Bài soạn Sinh học khối 8 - Tiết 3: Tế bào + Tiết 4: Mô

Bài soạn Sinh học khối 8 - Tiết 3: Tế bào + Tiết 4: Mô

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh nắm được:

 + Thành phần cấu tạo của tế bào.

 + Phân biệt được chức năng của từng cấu trúc tế bào.

 + Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.

2. Kỹ năng:- Rèn kỹ năng quan sát kênh hình, mô hình tìm hiểu kiến thức.

 - Kỹ năng tư duy lôgíc, kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học.

II.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV.

 - Tranh hình phóng to.

2.Học sinh: - SGK, vở ghi, đồng dùng học tập.

 - Học bài và chuẩn bị bài đầy đủ.

 

doc 6 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Sinh học khối 8 - Tiết 3: Tế bào + Tiết 4: Mô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2:
Lớp: ..., tiết ... , ngày ... / ... / ....... sĩ số ....., vắng.... 
TIẾT 3
 BÀI 3. TẾ BÀO.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
	 + Thành phần cấu tạo của tế bào.
 	 + Phân biệt được chức năng của từng cấu trúc tế bào.
	 + Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
2. Kỹ năng:- Rèn kỹ năng quan sát kênh hình, mô hình tìm hiểu kiến thức.
	 - Kỹ năng tư duy lôgíc, kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV.
	 - Tranh hình phóng to.
2.Học sinh: - SGK, vở ghi, đồng dùng học tập.
	- Học bài và chuẩn bị bài đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu tên các hệ cơ quan trong cơ thể và chức năng của nó?
	 - Đáp án mục 2 phần I bài 2.
2. Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG 1
 TÌM HIỂU VỊ TRÍ CỦA CON NGƯỜI TRONG TỰ NHIÊN.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung.
- YC HS QS hình 3.1 cho biết một tế bào điển hình gồm những thành phần cấu tạo nào?
- YC một vài học sinh lên bảng trình bày cấu tạo tế bào trên hình vẽ treo trên bảng.
- GV chốt kiến thức.
- QS hình trả lời câu hỏi.
- Lên bảng trình bày cấu tạo trên hình vẽ.
- Chú ý lắng nghe.
I. Cấu tạo tế bào.
- Tế bào gồm 3 phần:
+ Màng.
+ Tế bào chất: Gồm các bào quan.
+ Nhân: Gồm NST và nhân con.
 HOẠT ĐỘNG 2
TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG TẾ BÀO.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung.
- YC HS chia nhóm nghiên cứu bảng 3.1/11 cho biết:
+ Màng sinh chất có vai trò gì?
+ Lưới nội có vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào?
+ Năng lượng cần cho các hoạt động sống lấy từ đâu?
+ Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào?
- YC đại diện nhóm trả lời, nhận xét các câu hỏi.
- GV tổng hợp các ý kiến đúng, nhận kết quả hoạt động của các nhóm.
- GV chốt kiên thức.
- YC HS giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân tế bào. ( cơthể có bốn đặc trưng TĐC, sinh trưởng, sinh sản, đi truyền đều được tiến hành ở tế bào )
- Chia nhóm nghiên cứu bảng thảo luận trả lời các câu hỏi.
+ Nêu vai trò màng sinh chất.
+ Nêu vai trò lưới nội chất.
+ Suy nghĩ trả lời.
+ Suy nghĩ giải thích.
- Cử đại diện trả lời nhận xét.
- Lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe và ghi.
- Suy nghĩ giải thích.
II. Chức năng của các bộ phận trong tế bào.
- Nội dung bảng 3.1/ SGK/ 11
 HOẠT ĐỘNG 3
 TÌM HIỂU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung.
-YC HS đọc thông tin.
- Hãy cho biết thành phần hoá học của tế bào?
- Các chất hữu cơ có tên gọi như thế nào?
- Các chất hoá học cấu tạo nên tế bào có mặt ở đâu?
- Tại sao trong khẩu phần ăn của mỗi người cần phải có đủ Prôtêin, gluxít, VTM, muối khoáng?
- Đọc thông tin.
- Nêu thành phần hoá học.
- Kể tên các chất hữu cơ.
- Suy nghĩ trả lời.
- Suy nghĩ giải thích.
- Suy nghĩ giải thích.
III. Thành phần hoá học của tế bào.
- TB gồm hỗn hợp nhiều chất hữu cơ và vô cơ.
a.Chất hữu cơ.
- Prôtêin: C, H, N, O, S.
- Gluxít: C, H, O.
- Lipít: C, H, O.
- Axít Nuclêit: ADN, ARN.
b. Chất vô cơ.
- Muối khoáng chứa Ca, K, Na, Cu, ...
 HOẠT ĐỘNG 4
 TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA TẾ BÀO.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung.
- Cơ thể lấy thức ăn từ đâu?
- Thức ăn được biến đổi và chuyển hoá như thế nào trong cơ thể người? 
- Cơ thể được lớn lên do đâu?
- Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ như thế nào?
- Lấy VD để thấy mối quan hệ giữa chức năng của tế bào với cơ thể và môi trường?
- Nghiên cứu sơ đồ hình 3.2 trả lời.
- Nêu mối quan hệ.
IV. Hoạt động sống của tế bào:
- Hoạt dộng sống của tế bào gồm: Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng. 
3. Củng cố: 
	-YC HS nhắc lại nội dung chính của bài.
4. Dặn dò: 
	- YC HS về học bài và chuẩn bị bài mới.
Lớp: ..., tiết ... , ngày ... / ... / ....... sĩ số ....., vắng.... 
TIẾT 4
BÀI 4. MÔ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm mô, phân biệt được các loại mô chính trong cơ thể.
	- HS nắm được cấu tạo và chức năng của từng loại mô.
2. Kỹ năng:- Rèn kỹ năng quan sát , khái quát hoá, kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV.
	 - Tranh hình phóng to.
	 - Phiếu học tập.
Nội dung
Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô thần kinh
1. Vị trí.
2. Cấu tạo.
3. Chức năng.
2.Học sinh: - SGK, vở ghi, đồng dùng học tập.
	- Học bài và chuẩn bị bài đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu chức năng của các bộ phận trong cơ thể ( tế bào )?
	 - Đáp án: Bảng 3.1/ 11.
2. Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG 1
 TÌM HIỂU KHÁI NIỆM MÔ.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung.
- Thế nào là mô?
- YC HS so sánh giữa người, ĐV, TV?
- GVBS: Trong mô ngoài các tế bào còn có các yếu tố không có tế bào gọi là phi bào.
- Nghiên cứu thông tin trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
I. Khái niệm mô:
- Mô là tập hợp tế bào chuyên hoá có cấu tạo giống nhau đmr nhiệm chức năng nhất định.
- Mô gồm: Tế bào và phi bào.
 HOẠT ĐỘNG 2
 TÌM HIỂU CÁC LOẠI MÔ
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung.
- YC HS chia nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Cho biết vị trí, cấu tạo, chức năng các loại mô trong cơ thể?
- YC đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Chia nhóm hoàn thành phiếu.
- Đại diện trình bày và sửa sai.
II. Các loại mô:
Nọi dung: Phiếu học tập. 
Nội dung phiếu học tập.
ND
Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô thần kinh
1. Vị trí.
Mô ngoài da, lót trong các cơ quan rỗng như ruột, bóng đái, mạch máu, đường hô hấp.
Có ở khắp cơ thể rải rác trong chất nền.
Gắn vào xương, thành ống tiêu hoá, mạch máu, bóng đái, tử cung.
Nằm ở não, tuỷ sông, tận cùng các cơ quan.
2. Cấu tạo.
- CHủ yếu là tế bào, không có phi bào.
- Tế bào có nhiều hình dạng dẹt, đa giác trụ, khối.
- Các tế bào xếp xít nhau thành lớp dầy gồm biẻu bì da, biểu bì tuyến.
- Gồm tế bào và phi bào ( sợi đàn hồi, chất nền )
- Có thêm chất Ca và sụn.
- Gồm mô sụn, mô xương, mô mỡ, mô sợi, mô máu.
- Chủ yếu là tế bào, phi bào ít.
- Tế bào có vân ngang hay không có vân ngang.
- Các tế bào xếp thành lớp, thành bó gồm cơ tim, cơ trơn, cơ vân.
- Các tế bào thần kinh ( nơ ron ) tế bào thần kinh.
- Nổn có thân nối các sợi trục & sợi nhánh.
3. Chức năng.
- Bảo vệ, che chở.
- Hấp thụ, tiết các chất.
- Tiếp nhận kích thích từ môi trường.
- Nâng đỡ, liên kết các cơ quan đệm.
- Chức năng dinh dưỡng ( Vận chuyển chất dinh dưỡng tới tế bào và vận chuyển các chất thải đến hệ bài tiết )
- Co giãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể.
- Tiếp nhận kích.
- Dẫn truyền xung thần kinh.
- Xử lý thông tin.
- Điều hoà hoạt động các cơ quan.
3. Củng cố: 
	-YC HS trả lời câu hỏi 1,2 SGK.
4. Dặn dò: 
	- YC HS về học bài và chuẩn bị bài mới.
	- Chuẩn bị dụng cụ thực hành: Chuẩn bị 1 con ếch.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2.doc