Bài soạn Tuần 20 - Lớp 5

Bài soạn Tuần 20 - Lớp 5

Toán : LUYỆN TẬP

I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :

- Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kinh của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn.

* BT cần làm : BT1(b,c); 2, 3(a). *HS khá, giỏi làm thêm BT còn lại

- Học sinh cẩn thận, kiên nhẫn khi tính toán.

II.Đồ dùng dạy học:

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

A.Kiểm tra bài cũ: (4) -Kiểm tra 2 HS.

HS1: Muốn tính chui vi của hình tròn ta thực hiện như thế nào?

HS2: Nêu công thức tính chu vi hình tròn.

-GV nhận xét.

 

doc 32 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 932Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tuần 20 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 
Toán : 	 LUYỆN TẬP 
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kinh của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn. 
* BT cần làm : BT1(b,c); 2, 3(a).	*HS khá, giỏi làm thêm BT còn lại 
- Học sinh cẩn thận, kiên nhẫn khi tính toán.
II.Đồ dùng dạy học: 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) -Kiểm tra 2 HS.
HS1: Muốn tính chui vi của hình tròn ta thực hiện như thế nào?
HS2: Nêu công thức tính chu vi hình tròn.
-GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: HS làm bài tập 1,2. (15’)
Mục tiêu: Rèn kỹ năng tính chu vi của hình tròn.
Tiến hành: 
Bài 1/99:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài trên bảng con.
- GV sửa bài.
- Muốn tính chu vi hình tròn khi biết bán kính, ta thực hiện như thế nào?
Bài 2/99:
- GV tiến hành tương tự bài tập 1.
- Muốn tính chu vi hình tròn khi biết đường kính, ta thực hiện như thế nào?
* Hoạt động 2: HS làm bài tập 3. (15’)
Mục tiêu: Vận dụng để giải bài toán có lời văn.
Tiến hành: 
Bài 3/99:
- Gọi HS đọc đề bài tập.
- GV yêu cầu HS tự tóm tắt sau đó làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 4/99: Khuyến khích HS khá, giỏi làm xong BT3 làm luôn BT4.
- Cho HS làm vào vở.
- GV và HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- Muốn tính chu vi của hình vuông ta thực hiện như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Diện tích hình tròn.
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS.
- Làm bài trên bảng con.
- Kết quả SGV/176.
- 1 HS trả lời.
*HS khá, giỏi làm thêm câu c còn lại.
- Kết quả SGV/176.
- 1 HS.
- 1 HS.
- HS tự tóm tắt và giải.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp
*HS khá, giỏi làm thêm câu b còn lại
- HS làm vở.
- Kết quả SGV/176.
- 2 HS.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ hai ngày 
Tập đọc : THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.
- Hiểu : Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK
II.Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III.Các hoạt động dạy, học: 
A.Kiểm tra bài cũ: (4’)
- GV kiểm tra một tốp đọc theo cách phân vai trích đoạn kịch Người công dân số Một, trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: (4’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc (11’)
Mục tiêu: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
Tiến hành:
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.
- GV chia bài thành ba đoạn:( SGV )
- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn.
- Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ : thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, . . .
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. (10’)
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi SGK/16.
- GV chốt ý, rút ra ý nghĩa của bài - Gọi HS nhắc lại .
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm (10’)
Mục tiêu: Đọc diễn cảm thể hiện đúng yêu cầu của bài.
Tiến hành:
- Hướng dẫn HS đọc đọc 3 theo cách phân vai.
- Cho cả lớp đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV và HS nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- Gọi HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
- HS nhắc lại đề.
-1 HS đọc toàn bài.
-HS luyện đọc.
- HS đọc từ khó và kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa.
- HS theo dõi.
- Cả lớp luyện đọc.
- HS thi đọc.
- 1 HS.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ hai ngày 
Khoa học : SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (T2)
I Mục tiêu bài học:: Giúp HS :
- Nêu được một số ví dụ về sự biến đổi hoá học.xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II.Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 -Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể dùng:
 - Quan sát và trao đổi theo nhóm nhỏ.
 - Trò chơi.
IV. Phương tiện dạy học.:
- Hình trang 78, 79, 80, 81 SGK.
- Giá đỡ, ống nghiệm (hoặc lon sữa bò), đèn cồn hoặc dùng thìa có cán dài và nến.
- Một ít đường kính trắng.
- Giấy nháp.
- Phiếu học tập.
V.Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: (3’) -Kiểm tra 2 HS.
HS1: Nêu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
HS2: -Phân biệt sự biến đổi lý học và sự biến đổi hoá học. Cho ví dụ.
-GV nhận xét bài cũ.
2.Bài mới
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Khám phá :Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
2. Kết nối .
* Hoạt động 1: Trò chơi “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học”. (15’)
Mục tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.
Tiến hành: Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi như SGK/80.
- Gọi đại diện từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác.
- GV nhận xét.
KL: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
3. Thực hành.
* Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin trong SGK. (16’)
Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học.
Tiến hành: 
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi ở mục thực hành SGK/80, 81.
- Đại diện các nhóm trình bày kết qủa làm việc.
- GV và HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
KL: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới sự tác dụng của ánh sáng.
4. Vận dụng: (4’)
- Nêu vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học.
- GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau: Năng lượng.
- HS nhắc lại đề.
- Các nhóm chơi trò chơi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 
Toán : DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN 
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
Biết quy tắc tính diện tích hình tròn 
* BT cần làm : BT1(a.b); 2(a,b), 3.	*HS khá, giỏi làm thêm BT còn lại 
- Tạo hứng thú, thích tìm tòi cái mới.
II.Đồ dùng dạy học: 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) -Kiểm tra 2 HS.
-Gọi 2 HS sửa bài tập 2,3/12 vở bài tập.
-GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn. (12’)
Mục tiêu: Giúp HS nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn.
Tiến hành: 
- GV giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn như SGK/99.
- Gọi 2 HS nhắc lại ghi nhớ.
- Gọi 3,4 HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tròn.
* Hoạt động 2: Thực hành. (18’)
Mục tiêu: HS biết vận dụng để tính diện tích hình tròn.
Tiến hành: 
Bài 1/100:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV tiến hành cho HS làm bài trên bảng con.
- GV sửa bài.
- Muốn tính diện tích hình tròn khi biết bán kính r ta thực hiện như thế nào?
Bài 2/100:
- GV tiến hành tương tự bài tập 1.
- Muốn tính diện tích hình tròn khi biết đường kính d ta thực hiện như thế nào?
Bài 3/100:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng.
- GV nhận xét, sửa bài.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- Muốn tính diện tích hình tròn khi biết bán kính r ta thực hiện như thế nào? 
- Muốn tính diện tích hình tròn khi biết đường kính d ta thực hiện như thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- HS nhắc lại đề.
- HS lắng nghe.
- 2 HS.
- 4 HS.
- 1 HS.
- HS làm bài trên bảng con.
- Kết quả SGV/177.
- 1 HS.
*HS khá, giỏi làm thêm câu c nếu làm xong câu b. 
- Kết quả SGV/177.
- 1 HS.
*HS khá, giỏi làm thêm câu c nếu làm xong câu b.. 
- 1 HS.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS.
- Kết quả SGV/177.
- 1 HS.
- 1 HS.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 
Luyện từ và câu : MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN
I Mục tiêu: Giúp HS :
- Hiểu nghĩa của từ công dân (BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT3, BT4)
* HS khá, giỏi làm được BT4 và giải thích lý do không thay được từ khác.
II.Đồ dùng dạy học: 
Phiếu bài tập BT3. 
Từ điển từ đồng nghĩa Tiếng Việt, từ điển từ Hán Việt, Sổ tay từ ngữ tiếng Việt Tiểu học.
Bảng nhóm làm bài tập 2,3
Trống nhỏ để chơi trò chơi.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
-HS1: + Có mấy cách nối các vế trong câu ghép? Đó là những cách nào?
 + Đặt 1 câu ghép và chỉ ra cách nối các vế trong câu ghép đó?
-HS2: Đọc lại đoạn văn đã viết hoàn chỉnh ở BT2 chỉ rõ câu ghép được dùng trong đoạn văn, cách nối các câu ghép.
- GV nhận xét- ghi điểm.
- GV nhận xét bài cũ.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: (1’)
- Nêu chủ điểm của tuần 20 là gì?
- GV giới thiệu: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm các bài tập về mở rông vốn từ theo chủ điểm ngườ ... 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- 2 HS trả lời.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 
Địa lý : 	CHÂU Á (Tiếp theo)
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư của Châu Á.
 	+ Có số dân đông nhất	+ Phần lớn dân cư châu Á là người da đen.
- Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân Châu Á.
	+ Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển.
- Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á 
+ Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm. + Sản xuất nhiều loại nô sản và khai thác khoáng sản.
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á
* HS khá, giỏi:
- Dựa vào lược đồ xác định được vị trí của khu vực Đông Nam Á.
- Giải thích được vì sao dân cư châu Á lại tập trung đông đúc tại đồng bằng châu thổ: do đất đai màu mỡ, đa số dân cư làn nông nghiệp.
- Giải thích được vì sao Đông Nam Álại sản xuất được nhiều lúa gạo, đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
* Tích hợp giáo dục BVMT: Mối quan hệ giữa việc số dân đông, gia tăng dân số với việc khai thác môi trường.
* Tích hợp giáo dục SDNLTK và HQ:
- Khai thác dầu có một số nước và một số khu vực ở châu Á.
-Sơ lược một số vài nét về tình hình khai thác dầu khí ở một số nước và khu vực của châu Á.
II.Đồ dùng dạy học: 	- Bản đồ Các nước Châu Á.
- Bản đồ Tự nhiên Châu Á.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (3’) -Kiểm tra 2 HS.
HS1: -Dựa vào quả địa cầu, em hãy cho biết vị trí địa lý, giới hạn của Châu Á.
HS2: -Dựa vào bài học và vốn hiểu biết, hãy kể tên một số cảnh thiên nhiên của Châu Á.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học (1’)
* Hoạt động 1: Cư dân Châu Á. (8’)
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm về dân cư, một số hoạt động kinh tế của người dân Châu Á và ý nghĩa của những hoạt động này.
Tiến hành: 
- Yêu cầu HS đọc bảng số liệu bài 17/103, so sánh dân số Châu Á với dân số các châu lục khác.
- Gọi 2-3 HS nêu nhận xét về dân số Châu Á.
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 để thấy được người dân ở các khu vực khác nhau có màu da, trang phục khác nhau.
- GV bổ sung thêm một số ý để HS hiểu thêm về Châu Á.
- GV hỏi: Giải thích được vì sao dân cư châu Á lại tập trung đông đúc tại đồng bằng châu thổ: do đất đai màu mỡ, đa số dân cư làn nông nghiệp
* Tích hợp giáo dục BVMT:
* Kết luận: SGV/119.
* Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế. (12’)
Mục tiêu: Dựa vào lược đồ, bản đồ, nhận biết sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân Châu Á.
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5/106 và trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4.
- Gọi đại diện nhóm trình bày - GV và HS nhận xét.
*Kết luận: GV rút ra kết luận SGV/120.
GV :* Tích hợp giáo dục SDNLTK và HQ:
- Nêu khai thác dầu có một số nước và một số khu vực ở châu Á.
-Sơ lược một số vài nét về tình hình khai thác dầu khí ở một số nước và khu vực của châu Á.
* Hoạt động 3: Khu Vực Đông Nam Á (9’)
Mục tiêu: Biết được khu vực Đ. Nam Á có khí hậu gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây c. nghiệp và khai thác khoáng sản.
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3/104 và hình 5/106. 
- GV yêu cầu HS :Dựa vào lược đồ xác định được vị trí của khu vực Đông Nam Á, đọc tên 11 quốc gia trong khu vực.
-GV hỏi: Giải thích được vì sao Đông Nam Álại sản xuất được nhiều lúa gạo, đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
* GV rút ra ghi nhớ SGK/107 - Gọi 2 HS nhắc lại .
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau:Các nước láng giềng của Việt Nam.
- HS nhắc lại đề.
- HS đọc.
- HS phát biểu.
- HS khá, giỏi trả lời.
- HS lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày
- HS trả lời.
- HS quan sát và TLCH.
- HS khá, giỏi xác định vị trí.
- 2 HS nhắc lại ghi nhớ.
- HS trả lời.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 
Lịch sử : ÔN TẬP : CHÍN NĂM KHÁNH CHIẾN 
BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945 – 1954 )
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
Biết sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với 3 thứ giặc: “ giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” .
Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
 + 19-12-1946: toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
 + Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947.
 + Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
 + Chiến dịch Điện Biên Phủ.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ một số địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu đã học )
- Phiếu học tập của HS.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (3’)
HS1: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt? Hãy thuật lại đợt tấn công cuối cùng.
HS2: Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- GV nhận xét tiết học.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Lập bảng các sự kiện tiêu biểu từ năm 1945-1954. (10’)
Mục tiêu: HS biết: Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954 ; lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài đã học ).
Tiến hành: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong SGK/40.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2: Trò chơi “Hái hoa dân chủ”. (20’)
Mục tiêu: Giúp HS ôn lại các kiến thức lịch sử đã học của giai đoạn 1945-1954.
Tiến hành: 
- GV hướng dẫn HS tham gia thò chơi:
+ Cả lớp chia làm 4 đội chơi.
+ Cử 1 bạn dẫn chương trình.
+ Cử 3 bạn làm ban giám khảo.
- GV hướng dẫn HS cách chơi và luật chơi.
- Kết thúc trò chơi: đội nào dành được nhiều thẻ đỏ nhất là đội đó chiến thắng.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị cho tiết lịch sử tuần 21.
- HS nhắc lại đề.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ 4 ngày 
Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.Mục tiêu:
 -Kể lại được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về một tấm gương sống làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Tích hợp tư tưởng HCM: giáo dục ý thức chấp hành nội quy của Bác trong câu chuyện Bảo vệ như thế là rất tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
III.Các hoạt động dạy học:
 A.KTBC: 5
 -Hs1+2: Kể lại toàn bộ câu chuyện Chiếc đồng hồ và cho biết Bác Hồ muốn nói gì qua câu chuyện này?
 B.Bài mới:
 1.Giới thiệu: Trực tiếp(1ph)
 2.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Tìm hiểu đề. (5’)
MT: Giúp Hs nắm yêu cầu của đề bài, xác định được câu chuyện theo yêu cầu của đề bài.
TH: Gọi Hs đọc đề, Gv ghi bảng, gạch chân những từ quan trọng: đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. 
-Gọi Hs đọc các gợi ý trong Sgk/ 19
-Gọi Hs nêu tên câu chuyện mình sẽ kể .
-Yêu cầu Hs lập ngắn gọn dàn ý của câu chuyện.
HĐ2: Thực hành kể chuyện. (25’)
MT: Hs biết kể một câu chuyện đúng yêu cầu của đề bài, biết trao đổi ý nghĩa câu chuyện với bạn, lắng nghe và nhận xét đúng lời kể của bạn.
TH: -Yêu cầu Hs kể chuyện theo cặp: Hai Hs lần lượt kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và cùng thảo luận về ý nghĩa câu chuyện.
-Gv theo dõi, giúp đỡ một số nhóm còn lúng túng.
-Thi kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện giữa ba tổ.
-Các tổ tự thảo luận và tìm ra một Hs kể hay nhất và một câu chuyện ý nghĩa nhất để cùng thi.
-Lần lượt các nhóm lên kể, các nhóm khác đặt câu hỏi xung quanh nội dung ý nghĩa câu chuyện của nhóm bạn.
-Gv và Hs bình chọn câu chuyện hay, câu hỏi hay, Hs có giọng kể hay.
Tích hợp tư tưởng HCM: giáo dục ý thức chấp hành nội quy của Bác trong câu chuyện Bảo vệ như thế là rất tốt.
 3.Củng cố dặn dò: (4’)
 -VN: Tập kể lại câu chuyện của mình cho người thân nghe.
 *Giáo dục Hs thực hiện và tuyên truyền nếp sống văn minh.
 -Bài sau: Kể chuyện được chứng kiến hoắc tham gia (Chuẩn bị câu chuyện theo yêu cầu đề bài)
-Hs thực hiện.
-Hs đọc Sgk/19.
-Hs nêu.
-Hs thực hiện.
-Hs thảo luận theo yêu cầu của Gv.
-Hs trình bày.
-Hs thực hiện.
-Hs lần lượt nêu ý kiến.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
SINH HOẠT LỚP
Ngày dạy: /1/2011
Mục tiêu: 
Kiểm tra tình hình thực hiện nề nếp, ý thức học tập của hs.
Đánh giá chung về việc thực hiện kế hoạch ở tuần 20.
Phổ biến kế hoạch tuần 21
Các hoạt động lên lớp:
A) Kiểm tra: Nêu lại những việc đã làm được chưa làm được ở tuần 20
B) Bài mới::
Kiểm điểm lại tình hình thực hiện nề nếp, học tập của hs trong tuần 20
Truy bài đầu giờ: tốt.
Xếp hàng ra vào lớp: chưa đều và chưa nghiêm túc, 1 số em còn lộn xộn.
Thể dục đầu giờ: tập đúng, xếp hàng nhanh.
Vệ sinh lớp: sạch sẽ.
Chuyên cần: không vắng.
Đánh giá công tác tuần 20.
Nhìn chung các em có chuẩn bị bài tốt, không khí lớp học khá sôi nổi. 
Phổ biến kế hoạch 21.
Tiếp tục duy trì các nề nếp có sẵn.
Hình thành đôi bạn học tập.
Nhắc HS nghỉ tết an toàn.
Chúc tết HS .
Oân định học sau tết.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại kế hoạch định kì tuần 21.
Nhận xét tiết sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 20.doc