Bài soạn Sinh học khối 8 - Trường THCS Khoá Bảo

Bài soạn Sinh học khối 8 - Trường THCS Khoá Bảo

A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

 Kiến thức:

- Nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học

- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên

- Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học.

 Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, nghiên cứu thông tin

 Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập, lòng say mê nghiên cứu khoa học, giữ gìn vệ sinh cơ thể.

B. Phương pháp:

 - Nghiên cứu tìm tòi.

 - Hoạt động nhóm.

C. Chuẩn bị:

 * GV:

 - Bảng phụ.

 - Tranh vẽ H.1-1, H.1-2, H.1-3.

 * HS:

 - Làm bài tập(T5)

 

doc 123 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 934Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Sinh học khối 8 - Trường THCS Khoá Bảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng:	 
Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Kiến thức:
- Nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học
- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên 
- Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học.
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, nghiên cứu thông tin
Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, lòng say mê nghiên cứu khoa học, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
B. Phương pháp: 
 - Nghiên cứu tìm tòi.
 - Hoạt động nhóm.
C. Chuẩn bị:
 * GV: 
 - Bảng phụ.
 - Tranh vẽ H.1-1, H.1-2, H.1-3.
 * HS:
 - Làm bài tập(T5) 
D. Tiến trình lên lớp 
Ổn định : Vắng(1') 
Kiểm tra bài cũ: Không
Bài mới(38') 
 1. Đặt vấn đề: (1') 
 GV: Trong chương trình sinh học 7, các em đã được học các ngành động vật nào?
 HS:...........
 GV: Vậy lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống có vị trí tiến
 hoá cao nhất?
 2.Triển khai bài (37') 
a. Hoạt động 1.(17') Vị trí của con người trong tự nhiên:
GV: Yêu cầu học sinh n/c thông tin SGK và làm bài tập.
HS: thảo luận nhóm.
? Em hãy xác định những đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở người không có ở ĐV.
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày,
nhóm khác nhận xét, bổ sung→
kết luận.
? Vị trí của con người trong tự nhiên, đặc điểm cơ bản phân biệt giữa người và thú.
− Người là ĐV thuộc lớp thú, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói, chữ viết.
b. Hoạt động 2: (10')Nhiệm vụ của môn cơ thể ngưòi và vệ sinh:
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin
HS: Làm việc độc lập 
? Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh.
? Quan sát h1.1;h1.3 Hãy cho biết về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội.
GV: Gọi đại diện học sinh trình bày, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV: Đánh giá→hoàn thiện kiến thức. 
-Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể từ cấp độ tb → cq
→ Hệ cơ quan→ cơ thể trong mối quan hệ với môi trường và những cơ chế điều hoà các quá trình sống →biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khoẻ, có ý thức bảo vệ môi trường.
- Kiến thức cơ thể người có liên quan đến: Y học, tâm lí học, giáo dục học,........
c. Hoạt động 3(10') Phương pháp học tập môn học cơ thể người và vệ sinh.
GV: Yêu cầu học sinh n/c thông tin.
HS: Làm việc độc lập
? Nêu các phương pháp học tập môn học cơ thể người.
GV: Gọi đại diện học sinh trình bày, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Đánh giá→hoàn thiện kiến thức
- Quan sát
- Thí nghiệm 
- Vận dụng những hiểu biết KH gt các hiện tượng thực tế→ có các biện pháp vệ sinh và rèn luyện thân thể.
 IV: Củng cố (3') 
 	 ? Trình bày những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp thú.
 	 ? Nêu nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh.
 V: Dặn dò, ra bài tập về nhà: (3') 
Bài cũ: + Học bài cũ
	 + Trả lời câu hỏi 2, GV hướng dẫn.
Bài mới: Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người 
	 ? Cơ thể người gồm mấy phần.
	 ? Hãy kể tên các cơ quan trong từng hệ cơ quan.
	 ? Hãy cho biết vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết đv các hệ cơ quan. 
E: Bổ sung.
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Chương I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI.
 Tiết 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI.
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải :
Kiến thức: 
- Kể được tên và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người 
- Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà
 hoạt động các cơ quan.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích kênh hình.
Thái độ: Giáo dục lòng say mê nghiên cứu khoa học
B. Phương pháp:
 - Quan sát, nghiên cứu - tìm tòi
 - Hoạt động nhóm
C. Chuẩn bị:
 * GV: 
 - Tranh vẽ H2.1 Cơ thể người. 
 H2.2 các cơ quan ở phần thân cơ thể người.
 - Sơ đồ h2.3 Mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan trong cơ thể.
 - Bảng phụ.
 * HS:
 -Kẻ bảng 2: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan.
D. Tiên trình lên lớp:
Ổn định: Vắng?(1')
 II. Kiểm tra bài cũ :(5') 
 Nêu nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh?
 III. Bài mới(33') 
 1. Đặt vấn đề(1') 
 GV: Người là động vật thuộc lớp thú nhưng có tổ chức cơ thể cao nhất. Vậy cấu tạo của cơ thể người như thế nào? Hệ cơ quan nào đóng vai trò quan trọng nhất.
 2. Triển khai bài.(32')
a. Hoạt động 1: Cấu tạo(20')
GV: Giới thiệu h2.1,h2.2
HS: Độc lập quan sát trao đổi 2 em 1nhóm trả lời các câu hỏi sau.
? Cơ thể người gồm mấy phần. Kể tên các phần đó.
? Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng bởi quan nào? Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực? Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng.
GV: Gọi đại diện học sinh trình bày, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV:Đánh giá→kết luận.
GV: Yêu cầu học sinh làm việc độc lập.
? Hãy ghi tên các cơ quan có trong thành phần của mổi quan hệ cơ quan và chức năng.(Bảng phụ)
HS: Trả lời 
? Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ trể người còn có những hệ cơ quan nào.
HS trả lời, học sinh khác nhận xét bổ sung→ kết luận. 
1. Các phần cơ thể.
-Gồm 3 phần:+ Đầu 
 + Thân 
 + Chi
2. Các hệ cơ quan
 - Hệ vận động
 - Hệ tiêu hoá
 - Hệ tuần hoàn
 - Hệ hô hấp
 - Hệ thần kinh
 - Hệ bài tiết
	b. Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan.(12')
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin + quan sát H2.3
HS: Làm việc độc lập→ thảo luận nhóm.
? Hãy cho biết các mũi tên từ HTK và hệ nội tiết→ cơ quan nói lên điều gì?
GV: gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Đánh giá hoàn thiện kiến thức
-Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng sống.
Sự phối hợp đó được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
IV. Củng cố(3')
 ? Cơ thể người gồm mấy phần.? Hãy kể tên.
 ? Nêu tên một số hệ cơ quan trong cơ thể. Các hệ cơ quan đó hoạt động được là nhờ hệ cơ quan nào?
V. Dặn dò, ra bài tập về nhà(3')
Bài cũ: + Học bài cũ
 + Làm bài tập 2
Bài mới: +Tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào.
 + Nêu thành phần hoá học của tế bào
 +Hoạt động sống của tế bào.
E. Bổ sung:
..........................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
	Ngày giảng: 
Tiết 3: TẾ BÀO
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS cần
Kiến thức:
- Trình bày được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm: Màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
- Phân biệt được chức năng từng bộ phận của tế bào.
- Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức học tập, lòng say mê nghiên cứu.
B. Phương pháp:
 - Quan sát, nghiên cứu - tìm tòi
 - Hoạt động nhóm
C. Chuẩn bị:
 * GV: 
 - Tranh vẽ: H 3.1 Cấu tạo tế bào.
 * HS: Nghiên cứu kĩ cấu tạo của tế bào, tìm hiểu chức năng các bộ phận của tế bào.
D. Tiến trình lên lớp:
Ổn định: Vắng?(1')
Kiểm tra bài cũ(5')
 ? Hãy nêu một số hệ cơ quan trong cơ thể và chức năng.
 III. Bài mới(32')
Đặt vấn đề(1')
 GV: Mọi bộ phận, cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào. Vậy tế bào có cấu trúc và chức năng như thế nào? Có phải tế bào là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất trong cấu tạo và hoạt động sống của cơ thể?
Tiển khai bài.(31')
a. Hoạt động 1.(10') Cấu tạo tế bào
GV: Yêu cầu HS quan sát H3.1: Cấu tạo tế bào.
HS: Độc lập quan sát→ trả lời câu hỏi
? Hãy trình bày cấu tạo một tế bào điển hình.
GV: gọi đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.
GV: Đánh giá, hoàn thiện kiến thức
-Gồm: + Màng sinh chất.
 + Chất tế bào chứa các bào quan
(Lưới nội chất, Ribôxôm, Ti thể....)
 + Nhân( Nhiễm sắc thể và nhân con)
b. Hoạt động 2.(10') Chức năng của các bộ phận trong tế bào
GV: Giới thiệu bảng chức năng của các bộ phận trong tế bào.
HS: Độc lập nghiên cứu ghi nhớ kiến thức→ Thảo luận nhóm
Hãy giải thích mqh thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Đánh giá, rút ra kết luận.
- Màng sinh chất: Giúp tế bào thực hiện TĐC.
- Chất tế bào: Thực hiện các hoạt động sống của tế bào.
- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
c. Hoạt động 3.(5') Thành phần hoá học của tế bào.
GV: yêu cầu hs nghiên cứu thông tin.
HS: độc lập nghiên cứu.
? Em có nhận xét gì về thành phần hoá học của tế bào so với các nguyên tố hoá học có trong tự nhiên.
HS: trả lời, học sinh khác nhận xét bổ sung.
? Nêu các thành phần hoá học chính của tế bào.
HS: Trả lời, hs khác nhận xét→ GV đánh giá, hoàn thiện kiến thức.
- Chất hữu cơ: Gồm P, L, G và AxitNuclêic(AND, ARN).
- Chất vô cơ: Ca, K, Na....
d. Hoạt động 4.(6') Hoạt động sống của tế bào.
GV: Giới thiệu H3.2→HS độc lập quan sát+ nghiên cứu trả lời câu hỏi.
? Hãy cho biết chức năng của tế bào trong cơ thể là gì.
HS: trả lời, hs khác nhận xét,gv đánh giá → Kết luận.
- Trao đổi chất
- Lớn lên và phân chia
- Cảm ứng
IV. Củng cố(4')
 ? Trình bày cấu tạo và chức năng của tế bào. Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
 ? Em có nhận xét gì về thành phần hoá học của tế bào so với các nguyên tố hoá học có trong tự nhiên.
V. Dăn dò, ra bài tập về nhà.(3')
Bài cũ: + học bài cũ
 + Đọc mục" Em có biết"
 	 + Làm bài tập 1.
Bài mới: Tìm hiểu + Mô là gì?
	 + So sánh cấu tạo và chức năng của các loại mô?
E. Bổ sung.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
	Ng ... 1').
	Xét về chức năng thì hệ thần kinh được phân chia như thế nào?
HS:.............
GV: Vậy hệ thần kinh sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào?
. 2. Triển khai bài(31')
a. Hoạt động 1:(10') Cung phản xạ sinh dưỡng 
GV: Treo tranh H48.1→48.2: Giới thiệu khái quát ,yêu cầu HS n/c 
HS: Độc lập nghiên cứu chú thích→ hoàn thành phiếu học tập.
? Trung khu của các phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng nằm ở đâu.
? So sánh cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Sử dung tranh giải thích → Kết luận
Đặc điểm
Cung phản xạ vận động
Cung phản xạ sinh dưỡng
Cấu tạo
- Trung ương
- Hạch thần kinh
- Đường hướng tâm
- Đường li tâm 
- Chất xám: Đại não+ Tủy sống
- Không có
- Từ cơ quan thụ cảm→trung ương
- đến thẳng cơ quan phản ứng
- Chất xám: Trụ não+ Sừng bên của tủy sống
- Có
- Từ cơ quan thụ cảm đến trung ương
- Qua sợi trước hạch và sợi sau hạch, chuyển giao ở hạch thần kinh
Chức năng
Điều khiển hoạt động cơ xương(hoạt động có ý thức)
Điều khiển hoạt động nội qua (không có ý thức)
b. Hoạt động 2:(13') Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng
GV: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK
? Hệ thần kinh sinh dưỡng chia làm mấy phần
HS:
GV: Tiếp tục yêu cầu HS nghiên cứu kĩ bảng 48.1+48.3(A và B) thảo luận 2 em/ nhóm
? Trình bày rõ sự khác nhau giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm
GV: Gọi đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung rút ra kết luận 
*Phân hệ giao cảm:
- Trung ương: nằm ở chất xám thuộc sừng bên của tủy sống
- Ngoại biên:
+ Hạch thần kinh: nằm gần cột sống xa cơ quan phụ trách
+ Dây thần kinh
++) Nơron trước hạch ngắn
++) Nơron sau hạch dài
* Phân hệ đối giao cảm:
- Trung ương: Các nhân xám nằm ở trụ não và đoạn cùng của tủy sống
- Ngoại biên:
+ Hạch thần kinh: gần cơ quan phụ trách
+ Dây thần kinh:
++) Nơron trước hạch dài
++) Nơron sau hạch ngắn
c. Hoạt động 3 (8') Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng
Yêu cầu Hs nghiên cứu kĩ lại H48.3+ bảng 48.2
? Có nhận xét gì về chức năng của hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm
? Điều này có ý nghĩa gì
GV: Gọi đại diện Hs trình bày, HS khác nhận xét.
GV: đánh giá,KL.
- Nhờ tác dung đối lập của hai phân hệ này mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng(cơ trơn, cơ tim và các tuyến)
IV. Củng cố: (4')
	- ? Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu tạo và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.
	- ? Nêu chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng.
V. Dặn dò, ra bài tập về nhà (2').	
Bài cũ: - Học bài cũ
	 - Đọc mục " Em có biết" 
	Gv: Hướng dẫn
Bài mới: Tìm hiểu cơ quan phân tích là gì
 Trình bày cấu tạo của cầu mắt, cấu tạo của màng lưới
 Sự tạo ảnh ở màng lưới
E. Bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC.
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải:
Kiến thức:
- Xác định rõ các thành phần của một cơ quan phân tích, nêu được ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể.
- Mô tả được các thành phần chính của cơ quan thụ cảm thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt.
- Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật
Kĩ năng:
 - Phát triển kĩ năng quan sát-phân tích kênh hình; kĩ năng hoạt động nhóm. 
Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ mắt.
B. Phương pháp:
 - Quan sát nghiên cứu tìm tòi.
 - Hoạt động nhóm.
C. Chuẩn bi: 
 * GV: 
- Tranh phóng to H49.1, 49.2, 49.3.
- Mô hình cấu tạo mắt.
 * HS: Nghiên cứu kĩ bài mới.
D. Tiến trình lên lớp:
 I.Ổn đinh: Vắng(1')
 II.Kiểm tra bài cũ: (5')
? Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của phân hệ thần kinh sinh dưỡng.
 III. Bài mới(32')
 1. Đặt vấn đề(1').
. 2. Triển khai bài(31')
a. Hoạt động 1:(5') Cơ quan phân tích
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
HS: Độc lập nghiên cứu, trả lời câu hỏi
? Trình bày cấu tạo của cơ quan phân tích
HS: Trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung→ KL.
Gồm: - Cơ quan thụ cảm
 - Dây thần kinh
 - Bộ phận phân tích ở trung ương
 b. Hoạt động 2:(26') Cơ quan phân tích thị giác
GV: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK
? Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào
HS:
GV: Tiếp tục yêu cầu HS nghiên cứu kĩ tranh 49.1+49.2thảo luận nhóm
? Trình bày cấu tạo của cầu mắt
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung rút ra kết luận 
GV: Yêu cầu HS n/c H49.3
? Trình bày cấu tạo của màng lưới
? Vì sao ảnh của vật hiện lên điểm vàng thì nhìn rõ vật
GV: Gọi đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét
GV: đánh giá rút ra KL
GV: Tiếp tục yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK+ Quan sát H49.4
HS: Làm việc độc lập
? Qua kết quả thí nghiệm nêu trên em có nhận xét gì về vai trò của TTT trong cầu mắt
? Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới
GV: Gọi đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung
GV: đánh giá , KL
Gồm: + Tế bào thụ cảm thị giác
 + Dây thần kinh thị giác(số II)
 + Vùng thị giác
1. Cấu tạo của cầu mắt(12')
* Màng bọc:
- Màng cứng→ bảo vệ, phía trước là màng giác trong suốt cho ánh sáng chiếu vào cầu mắt.
- Màng mạch: Có nhiều mạch máu và tế bào sắc tố đen
- Màng lưới: gồm các tế bào thụ cảm thị giác(tế bào nón+ tế bào que`)
* Môi trường trong suốt
- Thủy dịch
- Thể thủy tinh
- Dịch thủy tinh
2. Cấu tạo của màng lưới.(7')
- Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
- Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu
* Điểm vàng: tập trung các tế bào hình nón
* Điểm mù không có tế bào thị giác
3. Sự tạo ảnh ở màng lưới (7')
- TTT (như một thấu kính hội tụ) có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật
- Ánh sáng phản chiếu từ vật→ màng lưới tạo ảnh nhỏ thu ngược (tế bào thần kinh thị giác)dây thần kinh TG Vùng thị giác ở thùy chẩm
IV. Củng cố: (4')
	- ? Trình bày cấu tạo của cầu mắt, màng lưới
	- ? Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác	
V. Dặn dò, ra bài tập về nhà (3').	
Bài cũ: - Học bài cũ
	 - Tiến hành thí nghiệm (GV hướng dẫn) 
	Gv: Hướng dẫn
Bài mới: Tìm hiểu các tật của mắt, các bệnh về mắt
E. Bổ sung
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 52: VỆ SINH MẮT.
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải:
Kiến thức:
- Hiểu rõ nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục
- Trình bày được
Kĩ năng:
 - Phát triển kĩ năng quan sát-phân tích kênh hình; kĩ năng hoạt động nhóm. 
Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ mắt.
B. Phương pháp:
 - Quan sát nghiên cứu tìm tòi.
 - Hoạt động nhóm.
C. Chuẩn bi: 
 * GV: 
- Tranh phóng to H49.1, 49.2, 49.3.
- Mô hình cấu tạo mắt.
 * HS: Nghiên cứu kĩ bài mới.
D. Tiến trình lên lớp:
 I.Ổn đinh: Vắng(1')
 II.Kiểm tra bài cũ: (5')
? Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của phân hệ thần kinh sinh dưỡng.
 III. Bài mới(32')
 1. Đặt vấn đề(1').
. 2. Triển khai bài(31')
a. Hoạt động 1:(5') Cơ quan phân tích
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
HS: Độc lập nghiên cứu, trả lời câu hỏi
? Trình bày cấu tạo của cơ quan phân tích
HS: Trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung→ KL.
Gồm: - Cơ quan thụ cảm
 - Dây thần kinh
 - Bộ phận phân tích ở trung ương
 b. Hoạt động 2:(26') Cơ quan phân tích thị giác
GV: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK
? Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào
HS:
GV: Tiếp tục yêu cầu HS nghiên cứu kĩ tranh 49.1+49.2thảo luận nhóm
? Trình bày cấu tạo của cầu mắt
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung rút ra kết luận 
GV: Yêu cầu HS n/c H49.3
? Trình bày cấu tạo của màng lưới
? Vì sao ảnh của vật hiện lên điểm vàng thì nhìn rõ vật
GV: Gọi đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét
GV: đánh giá rút ra KL
GV: Tiếp tục yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK+ Quan sát H49.4
HS: Làm việc độc lập
? Qua kết quả thí nghiệm nêu trên em có nhận xét gì về vai trò của TTT trong cầu mắt
? Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới
GV: Gọi đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung
GV: đánh giá , KL
Gồm: + Tế bào thụ cảm thị giác
 + Dây thần kinh thị giác(số II)
 + Vùng thị giác
1. Cấu tạo của cầu mắt(12')
* Màng bọc:
- Màng cứng→ bảo vệ, phía trước là màng giác trong suốt cho ánh sáng chiếu vào cầu mắt.
- Màng mạch: Có nhiều mạch máu và tế bào sắc tố đen
- Màng lưới: gồm các tế bào thụ cảm thị giác(tế bào nón+ tế bào que`)
* Môi trường trong suốt
- Thủy dịch
- Thể thủy tinh
- Dịch thủy tinh
2. Cấu tạo của màng lưới.(7')
- Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
- Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu
* Điểm vàng: tập trung các tế bào hình nón
* Điểm mù không có tế bào thị giác
3. Sự tạo ảnh ở màng lưới (7')
- TTT (như một thấu kính hội tụ) có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật
- Ánh sáng phản chiếu từ vật→ màng lưới tạo ảnh nhỏ thu ngược (tế bào thần kinh thị giác)dây thần kinh TG Vùng thị giác ở thùy chẩm
IV. Củng cố: (4')
	- ? Trình bày cấu tạo của cầu mắt, màng lưới
	- ? Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác	
V. Dặn dò, ra bài tập về nhà (3').	
Bài cũ: - Học bài cũ
	 - Tiến hành thí nghiệm (GV hướng dẫn) 
	Gv: Hướng dẫn
Bài mới: Tìm hiểu các tật của mắt, các bệnh về mắt
E. Bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoansinh8doc.doc