân.
Bài 7 : Phát biểu sau đây câu nào chưa đúng :
a- Hai vật hút nhau chứng tỏ chúng nhiễm điện khác nhau.
b- Một vật bị nhiễm điện âm, nếu nhận thêm êlêctrôn sẽ bị nhiễm điện âm.
c- Hai vật, nếu cùng cọ xát vào vật thứ ba thì hai vật ấy sẽ bị nhiễm điện cùng loại.
d- Hai vật bị nhiễm điện khác loại, nếu cho chúng chạm vào nhau có thể chúng sẽ trở lên trung hòa. 
Bài 8 : Có hai vật dẫn giống hệt nhau, nhiễm điện trái dấu : Vật A nhiễm điện dương, vật B nhiễm điện âm, cho hai vật tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về điện tích của hai vật.
a- Sau khi tách ra, hai vật đều có điện tích dương nếu ban đầu điện tích dương của vật A lớn hơn trị số tuyệt đối điện tích âm của vật B.
b- Sau khi tách ra, hai vật đều có điện tích âm nếu ban đầu điện tích dương của vật A bé hơn trị số tuyệt đối điện tích âm của vật B.
c- Sau khi tách ra, cả hai vật đều trung hòa điện nếu ban đầu điện tích dươnng của vật A bằng trị số tuyệt đối điện tích âm của vật B.
d- Không có nhận xét nào đúng.
Bài 9 : Hai ống nhôm nhẹ treo bằng hai sợi tơ mảnh vào cùng một điểm. Tích điện cùng dấu cho hai ống nhôm, hai ống nhôm đẩy nhau, hai dây treo hợp với nhau một góc nào đó. Lấy tay chạm vào một ống nhôm, sau đó lấy tay ra. Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào ?
Bài 10 : Có ba vật giống hệt nhau bị nhiễm điện. Khi đặt vật C tại trung điểm của hai vật A, B người ta thấy nằm yên (cân bằng). Nếu xem lực hút hoặc đẩy giữa hai vật A và C, B và C là bằng nhau : Kết luận nào sau đây là đúng.
a- Ba vật nhiễm điện cùng dấu.
b- Vật A và B nhiễm điện cùng dấu nhau và trái dấu với vật C.
c- Vật A và c nhiễm điện cùng dấu nhau và trái dấu với vật B.
d- câu a và câu b đều đúng.
Bài 11: 
Nối hai quả cầu kim loại A và B bằng một dây dẫn bằng đồng (hình bên). Trường hợp nào sau đây có dòng điện chạy qua theo chiều từ B đến A.
A bị nhiễm điện dương, B không nhiễm điện.
A bị nhiễm điện dương, B nhiễm điện âm.
A bị nhiễm điện âm, B không nhiễm điện.
Cả A và B đều không nhiễm điện.
 B
A
Bài 12: Nối hai qua r cầu A và B bằng dây dẫn, người ta thấy êlêctrôn dịch chuyển trong dây dẫn theo chiều từ A đến B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về điện tích của hai quả cầu A và B:
A bị nhiễm điện dương, B không nhiễm điện.
A bị nhiễm điện dương, B nhiễm điện âm.
A bị nhiễm điện âm, B không nhiễm dương.
A không điện, B nhiễm điện âm.
Bài 13: 
Trong phòng thí nghiệm, một học sinh đã lắp sơ đồ mạch điện như hình bên. P là các pin, K là khóa (công tắc), Đ là bóng đèn. Hãy cho biết chỗ sai của mạch điện. Vẽ sơ đồ mạch điện đã lắp đúng.
 + - - +
 P
K
 Đ
.
Bài 14: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm có bộ pin, hai đèn Đ1, Đ2, hai khóa K1, K2, sao cho mỗi đèn có thể bật tắt riêng biệt.
Bài 15: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm có bộ pin, hai đèn Đ1, Đ2 và khóa K sao cho khi K đóng cả hai đèn đều sáng, khi K mở cả hai đèn đều tắt.
Bài 16: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm có bộ pin, hai đèn Đ1, Đ2 và khóa K thỏa mãn yêu cầu, khi K mở cả hai đèn đều sáng, khi K đóng chỉ có đèn Đ1 sáng.
Bài 17: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm có bộ pin, hai đèn Đ1, Đ2 và khóa K với yêu cầu khi K mở cả hai đèn đều sáng, khi K đóng cả hai đèn đều tắt.
Bài 18: 
Cho mạch điện như hình vẽ. Vẽ lại sơ đồ mạch điện và cho biết đèn nào sáng, đèn nào không sáng.
Khi K1 và K2 cùng mở.
Khi K1 và K2 cùng đóng
Khi K1 mở và K2 đóng.
Khi K1 đóng và K2 mở.
 + -
 K1
 Đ1 Đ2 Đ3
 K2
Bài 19: 
Cho mạch điện như hình vẽ. Vẽ lại sơ đồ mạch điện và cho biết đèn nào sáng, đèn nào không sáng.
Khi K1, K2 và K3 cùng mở.
Khi K1 đóng K2 và K3 mở.
Khi K2 đóng K1 và K3 mở.
Khi K3 đóng K1 và K2 mở.
Khi K1, K2 và K3 cùng đóng.
Khi K1 và K2 đóng K3 mở.
 + -
 K1
 Đ1 Đ2 Đ3 Đ4
 K2
 K3
Bài 20: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm có nguồn điện; hai bóng đèn Đ1, Đ2 và ba cái ngắt điện thỏa mãn yêu cầu sau:
Khi K1 đóng (K2 và K3 mở); đèn Đ1 sáng.
Khi K2 đóng (K1 và K3 mở); đèn Đ2 sáng.
Khi K3 đóng (K1 và K2 mở); cả hai đèn đều sáng.
Bài 21: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm hai chuông C1 và C2; hai công tắc K1, K2 và một nguồn điện thỏa mãn các yêu cầu sau: Mỗi phòng có một chuông và một công tắc, khi công tắc ở phòng này đóng thì chuông ở phòng kia reo và ngược lại.
Bài 22: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm một bóng đèn, một nguồn điện và hai công tắc có ba dây (cái đảo mạch) với yêu cầu: Bật bất cứ công tắc nào đèn đều sáng. Mạch điện như thế thường được sử dụng để thắp sáng cầu thang.
Bài 23: 
Hãy cho biết giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của hai ampe kế bên.
20
 10 30
0 40
 mA
 a)
5
4
7
1
 2 6
0 8
 A
 b)
Bài 24: Có bốn ampe kế với giới hạn đo như sau:
1) 2mA 2) 25mA 3) 250mA 4) 2A.
Hãy cho biết ampe kế nào đã cho là phù hợp nhất để đo mỗi cường độ dòng điện sau đây, ghi số thứ tự của ampe kế (1, 2, 3, 4) vào ô tương ứng.
a. 8mA
d. 1,8mA
b. 0,2A
e. 0,35A
c. 1,2A
f. 0,85mA
Bài 25: Để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn có dây tóc trong khoảng 0,1A đến 0,5A. Dùng ampe kế có GHĐ và ĐCNN nào sau đây là phù hợp nhất:
GHĐ là 2A, ĐCNN là 0,2A.
GHĐ là 1A, ĐCNN là 0,1A.
GHĐ là 400mA, ĐCNN là 2mA.
GHĐ là 1A, ĐCNN là 0,2A.
Bài 26: Trong bài thực hành về đo cường độ dòng điện, một báo cáo kết quả được ghi như sau:
I1 = 150mA.
I2 = 155mA.
I3 = 145mA.
I4 = 160mA.
Hãy cho biết ĐCNN của ampe kế đã sử dụng trong bài thực hành trên.
Bài 27: Một học sinh dùng ampe kế có ĐCNN là 0,2A để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn nhiều lần khác nhau. Các số liệu được ghi sau đây, cách ghi nào đúng?
1.300mA.
1,3A.
1A.
0,8A.
Bài 28: Đổi đơn vị cho các giá trị cường độ dòng điện sau đây:
0,375A = ..mA
1,15A = ...mA.
0,08A = ..mA.
2,08A = ...mA.
Bài 29: Đổi đơn vị cho các giá trị cường độ dòng điện sau đây:
320mA = .A.
1.025mA = .A.
58mA = A.
208mA = A.
Bài 30: Hãy cho biết giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của hai Vôn kế bên.
3
5
1
 2 4
 0 6
 V
 a)
200
200
 100 . 300
0 400
 mV
 b)
Bài 31: Có ba vôn kế với giới hạn đo như sau:
1) 1,5V 2) 10V 3) 20V.
Hãy cho biết vôn kế nào đã cho là phù hợp nhất để đo mỗi nguồn điện có hiệu điện thế sau đây, ghi số thứ tự của vôn kế (1, 2, 3) vào ô tương ứng.
a. 1,5V
d. 18V
b. 15V
e. 5,5V
c. 7,5
f. 0,5V
Bài 32: Trong bài thực hành về đo hiệu điện thế, một báo cáo kết quả được ghi như sau: a - U1 = 1,5V.
 b - U2 = 2,5V.
 c - U3 = 2,0V.
 d - U4 = 1,8V.
Hãy cho biết ĐCNN của vôn kế đã sử dụng trong bài thực hành trên.
Bài 33: Đổi đơn vị cho các giá trị hiệu điện thế sau:
2,5V = mV.
0,05V = mV.
50mV = V.
1.250mV = ..V.
Bài 34: Đổi đơn vị cho các giá trị hiệu điện thế sau:
100V = Kv.
1,2V = mV.
0,6Kv = V.
200mV = ..V.
Bài 35: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Khi công tắc K mở thì hiệu điện thế giữa hai điểm nào sau đây khác nhau không:
a- Giữa hai điểm A và B.
b- Giữa hai điểm A và D.
c- Giữa hai điểm E và C.
d- Giữa hai điểm D và E.
 K + -
B
 A C
 + 
 A
 -
 D E 
Bài 36: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Khi công tắc K đóng thì hiệu điện thế giữa hai điểm nào sau đây khác nhau không: a- Giữa hai điểm B và C.
 b- Giữa hai điểm B và A.
 c- Giữa hai điểm D và E.
 d- Giữa hai điểm D và A.
 K + -
B
 A C
 + 
 A
 -
 D E 
Bài 36: Cho các sơ đồ mạch điện như hình vẽ. 
a- Khi K mở, sơ đồ vôn kế nào chỉ bằng không?
b- Khi K mở, sơ đồ ampe kế nào chỉ khác không?
a)
 K 
 V
b)
 V
 K
 A 
c)
 A
 K
 V
d)
A V
 K
Bài 37: Vôn kế nào trong sơ đồ nào (các hình bên) có số chỉ khác không?
a)
 V 
b)
 V
c)
V
 K
d)
V K
Bài 38: 
Một học sinh thực hành đo hiệu điện thế trong mạch điện như hình vẽ (hai bóng đèn Đ giống nhau, đèn Đ1 khác đèn Đ) Do không cẩn thận nên các số liệu ghi được 0,2V; 0,3V; 0,5V không biết tương ứng của vôn kế nào. Theo em thứ tự số chỉ của vôn kế V1; V2; V nào sau đây đúng: 
a- 0,3V; 0,2V; và 0,5V.
b- 0,2V; 0,3V và 0,5V.
c- 0,3V; 0,5V và 0,2V.
d- 0,2V; 0,5V và 0,3V.
 V
 Đ Đ Đ1
 V1 V2
Bài 39: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Nếu vôn kế V1 chỉ 2V; vôn kế V chỉ 6V; thì vôn kế V2 có số chỉ là: a- 4V.
 b- 8V.
 c- 2V.
 d- 3V. 
 V
 Đ1 Đ2
 V1 V2
Bài 40: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Biết chỉ số của vôn kế V1, V2 lần lượt là 2V và 4V. Thay nguồn điện trên bằng nguồn khác có hiệu điện thế 18V thì số chỉ của hai vôn kế bây giờ là bao nhiêu? 
 Đ1 Đ2
 V1 V2
Bài 41: Trong báo cáo thực hành về đo cường độ dòng điện qua đèn và hiệu điện thế hai đầu đèn; ta có bảng số liệu bên:
Lần đo
1
2
3
U (V)
0,5
1
2
I (A)
0,05
0,1
0,2
a- Vẽ đồ thị biểu diễn hiệu điện thế hai đầu bóng đèn theo cường độ dòng điện qua đèn. Biết bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 6V.
b- Xác định dòng điện qua đèn khi hiệu điện thế hai đầu đèn là 2,5V.
Bài 42: Cho dòng điện và hiệu điện thế hai đầu bóng đèn được biểu diễn như đồ thị hình vẽ bên. Căn cứ đồ thị này hãy xác định:
a- Cường độ dòng điện qua đèn khi đặt vào hiệu điện thế 1,5V.
b- Hiệu điện thế hai đầu đèn là bao nhiêu nếu cường độ dòng điện qua đèn là 100mA.
 U (V)
3
 0 500 I (mA)
Bài 43: Cho đồ thị diễn tả hiệu điện thế hai đầu đèn và cường độ dòng điện qua đèn của hai đèn khác nhau như hình bên.
Khi hai đèn mắc nối tiếp thì hiệu điện thế đèn nào lớn hơn?
 U
 (1)
 (2)
 0 I
Bài 44: Hãy cho biết sơ đồ nào sau đây, các bóng đèn được mắc song song.
 a)
 b)
 c)
 d)
Bài 45: Một học sinh mắc mạch điện như hình vẽ để đo cường độ dòng điện qua các đèn.
Hãy vẽ chiều dòng điện qua các đèn.
Các ampe kế A1, A2, A3 cho biết điều gì ?
Để xác định dòng điện qua các bóng đèn D1, Đ2, Đ3 có nhất thiết phải dùng ba ampe kế như trên không ? ý kiến của em như thế nào ?
 Đ1
 A1
 Đ2
 A2
 Đ3
 A3
Bài 46: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết ampe kế A1 chỉ 0,1A và ampe kế A2 chỉ 0,2A. Thay nguồn điện trên bằng nguồn điện khác thì ampe kế A chỉ 0,9A. Số chỉ của hai ampe kế A1 và A2 bây giừo là bao nhiêu? 
 A
 Đ1
 A1
 Đ2
 A2
Bài 47: Trong tay em có 3 ampe kế: A1 có giới hạn đo là 5A, A2 và A3 đều có giới hạn đo là 2A, dùng ba ampe kế này mắc mạch điện như hình bên để đo dòng điện qua các đèn Đ1, Đ2, Đ3. Hỏi phải mắc các ampe kế như thế nào là phù hợp? 
 Đ1
 Đ2
 Đ3
Bài 48: Quan sát các mạch điện hình vẽ bên. Hãy cho biết:
a- Tác dụng của khóa K1, K2 trong hai mạch điện có giống nhau không?
b- Trong mạch điện nào có thể bỏ bớt một trong hai khóa mà vẫn điều khiển được các đèn? 
 K1 Đ!
 K2 Đ2
 a)
 K1 Đ!
 K2 Đ2
 a)
Bài 49: Có ba bóng đèn giống hệt nhau được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế định mức của mỗi đèn bằng hiệu điện thế của nguồn, đèn nào sẽ sáng và độ sáng ra sao khi: a- Cả hai khóa cùng mở.
c- Cả hai khóa cùng đóng.
d- K1 đóng, K2 mở.
d- K1 mở, K2 đóng.
 K1
 Đ1 Đ2 Đ3 
 K2
Bài 50: Có bốn bóng đèn giống hệt nhau được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức của đèn. 
a- Độ sáng của đèn ra sao khi K1 và K2 cùng đóng.
b- Nếu một trong hai đèn bị hư, các đèn còn lại sẽ ra sao?
c- Nếu bị đoản mạch một trong các đèn, các đèn còn lại sẽ ra sao?
 K1
 Đ1 Đ2 Đ3 Đ4
 K2
Bài 51: Cho đồ thị diễn tả hiệu điện thế và cường độ dòng điện qua hai đèn khác nhau như hình bên.
a- Khi hai đèn mắc nối tiếp thì dòng điện qua mỗi đèn là 0,2A. Hiệu điện thế hai đầu mỗi đèn là bao nhiêu?
b- Khi hai đèn mắc song song vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua mỗi đèn và qua mạch chính là bao nhiêu? 
c- Hai đèn trên cần mắc song song vào hiệu điện thế là bao nhiêu để dòng điện qua mạch chính là 0,3A
 U (V)
 6 (1)
 3 (2)
 0 0,5 I (A)
Bài 52: Trên một bảng điện sử dụng trong gia đình gồm cầu dao A, cầu chì B, ổ cắm C, công tắc K được mắc như hình bên. Trong đó công tắc K dùng để bật tắt đèn Đ. Hãy cho biết :
a- Khi K đóng, đèn Đ và cầu chì B mắc nối tiếp hay mắc song song ?
b- Khi cắm một cái quạt điện vào ổ cắm C thì quạt và đèn mắc nối tiếp hay mắc song song ?
c- Cầu dao A và công tắc K có tác dụng khác nhau như thế nào ?
 A
 Điện 
 vào B
 Đ
 K
 C

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu day he Vat ly 8.doc