Bài soạn Sinh học khối 8 năm 2009 - Trường THCS Tân Lợi

Bài soạn Sinh học khối 8 năm 2009 - Trường THCS Tân Lợi

A/ MỤC TIÊU học xong bài này học sinh phải:

 1. kiến thức:

- Nêu rõ mục đích,nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học.

- Xác định vị trí của con người trong tự nhiên.

- Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của bộ môn.

 2. Kĩ năng:

- Biết cách thảo luận nhóm.

- Biết cách trả lời những câu hỏi theo biểu bảng.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức tự giác trong việc tiếp thu các kiến thức cơ bản của bộ môn.

B/ CHUẨN BỊ:

 1/ Chuẩn bị của GV:

 Tranh phóng to các hình trong SGK.

 2/Chuẩn bị của học sinh:

 Đọc bài và chuẩn bị theo yêu cầu trong SGK.

 

doc 127 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1017Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Sinh học khối 8 năm 2009 - Trường THCS Tân Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn:10/8/2009
Tiết 1 Ngày dạy:17/8 /2009	 
Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU
A/ MỤC TIÊU học xong bài này học sinh phải: 
 1. kiến thức: 
Nêu rõ mục đích,nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học. 
Xác định vị trí của con người trong tự nhiên. 
Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của bộ môn. 
 2. Kĩ năng: 
Biết cách thảo luận nhóm. 
Biết cách trả lời những câu hỏi theo biểu bảng. 
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức tự giác trong việc tiếp thu các kiến thức cơ bản của bộ môn.
B/ CHUẨN BỊ:
 1/ Chuẩn bị của GV: 
 Tranh phóng to các hình trong SGK.
 2/Chuẩn bị của học sinh: 
	 Đọc bài và chuẩn bị theo yêu cầu trong SGK. 
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:: 
 1/ Ổn định :
 2/ Bài cũ : Ơn lại kiến thức Sinh học 7 
 3/ Bài mới :
 * Mở bài : Trong chương trình Sinh học 7, các em đã học ngành các ĐV nào? Lớp ĐV nào trong ngành ĐVCXS có vị trí tiến hoá cao nhất? 
	Con người có mối quan hệ với ngành ĐV này như thế nào? Và vị trí con người trong tự nhiên như thế nào chúng ta tìm hiểu qua BÀI MỞ ĐẦU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I/VỊ TRÍ CỦA CON NGƯỜI TRONG TỰ NHIÊN:
 hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí con người trong tự nhiên 
 - Mục tiêu: HS biết được các đặc điểm cơ bản để phân biệt nguời với ĐV. 
 -Tiến hành: 
GV treo bảng kẻ sẵn, yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc, các HS khác thảo luận bổ sung. 
Trong từng ý trả lới, HS phải phát biểu được tại sao em chọn ý đó. 
GV chốt lại ý chính. 
HS đọc thông tin SGK. 
HS làm việc cá nhân, xác định những đặc điểm chỉ có ở người, không có ở ĐV : tư duy , tiếng nĩi , chữ viết , biết chế tạo cơng cụ lao động .
HS chọn ý đúng điền vào bảng kẻ sẵn. 
HS tự rút ra kết luận về vị trí người trong tự nhiên
Tiểu kết: 
 _ Người là ĐV thuộc lớp Thú.
 _ Đặc điểm phân biệt người bới ĐV là người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói, chữ viết .
II/ NHIỆM VỤ CỦA MÔN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH:
Hoạt Động 2: Xác định mục đích, nhiệm vụ của phần cơ thể người và vệ sinh 
 - Mục tiêu: HS biết được những lợi ích khi học tập bộ môn. 
GV treo tranh 1,2,3 trang 6 SGK.
?- Bộ mơn cơ thể người – vệ sinh cho chúng ta biết điều gì ? 
?- Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội? 
 -GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh.
GV cũng đề nghị HS phân tích thêm: tại sao lại liên quan đến y học, TDTT, giáo dục ? 
GV chốt lại ý chính. 
HS đọc thông tin,kết hợp quan sát tranh, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. 
Đặc điểm , chức năng của các cơ quan trong cơ thể .
Y học , khoa học tâm lý , thể thao , hội họa 
Y học c6àn phải xác định rõ các cơ quan trong cơ thể để chữa bệnh.
HS tự rút ra kết luận về đặc điểm, mục đích, nhiệm vụ của môn học.
 Tiểu kết:
 _ Sinh học 8 cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể. 
 _ Kiến thức về cơ thể người có liên quan đến nhiều ngành khoa học như y học, Tâm lý giáo dục học, Hội hoạ, Thể thao.. 
III/ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN HỌC CƠ THỀ NGƯỜI VÀ VỆ SINH:
Hoạt Động 3: Tìm hiểu phương pháp học tập bộ môn. 
Mục tiêu: Hiểu được những phương pháp đặc trưng khi học tập bộ môn.
GV yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận câu hỏi.
Hãy cho biết phương pháp cơ bản để học tốt mơn cơ thể người – vệ sinh ?
GV yêu cầu HS báo cáo kết quả, HS khác thảo luận bổ sung. 
HS đọc và xử lí thông tin, làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi: 
Phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học : quan sat , thí nghiệm , xem băng hình .. 
HS tự rút ra kết luận về phương pháp học tập bộ môn. 
Tiểu kết: 
 Phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học là kết hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống.
4/ CỦNG CỐ:
 1/Trình bày những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa người và ĐV lơp Thú. 
 2/ Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh
 3/ Để học tốt môn học, em cần thực hiện theo phương pháp nào? 
5/ DẶN DÒ:
Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
Chuẩn bị bài cấu tạo cơ thể người : Cơ thể người cĩ thể chia làm mấy phần , cấu tạo và chức năng của từng phần? Trong cơ thể cĩ những hệ cơ quan nào ? Nĩ cĩ hoạt động riêng lẻ khơng ? Dựa trên cơ chế nào ?....
Kẻ bảng 2 vào vở bài tập .
********************************
Tuần 1 Ngày soạn:13/8/2009 	
Tiết 2	 Ngày dạy:21/8/2009	
Chương I:KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI 
Bài 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
A/ MỤC TIÊU:học xong bài này học sinh phải:
 1. Kiến thức: 
Kể tên và xác định được vị trí các cơ trong cơ thể người. 
Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động của các cơ quan. 
 2. Kĩ năng: 
Biết cách thảo luận nhóm, 
Rèn luện kĩ năng quan sát, nhận biết.
Rèn luyện một số thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá. 
Biết cách trả lời theo biểu bảng. 
 3. Thái độ: 
 Có ý thức tự giác rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo đảm cho sự phát triển bình thường của cơ thể. 
B/ CHUẨN BỊ : 
 1/ Chuẩn bị của GV: 
- Tranh vẽ phóng to và sơ đồ trong SGK. 
- Mô hình tháo ráp các cơ quan trong cơ thể người. 
- Bảng kẻ sẵn. 
 2/ Phương pháp: Trao đổi, quan sát + thảo luận nhóm, tìm tòi. 
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
 1/ Ổn định :
 2/ Bài cũ : Nêu những điểm giống và khác nhau giữa người và động vật ?
HS :+ Giống nhau : răng phân hĩa thành 3 loại ( răng cửa , răng nanh , răng hàm ) , cơ thể chia làm 2 phần , ngăn cách nhau bởi cơ hồnh .
 + Khác nhau : Đặc điểm phân biệt người bới ĐV là người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói, chữ viết .
 3/ Bài mới :
 *Mở bài: GV giới thiệu trình tự các hệ cơ quan sẽ được nghiên cứu trong suốt năm học của người qua bài: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI. môn cơ thể người và vệ sinh. Để có khái niệm chung chúng ta tìm hiểu khái quát về cấu tạo cơ thể. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I / CẤU TẠO CƠ THỂ:
1/Các Phần Của Cơ Thể:
Hoạt Động 1: Tìm Hiểu Các Phần Của Cơ Thể. 
 - Mục tiêu 1: HS xác định tên và vị trí các cơ quan trong cơ thể. 
GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1, 2.2 SGK 
Gọi HS lên nhận biết và tháo lắp mô hình cơ thể
?- Cơ thể người được bao bọc bởi bộ phận nào ?
 ?- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào? 
?- Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng? 
?- Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực? 
GV kết luận 
 - HS quan sát hình 2.1, 2.2 SGK. 
1 HS lên bảng chỉ tranh và xác định tên và vị trí các cơ quan trong cơ thể. 
1 HS lên tháo lắp mô hình 
 - Da
HS trả lời các câu hỏi : cơ hồnh . 
Các HS khác nhận xét bổ sung.
Dạ dày , gan , ruột , 
 - Tim , phổi
- HS tự rút ra kết luận về đặc điểm cấu tạo chung của cơ thể. 
Tiểu kết : 
 _ Cơ thể người gồm 3 phần : đầu , thân và chân tay.
_ Da bao bọc tồn bộ cơ thể 
_ Cơ hồnh ngăn cách cơ thể làm 2 khoang: ngực và bụng .
2/Các Hệ Cơ Quan:
 Hoạt Động 2: Tìm hiểu các hệ cơ quan trong cơ thể. 
 Mục tiêu: Hiểu khái niệm về hệ cơ quan. 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và điền vào bảng 2 SGK.
Câu hỏi thảo luận: 
- Thế nào là hệ cơ quan? 
- Ghi tên các cơ quan trong mỗi hệ cơ quan và chức năng chính của mỗi hệ cơ quan. 
?- Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào? 
?- So sánh hệ cơ quan của người
HS thảo luận và làm bài. 
HS đại diện nhóm đọc kết quả. các nhóm khác bổ sung 
HS đọc thông tin tóm tắt khái quát về các hệ cơ quan và chức năng
Hệ cơ quan
Từng cơ quan trong từng
hệ cơ quan
Vân động
Cơ, xương
Tiêu hĩa
Miệng , ống tiêu hĩa , tuyến tiêu hĩa 
Tuần hồn
Tim , hệ mạch 
Hơ hấp
Phổi , đường dẫn khí 
Bài tiết
Thận , ống dẫn nước tiểu , bĩng đái 
Thần kinh
Não, tủy , dây thần kinh , hạch thần kinh
Sinh dục
Buồng trứng , ống dẫn trứng 
Túi tinh , ống dẫn tinh
Chức năng của các hệ cơ quan
Vận động và di chuyển 
Nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cho cơ thể 
Vận chuyển , trao đổi chất , cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào,mang chất thải,CO2 đến cơ quan bài tiết 
Trao đổi khí giữa cơ thể với mơi trường 
Lọc chất độc ở máu thải ra ngồi 
Điều hịa , điều khiển hoạt động của cơ thể 
Duy trì & bảo tồn nịi giống 
 HS thảo luận và làm bài. 
?- Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào? 
 ?- So sánh hệ cơ quan của người và thú ?
- HS đại diện nhóm đọc kết quả. các nhóm khác bổ sung
Da , hệ nội tiết , giac quan
HS đọc thông tin tóm tắt khái quát về các hệ cơ quan và chức năng
Giống nhau về sự sắp xếp những nét đại cương , cấu trúc và chức năng của từng hệ cơ quan .
Tiểu Kết: Cơ thể người có cấu tạo và sự sắp xếp các cơ quan và hệ cơ quan giống với ĐV thuộc lớp Thú.
II/ SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN :
 Hoạt Động 3: Tìm hiểu sự phối hợp hoạt động của các cơ quan 
 - Mục tiêu: Hiểu được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động của các cơ quan.
GV yêu cầu HS đọc thông tin , quan sát hình 2.3
 ?- Hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các hệ cơ quan nói lên điều gì? 
GV giải thích sự điều hoà bằng thần kinh và điều hoà bằng thể dịch .
GV giải thích :Điều hịa hoạt động đều là phản xạ , kích thích từ mơi trường đến cơ quan thụ cảm đến trung ương thần kinh(phân tích, phát lệnh , vận động )đến cơ quan phản ứng trả lời kích thích .
HS đọc thông tin 
HS phân tích sơ đồ, làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi
Thể hiện vai trị chỉ đạo , điều hịa của hệ thần kinh 
HS đọc thông tin tóm tắt về sự phối hợp hoạt động của các cơ quan. 
 @ TIỂU KẾT: 
 Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng s ... : nếu thiếu vitamin có hại nhu thế nào?
H: Cơ thể được cung cấp vitamin bằng con đường nào? 
H: Hãy kể tên một số vitamin thông dụng cần thiết cho cơ thể. 
GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 34-1, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi theoq trang 108.
GV chốt lại ý chính. 
HS từ vốn hiểu biết thực tế trả lời những câu hỏi của GV. 
HS dựa vào những hiểu biết cá nhân và bảng 34-1 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. 
HS đọc thông tin và trả lòi câu hỏi của GV 
HS tiếp tục đọc và xử lí thông tin, thảo luận nhóm theoq trang 108.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận các nhóm khác bổ sung.
HS tự rút ra kết luận về vai trò của vitamin đối với đời sống. 
 @ TIỂU KẾT: 
 Các vitamin khác nhau có vai trò khác nhau đối với đời sống. Thiếu vitamin sẽ dẫn tới rối loạn trong hoạt động sinh lí của cơ thể. 
 Có 2 nhóm vitamin:
 + Nhóm tan trong dầu, mỡ: A,D,E,K.
 + Nhóm tan trong nước: C và nhóm B ( B1,B2 . .. )
II/ MUỐI KHOÁNG: 
 @ HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu vai trò của muối khoáng đối với cơ thể. 
 - Mục tiêu: HS biết được vai trò của một số muối khoáng phổ biến đối với cơ thể. 
 - Tiến hành: 
H: Vì sao nói muối khoáng rất cần cho cơ thể? 
H: Hãy kể tên một số muối khoáng cần thiết. 
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theoq trang 110 SGK.
- GV cho HS xem 1 số tranh để HS thấy được tác hại nếu thiếu vitamin và muối khoáng, 
GV chốt lại ý chính. 
HS đọc và xử lí thông tin trả lời các câu hỏi của GV. 
- HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi 
Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung. 
- HS tự rút ra kết luận về vai trò của muối khoáng đối với cơ thể. 
 @ TIỂU KẾT: 
 Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào. Cần cung cấp cho cơ thể các loại muối khoáng bằng cách phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn hằng ngày. 
IV/ CỦNG CỐ: 
Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí cơ thể? 
Muối khoáng có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí cơ thể? 
V/ DẶN DÒ: 
Học phần ghi nhớ. 
Làm bài tập 2,3,4 trang 110 SGK.
Tìm hiểu các thông tin về tiêu chuẩn ăn uống và nguyên tắc lập khẩu phần. 
– ¯ —
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 35: 
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I/ MỤC TIÊU ; 
 1. Kiến thức: 
Hệ thống hóa kiến thức học kì I.
Nắm chắc các kiến thức cơ bản đã học. 
 2.Kĩ năng: 
 - Biết cách trả lòi theo biểu bảng. 
 - Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học. 
Tập sử dụng một số thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh,khái quát hoá. 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
 1/ Chuẩn bị của GV: 
Các tranh vẽ có liên quan 
Các bảng phụ. 
 2/ Phương pháp: Trao đổi, thảo luận nhóm+ giảng giải. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
 @HOẠT ĐỘNG 1: Hệ thống tòan bộ các kiến thức đã học. 
 - Mục tiêu: HS tự hòan thiện các kiến thức đã học theo sự hướng dẫn của GV. 
 - Tiến hành: 
GV yêu cầu HS tự điền vào các biểu bảng trong SGK, sau đó thảo luận toàn lớp dưới sự điều khiển của GV. 
Qua các kiến thức đã học HS tự điền vào các biểu bảng trong SGK, thảo luận nhóm 
HS khác bổ sung. 
 @ HOẠT ĐỘNG 2: Hệ thống các tranh vẽ. 
 - Mục tiêu: Qua các tranh câm HS xác định được tên và vị trí các cơ quan.
 - Tiến hành: 
GV lần lượt treo từng tranh lên bảng. 
GV yêu cầu HS lên điền tranh, GV hoàn chỉnh thêm. 
HS quan sát và phát biểu vế2 từng chi tiết phải điền tên. 
V/ DẶN DÒ: 
Học tất cả phần ghi nhớ từ tiết 1à tiết 34. 
Xem lại tất cả các hình vẽ ( chú ý các hình có điền tên )
 -	 Chuẩn bị kiểm tra HK I.
– ¯ —
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 36: 
TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG 
NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN 
I/ MỤC TIÊU ; 
 1. Kiến thức: 
Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầøu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau.
Phân biệt được giá trị dinh dưỡng khác nhau ở các loại thực phẩm chính. 
Xác định được những nguyên tắc xác định khẩu phần. 
 2.Kĩ năng: 
 - Biết cách học tập theo nhóm. 
Rèn một số thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh,khái quát hoá. 
Rèn luyện kĩ năng quan sát.
 3.Thái độ: 
	Có ý thức tự giác trong việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lí, đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cơ thể. 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
 1/ Chuẩn bị của GV: 
	Tranh vẽ: thịt lợn, thịt bò, đậu, lạc, vừng,thóc gạo. ..
 2/ Phương pháp: Trao đổi, thảo luận nhóm+ giảng giải. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
	*Mở bài: 
 Một trong những mục tiêu của chương trình chăm sóc trẻ em của nhà nước ta là giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng tới mức thấp nhất. Vậy, dựa trên cơ sở nào để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí chống suy dinh dưỡng cho trẻ em? Đó là điều chúng ta cần tìm hiểu trong bài này. 
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
I/ NHU CÂU DINH DƯỠNG CỦA CƠ THỂ: 
 @HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
 - Mục tiêu: HS biết được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể phụ thuộc vào một số yếu tố
 - Tiến hành: 
H: Vì sao nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi người lại khác nhau?
H: Nhu cầu dinh dưỡng cần đảm bảo những thành phần chất nào? 
H: Ăn uống không đầy đủ hoặc quá nhiếu dẫn tới hậu quả gì? 
GV treo bảng số liệu 
H: Bảng số liệu cung cấp cho ta những thông tin gì? 
Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi theoq trang 113.
GV chốt lại ý chính. 
HS đọc và xử lí thông tin để trả lời các câu hỏi của GV. 
HS tiếp tục đọc và xử lí thông tin, thảo luận nhóm theoq trang 108.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận các nhóm khác bổ sung.
HS tự rút ra kết luận về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. 
 @ TIỂU KẾT: 
 Nhu cầu dinh dưỡng vủa từng người không giống nhau và phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, hình thức lao động và trạng thái sinh lí của cơ thể. 
II/ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN: 
 @ HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của thức ăn. 
 - Mục tiêu: HS biết được sự khác nhau về giá trị dinh dưỡng của thức ăn liên quan đến thành phần của nó 
 - Tiến hành: 
H: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn được biểu hiện như thế nào?
H: Các loại thức ăn có sự khác nhau về giá trị năng lượng không?
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theoq trang 114SGK.
GV chốt lại ý chính. 
HS đọc và xử lí thông tin trả lời các câu hỏi của GV. 
- HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi 
Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung. 
- HS tự rút ra kết luận về vai trò của muối khoáng đối với cơ thể. 
 @ TIỂU KẾT: 
 Cần cung cấp một khẩu phần ăn uống hợp lí (dựa vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn) để đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng,phát triển và hoạt động bình thường. 
III/ KHẨU PHẦN VÀ NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH KHẨU PHẦN: 
 @ HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu các nguyên tắc lập khẩu phần. 
 - Mục tiêu: HS có khái niệm khẩu phần và những điều cần lưu ý khi xây dựng khẩu phần.
 - Tiến hành: 
H: Khẩu phần là gì? 
Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo q trang 114SGK.
GV chốt lại ý chính. 
HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi
HS thảo luận nhóm theo q
Đại diện nhóm báo cáo kết quả,các nhóm khác bổ sung.
HS tự rút ra kết luận về khái niệm khẩu phần và nguyên tắc xác định khẩu phần. 
 @ TIỂU KẾT: 
 Nguyên tắc lập khẩu phần là: 
 - Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu của từng đối tượng. 
 - Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin.
 - Đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể. 
 @ TỔNG KẾT BÀI: HS đọc khung màu hồng. 
IV/ CỦNG CỐ: 
Vì sao nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tuỳ người? cho một vài ví dụ cụ thể. 
Thế nào là bữa ăn hợp lí, có chất lượng? Cần làm gì để nâng cao chất lượng bữa ăn trong mỗi gia đình. 
V/ DẶN DÒ: 
Học phần ghi nhớ. 
Chuẩn bị thực hành.
– ¯ —
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 37: 
Thực hành:
PHÂN TÍCH MỘT KHẨU PHẦN CHO TRƯỚC
I/ MỤC TIÊU ; 
 1. Kiến thức: 
Trình bày được các bước thành lập khẩu phần dựa các nguyên tắc thành lập khẩu phần.
Đánh giá được định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu và dựa vào đó xây dựng khẩu phần hợp lí cho bản thân. 
 2.Kĩ năng: 
 - Biết cách học tập theo nhóm. 
Kĩ năng vận dụng kiến thức vào tong thực tế đời sống,học tập và lao động.
Có kĩ năng tính toán. 
 3.Thái độ: 
	Có ý thức tự giác trong việc giữ vệ sinh ăn uống, bảo vệ cơ thể chống bệnh tật. 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
 1/ Chuẩn bị của GV: 
	Phóng to các bảng 37-1à 37-3 SGK.
 2/ Chuẩn bị của học sinh: 
 Chép bảng 37-3 SGK ra tờ giấy rời. 
 3/ Phương pháp: Thực hành, trao đổi, thảo luận nhóm 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
	*Mở bài: 
 Khẩu phần là gì? Để xây dựng một khẩu phần hợp lí cần dựa trên những căn cứ nào? Từ những hiểu biết đó hãy tập xây dựng khẩu phần cho bản thân. 
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
 @HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn phương pháp thành lập khẩu phần. 
 - Mục tiêu: HS nắm được 4 bước cơ bản để lập khẩu phần. 
 - Tiến hành: 
GV treo bảng 37-1 và 37-2, hướng dẫn HS về 4 bước tiến hành. 
H: Để xác định được trọng lượng của thực phẩm cung cấp, cần làm gì?
H: Để tính được thành phần dinh dưỡng của thực phẩm phải làm thế nào?
H: Đối với thành phần là prôtêin và vitamin C cần lưu ý điêu gì? 
HS đọc và xử lí thông tin để trả lời các câu hỏi của GV. 
 @ HOẠT ĐỘNG 2: HS tập đánh giá một khẩu phần mẫu trong ví dụ SGK. 
 - Mục tiêu: HS biết cách tính toán và đánh giá 1 khẩu phần mẫu, có hướng điều chỉnh để phù hợp với bản thân 
 - Tiến hành: 
GV sử dụng bảng 37-3 để phổ biến yêu cầu của bảng đánh giá . 
GV yêu cầu HS hãy tự điều chỉnh khẩu phần trên cho phù hợp với bản thân. 
HS tự tiến hành làm 
IV/ ĐÁNH GIÁ TIẾT THỰC HÀNH: 
Căn cứ vào bản báo cáo của các nhóm. 
V/ DẶN DÒ: 
Tìm hiểu thông tin về: Cơ quan bài tiết nước tiểu. 
– ¯ —

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Sinh hoc 8HkI.doc