Bài soạn Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Năm học 2012-2013 - Phan Văn Rơi

Bài soạn Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Năm học 2012-2013 - Phan Văn Rơi

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.

 - Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy-sen.

 - Cách xây dựng mạch kể ; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.

2. Kỹ năng:

 - Đọc- hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những giá trị đặc sắc về nghệ thuật miêu tả,biểu cảm trong một đoạn trích tự sự ;

 - Cảm thụ vẻ sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

- GV : N/cứu tài liệu, tư liệu có liên quan, tranh ảnh.

- HS : Học bài – chuẩn bị bài theo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )

- Qua văn bản “ Chiếc lá cuối cùng”, tác giả Ohen-ri muốn thể hiện điều gì? Nghệ thuật nổi bật của truyện?

 - Tại sao chiếc lá cuối cùng lại được xem là một kiệt tác?

 

doc 17 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1200Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Năm học 2012-2013 - Phan Văn Rơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 08
Tiết 29,30
Ngày soạn: 07/1/2012
Ngày dạy: 08/10/2012
HAI CÂY PHONG
 ( Trích “Người thầy đầu tiên” ) 
 Ai-ma-tốp (1928-2008)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
 - Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
 - Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy-sen.
 - Cách xây dựng mạch kể ; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2. Kỹ năng: 
 	- Đọc- hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những giá trị đặc sắc về nghệ thuật miêu tả,biểu cảm trong một đoạn trích tự sự ;
 	- Cảm thụ vẻ sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích. 
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- GV : N/cứu tài liệu, tư liệu có liên quan, tranh ảnh.
- HS : Học bài – chuẩn bị bài theo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
- Qua văn bản “ Chiếc lá cuối cùng”, tác giả Ohen-ri muốn thể hiện điều gì? Nghệ thuật nổi bật của truyện?
 - Tại sao chiếc lá cuối cùng lại được xem là một kiệt tác?
( a. Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
Nghệ thuật:
- Dàn dựng cốt truyện chu đáo, các tình tiết được sắp xếp tạo nên hứng thú đối với độc giả.
- Nghệ thuật kể chuyện đảo ngược tình huống hai lần tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện. 
b. Chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác, vì rất giống (cuống lá, rìa lá răng cưa) khiến Giôn - Xi tưởng chiếc lá thật. Và chính chiếc lá cụ vẽ đã đem lại sự sống cho Giôn - Xi. Chiếc lá không những được vẽ bằng bút lông, bột màu mà bằng cả tấm lòng yêu thương và sự hy sinh cao thượng. Tên truyện ngắn gắn với chi tiết và nhân vật, chứa đựng nội dung sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm.
- Kiệt tác của bác Bơmen là sự tích lũy tổng hòa hơn 40 năm cầm bút , sự dồn tụ cao độ của cái tâm và cái tài khiến tác phẩm của bác trở thành bất tử . Nghệ thuật chân chính phục vụ con người và vì con người .)
3. Bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Đối với mỗi con người Việt Nam , kí ức tuổi thơ thường gắn liền với cây đa - bến nước - sân đình . Còn đối với nhân vật họa sĩ trong truyện : '' Người thầy đầu tiên '' của nhà văn Ai-ma-tốp là nhớ tới làng quê . Mỗi lần thăm quê , ông không thể không đến thăm hai cây phong trên đỉnh đồi đầu làng . Vì sao vậy ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học .
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, thuyết trình, đọc diễn cảm
Thời gian: 15 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
GV: chốt ý, bổ sung:. Là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan ,một nước cộng hoà vùng Trung Á,thuộc Liên Xô trước đây.Ong được dư luận đánh giá cao khi xuất bản tác phẩm đầu tay của mình vào năm 1958. Nhiều tác phẩm của Ai- ma-tốp được dịch sang Tiếng Việt.
HS trình bày
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả
 - Ai-ma-tốp (1928-2008) là nhà văn nước Cư-rơ-gư-xtan, trước đây là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-Viết. 
- Các tác phẩm quen thuộc : Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên
Những nét chính về tác phẩm?
GV: Tác phẩm trích trong tập “Núi đồi và thảo nguyên”, được giải thưởng Lê-nin.
Nhấn mạnh: Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đậm chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Kư-rơ-gư-xtan; tình yêu; tình bạn; tinh thần dũng cảm vượt qua thử thách, hi sinh thời chiến tranh; thái độ đấu tranh tích cực của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.
HS trình bày
2. Tác phẩm
- Tác phẩm rút từ tập “Núi đồi và thảo nguyên”.
- Văn bản là phần đầu của truyện “Người thầy đầu tiên. 
Tóm tắt cốt truyện:
Thời điểm xảy ra câu chuyện là vào những năm hai mươi của thế kỉ XX. Tại làng Ku-ku-rêu hẻo lánh thuộc Cư-rơ-gư-xtan ( một nước cộng hòa ở vùng Trung Á, trước đây thuộc Liên Xô ), sau khi cách mạng tháng Mười Nga thành công, thầy Đuy-sen được Đoàn TNCS điều về làng để lập trường, xóa nạn mù chữ cho nhiều trẻ em trong làng mà đã bao đời nay có nhà chẳng ai biết đọc biết viết. Do đời sống đói khổ và hủ tục vẫn đè nặng, đặc biệt là những kẻ giàu có không ủng hộ nên việc lập trường của Đuy-sen gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với nghị lực phi thường Đuy-sen đã hình thành nên lớp học và được bọn trẻ yêu mến. Có lần do giữ lời hứa về dạy bọn trẻ mà Đuy-sen suýt bị chó sói ăn thịt lúc từ huyện trở về ban đêm. An-tư-nai, một cô gái mồ côi sống cùng chú thím, là học trò lớn nhất lớp và là người học giỏi nhất. Thầy Đuy-sen dành tình cảm đặc biệt cho đứa học trò bất hạnh này và hứa sẽ xin cho em lên tỉnh học.
 Bà thím độc ác của An-tư-nai bán em làm vợ lẽ cho một nhà gã nhà giàu có. Đuy-sen liều mình bảo vệ em, bị đánh gãy tay đành bất lực nhìn bọn chúng bắt em đi. Ba ngày sau, trong lúc An-tư-nai cố tìm cách trốn đi nhưng không được thì Đuy-sen đưa hai chiến sĩ công an đến bắt gã nhà giàu kia, giải thoát cho em. An-tư-nai được đưa lên tỉnh học. Giờ phút chia tay giữa mấy thầy trò thật cảm động. Thầy Đuy-sen hứa sẽ thay An-tư-nai chăm sóc hai cây phong mà hai thầy trò đã cùng trồng với ước nguyện An-tư-nai sẽ lớn lên hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống.
 Chiến tranh nổ ra, thầy Đuy-sen tham gia quân đội đánh đuổi phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc. An-tư-nai đã trở thành tiến sĩ triết học rồi được phong làm viện sĩ. Lúc này, khi đã trưởng thành, An-tư-nai luôn nhớ về thầy Đuy-sen bằng những tình cảm chân thành, đầy kính trọng. Cô biết rằng, cô đã yêu Đuy-sen nhưng chiến tranh đã đẩy hai người về những miền đẩt khác nhau, không thể nào gặp lại. Có lần, trên chuyến tàu đi Xi-bê-ri, trong lúc tàu đang chạy, An-tư-nai lầm tưởng Đuy-sen nên đã kéo phanh hãm cả đoàn tàu lại. Nhiều người thông cảm vì cho cô vì những mất mát mà họ gánh chịu hoặc chứng kiến vì chiến tranh. Không tìm lại được Đuy-sen, An-tư-nai lấy chồng rồi có con.
 Hòa bình lập lại, làng Ku-ku-rêu khai trương ngôi trường mới. Với tư cách là người thành đạt nhất làng trên con đường khoa học, An-tư-nai được mời ngồi ghế danh dự. Trong lúc đó thì Đuy-sen, lúc này đã già, quay về làng làm người đưa thư. Mọi người hồ hời chúc tụng nhau, bình luận có vẻ giễu cợt về tính ương bướng, đã làm gì thì phải làm đến cùng của Đuy-sen. An-tư-nai thầm đau lòng và xấu hổ vì cách đổi xử của dân làng. Bà lặng lẽ quay trở lại Mát-xcơ-va và viết cho họa sĩ, người kể lại câu chuyện này, bức thư kể về vai trò và đóng góp vô cùng to lớn của thầy Đuy-sen đối với bản thân và dân làng. Bà đề nghị họa sĩ ủng hộ bà trong việc đề nghị dân làng Ku-ku-rêu đặt tên cho ngôi trường mới kia là “Trường Đuy-sen”. Đuy-sen xứng đáng với sự tôn vinh ấy bởi ông là người thầy đầu tiên của ngôi trường xiêu vẹo (chữa lại từ chuồng ngựa bỏ hoang), nơi có hai cây phong biểu tượng cho sức sống, sự vươn lên của con người.
 ( Theo “Văn học nước ngoài”- PGS TS Lê Huy Bắc- trang 81)
3. Đọc- Tìm hiểu chú thích-Bố cục:
 Đọc- Tóm tắt đoạn trích:
Đoạn trích thể hiện tình yêu quê hương đất nước thông qua những cảm xúc bồi hồi của người kể về hai cây phong từng gắn bó với tuổi học trò trong kí ức và trong hiện tại.
Gọi học sinh đọc văn bản?
Giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh.
Giáo viên kiểm tra các chú thích: 3, 5, 6, 7, 11, 14 và 15?
Đoạn trích chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần ? 
HS phát hiện
4 đoạn :
 a. Từ đầu .... phía tây : Giới thiệu vị trí làng Ku - ku - rêu .
b. Tiếp ... chiếc gương thần xanh : hình ảnh hai cây phong ở đầu làng và tâm trạng của nhân vật mỗi lần về thăm làng .
c. Tiếp ... biêng biếc kia : Kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật tôi .
d. Còn lại : nhân vật tôi nhớ đến người trồng hai cây phong ấy gắn liền với trường Đuy- sen. 
b .Bố cục: 
Truyện kể theo ngôi thứ mấy ? 
Khi nào người kể chuyện nhân danh “tôi” ?
Khi nào người kể chuyện nhân danh “chúng tôi” ?
- Người kể chuyện khi xưng '' tôi '' lúc thì xưng '' chúng tôi'' . Ngôi kể thứ nhất số ít , số nhiều .
'' Từ đầu ... gương thần xanh '' xưng '' tôi '' và '' Tôi lắng nghe tiếng trên đỉnh đồi cao này .
Mạch kể xưng '' tôi '' là người kể chuyện , người ấy tự giới thiệu mình là họa sĩ .
'' Vào năm học cuối cùng ... biêng biếc kia '' xưng là 
'' chúng tôi '' .
Mạch kể xưng '' chúng tôi '' vốn là người kể chuyện trên nhưng lại kể nhân danh cả '' bọn con trai '' ngày trước và hồi ấy người kể chuyện cũng là đứa trẻ trong bọn .
- Các đoạn a, b, d chỉ người kể chuyện ở thời điểm hiện tại mà nhớ về quá khứ .
Đoạn c : ở thời điểm quá khứ .
c. Ngôi kể và mạch kể trong văn bản.
Cách lựa chọn ngôi kể trên, có ý nghĩa như thế nào?
GV : Cách đan xen , lồng ghép hai thời điểm hiện tại - quá khứ , trưởng thành - niên thiếu , nhiều người cùng trang lứa làm cho câu chuyện trở nên sống động thân mật , gần gũi với người đọc .
 - Phần 1( đoạn 1,2 ): người kể xưng “tôi”.
- Phần 2 ( đoạn 3 ): người kể xưng “ chúng tôi”
- Phần 3( đoạn 4 ): người kể xưng “ tôi”
-> ít nhiều phân biệt và lồng vào nhau.
=> Câu chuyện sống động, thân mật, gần gũi, ấm áp, đáng tin, chân thật.
Có những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong văn bản này?
Trong đó nổi bật là phương thức nào?
d. Phương thức biểu đạt: 
Kết hợp: Tự sự với miêt tả và biểu cảm.
Miêu tả và biểu cảm
Hoạt động 3: Đọc- hiểu văn bản
Mục tiêu: Giúp cho HS thấy được hình ảnh hai cây phong là biểu tượng của quê hương; gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên và lòng biết ơn với thầy Đuy-sen.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; kĩ thuật động não, đọc sáng tạo tái hiện hình tượng, bình giảng.
Thời gian: 55 phút.
GV chuyển ý vào phần 1.
- Hai cây phong được giới thiệu qua những chi tiết nào?
- Cách diễn đạt của tác giả? Và cách sử dụng nghệ thuật của tác giả ở đây có gì đặc biệt?
- Cách so sánh ấy “ hai cây phongnúi” có ý nghĩa gì?
 Chi tiết: “ nhưng cứ mỗi lần về quê thân thuộc ấy” có ý nghĩa gì sâu sắc?
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Hình ảnh hai cây phong:
- Hai cây phong lớn ở giữa đồi, hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi.
à so sánh, miêu tả độc đáo, cảm nhận tinh tế, trí tưởng tượng mãnh liệt:
- Là tín hiệu của làng.
- vai trò làm nỗi nhớ.
- Niềm tự hào của dân làng.
- Gắn bó, thân thuộc, gần gũi con người.
- Có sự sống riêng.
- Nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ.
- Nơi mở rộng chân trời hiểu biết.
- Chứng nhân lịch sử.
=> Không thể thiếu đối với những người đi xa về làng.
GV: Mở đầu văn bản người kể đã đưa người đọc đến với vùng đất Ku-ku-rêu với tất cả vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thung lũng, thảo nguyên, rặng núi. Hai cây phong không phải là món quà của tự nhiên nhưng đ ... thường gặp:
+ Tình thái từ nghi vấn: à,ư, hử, chứ, chăng..
+ Tình thái từ cầu khiến: nào, đi, với
+ Tình thái từ cảm thán: sao, thay
+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé,cơ ,mà) 
	3. Bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
	Trong ngôn ngữ học, phương ngữ hay tiếng địa phương là hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong cộng đồng dân cư tại một vùng, miền nhất định trên lãnh thổ một nước. Vậy từ vựng địa phương Phú Yên là gì, như thế nào?
Hoạt động 2: Từ vựng Phú Yên và từ vựng toàn dân
Mục tiêu: Giúp cho HS thấy được từ vựng Phú Yên và từ vựng toàn dân
Phương pháp: vấn đáp, qui nạp.
Thời gian: 15 phút 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Tìm các từ địa phương Phú Yên trong các đoạn văn, thơ được dẫn ở tr.40 của “Tài liệu giảng dạy” chương trình địa phương Phú Yên.
Tìm từ ngữ toàn dân cùng nghĩa, gần nghĩa với những từ địa phương đã tìm được ở mục III.
I. Từ vựng Phú Yên và từ vựng toàn dân: 
 Từ địa phương Phú Yên là những từ được người Phú Yên thường sử dụng trong lời ăn tiếng nói của mình. Chúng khác với từ toàn dân hoặc về âm, hoặc về nghĩa, hoặc cả hai.
a. trỏ, mở bò, thiệt, giỡn, 
b.vầy, 
c. ngoải, ngó chừng, 
d. nẫu, 
e. năng tới lui, thùng quẹt, ít oi, nói thách nói bớt, nóng li bì, đổ nói xàm, kiếm thuốc kiếm thầy, ve, lể, má nó...
g. trả, rớ, thách điếc đầu
- Lập bảng so sánh:
Từ ĐP Phú Yên
Nghĩa
Từ toàn dân
trỏ
trò ấy
mở bò
chăn bò
thiệt
thực 
thật
giỡn
đùa
đùa
vầy
thế này
ngoải
ngoài ấy
ngó chừng
trông mong
trông ngóng
nẫu
người ta
người ta
năng tới lui
thường xuyên đến
thùng quẹt
hộp diêm
hộp diêm
ít oi
thật thà
thật thà
nói thách nói bớt
mặc cả
mặc cả
nóng li bì
sốt mê man
sốt cao
đổ 
sinh ra
nói xàm
nói mê sảng
kiếm thuốc kiếm thầy
chạy thuốc
ve
lọ nhỏ
lọ
lể 
dùng vật nhọn trích máu để chữa bệnh
má nó
mẹ đứa bé
Nhà tôi ( chỉ người vợ )
Hoạt động3: Luyện tập
Mục tiêu: HS tìm và xác định được từ địa phương trong từng văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
Thời gian: 10 phút 
Các BT1,2,3 tr.41 ở tài liệu.
HS làm bài theo nhóm
 II. Luyện tập:
BT1:
Các từ xưng hô của người Phú Yên về cơ bản giống với từ toàn dân, nhưng có một số từ đặc trưng như:
 - cậu: anh trai (hay em trai) của mẹ(thay vì “bác”, “chú” trong từ toàn dân).
 - nẫu (không có trong từ toàn dân)
 - ba: bố; má: mẹ.
 - tui: tôi(nhưng có phạm vi sử dụng rộng: gia đình và xã hội, và mang nhiều sắc thái ý nghĩa: thân/sơ, trên/dưới,yêu/ghét, lịch sự/khiếm nhã
HS tự làm bài
BT 2:
đỏ lòm, đỏ chéc, xanh léc, tím rịm diễn tả mức độ cao.
HS tự làm bài
 BT 3
Một số hiện tượng trong diễn đạt của từ địa phương Phú Yên:
 - ríu tiếng : cổ(cô ấy), đửng(đừng), trển( trên ấy)
 - diễn đạt mức độ cao: chua lè(rất chua), gớm cảy(rất ghê gớm), , thấy mồ, thấy cha(quá mức)
 - các từ láy tư: thưa rỉnh thưa rảng(rất thưa thớt), ốm tong ốm teo(rất ốm), khuya lơ khuya
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học:
- Từ vựng Phú Yên và từ vựng toàn dân
- Chú ý sử dụng từ ngữ địa phương phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 	b. Bài sắp học: “Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”
Tiết 32
Ngày soạn: 07/1/2012
Ngày dạy: 12/10/2012
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
 Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn tự sự.
2. Kỹ năng: 
 - Thực hành kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện.
 - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 GV: N/cứu tài liệu ,chuẩn bị giáo án.
 HS : Học bài, chuẩn bị bài.
C.	 CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
Trong văn bản tự sự, khi kể người ta kể như thế nào? Tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm?
(-Ở những mức độ khác nhau, các yếu tố kể, tả, biểu cảm thường được sử dụng trong các văn bản tự sự.
-Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự là làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.)
Kiểm tra vở bài tập.
	3. Bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
Mục tiêu: Giúp hs củng cố lại kiến thức đã học về văn tự sự, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, và các bước xây dựng đoạn văn tự sự.
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, gợi mở, học theo góc.
Thời gian: 10 phút 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* GV yêu cầu học sinh đọc to các dữ liệu sgk
-Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì?
-Yếu tố miêu tả thường dùng để làm gì?
Tác dụng của yếu tố biểu cảm trong đoạn văn tự sự?
-Sự việc đươc kể ,người kể,ngôi kể,trình tự kể
- Dựng lại h/ảnh,hình dáng,kích thước,màu sắc,âm thanh-> sự việc trở nên sinh động hơn.
- Biểu cảm làm cho lời văn tự sự trở nên gợi cảm hơn.
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm:
-Củng cố kiến thức về văn tự sự: sự việc được kể, người kể, ngôi kể, trình tự kể...
-Các yếu tố miêu tả ( hình ảnh, hình dáng, kích thước, màu sắc, âm thanh, thứ tự đồ vật được sắp xếp,... ) được sử dụng để làm cho việc tự sự sinh động hơn.
-Các yếu tố biểu cảm ( trực tiếp và gián tiếp ) được sử dụng để làm cho lời văn tự sự trở nên gợi cảm hơn.
Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Đó là những bước nào?
HS trình bày
Bước 1: Lựa chọn sự việc chính.
-Các bước xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm:
+Lựa chọn sự việc chính sẽ được kể;
Ở bước này: - có thể lựa chọn ngôi kể nào? - xưng là gì?
Bước 2: Lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể
+Lựa chọn ngôi kể;
 Bước thứ ba cần phải làm gì?
 Bố cục như thế nào?
Thử dùng một vài lời cho đề 1
Gợi ý: lời mở đầu có thể là nhận xét, cảm tưởng, hành động
 Đối với đề 1, trong nội dung sự việc, ta sẽ kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm như thế nào?
Bước 3: Xác định thứ tự kể:
khởi đầu
diễn biến
kết thúc.
HS minh hoạ: Huỵnh một cái, lọ hoa trên tay tôi vỡ tan khi tôi vấp ngã ngay bục cửa
+Xác định thứ tự kể;
Ở bước 4, nếu để kể việc làm vỡ lọ hoa bằng một đoạn văn, em sẽ sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm như thế nào?
Bước 4: Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp.
+Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm cần thiết cho đoạn văn sẽ viết;
Bước cuối cùng? 
Ta có thể sử dụng những cách trình bày nào cho đoạn văn?
GV nhấn mạnh: Viết theo cách đã chọn, chú ý các phương tiện liên kết.
Bước 5: viết thành đoạn văn tự sự có các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
HS: Có thể sử dụng một trong 3 cách: song hành, diễn dịch, quy nạp.
Đề a : Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp .
Em ngồi thẫn thờ trước lọ hoa đẹp vừa bị vỡ tan .
Chỉ vì một chút vội vàng mà em phải trả giá bằng sự nuối tiếc ân hận .
Lọ hoa vỡ thành từng mảnh .
Ngắm nghía mân mê vì mảnh vỡ có hoa văn rất đẹp .
Bố , mẹ , anh chị ... về và chứng kiến .
Suy nghĩ của mình , thái độ của mọi người .
Bài học kinh nghiệmvề sự cẩn thận . 
+Hoàn thành đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm theo yêu cầu.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố mtả và biểu cảm; biết so sánh đoạn văn mình viết với đoạn văn mẫu.
Phương pháp: Thảo luận nhóm.,viết bài theo cá nhân .
Thời gian: 25 phút 
Bài 1: Học sinh viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm:
Chỉ ra yếu tố miêu tả, biểu cảm.
+ "Tôi" (nhân vật ông giáo) tiếp lão Hạc (kể)
+ Lão Hạc với vẻ mặt, tâm trạng đau khổ ? (miêu tả).
+ Lão nêu lí do bán chó ? (kể).
+ Đối thoại giữa "tôi" với lão Hạc? (kể, tả).
+ Suy nghĩ về lão Hạc ? (biểu cảm)...
Hình thức làm cá nhân
Hs viết đoạn văn
II. Luyện tập
 Bài 1:
 '' Tôi đang ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ về những người hàng xóm đang sống quanh tôi , trong đó có lão Hạc . Lão sống âm thầm trong cảnh túng quẫn và trong cả sự chờ đợi vô vọng đứa con trai duy nhất đã đi xa . Bỗng lão Hạc bước vào nhà tôi , lặng lẽ ngồi xuống cái ghế gỗ ọp ẹp của nhà tôi buồn bã nói : 
- Cậu Vàng đi đời rồi , ông giáo ạ ! 
Tôi ngạc nhiên hỏi lại :
- Lão yêu quý con Vàng lắm kia mà ?
- Thì vẫn yêu nhưng phải bán ! Cái số kiếp nó và cả tôi nữa thì có gì khác nhau đâu hả ông giáo ?
Tôi lẩm bẩm : - Không thể nào tin được !
- Tôi bán thật rồi . Họ vừa bắt nó và mang đi ............
Lão Hạc bỏ lửng câu nói , cười mà miệng méo xệch đi , nước mắt lưng tròng .... Tôi cảm thấy nghẹn ngào và chỉ muốn ôm chầm lấy lão để khóc ào lên cho vơi bớt những day dứt, bức bối trong lòng . Tôi chợt nghĩ đến cái việc tôi bán đi năm quyển sách....
Bài 2 : 
Tìm đoạn văn kể lại giây phút trên trong truyện Lão Hạc:
Chỉ ra yếu tố miêu tả, biểu cảm?
So sánh với đoạn văn em viết ở bài tập 1.
HS làm bài theo nhóm
Bài 2: 
Chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn ?
Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn :
- Miêu tả : Tôi đang ngồi nghĩ ..... vẩn vơ ... lão Hạc bước vào ngồi xuống chiếc ghế ọp ẹp ... bỏ lửng câu nói , cười như mếu. 
- Biểu cảm : Tôi cảm thấy........ trong lòng . 
Tìm đoạn văn tương ứng nội dung trên trong tác phẩm '' Lão Hạc '' của Nam Cao ?
Đoạn văn tương ứng :
'' Hôm sau lão Hạc ...... Lão hu hu khóc '' .
- Miêu tả : Cười như mếu , mắt lão ầng ậng nước , mặt lão đột nhiên co rúm lại , những vết nhăn xô lại, cái đầu ngoẹo về một bên , miệng móm mém như con nít . Lão hu hu khóc .
- Biểu cảm : không xót xa ... hỏi cho có chuyện .
- Sự việc : Lão Hạc báo tin bán con chó Vàng .
-Ngôi kể : tôi ( ngôi thứ nhất số ít) 
Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao thể hiện được điều gì ?
Khắc sâu vào lòng người đọc một hình ảnh lão Hạc khốn khổ về hành dáng bên ngoài và đặc biệt thể hiện rất sinh động sự đau đớn , quằn quại về tinh thần một con người trong giây phút ân hận , xót xa '' già bằng ngần này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó '' .
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
a. Bài vừa học:
-Rút ra bài học trong việc viết đoạn văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm: đoạn văn được sắp xếp nhằm mục đích tự sự, các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đưa vào bài chỉ khi cần thiết và không làm ảnh hưởng tới việc kể chuyện.
 - Viết đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học, trong đoạn văn có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
b. Bài sắp học
	Soạn bài: Ôn tập truyện kí Việt Nam.
 Xác nhận của BGH 	 Tổ chuyên môn nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 08.doc