I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hòa thân nhiệt.
- Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng, lạnh, đề phòng cảm nóng, cảm lạnh.
2. Về kĩ năng:
- Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống.
- Tư duy, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức.
3. Về thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, đặc biệt khi môi trường thay đổi.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Bảnng phụ
2. Học sinh: - SGK
- Như dặn dò bài trước
Tuần Tiết 34 Bài 33. THÂN NHIỆT ♫♥♫ I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hòa thân nhiệt. - Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng, lạnh, đề phòng cảm nóng, cảm lạnh. 2. Về kĩ năng: - Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống. - Tư duy, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức. 3. Về thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, đặc biệt khi môi trường thay đổi. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Bảnng phụ 2. Học sinh: - SGK - Như dặn dò bài trước III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Vào bài: Năng lượng sản sinh trong quá trình dị hóa được cơ thể sử dụng như thế nào? Nhiệt do dị hóa giải phóng được bù vào phần đã mất, tức là thực hiện điều hòa thân nhiệt. Vậy thân nhiệt là gì? Cơ thể có những biện pháp nào để điều hòa thân nhiệt? Ta sẽ nghiên cứu bài mới. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: THÂN NHIỆT Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể luôn ổn định ở 370C. Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Hỏi: + Thân nhiệt là gì? + Người ta đo thân nhiệt của cơ thể như thế nào? + Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào? - Giáo viên tổng kết - HS tự đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi độc lập: + Là nhiệt độ của cơ thể + Dùng nhiệt kế cặp vào nách + Nhiệt độ cơ thể luôn cân bằng ở 370C. - 3 học sinh trả lời, 3 học sinh nhận xét Tiểu kết: - Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. - Thân nhiệt luôn ổn định ở 370C là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt. Hoạt động 2: SỰ ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT Mục tiêu: Trình bày được cơ chế điều hòa thân nhiệt trong đó da và hệ thần kinh đóng vai trò quan trọng. Cách tiến hành: - Hỏi: + Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào sự điều hòa thân nhiệt? - Giáo viên nhận xét - Cho học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi: + Nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì? + Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào? + Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc? + Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không khí thoáng gió (trời oi bức) cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào? - Giáo viên tổng kết - Hỏi: + Từ những ý kiến trên, hãy nêu vai trò của da trong sự điều hòa thấn nhiệt? + Tại sao khi tức giận mặt đỏ, nóng lên? + Trời rét phải làm gì để giảm sự tỏa nhiệt? - Giáo viên nhận xét - Hỏi: + Nêu vai trò của hệ thần kinh trong hoạt động điều hòa thân nhiệt? - Giáo viên tổng kết - Cá nhân đọc thông tin SGK, trả lời + Da và hệ thần kinh - 1 học sinh trả lời, 1 học sinh nhận xét - Học sinh các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi: + Thường xuyên được máu phân phối khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định. + Toát mồ hôi (da), hơi nước ở hoạt động hô hấp, mặt đỏ da hồng. + Mùa hè: mao mạch da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt Mùa đông: mạch máu co lại, lượng máu qua da ít à tím tái, cơ chân lông co à giảm sự tỏa nhiệt qua da + Trời nóng: độ ẩm không khí cao, mồ hôi toát ra nhiều, khó bay hơi nên mồ hôi chảy thành dòng, sự tỏa nhiệt khó khăn, ta cảm thấy bức bói, khó chịu - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NX, bổ sung - Học sinh vận dụng kiến thức trả lời: + Khi trời nóng: mao mạch da dãn à tỏa nhiệt + tiết mồ hôi Khi trời quá lạnh: cơ co lại liên tục à phản xạ run để sinh nhiệt => Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt đều là phản xạ. + Mạch máu dãn, máu qua da nhiều à mặt đỏ + Vận động để người nóng lên - 1 vài học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung - Cá nhân tự đọc thông tin phần 2 trả lời + Tăng giảm quá trình dị hóa Co, dãn mạch máu dưới da Tăng, giảm tiết mồ hôi Co, duỗi cơ chân lông - 1 học sinh trả lời + 1 học sinh nhận xét Tiểu kết: - Da là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong điều hòa thân nhiệt: + Khi trời nóng và khi lao động nặng: mao mạch ở da dãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiét mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể. + Khi trời rét: mao mạch da co lại, cơ chân lông co để giảm sự tỏa nhiệt. Ngoài ra khi trời quá lạnh, còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để sinh nhiệt - Hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hoà thân nhiệt: Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt đều là phản xạ đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt. Hoạt động 3: PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG NÓNG LẠNH Mục tiêu: Học sinh biết cách phòng chống nóng, lạnh trên cơ sở khoa học Cách tiến hành: - Cho học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi: + Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào? + Vào mùa hè chúng ta cần phải làm gì để chống nóng? + Để chống rét, chúng ta phải làm gì? + Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh? + Việc xây nhà ở, công sở cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, lạnh? + Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao? - Giáo viên tổng kết - Hỏi thêm: + Em đã có những hình thức nào để tăng sức chịu đựng của cơ thể? + Hãy giải thích các câu sau: * “Trời nóng chống khác, trời mát chống đói” ? * “ Rét run cầm cập” ? - Giáo viên tổng kết - Các nhóm đọc thông tin SGK thảo luận trả lời + Mùa hè ăn những thức ăn mát, mùa đông ăn những thức ăn ấm. + Mặc quần áo, phương tiện phù hợp + Giữ ấm cơ thể + Tăng sức chịu đựng của cơ thể + Thoáng mát vào mùa hè Ấm áp vào mùa đông + Phải, cây xanh có tác dụng điều hoà không khí - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NX bổ sung - Học sinh vận dụng kiến thức trả lời + Học sinh tự trả lời tùy theo thực tế + Học sinh giải thích - 1-2 học sinh trả lời + 1-2 học sinh nhận xét Tiểu kết: - Rèn luyện thể dục thể thao hợp lý - Nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp cho mùa nóng và mùa lạnh - Mùa hè: đội mũ nón khi đi đường, khi lao động - Mùa đông: giữ ấm chân, cổ, ngực - Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng. 4. Củng cố, luyện tập: Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất 1. Cơ thể tỏa nhiệt bằng con đường nào? a. Hô hấp b. Bài tiết c. Qua da d. Cả a,b,c đều đúng 2. Nhiệt được sinh ra từ quá trình nào? a. Đồng hóa b. Vận động c. Dị hóa d. Cả a,b đúng 3. Hiện tượng xảy ra khi trời lạnh là gì? a. Co mạch máu b. Sởn gai ốc, lông dựng lên c. Toát mồ hôi d. Cả a,b đúng Câu 2: Hãy nêu các biện pháp phòng chống nóng, lạnh? 5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài - Đọc mục ”Em có biết” - Xem bài 35 Ôn tập HKI. Xem lạI kiến thức từ chương I-chương IV Tiết 37 Bài 34: VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG ♫♥♫ I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng. - Vận dụng được những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong lập khẩu phần và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. 2. Về kĩ năng: - Phân tích, quan sát. - Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. 3. Về thái độ: - Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Bảng phụ - Tranh ảnh một số lương thực, thực phẩm (nếu có) 2. Học sinh: - SGK - Như dặn dò bài trước III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thân nhiệt là gì? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định? - Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt khi trời nóng, lạnh? 3. Bài mới: Vào bài: Trong khẩu phần ăn, vitamin và muối khoáng là hai chất cần với một lượng rất nhỏ. Tuy nhiên chúng là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn uống. Vậy, vai trò của chúng là gì? Có những loại vitamin và muối khoáng nào? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề đó. Hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: VITAMIN Mục tiêu: Hiểu được vai trò của từng loại vitamin đối với đời sống và nguồn cung cấp chúng. Từ đó xây dựng được khẩu phần ăn hợp lý. Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh hoàn thành bài tập tam giác SGK theo cá nhân - Gọi 1-2 HS đọc kết quả, 1-2 HS khác NX - GV tổng kết các ý đúng là: 1,3,5,6 -Cho HS các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi: + Vitamin là gì? + Vitamin có thể xếp thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? + Vitamin có vai trò gì với cơ thể? + Thực đơn trong bữa ăn cần phối hợp như thế nào để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể? - Giáo viên tổng kết - Hỏi thêm: + Người và động vật có khả năng tự tổng hợp vitamin được không? + Thiếu vitamin sẽ ảnh hưởng gì cho cơ thể? - Giáo viên tổng kết - Từng cá nhân dọc thông tin SGK tự hoàn thành bài tập - 1-2 HS trả lời + 1-2 Hs NX, bổ sung - Học sinh tự sửa bài tập - Các nhóm đọc thông tin + bảng 34.1 thảo luận trả lời các câu hỏi + Là hợp chất hữu cơ có bản chất hóa học + 2 nhóm: Tan trong nước: B (B1 B12, B15 ), C, H, PP Tan trong dầu mỡ: A, D, E, K + Đảm bảo hđộng slý bình thường của cơ thể + Cần phối hợp các loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật và thức ăn có nguồn gốc từ động vật - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NX bổ sung - Học sinh trả lời độc lập + Không có khả năng tự tổng hợp vitamin mà phải lấy vitamin từ thức ăn => cần với số lượng nhỏ nhưng không thể thiếu được + Rối loạn chức năng sinh lý và phát sinh nhiều bệnh tật như còi xương, chảy máu, viêm da, chậm lớn, rụng lông. - 1-2 HS trả lời + 1-2 Hs NX, bổ sung Tiểu kết: - Vitamin là hợp chất hóa học đơn giản, là thành phần cấu trúc của nhiều ezim trong cơ thể. - Vai trò: đảm bảo các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể - Người và động vật không có khả năng tự tổng hợp được vitamin mà phải lấy vitamin từ thức ăn - Trong khẩu phần ăn uống hàng ngày, chúng ta cần đảm bảo cân đối thành phần thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể Hoạt động 2: MUỐI KHOÁNG Mục tiêu: Hiểu được vai trò của muối khoáng đối với cơ thể. Biết xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, bảo vệ sức khỏe Cách tiến hành: - Hỏi: + Vai trò của muối khoáng là gì? - Giáo viên tổng kết - Cho học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi: + Vì sao nói thiếu vitamin D trẻ em mắc bệnh còi xương? + Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iôt? + Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần được cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để đảm bảo vitamin và muối khoáng cho cơ thể? - Giáo viên tổng kết - Giáo viên giải thích thêm: + Người lớn một ngày cần khoảng 4-5g Na (tương ứng 10-12,5g Nacl). Nếu ăn nhiều Nacl sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất và làm cho thân nhiệt tăng cao, gây ra sốt muối. + S: tác dụng hình thành lông, tóc, móng. Sản phẩm trao đổi của S là sunfat có tác dụng giải độc => ăn thịt bò, gan, cá, trứng, đậu. - Cá nhân đọc thông tin+bảng 34.2 SGK trả lời + Thành phần quan trọng của tế bào ... ì hai đến giờ. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1 ÔN TẬP HKII Mục tiêu: Học sinh biết hệ thống hóa kiến thức theo nội dung. Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Chia lớp thành 9 nhóm, 8 nhóm hoàn thành 8 bảng SGK, nhóm còn lại trả lời câu hỏi tam giác cơ quan sinh dục. - Các nhóm nhớ lại kiến thức đã học thảo luận để hoàn thành bảng và trả lời câu hỏi: Bảng 66.1: Các cơ quan bài tiết Các cơ quan bài tiết chính Sản phẩm bài tiết Phổi Da Thận CO2 Mồ hôi Nước tiểu Bảng 66.2: Quá trình tạo nước tiểu của thận Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình tạo thành nước tiểu Bộ phận thực hiện Kết quả Thành phần các chất Lọc Cầu thận Nước tiểu đầu - Loãng - Ít cặn bã, chất độc - Còn nhiều chất dinh dưỡng. Hấp thụ lại Bài tiết tiếp Ống thận Nước tiểu chính thức - Đậm đặc - Nhiều cặn bã và chất độc. - Hầu như không còn chất dinh dưỡng. Bảng 66.3: cấu tạo và chức năng của da Các bộ phận của da Thành phần cấu tạo chủ yếu Chức năng của từng thành phần Lớp biểu bì Tầng sừng (tế bào chết), tế bào sống, các hạt sắc tố. Bảo vệ, ngăn vi khuẩn, các hóa chất, tia cực tím. Lớp bì Mô liên kết sợi, trong có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông, co cơ chân lông, mạch máu. Điều hòa nhiệt, chống thấm nước, mềm da, tiếp nhận kích thích của môi trường. Lớp mỡ dưới da Mỡ dự trữ - Chống tác động cơ học - Cách nhiệt Bảng 66.4: Cấu tạo và chức năng của các bộ phận thần kinh Các bộ phận của hệ thần kinh Não Tiểu não Tủy sống Trụ não Não trung gian Đại não Cấu tạo Bộ phận trung ương Chất xám Các nhân não Đồi thị và nhân dưới đồi thị Vỏ đại não (các vùng thần kinh) Vỏ tủy não Nằm giữa thành dải liên tục Chất trắng Các đường dẫn truyền giữa não và tủy sống Nằm xen giữa các nhân Đường dẫn truyền nối bán cầu đại não và với các phần dưới. Đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh. Bao ngoài cột chất xám. Bộ phận ngoại biên Dây thần kinh não và các dây thần kinh đối giao cảm. - Dây thần kinh tủy. - Dây thần kinh sinh dưỡng. - Hach thần kinh giao cảm. Chức năng chủ yếu Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể bằng cơ chế phản xạ (PXCĐK và PXKĐK) Trung ương điều khiển và điều hòa các hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa. Trung ương điều khiển và điều hòa trao đổi chất, điều hòa nhiệt. Trung ương của PXCĐK Điều khiên rhđ có ý thức, hoạt động tư duy. Điều hòa và phối hợp các cử động phức tạp Trung ương của các PXKĐK về vận động và sinh dưỡng. Bảng 66.5:Hệ thần kinh sinh dưỡng Cấu tạo Chức năng Bộ phận trung ương Bộ phận ngoại biên Hệ thần kinh vận động Não Tủy sống Dây thần kinh não Dây thần kinh tủy Điều khiển hoạt động của hệ cơ xương. Hệ thần kinh sinh dưỡng Giao cảm Sừng bên tủy sống Sợi trước hạch (ngắn) Sợi sau hạch (dài) Có tác dụng đối lập trong điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng. Đối giao cảm Trụ não Sợi trước hạch (dài) Sợi sau hạch (ngắn) Bảng 66.6: Các cơ quan phân tích quan trọng Thành phần cấu tạo Chức năng Bộ phận thụ cảm Đường dẫn truyền Bộ phận phân tích ở trung ương Thị giác Màng lưới (của cầu mắt) Dây thần kinh thị giác (dây II) Vùng thị giác ở thùy chẩm Thu nhận kích thích của sóng ánh sáng từ vật. Thính giác Cơ quan Coocti (trong ốc tai) Dây thần kinh thính giác (dây VIII) Vùng thính giác ở thùy thái dương Thu nhận kích thích của sóng âm thanh từ nguồn phát. Bảng 66.7: Chức năng cấu tạo của các thành phần cấu tạo mắt và tai Các thành phần cấu tạo Chức năng Mắt - Màng cứng và màng giác - Màng mạch: Lớp sắc tố Lòng đen, đồng tử - Màng lưới: Tế bào que Tế bào nón Tế bào thần kinh thị giác. - Bảo vệ cầu mắt và màng giác cho ánh sáng đi qua. - Giữ cho cầu mắt hoàn toàn tối, không bị phản xạ ánh sáng. - Có khả năng điều tiết ánh sáng. - Thu nhận kích thích ánh sáng. - Thu nhận kích thích màu sắc. - Dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào thụ cảm đến trung ương. Tai - Vành và ống tai - Màng nhĩ - Chuỗi xương tai - Ốc tai – cơ quan Coocti - Vành bán khuyên - Hứng và hướng sóng âm. - Rung theo tấn số của sóng âm. - Truyền rung độgn từ màng nhĩ à cửa bầu. - Tiếp nhận kích thích sóng âm chuyển thành xung thần kinh theo dây VIII à trung khu thính giác. - Tiếp nhận kích thích về tư thế và chuyển động trong không gian. Bảng 66.8: Các tuyến nội tiết Tuyến nội tiết Hoocmôn Tác dụng Tuyến yên 1. Thùy trước 2. Thùy sau Tuyến giáp Tuyến tụy Tuyến trên thận 1. Vỏ tuyến 2. Tủy tuyến Tuyến sinh dục 1. Nữ 2. Nam 3. Thể vàng 4. Nhau thai - Tăng trưởng (GH) - TSH - FSH - LH - PrL - ADH - Oxitoxin (OT) - Tiroxin (TH) - Insulin - Glucagon - Aldosteron - Cooctizon - Adrogen - Adrenalin và Noradrenalin - Ostrogen - Testosteron - Progesteron - Hoocmôn nhau thai - Giúp cơ thể phát triển bình thường. - Kích thich tuyến giáp hoạt động. - Kích thích buồng trứng, tinh hoàn phát triển. - Kích thích gây rụng trứng, tạo thể vàng (nữ) Kích thích tế bào kẽ sản xuất Testosteron (nam) - Kích thích tuyến sữa hoạt động. - Chống đa niệu (đái tháo nhạt). - Gây co các cơ trơn, co tử cung. - Điều hòa trao đổi chất. - Biến đổi glucozơ à glicogen - Biến đổi glicogen à glucozơ - Điều hòa muối khoáng trong máu. - Điều hòa glucozơ huyết. - Thể hiện giới tính nam - Điều hòa tim mạch – điều hòa glucozơ huyết. - Phát triển giới tính nữ - Phát triển giới tính nam - Duy trì sự phát triển lớp niêm mạc tử cung và kìm hãm tuyến yên tiết FSH và LH - Tác động phối hợp với Progesteron của thể vàng trong giai đoạn 3 tháng đầu, sau đó hoàn toàn thay thế thể vàng. 9. Cơ quan sinh dục: a. Điều kiện thụ tinh b. Điều kiện thụ thai c. Nguyên tắc tránh thai - Giáo viên cho đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NX bổ sung. - Giáo viên tổng kết. a. - Trứng phải rụng - Trứng phải gặp tinh trùng b. Trứng thụ tinh bám vào thành tử cung tiếp tục phát triển thành thai. c. Ngăn trứng chín và rụng Tránh không để tinh trùng gặp trứng. Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Học sinh tự sữa bài. 4. Dặn dò: - Ôn tập để chuẩn bị thi - Học bài theo đề cương - Đề thi gồm các phần: + Tự luận + Trắc nghiệm + Điền từ vào chỗ trống + Chú thích hình + Ghép thông tin Tuần 36,Tiết 69 KIỂM TRA HỌC KỲ II ♫♥♫ Tuần 36, Tiết 70 Bài 65. ĐẠI DỊCH AIDS – THẢM HỌA CỦA LOÀI NGƯỜI ♫♥♫ I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Trình bày rõ các tác hại của bệnh AIDS. - Nêu được những đặc điểm sống của viurut gây bệnh AIDS. - Xác định các con đường lây truyền và cách phòng ngừa bệnh AIDS. 2. Về kĩ năng: - Tổng hợp, phát hiện kiến thức từ thông tin đã có. 3. Về thái độ: - Giáo dục ý thức tự bảo vệ mình để phòng tránh. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Tranh phóng to hình 65 SGK. 2. Học sinh: - SGK - Sưu tầm các tư liệu về AIDS. - Kẻ bảng 65 trang 203 vào vở. - Trả lời các câu hỏi tam giác SGK. - Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 205. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Vào bài:Hiện nay trên thế giới có môt đại dịch là gì? (Đại dịch AIDS). Vậy AIDS là gì? Tại sao gọi nó là một đại dịch? Và tại sao nói AIDS là thảm họa của loài người? Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: AIDS LÀ GÌ? HIV LÀ GÌ? Mục tiêu: - Học sinh chỉ ra được tác hại của AIDS do khả năng sống và phá hủy của HIV. Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh đọc thông tin SGK hoàn thành bảng 65 SGK. - Cá nhân đọc thông tin SGK hoàn thành bảng 65 SGK. Phương thức lây truyền HIV/AIDS Tác hại của HIV/ AIDS 1. Qua đường máu 2. Qua quan hệ tình dục không an toàn 3. Qua nhau thai Làm cơ thể mất hết khả năng chống bênh và dẫn tới tử vong. - Giáo viên tổng kết. - Cho học sinh rút ra khái niệm AIDS?. - Giáo viên giảng thêm về quá trình xâm nhập, phá hủy cơ thể của virut HIV. - 1-2 HS trả lời + 1-2 HS NX, bổ sung - AIDS: “hội chứng suy gim rmiễn dịch mắc phải” - Lắng nghe để nhận biết kiến thức. Tiểu kết: - AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mác phải. - Con đường lây truyền HIV / AIDS: + Qua đường máu + Qua quan hệ tình dục không an toàn. + Qua nhau thai. - Tác hại của HIV / AIDS: làm cơ thể mất khả năng chống bệnh dẫn tới tử vong. Hoạt động 2 ĐẠI DỊCH AIDS – THẢM HỌA CỦA LOÀI NGƯỜI Mục tiêu: Chỉ ra những mức độ nguy hiểm của AIDS dẫn đến trở thành thảm họa cho loài người. Cách tiến hành: - Cho học sinh đọc thông tin SGK thảo luận trả lời câu hỏi: + Tại sao nói đại dịc AIDS là thảm họa của loài người? - Giáo viên tổng kết. - Giáo viên thông báo thêm: + Hiện nay số người nhiễm bệnh chưa phát hiện còn nhiều hơn số người đã phát hiện. + Người bị AIDS không có ý thức phòng tránh cho người khác, đặc biệt là gái mại dâm. - Các nhóm tự đọc thông tin SGK và hiểu biết của mình thảo luận tho nhóm nhỏ: + Lây lan nhanh, không có vacxin phòng Bị nhiễm HIV là tử vong Vấn đề toàn cầu - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Lắng nghe để nhận biết kiến thức. Tiểu kết: AIDS là tảm họa của loài người vì: - Tỉ lệ tử vong rất cao. - Không có vacxin phòng và thuốc chữa. - Lây lan nhanh. Hoạt động 3: CÁC BIỆN PHÁP LÂY NHIỄM HIV / AIDS Mục tiêu: Nêu đượp cách phòng ngừa AIDS. Cách tiến hành: - Cho học sinh tự đọc thông tin SGK thảo luận các câu hỏi: + Nguyên nhân dẫn tới AIDS là gì? + Dựa vào những con đường lâu truyền HIV/AIDS, hãy đề xuất các biện pháp phòng tránh bị lây nhiễm HIV. - Giáo viên tổng kết. - Giáo viên thông báo thêm: những hoạt động không bị lây nhiễm HIV/AIDS như ăn chung bát đũa, muỗi đốt, hôn nhau, bắt tay,.. - Các nhóm tự độc thông tin SGK thảo luận trả lời: + Thiếu hiểu biết Quan hệ tình dục bừa bãi Tiêm chích ma túy Virut HIV tấn công + An toàn trong truyền máu Sống lành mạnh, nghiêm cấm hoạt động mại dâm. Mẹ bị AIDS không sinh con. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Lắng nghe để nhận biết kiến thức. Tiểu kết: - Không tiêm chích ma túy, không dùng chung kiêm tiêm, kiể tra máu trước khi truyền. - Sống lành mạnh, chung thủy 1 vợ 1 chồng. - Người mẹ bị AIDS không nên sinh con. 4. Tổng kết, đánh giá: Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất: 1. AIDS thạt sự trở thành thảm họa của loài người vì: a. Tỉ lệ tử vong cao b. Lây lan nhanh c. Không có vacxin dể phòng và thuốc chữa. d. Cả a, b, c. 2. Các hoạt động nào sau đay có thể nhiễm HIV? a. Ăn chung bát đũa, muỗi đốt. b. Hôn nhau, bắt tay, cạo râu. c. Truyền máu, quan hệ tình dục không an toàn. d. Mặc chung quần áo, sơn sửa móng tay, chung kiêm tiêm. Câu 2: Hãy nêu các biện pháp tránh lây nhiễm HIV / AIDS?
Tài liệu đính kèm: