Bài soạn Tuần 16- Lớp 5

Bài soạn Tuần 16- Lớp 5

Toán : LUYỆN TẬP

I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:

- Biết tính tỷ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán

* BT cần làm: BT1, 2 * HS khá, giỏi làm thêm các BT còn lại

- Học sinh cẩn thận, kiên nhẫn khi tính toán.

II.Đồ dùng dạy học: 2 bảng phụ viết nội dung bài tập 2 và 3/76.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

A.Kiểm tra bài cũ: (4) -Kiểm tra 2 HS.

- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta thực hiện như thế nào?

- Gọi 2 HS làm bài trên bảng.

 Tính tỷ số phần trăm của hai số:

 17 và 18 ; 62 và 17.

- GV nhận xét.

 

doc 27 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tuần 16- Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 
Toán : LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
- Biết tính tỷ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán
* BT cần làm: BT1, 2	* HS khá, giỏi làm thêm các BT còn lại
- Học sinh cẩn thận, kiên nhẫn khi tính toán.
II.Đồ dùng dạy học: 	2 bảng phụ viết nội dung bài tập 2 và 3/76.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) -Kiểm tra 2 HS.
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta thực hiện như thế nào?
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng.	
 Tính tỷ số phần trăm của hai số:
 17 và 18 ; 62 và 17.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1. (7’)
Mục tiêu: Giúp HS: Luyện tập về tính tỷ số phần trăm của hai số.
Tiến hành: 
Bài 1/76:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài trên bảng con.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. (23’)
Mục tiêu: Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm (cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên).
Tiến hành: 
Bài 2/76:
- Gọi HS đọc đề bài tập.
- GV hướng dẫn HS tự tóm tắt và giải.
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV sửa bài, nhận xét.
Bài 3/76: HS khá, giỏi làm thêm sau khi làm xong BT2.
- GV yêu cầu HS làm vào vở.
- Sau đó cho HS đọc bài làm lên.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS làm thêm bài tập trong VBT.
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài trên bảng con.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Kết quả SGV/148.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ . . . ngày 
 Tập đọc : THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS : 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
	( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II.Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III.Các hoạt động dạy, học: 
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) -2 HS đọc bài.
- GV gọi 2 HS đọc bài thơ Về ngôi nhà đang xây, trả lời câu hỏi của bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: (1’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc (11’)
Mục tiêu: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
Tiến hành:
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.
- GV chia bài thành ba phần: +Phần 1: Đoạn 1 và 2.
 +Phần 2: Đoạn 3.
 +Phần 3: 2 đoạn còn lại.
- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng phần.
- Hướng dẫn HS đọc từ khó : danh lợi, nồng nặc, khuya kết hợp giải nghĩa từ Hải Thượng Lãn Ơng, danh lợi, bệnh đậu, tái phát, ngự y.
- Gọi HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. (10’)
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nh. cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc từng phần và trả lời câu hỏi SGK/154.
- GV chốt ý, rút ra ý nghĩa của bài.
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm (10’)
Mục tiêu: Đọc diễn cảm thể hiện đúng yêu cầu của bài.
Tiến hành:
- Hướng dẫn HS đọc toàn bài.
- Cho cả lớp đọc diễn cảm một đoạn.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn đó.
- GV và HS nhận xét.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò(4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài nhiều lần, kể lại bài cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Thầy cúng đi bệnh viện.
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS luyện đọc.
- HS đọc từ khó kết hợp giải ngĩa từ.
- HS luyện đọc
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa.
- HS theo dõi.
- Cả lớp luyện đọc.
- HS thi đọc.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 
Toán : GIẢI BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
- Biết tìm một số phần trăm của một số.
- Vận dụng giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số.
* BT cần làm: BT1, 2	* HS khá, giỏi làm thêm các BT còn lại
- Học sinh cẩn thận, kiên nhẫn khi tính toán.
II.Đồ dùng dạy học: 
	2 bảng phụ viết nội dung ví dụ 1/76 và bài toán /77.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (34) -Kiểm tra 2 HS.
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng.
 Tính : 17% + 18,2% 112,5% - 13%
 14,2% x 3 60% : 5
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm. (12’)
Mục tiêu: Giúp HS: Biết cách tính một số phần trăm của 1 số.
Tiến hành: 
- GV treo bảng phụ có ví dụ 1.
- GV ghi tóm tắt đề trên bảng.
- GV hướng dẫn HS ghi tóm tắt các bước thực hiện.
- Từ đó GV hướng dẫn HS phát biểu quy tắc.
- Gọi 2 HS đọc lại quy tắc SGK/77.
* Hoạt động 2: Luyện tập. (22’)
Mục tiêu: Vận dụng giải bài toán đơn giản về tính một số phần trăm của một số.
Tiến hành: 
Bài 1/77:
- Gọi HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tính số HS 10 tuổi sau đó tính số HS 11 tuổi.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng.
- GV sửa bài.
- Chấm một số vở.
Bài 2,/77:
- GV tiến hành tương tự như bài tập 1.
Bài 3/77: HS khá, giỏi làm thêm sau khi làm xong BT3.
- GV yêu cầu HS làm vào vở.
- Sau đó cho HS đọc bài làm lên.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- Muốn tính một số phần trăm của một số ta có thể thực hiện như thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện đọc.
- HS nhắc lại đề.
- HS theo dõi.
- HS phát biểu quy tắc.
- 2 HS đọc lại quy tắc.
- 1 HS đọc đề toán.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS làm bài trên bảng.
- Kết quả SGV/150.
- HS khá giỏi làm.
- 1 HS trả lời.
Thứ ba ngày 
Chính tả :(Nghe-viết) VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. Yêu cầu cần đạt:
- Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức hai khổ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
- Làm được BT2 (a/b) ; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu chuyện (BT3).
II.Đồ dùng dạy học: Ba bốn tờ giấy khổ to để các nhóm HS thi tiếp sức làm bài tập 2.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) - GV gọi 1 HS làm bài 2a, một HS làm bài tập 2b.
 - GV nhận xét bài cũ.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy. (1’)
* Hoạt động 1: HS viết chính tả. (15’)
Mục tiêu: Nghe – viết đúng chính tả hai khổ thơ của bài Về ngôi nhà đang xây.
Tiến hành:
- GV đọc bài chính tả trong SGK.
- Nêu nội dung của đoạn.
- Yêu cầu HS đọc thầm laiï bài chính tả.
- GV nhắc nhở HS quan sát trình bày bài thơ lục bát, chú ý những từ ngữ viết sai: Huơ huơ, nốt nhạc
- GV đọc cho HS viết.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm 5-7 quyển, nhận xét.
* Hoạt động 2: Luyện tập. (15’)
Mục tiêu: Làm đúng bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu r/d/gi; v/d; hoặc phân biệt các tiếng có vần iêm/im; iêp/ip.
Tiến hành:
Bài2/154: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 - GV cho HS làm việc theo nhóm 4.
 - Tổ chức cho HS thi tiếp sức.
 - Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3/155: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - GV tiến hành tương tự bài tập 2.
 - Gọi 2 HS đọc lại mẫu chuyện.
 - Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò(4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò viết mỗi lỗi sai viết lại nhiều lần, ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài, về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 1 HS nhắc lại đề.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm.
- HS viết từ khó vào bảng con.
- HS viết chính tả.
- Soát lỗi.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Thi tiếp sức.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc lại mẫu chuyện.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ tư ngày 
Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.Mục tiêu: 
- Kể được môït buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK.
II.Đồ dùng dạy học:
- Một số tranh, ảnh về cảnh sum họp gia đình.
- Bảng lớp viết đề bài, tóm tắt nọi dung, gợi ý 1, 2, 3, 4.
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) 
-1 HS kể chuyện.
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc vè những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- GV nhận xét bài cũ.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài (1’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài. (10’)
Mục tiêu: HS nắm được yêu cầu của đề bài.
Tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS nắm được yêu cầu của đề.
- Gọi 2 HS lần lượt đọc 4 yêu cầu trong SGK/167.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị nội dung cho tiết học này như thế nào.
- Gọi một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
- Cả lớp lập dàn ý bài kể chuyện.
* Hoạt động 2: HS kể chuyện. (20’)
Mục tiêu: HS biết kể toàn bộ câu chuyện .
Tiến hành:
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp.
- GV đến từng nhóm hướng dẫn, góp ý.
-Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
-Yêu cầu HS kể xong, nói lên suy nghĩ của mình về không khí đầm ấm trong gia đình, có thể trả lời thêm câu hỏi của bạn.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất trong tiết học.
* Hoạt động 3: Củng cố-dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩ ... hóm trình bày kết quả làm việc.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS trình bày kết quả làm việc.
- HS đọc thông tin và làm việc trên phiếu.
- HS chữa bài.
- HS trả lời.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ năm ngày 
Luyện từ và câu : TỔNG KẾT VỐN TỪ 
I.Yêu cầu cần đạt:
- Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT1).
- Đạt được câu theo yêu cầu của BT2, BT3.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Một số tờ phiếu phô tô trình bày nội dung bài tập 1 để các nhóm HS làm bài.
- Năm, bảy tờ giấy khổ A4 để HS làm bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) -Kiểm tra 2 HS.
- HS1:Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ: nhân hậu, dũng cảm.
- HS2:Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ: trung thực, cần cù.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập 1. (10’)
Mục tiêu: HS tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.
Tiến hành: 
Bài 1/159:
- Goị HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV giao việc, phát phiếu cho các nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.
- GV và HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2, 3. (20’)
Mục tiêu: HS tự kiểm tra được khả năng tự dùng từ của mình.
Tiến hành:
Bài 2/160:
- Gọi HS đọc tòan bài văn bài tập 2.
- GV nhắc nhở HS những điểm cần chú ý khi viết một bài văn miêu tả:
+ Không viết rập khuôn, bài phải có cái riêng, cái mới.
+ Phải biết quan sát để tìm ra cái riêng, cái mới.
Bài 3/161:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- GV yêu cầu HS đặt câu, ghi ra nháp.
- Gọi HS lần lượt đọc những câu mình đặt.
- GV và HS nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập.
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.
- 1 HS đọc bài văn.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS đặt câu ra nháp.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ sáu ngày 
Toán : 	LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
Biết làm 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
+ Tính tỉ số phần trăm của hai số.
+ Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
+ Tìm một số biết giá trị một số phần trăm của số đó.
* BT cần làm: BT1(b), 2(b), 3(a)	* HS khá, giỏi làm thêm các BT còn lại
- Học sinh cẩn thận, kiên nhẫn khi tính toán.
II.Đồ dùng dạy học: 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) -Kiểm tra 2 HS.
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng, yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập1. (10’)
Mục tiêu: Giúp HS ôn tính tỉ số phần trăm của hai số.
Tiến hành: 
Bài 1/79:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm nháp.
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. (10’)
Mục tiêu: Giúp HS ôn tập: Tính một số phần trăm của một số.
Tiến hành: 
Bài 2/79:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV chấm một số vở, nhận xét.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3. (10’)
Mục tiêu: Giúp HS ôn tập: Tính một số biết một số phần trăm của nó.
Tiến hành: 
Bài 3/79:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập vào vở.
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV chấm, sửa bài.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những em làm bài tập sai về nhà tiếp tục làm lại.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào nháp.
- HS trình bày kết quả làm việc.
* HS khá, giỏi làm thêm câu a.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở.
* HS khá, giỏi làm thêm câu a nếu xong. 
-1 HS đọc đề.
-HS làm bài vào vở.
-1 HS làm bài trên bảng lớp.
-Kết quả SGV/154.
* HS khá, giỏi làm thêm câu b
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ sáu ngày 
Tập làm văn : LÀM BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC
I. Mục tiêu bài học:Giúp HS :
- Nhận biết được sự giống nhau, khác nhau giữa biên bản về một vụ việc với biên bản một cuộc họp.
- Biết làm một biên bản về việc cụ Uùn trốn viện (BT2).
II.Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 -Ra quyết định/ giải quyết vấn đề.
 -Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành biên bản vụ việc.
III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể dùng:
 - Phân tích mẫu.
 - Trao đổi nhóm.
 - Đóng vai tưởng tượng mình là bác sĩ trực phiên cụ Un trốn viện, lập biên bản vụ việc.
IV. Phương tiện dạy học.:
 Một vài tờ giấy khổ to và bút dạ phát cho HS viết biên bản
V.Tiến trình dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) -Kiểm tra 2 HS.
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn tả hoạt động của em bé đã được viết lại.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
 1. Khám phá: (1’)
Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Kết nối:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1. (7’)
Mục tiêu: HS nhận ra sự giống nhau, khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp và biên bản vụ việc.
Kỹ năng sống:Ra quyết định/ giải quyết vấn đề
Tiến hành: 
Bài 1/161:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS đọc phần tham khảo và phần chú giải.
- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV và HS nhận xét, chốt lại kết luận đúng.
3. Thực hành:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. (23’)
Mục tiêu: Biết làm biên bản về một vụ việc.
Kỹ năng sống: Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành biên bản vụ
Tiến hành: 
Bài 2/163:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV giao việc: các em đọc lướt nhanh lại bài Thầy cúng đi bệnh viện, lập biên bản về việc cụ Ún trốn viện.
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân. GV phát 3 tờ phiếu khổ to để 3 HS làm bài.
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc.
- GV và HS nhận xét. GV chấm điểm.
4. Vận dụng (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh biên bản trên.
- Chuẩn bị bài sau: tuần 17.
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS đọc phần tham khảo và chú giải.
- HS làm việc nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân.
- 3HS làm bài trên giấy khổ to.
- HS trình bày kết quả làm việc.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 
Địa lý : 	ÔN TẬP
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lý tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. 
II.Đồ dùng dạy học: 	- Bản đồ Phân bố dân cư, kinh tế Việt Nam.
- Bản đồ trống Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’)- Kiểm tra 2 HS.
HS1: - Nước ta xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng nào là chủ yếu?
HS2: - Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn ôn tập. (18’)
Mục tiêu: HS biết:Hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS làm việc theo các nhóm.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị các câu hỏi SGK/101.
- Gọi đại diện các nhóm, mỗi nhóm trình bày một câu hỏi.
- Yêu cầu các nhóm khác lắng nghe và bổ sung 
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Làm việc với bản đồ. (12’)
Mục tiêu: Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước.
Tiến hành: 
- GV dựa vào bản đồ công nghiệp, giao thông vận tải , bản đồ trống Việt Nam để chơi các trò chơi nhằm giúp các em củng cố lại các kiến thức đã học.
- GV theo dõi, hướng dẫn.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc bài để chuẩn bị kiểm tra cuối học kỳ.
- Chuẩn bị bài tuần 17.
- HS nhắc lại đề.
 HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhắc lại kết luận.
- HS quan sát bản đồ.
- HS lắng nghe.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
SINH HOẠT LỚP
Ngày dạy: /12/2010.
Mục tiêu: 
Kiểm tra tình hình thực hiện nề nếp, ý thức học tập của hs.
Đánh giá chung về việc thực hiện kế hoạch ở tuần 16.
Phổ biến kế hoạch tuần 16
Các hoạt động lên lớp:
A) Kiểm tra: Nêu lại những việc đã làm được chưa làm được ở tuần 16.
B) Bài mới::
Kiểm điểm lại tình hình thực hiện nề nếp, học tập của hs trong tuần 16.
Truy bài đầu giờ: tốt.
Xếp hàng ra vào lớp: chưa đều và chưa nghiêm túc, 1 số em còn lộn xộn.
Thể dục đầu giờ: tập đúng, xếp hàng nhanh.
Vệ sinh lớp: sạch sẽ.
Chuyên cần: không vắng.
Đánh giá công tác tuần 16.
Nhìn chung các em có chuẩn bị bài tốt, không khí lớp học khá sôi nổi. Tuy nhiên 1 số hs khi lên lớp vẫn chưa thuộc bài và làm bài.
Phổ biến kế hoạch 17.
Tiếp tục duy trì các nề nếp có sẵn.
Hình thành đôi bạn học tập.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại kế hoạch định kì tuần 17.
Nhận xét tiết sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 16.doc