Bài soạn Sinh học khối 8 - Nguyễn Quốc Cường - Trường THCS Phong Lộc

Bài soạn Sinh học khối 8 - Nguyễn Quốc Cường - Trường THCS Phong Lộc

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết được mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ và phương pháp học tập của môn học.

- HS xác định được vị trí con người trong tự nhiện.

2.Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm và tổng hợp.

3.Thái độ:

- HS có thái độ yêu thích bộ môn.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Trực quan;Vấn đáp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh vẽ hình sách giáo khoa. Bảng phụ

 

doc 137 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1151Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Sinh học khối 8 - Nguyễn Quốc Cường - Trường THCS Phong Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 bài mở đầu
Ngày soạn: 13/8/2010
Ngày dạy: 16/8 8B ; 18/8. 8A
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết được mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ và phương pháp học tập của môn học.
- HS xác định được vị trí con người trong tự nhiện.
2.Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm và tổng hợp.
3.Thái độ:
- HS có thái độ yêu thích bộ môn.
II. phương pháp:
- Trực quan;Vấn đáp...
III. đồ dùng dạy học:
-Tranh vẽ hình sách giáo khoa. Bảng phụ
iv. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv – hs
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí con người trong tự nhiên
GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức SH7 trả lời 2 câu hỏi SGK.
Sau đó GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK trao đổi và làm bài tập SGK.
Hstrao đổi làm bài tập GV gọi đại diện lên trình bày ,lớp nhận xét bổ sung Cuối cùng GV nhận xét bổ sung và rút ra kết luận.
GV:
H? Theo em con người trong tự nhiên có vị trí nào? vì sao?
H? Đặc điểm nào giúp phân biệt giữa người và động vật.
HS ngiên cứu trả lời. GV nhận xét bổ sung và rút ra kết luận.
- Trong tự nhiên con người được xếp vào lớp thú.
- Đặc điểm phân biệt giữa người và thú:
+ Con người có tư duy, tiếng nói và chữ viết.
+ Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh
GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời các câu hỏi:
H? Mục đích và nhiệm vụ vủa cơ thể người và vệ sinh là gì.
H? Kiến thức về môn học có liên quan mật thiết đến những ngành nghề nào.
H? Môn học có ý nghĩa gì đối với đời sống.
HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi. GV nhận xét bổ sung và chốt kiến thức.
* Nhiệm vụ: SGK.
* ý nghĩa.
- Giúp HS hiểu biết về cách phòng chống bệnh tật, rèn luyện cơ thể và đưa ra các biện pháp bảo vệ cơ thể.
- Cung cấp kiến thức cơ bản tạo điều kiện cho các lớp sau.
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp học tập môn học cơ thể người
và vệ sinh
GV cho HS đọc thông tin SGK và GV gọi 1 vài em cho biết:
H? phương pháp học tập bộ môn là gì.
HS trình bày. GV nhận xét và rút ra kết luận
- Kết luận:SGK
V củng cố và dặn dò:
- Người và động vật có những điểm giống và khác nhau nào?
- Nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học là gì?
- Trình bày phương pháp học tập môn học.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Kẻ bảng 2 trang 9 SGK và chuẩn bị bài mới.
Chương I khái quát về cơ thể người
Tiết 2 Cấu tạo có thể người
Ngày soạn: 14/8/2010
Ngày dạy: 17/8. 8B ; 19/8. 8A
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Học sinh kể tên các cơ quan, hệ có quan trong cơ thể người.
- Học sinh giải thích được vai trò của hệ thần kinh và nội tiết trong sự hoạt động điều hòa của cơ quan.
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
- Giúp học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ thể
II. phương pháp:
- Trực quan; Vấn đáp; Hoạt động nhóm...
III. Đồ dùng dạy học
Tranh vẽ cơ thể người, mô hình, bảng phụ
IV. Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Trình bày điểm giống và khác nhau giữa người và động vật
Câu 2: Nhiệm vụ và ý nghĩa môn cơ thể người là gì?
2. Bài mới
Hoạt động của gv – hs
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2.1 và 2.2 SGK liên hệ với bản thân và trả lời câu hỏi SGK.
- Học sinh nghiên cứu và trả lời các câu hỏi giáo viên nhận xét và bổ sung rút ra kết luận.
+ Giáo viên:
H? : Em hãy kể tên các cơ quan trong hệ cơ quan mà em đã học ở lớp thú.
- Sau đó giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ trao đổi thảo luận và hoàn thành bảng 2 SGK.
- Giáo viên gọi đại diện một nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Cuối cùng giáo viên nhận xét bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
1. Các phần cơ thể
- Cơ thể người có 3 phần: + Đầu
 + Thân
 + Tay, chân
2. Các hệ cơ quan.
Học theo bảng 2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phối hợp của các cơ quan
+ Giáo viên:
H?: Em cho biết khi lao động hay vận động với cường độ cao thì em thấy các cơ quan hoạt động thế nào? vì sao?
- Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện lệnh SGK
+ H?: Vậy các cơ quan trong cơ thể hoạt động thế nào?
- Học sinh nghiên cứu và trả lời câu hỏi. - Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận
- Các cơ quan trong cơ thể hoạt động có sự phối hợp thống nhất với nhau dưới sự điều khiển, điều hòa của hệ thần kinh và tuyến nội tiết.
V.củng cố và Dặn dò:
-Cơ thể người chia làm mấy phần? Phần thân chứa những cơ quan nào?
- Trình bày cấu và chức năng các hệ cơ quan.
- Hệ thần kinh đóng vai trò gì trong hoạt động của các cơ quan.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài mới.
Tiết 3 Tế bào
Ngày soạn: 20/8/2010
Ngày dạy: 23/8. 8B ; 25/8. 8A
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được thành phần cấu trúc của một tế bào động vật.
- Học sinh phân biệt được chức năng từng cấu trúc tế bào.
- Học sinh chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống
- Học sinh thấy được mối quan hệ thống nhất về chức năng của các thành phần tế bào.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- HS có lòng yêu thích môn học.
II. phương pháp:
- Trực quan; Vấn đáp...
III. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ phóng to hình 3.1 SGK
IV. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1. Trình bày cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan trong cơ thể?
Câu 2: Các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động như thế nào? lấy ví dụ chứng minh.
2.bài mới:

Hoạt động của gv – hs
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ hình 3.1 SGK và trả lời câu hỏi.
H? Tế bào động vật gồm những thành phần nào.
H? Theo em tế bào động vật khác tế bào thực vật ở điểm nào?
H? Theo em các tế bào có kích thước hình dạng giống nhau không vì sao.
Học sinh quan sát nghiên cứu trả lời câu hỏi giáo viên ra nhận xét bổ sung và rút ra kết luận.
*Tế bào gồm 3 phần: 
- Màng sinh chất.
- Chất tế bào gồm nhiều bào quan.
- Nhân: NST và nhân con.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của các bộ phận trong tế bào
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu thông tin ở bảng3.1 SGK và trả lời câu hỏi:
H? Trình bày chức năng của từng thành phần trong tế bào.
H? Em hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
Học sinh nghiên cứu trả lời câu hỏi giáo viên nhận xét. Bổ sung và chốt kiến thức.
* Học theo bảng 3.1 SGK
Hoạt động 3: Thành phần hóa học của tế bào
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi.
H? Tế bào có những thành phần hóa học nào.
HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
* chất hưu cơ
+ Prôtêin: C, H, O, N, P, S.....
+ Gluxít: C, H, O, ( 2H :1 O2)
+ Li Pít: C, H, O
+ AXít Nuclêic: ADN và ARN
* Chất vô cơ: Muối khoáng và nước
Hoạt động 4: Hoạt động sống của tế bào
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 3.2 SGK và trả lời câu hỏi.
H? Theo em tế bào có những hoạt động sống nào.
H? Chức năng của tế bào trong cơ thể là gì.
H? Tại sao nói tế bào là đơn vị chức năng của các cơ thể sống.
Học sinh nghiên cứu trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.
* Hoạt động sống của tế bào gồm:
- Trao đổi
- Sinh trưởng
- Sinh sản
- Cảm ứng
V. củng cố và Dặn dò:
Em hãy ghép nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp:
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Nơi tổng hợp Prôtêin.
a. Lưới nội chất
1.........
2. Vận chuyển các chất trong tế bào.
b. Ti thể
2.........
3.Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng.
c. Ribôxôm
3.........
4. Cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin
d. Bộ máy gôngi.
4.........
5. Thu nhận, tích trữ, phân phối sản phẩm trong hoạt động sống của tế bào.
5.........
- Học bài và làm bài tập SGK
- Đọc mục “ em có biết?”
- Chuẩn bị bài mới.
 Tiết 4 Mô
Ngày soạn: 21/8/2010
Ngày dạy: 24/8. 8B ; 25/8. 8A
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết khái niệm về mô, phân biệt được các mô chính trong cơ thể.
- Học sinh biết được cấu tạo và chức năng của 1 số loại mô trong cơ thể.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ và giữ gìn cơ thể.
ii. phương pháp:
- Trực quan; Vấn đáp...
III. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ phóng to hình SGK
IV. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1. Tế bào động vật có cấu tạo như thế nào? Điểm khác nhau giữa tế bào động vật với tế bào thực vật là gi?
Câu 2: Tại sao nói Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống?
2.bài mới
Hoạt động của gv – hs
Nội dung
Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm về mô
GV yêu cầu họcsinh thực hiện lệnh SGK.
H? Hãy kể tên những tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết.
H? Vì sao tế bào có hình dạng khác nhau.
Sau đó cho học sinh nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi.
H? Mô là gì? Mô gồm những thành phần nào.
HS nghiên cứu trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.
* Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau đảm nhận chức năng nhất định.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại Mô
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 4.1 A và B, kết hợp các thông tin trả lời câu hỏi:
H? Em có nhận xét gì về sự xắp xếp các tế bào ở mô biểu bì.
H? Mô biểu bì có vị trí, cấu tạo và chức năng gì.
HS quan sát , nghiên cứu và trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 4.2 và nghiên cứu các thông tin SGK và trả lời câu hỏi
H? Mô Liên kết gồm mấy loại vị trí của các mô liên kết.
H? Máu thuộc loại mô gì. Vì sao máu lại được xếp vào loại mô đó.
H? Mô liên kết khác với mô biểu bì ở điểm nào. ( cấu tạo).
Học sinh quan sát nghiên cứu và trả lời câu hỏi, giáo viên nhận xét bổ sung và rút ra kết luận.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 4.3 SGK
H? Mô cơ gồm những loại mô nào
H? Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng.
Học sinh quan sát nghiên cứu và trả lời câu hỏi, giáo viên nhận xét bổ sung và rút ra kết luận.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 4.4 và nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi
H? Mô thần kinh có cấu tạo và chức năng gì.
HS quan sát, nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi. GV nhận xét và chốt kiến thức.
1. Mô biểu bì:
- Vị trí: Nằm ngoài ra và lót trong các cơ quan rỗng.
-Cấu tạo: Gồm các tế bào, không có phi bào
-Chức năng: Bảo vệ, hấp thụ và bài tiết.
2. Mô liên kết.
- Ví trí: Nằm rải rác khắp cơ thể.
- Cấu tạo: Chủ yếu chất gian bào. Tế bào ít ngoài ra có chất cơ bản vô định hình.
- Chức năng:
+ Nâng đỡ tạo ra bộ khung cho cơ thể.
+ Neo giữ, liên kết cơ quan với nhau.
3. Mô cơ:
- Có: 3 loại
+ Cơ vân:Tế bào dài, nhiều nhân có vân ngang
+ Cơ tim: Tế bào dài, nhiều nhân, phân nhánh
+ Cơ trơn: Tế bào hình thoi, 1 nhân
-Chức năng: Co, dãn
4. Mô thần kinh:
- Học theo SGK
V. củng cố và Dặn dò
Em hãy hoàn thành bảng sau:
Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô thần kinh
Đặc điểm cấu tạo
Chức năng
- Học bài và làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị bài mới.
Tiết 5 Phản xạ
Ngày s ...  đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu quá trình thụ tinh, thụ thai và cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, ứng xử trong giao tiếp.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
- Kĩ năng ra quyết định, kĩ năng từ chối những lời rủ rê quan hệ tình dục sớm dẫn đến mang thai ngoài ý muốn.
- Kĩ năng ứng phó với các tình huống ép buộc, dụu dỗ, lừa gạt quan hệ tình dục
3. Thái độ
- Giáo dục HS tự có ý thức về cách sống, các quan hệ để phòng tránh những nguy cơ cho bản thân, tránh quan hệ tình dục ở lứa tuổi HS.
II. Phương pháp
- Vấn đáp, Trực quan, hoạt động nhóm...
III. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ, bảng phụ.
IV. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thụ tinh và thụ thai
Giáo viên cho HS quan sát tranh, hình kết hợp với nghiên cứu thông tin SGK trả lời các câu hỏi:
H? Thề nào là sự thụ tinh, thụ thai.
H? Theo em những điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai là gì.
HS quan sát, nghiên cứu trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.
- Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tạo thành hợp tử.
+ ĐK sự thụ tinh là trứng và tinh trùng cùng gặp nhau ở 1/3 ống dẫn trứng. Tinh trùng phải lọt vào trong trứng.
- Sự thụ thai là trứng đã được thụ tinh xuống làm tổ ở tử cung và phát triển thành thai tại đây.
+ ĐK của sự thụ thai: Trứng phải được thụ tinh và bám vào tử cung để phát triển thai nhi ở đây.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển thai nhi
Giáo viên cho HS nghiên cứu thông tin SGK và cho biết:
H? Thai nhi được phát triển như thế nào.
H? Nhờ đâu thai nhi lấy được chất dinh dưỡng và khí Ôxi.
Tiếp theo GV cho HS trả lời các câu hỏi SGK.
- Thai được nuôi dươngc nhờ chất dinh dưỡng lấy từ mẹ qua nhau thai.
Hoạt đông 3: Tìm hiểu hiện tượng kinh nguyệt
GV cho HS đọc và nghiên cứu thông tin kết hợp với quan sát hình 62.3 SGK và cho biết:
H? Theo em hiện tượng kinh nguyệt là gì.
H? Hiện tượng kinh nguyệt xảy khi nào.
- Là hiện tượng trứng không được thụ tinh sau 14 ngày thì trứng sẽ được đưa ra ngoài cùng máu và dịch nhầy.
- Kinh nguyệt xảy ra theo chu kỳ 28 - 32 ngày.
Hoạt đọng 4: Tìm hiểu ý nghĩa của việc tránh thai
GV cho HS thảo luận trả lời câu hỏi SGK.
GV gọi đại diện trình bày. Cuối cùng GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
- Đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ và chất lượng cuộc sống gia đình và xã hội.
Hoạt động 5: Tìm hiểu những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên
GV cho HS đọc nghiên cứu thông tin SGK trả lời các câu hỏi:
H? Em hãy nêu hậu quả của việc mang thai ở tuổi vị thành niên.
H? Cần làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn.
H? Em nghĩ như thế nào khi HS THCS được học về vấn đề này.
H? Em có biết hiện nay có nhiều trẻ em tuổi vị thành niên có thai hay không. Em nghĩ như thế nào về hiện tượng này.
- Là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống sau này.
Hoạt động 6: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
GV cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi SGK.
GV gọi đại diện lên trình bày. lớp nhận xét, bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.
- Cơ sở khoa học:
+ Ngăn trứng chín và rụng.
+ trành không cho tinh trùng gặp trứng.
+ Chống sự làm tổ của trứng đã được thụ tinh.
- Biện pháp: Dùng bao cao su; thuốc tránh thai; vòng tránh thai
V. Cũng cố- dặn dò
- Sự thụ tinh và thụ thai là gì? Điều kiện của sự thụ thụ tinh và thụ thai là gì?
- Trình bày cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
- Đọc mục “ Em có biết?”
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài mới.
Tiết 66 các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Ngày soạn: 01/5/2011
Ngày dạy: 04/5. 8B; 05/5.8A
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh trình bày được nguyên nhân, triệu trứng, hậu quả, con đường lây truyền và biện pháp phòng tránh một số bệnh lây qua đường tình dục phổ biến..
2. Kỹ năng:
a. Kĩ năng nhận thức:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tư duy, hoạt động nhóm...
b. Kĩ năng hành động:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Kĩ năng từ chối, kĩ năng đặt mục tiêu.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, ứng xử trong giao tiếp.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
3. Thái độ
- Giáo dục có ý thức phòng tránh các bệnh và xây dựng lối sống lành mạnh.
II. Phương pháp
- Vấn đáp, Trực quan...
III. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ, bảng phụ.
IV. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu bệnh lậu
Giáo viên cho HS nghiên cứu thông tin SGK và bảng 64.1 trả các câu hỏi.
H? Tác nhân gây bệnh lậu là gì.
H? Người mắc bệnh lậu có biểu hiện gì.
H? Bệnh lậu có tác hại như thế nào.
H? Bệnh lây truyền bằng con đường nào.
H? Theo em biện pháp phòng ngừa bệnh lậu là gì.
_ Bệnh lậu: Học theo bảng64.1 SGK
- Biện pháp:
- Sống lành mạnh.
- Quan hệ tình dục an toàn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bệnh Giang Mai
Giáo viên cho HS nghiên cứu thông tin SGK và bảng 64.2 trả các câu hỏi.
H? Tác nhân gây bệnh giang mai là gì.
H? Người mắc bệnh có biểu hiện gì.
H? Nêu tác hại của bệnh giang mai
H? Bệnh lây lan qua những con đường nào.
H? Biện pháp phòng trành bênh giang mai là gì.
HS nghiên cứu trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
- Bệnh giang mai: Học theo bảng 64.2SGK.
- Biện pháp:
- Sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn.
- Tránh tiếp xúc với vết thương người bệnh.
- Không truyền máu đã bị nhiễm bệnh. Phụ nữ mắc bệnh không nên sinh con
V. Cũng cố- dặn dò
- Em hãy trình bày triệu trứng, hậu quả, con đường lây truyền bệnh lậu và bệnh giang mai.
- Nêu biện pháp phòng tránh các bệnh trên.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài mới.
Tiết 67 đại dich aids - thảm hoạ của loài người
Ngày soạn: 07/5/2011
Ngày dạy: 09/5. 8B; 11/5.8A
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được HIV/AIDS là gì? Tác hại của bệnh AIDS.
- Trình bày được con đường lây truyền và biện pháp phòng ngừa bệnh AIDS.
2. Kỹ năng:
a. Kĩ năng nhận thức:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tư duy, hoạt động nhóm...
b. Kĩ năng hành động:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK tòm hiểu bệnh AIDS.
- Kĩ năng từ chối, kĩ năng đặt mục tiêu.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, ứng xử trong giao tiếp.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
3. Thái độ
- Giáo dục có ý thức phòng tránh các bệnh và xây dựng lối sống lành mạnh.
II. Phương pháp
- Vấn đáp, Trực quan...
III. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ, bảng phụ.
IV. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu AIDS và HIV
Giáo viên cho HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời các câu hỏi:
H? Em đã hiểu gì về HIV/AIDS
H? Thế nào gọi là HIV,AIDS.
Tiếp theo GV cho HS thảo luận hoàn thành bảng SGK. Từ bảng GV yêu cầu HS cho biết:
H? Bệnh AIDS lây truyền bằng những con đường nào.
H? Tác hại của HIV/AIDS là gì.
H? Theo em người mắc AIDS chết vì lí do nào.
- AIDS là thuật ngữ quốc tế có nghĩa “ Hội chứng suy giảm miễn dich mắc phải”.
- HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
- Con đường lây truyền: Học theo bảng 65 SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao AIDS lại là thảm hoạ của loài người
Giáo viên cho HS nghiên cứu thông tin SGK và cho biết:
H? Vì sao đại dịch AIDS là thảm hoạ của loài người.
HS nghiên cứu trả lời. GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.
- Tỷ lệ tử vong rất cao.
- Không có văc xin phòng bệnh và thuốc chữa.
- Lây lan nhanh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp phong ránh lây nhiễm HIV/AIDS
GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK, kết hợp với kiến thức đã học
H? Biện pháp phòng trành bị nhiễm HIV/AIDS là gì.
H? Em hãy cho biết một số tác hại của việc sử dụng ma tuý.
GV Như vậy ma tuý rất có hại cho người sử dụng. Nó cũng là con đường lây nhiễm HIV/AIDS rất nhanh. Vì vậy chúng ta tuyệt đối không nên sử dụng ma tuý để chống bị lay nhiễm HIV/AIDS.
- Không tiêm chích ma tuý, không chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền.
- Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ, một chồng.
- Người mẹ bị nhiễm HIV/AIDS không nên sinh con.
V. Cũng cố- dặn dò
- HIV/AIDS là gì? Vì sao AIDS lại là thảm hoạ của loài người.
- Trình bày các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.
- Đọc mục “Em có biết?”
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài mới.
Tiết 68 bài tập
Ngày soạn: 08/5/2011
Ngày dạy: 11/5. 8B; 12/5.8A
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố khắc sâu kiến thức đã học cho HS
- Giải quyết những bài tập khó trong SBT sinh học 8.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng tư duy, tổng hợp, hoạt động nhóm...
II. Phương pháp
- Vấn đáp, Hoạt động nhóm...
III. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
IV. Hoạt động dạy học
- Giáo viên đưa hệ thống câu đã tổng trong sách bài tập sinh học 8 cho HS trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- HS tiến hành thảo luận trả lời câu hỏi. GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét và đưa đáp án chuẩn cho HS theo dõi đối chiếu và sửa chữa nếu sai.
Câu hỏi và đáp án:
Câu 1: Vì sao người say rượu thường đi lảo đảo và dễ bị ngã.
Trả lời:
Vì người say rượu thì rượu sẽ làm tổn thương, ức chế đến hoạt động của tiểu não nên tiểu não không thực hiện được chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể nên cơ thể bị mất thăng bằng trong không gian dẫn đến người đi lão đảo và dễ bị ngã.
Câu 2: Nêu các đặc điểm về cấu tạo và chức năng của đại não ở người tiến hoá hơn so với động vật trong lớp thú.
Trả Lời: 
- Cấu tạo: Khối lượng của đại não ở người lớn hơn ở Thú. Vỏ não có nhiều khe, rãnh tạo nên diện tích bề mặt não rất lớn còn ở Thú ít nếp nhăn hơn.
- Chức năng: Sự phân vùng chức năng của đại não ở Người nhiều hơn ở Thú và có những vùng chỉ có ở người mà không có ở thú như: Vùng nói, vùng viết, vùng hiểu tiếng nói và chưc viết
Câu 3: Tại sao người già phải đeo kính lão.
Trả lời:
- Vì ở người già tuổi cao thể thuỷ tinh bị lão hoá, mất tính đàn hồi không phồng lên được vì vậy người già không nhìn thấy rõ những vật ở xa nên phải đeo kính lão để nhìn rõ những vật ở xa.
Câu 4: Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xốc nhiều.
Trả lời:
- Vì nơi thiếu ánh sáng mắt phải căng ra và nhìn gần làm cho thể thuỷ tinh luôn phồng lên, lâu dần sẽ mất khả năng dãn dẫn đến mắt sẽ bị cận.
- Trên tàu xe bị xốc nhiều sẽ làm cho mắt điều tiết nhiều và liên tục dẫn đến mất khả năng dãn và mắt sẽ bị cận.
Câu 5: Vì sao ta có thể phát hiện được âm thanh phát ra từ bên trái hay bên phải.
Trả lời: Vì chúng ta nghe được bằng hai tai nên khi sóng âm được truyền từ bên phải ra thì sóng âm sẽ được truyền đến tai phải trước nên chúng ta xác định được và ngược lại.
v. dặn dò:
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học
- Hoàn thành các bảng bài 68.

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH HOC 8 - 2010.doc