Bài soạn Ngữ Văn 8 - Tiết 15 đến 22 - Trường THCS Cao Nhân

Bài soạn Ngữ Văn 8 - Tiết 15 đến 22 - Trường THCS Cao Nhân

TIẾT 15

 Từ Tượng Thanh

Từ Tượng Hình

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức.

- Đặc điểm của từ tựơng hình, tượng thanh.

- Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.

- Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói viết.

3. Thái độ: Hình thành thói quen sử dụng từ cho đúng và vận dụng từ voà trong giao tiếp hàng ngày, từ đó yêu thích môn học

B. CHUẨN BỊ:

1. Thầy: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, các tư liệu bài dạy, ngữ liệu phân tích, các câu thơ câu văn có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.

2. Trò: Đọc trước các câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà trả lời ở phần lí thuyết của bài, nghiên cứu các bài tập khó, tìm thêm các câu thơ câu văn có sử dụng từ tượng hình từ tượng thanh.

C. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Bước I: Ổn định tổ chức lớp.

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.

Bước II: Kiểm tra bài cũ

 Trả lời các câu hỏi sau :

Hỏi: Thế nào là trường từ vựng? Ví dụ?

Trình bày những lưu ý về trường từ vựng?

 

doc 27 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ Văn 8 - Tiết 15 đến 22 - Trường THCS Cao Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12 tháng 09 năm 2010 
Ngày dạy lớp 8D: 16 tháng 09 năm 2010 
Tiết 15 
 Từ Tượng Thanh
Từ Tượng Hình
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức.
- Đặc điểm của từ tựơng hình, tượng thanh.
- Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.
- Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói viết.
3. Thái độ: Hình thành thói quen sử dụng từ cho đúng và vận dụng từ voà trong giao tiếp hàng ngày, từ đó yêu thích môn học
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, các tư liệu bài dạy, ngữ liệu phân tích, các câu thơ câu văn có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
2. Trò: Đọc trước các câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà trả lời ở phần lí thuyết của bài, nghiên cứu các bài tập khó, tìm thêm các câu thơ câu văn có sử dụng từ tượng hình từ tượng thanh.
C. Tổ chức dạy và học
Bước I: ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp ...
Bước II: Kiểm tra bài cũ 
 Trả lời các câu hỏi sau :
Hỏi: Thế nào là trường từ vựng? Ví dụ?
Trình bày những lưu ý về trường từ vựng?
Bước III : Bài mới
Thầy
Trò
 Kiến thức cần đạt
Hoạt động1 : Tạo tâm thế
+ Thời gian : 2 phút
+ Phương pháp : thuyết trình.
Trong giao tiếp và trong các văn bản có rất nhiều các từ tượng hình và từ tượng thanh dược sử dụng trong văn bản hoặc nói tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là từ tượng hình và từ tượng thanh.
Hoạt Động 2, 3, 4.
+ Thời gian : 20 phút
+ Phương pháp-kĩ thuật : Vấn đáp ; Nêu vấn đề, thuyết trình, Phiêú học tập, Khăn trải bàn, Các mảnh ghép,..
1. Tìm hiểu đặc điểm công dụng.
HS đọc đoạn trích SGK/49.
H: Tìm các từ in đậm trong đoạn trích? Trong những từ in đậm trên những từ nào gợi hình ảnh dáng vẻ trạng thái của sự vật.
GV: Những từ in đậm trên được gọi là từ tượng hình.
H: Em hiểu thế nào là từ tượng hình?
H: Những từ còn lại có đặc điểm gì? 
GV: Đó là những từ tượng thanh.
H: Vậy em hiểu như thế nào là từ tượng thanh?
GV: Đưa ra tình huống loại bỏ từ tượng hình và từ tượng thanh trong đoạn văn.
H: Hãy so sánh đoạn văn này với đoạn văn trong SGK. Những từ tượng hình tượng thanh có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự?
H: Vậy công dụng của từ tượng hình tượng thanh là gì?
Hoạt động 5 : luyện tập. 
+Thời gian: 18-20 phút
+Phương pháp- Kĩ thuật: Vấn đáp, giải thích Phương pháp : Vấn đáp, giải thích, Khăn trải bàn, các mảnh ghép, dùng các phiếu ( Phần III, Vở LTNV); 
HS làm việc cá nhân trong bài tập 1. Tìm các từ tượng hình tượng thanh:
Bài tập 2: Chia 3 nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn 
VD: Lò dò, khật khưỡng, ngất ngưởng, lom khom...
Bài tập 3: HS làm việc theo cá nhân.
Bài tập 4: HS làm việc theo nhóm
Chia lớp thành 3 nhóm sử dụng KT khăn trải bàn hoặc các mảnh ghép, mỗi nhóm 3 từ, đặt câu.
Gợi ý:
Gió thổi ào ào nhưng vẫn nghe thấy rõ tiếng cành khô gãy răng rắc.
Cô bé khóc nước mắt rơi lã chã.
Trên cành đào lấm tấm mấy nụ hoa.
Đêm tối trên con đường khúc khuỷu thấp thoáng những ánh sáng đom đom lập loè.
Chiếc đồng hồ báo thức trên bàn kêu tích tắc suốt đêm.
Mưa rơi lộp bộp trên tàu lá chuối.
Đàn vịt đang lạch bạch về chuồng.
- Ghi tên bài
HS: Tìm và liệt kê.
HS: Mô phỏng âm thanh của tự nhiên và con người.
HS: Gợi hình ảnh âm thanh.
HS đọc ghi nhớ/49.
HS: Soàn soạt, rón rén, bịch, bốp, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
HS tìm theo yêu cầu bài tập.
HS:
- Cười ha ha: to sảng khoái, đắc ý.
- Cười hì hì: vừa phải thích thú hồn nhiên.
- Cười hô hố: to, vô ý, vô duyên.
Cươi hơ hớ: to , vô ý, vô duyên
HS làm việc theo nhóm
I. Đặc điểm công dụng:
ị Gợi hình ảnh dáng vẻ trạng thái của sự vật. 
ị Mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người.
ị Công dụng: Gợi hình ảnh âm thanh cụ thể sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
III. Luyện tập
Bài tập 1.
Bài tập 2:
Bài tập 3:
Bài tập 4
Bước IV : Hướng dẫn học và chuẩn bị bài ở nhà.
Học thuộc ghi nhớ. 
Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
Chuẩn bị tiết 16: “Liên kết các đoạn văn trong văn bản”.
+ Tìm hiểu thế nào về tác dụng của phép liên kết.
+ Tìm hiểu trước có bao nhiêu cách liên kết
 ------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 12 tháng 09 năm 2010 
Ngày dạy lớp 8D: 16 tháng 09 năm 2010 
Tiết 16 
 Liên kết các đoạn văn 
trong văn bản.
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối).
- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết, sử dụng các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn văn trong một văn bản.
3. Thái độ: Hình thành thói quen viết đoạn văn có sử dụng phương tiện liên kết. Có tính cách nhân ái yêu thích viết văn.
B. Chuẩn bị.
Thầy: Bài soạn, các ngữ liệu về đoạn văn,bảng phụ, phiếu học tập. Sách bài tập.
Trò: Chuẩn bị bài ở nhà, nghiên cứu phần câu hỏi lí thuyết.
C. tổ chức dạy và học
Bước I. ổn định 
Bước 2 - Kiểm tra bài cũ.
H: Bố cục văn bản là gì? Nêu nhiệm vụ từng phần trong bố cục văn bản? Nêu cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản?
Bước 3 . Bài mới:
Thầy
Trò
 Kiến thức cần đạt
Hoạt động1 : Tạo tâm thế
+ Thời gian : 2 phút
+ Phương pháp : thuyết trình. Trong quá trình viết văn chúng ta phải xây dựng các đoạn văn. Vậy các đoạn văn đó cần đảm bảo tính liên kết. Bài học này chúng ta tìm hiểu thế nào là liên kết đoạn văn.
Hoạt Động 2, 3, 4.
+ Thời gian : 20 phút
+ Phương pháp-kĩ thuật : Vấn đáp ; Nêu vấn đề, thuyết trình, Phiêú học tập, Khăn trải bàn, Các mảnh ghép,..
H: Nội dung của đoạn văn 1, 2? Hai đoạn văn có mối liên hệ gì không? Tại sao?
Hai đoạn văn tuy cùng viết về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm xúc về ngôi trường ấy không có sự liên kết với nhau. Theo lô gíc thông thường thì cảm xúc ấy phải là cảm xúc ở thời điểm hiện tại khi chứng kiến ngày tựu trường. Bởi vậy người đọc cảm thấy hụt hẫng khi đọc đoạn sau.
H: Đoạn 2 trong phần này khác với đoạn 2 phần 1 ở điểm nào?
H: Cụm từ này bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2?
HS: Bổ sung ý nghĩa về thời gian phát biểu cảm nghĩ.
H: Theo em với cụm từ trên, 2 đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào?
GV: Kết luận- Cụm từ “Trước đó mấy hôm” là phương tiện liên kết đoạn văn.
H: Cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản?
Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận một nội dung trong SGK theo thứ tự a, b, c, d. Thời gian 5 phút. Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét. Giáo viên kết luận.
Nhóm 1: 
2 khâu: Bắt đầu là tìm hiểu. Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ.
Từ ngữ liên kết: Bắt đầu...sau...
Phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: Thứ nhất... thứ hai...thứ ba...; một mặt, một là, hai là; cuối cùng, sau nữa, sau hết...
Nhóm 2: 
Quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn: tương phản đối lập.
Từ ngữ liên kết: Nhưng
Phương tiện liên kết đoạn văn có ý nghĩa đối lập: ngược lại; nhưng mà; vậy mà; tuy nhiên...
Nhóm 3:
Từ đó thuộc loại chỉ từ. Một số từ cùng loại: này, nọ, kia, đấy, đó.
“Trước đó” là thời quá khứ, còn “Trước sân trường làng Mỹ lý...” là thời hiện tại.
Có tác dụng liên kết hai đoạn văn.
Nhóm 4:
HS: Đọc đoạn văn của Bùi Hiển/ 53.
H: Xác định câu nối để liên kết 2 đoạn văn? Vì sao câu đó có tác dụng liên kết?
Vì nó nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ “Bố đóng sách cho mà đi học” trong đoạn văn trên.
H: Nêu các cách liên kết đoạn văn trong văn bản?
GV: Kết luận. 
Hoạt động 5 : luyện tập. 
+Thời gian: 18-20 phút
+Phương pháp- Kĩ thuật: Vấn đáp, giải thích Phương pháp : Vấn đáp, giải thích, Khăn trải bàn, các mảnh ghép, dùng các phiếu ( Phần III, Vở LTNV); 
HS làm bài tập 1.
Cho học sinh làm việc cá nhân.
HS đọc yêu cầu bài tập. Đọc đoạn văn. Trả lời theo yêu cầu bài. 
Gợi ý trả lời:
 a. “ Nói như vậy” – ý tổng kết.
 b. “ Thế mà” – ý tương phản.
 c. “Cũng” – ý nối tiếp liệt kê.
 d. “Tuy nhiên” – ý tương phản.
HS làm bài tập 2:
HS đọc yêu cầu bài tập. Làm việc cá nhân 5 phút. 
HS trả lời theo yêu cầu bài tập. HS khác nhận xét đúng sai.
Gợi ý trả lời:
a Từ đó.
b Nói tóm lại.
c Tuy nhiên.
H: Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản?
 - Phương tiện liên kết các đoạn văn trong văn bản?
- Ghi tên bài
HS đọc 2 đoạn văn SGK.
HS: Đoạn 1 Cảnh sân trưỡng Mỹ lý trong ngày tựu trường. Đoạn 2: Cảm xúc của nhân vật tôi một lần ghé thăm trường trước đây.
HS: Đọc thầm 2 đoạn văn của Thanh Tịnh
HS: Đầu đoạn văn “Trước đó mấy hôm”
HS: Tạo ra sự liên kết về hình thức và nội dung đoạn 1 với đoạn 2, gắn bó chặt chẽ với nhau.
HS: Đoạn văn liền mạch.
Là phương tiện ngôn ngữ tường minh, liên kết đoạn văn về mặt hình thức, góp phần làm nên tính hoàn chỉnh cho văn bản.
HS: “ ái dà...cơ đấy”
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/53.
I. Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản:
ị Làm cho đoạn văn liền mạch.
Tạo nên tính hoàn chỉnh cho văn bản.
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản:
1. Dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn:
2. Dùng câu nối:
Ghi nhớ/ 53.
III. Luyện tập:
Bài tập 1/53.
Bài tập 2/53.
IV. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau.
HS học thuộc ghi nhớ.
 Làm bài tập 3.
Chuẩn bị: Soạn văn bài 5, trả lời câu hỏi phần lí thuyết của bài “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội”.
Ngày soạn: 18 tháng 09 năm 2010 
Ngày dạy lớp 8D: 20 tháng 09 năm 2010 
Bài 5
Tiết 17
từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
A-Mục tiêu càn đạt.
1. Kiến thức.
- Khái niệm từ ngữ địa phương , thế nào là biệt ngữ xã hội.
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết, hiểu một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội . 
Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ : Hình thành thói quen sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Hình thành nhân cách sống tính cách nhân hậu.
B. chuẩn bị.
1. Thầy: Bài soạn, các ngữ liệu về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Trò: Chuẩn bị bài ở nhà, tìm hiểu phần lí thuyết.
C. Tổ chức dạy và học.
Bước 1. ổn định 
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp ...
Bước 2. Kiểm tra bài cũ.
 - Em hãy tìm 4 từ tượng hình và 4 từ tượng thanh sau đố đặt câu?
 - Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh?
 a. Vật vã b. Mải mốt
 c. Xôn xao. c. chốc chốc.
Bước 3. Bài mới. 
Thầy
Trò
 Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế
+ Thời gian : 1 phút
+ Phương pháp : thuyết trình.
Tiếng Việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao. Người Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có thể hiểu được tiếng nói của nhau. Tuy nhiên, bên cạnh sự thống nhất cơ bản đó, tiếng nói của mỗi địa phương cũng có sự khác biệt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Sự khác nhau đó tạo nên lớp từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Hoạt Động 2, 3, 4.
+ Thời gian : phút
+ Phương phá ...  sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết ?
A. Lão Hạc ăn phải bả chó
B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng
C. Lão Hạc rất thương con
D. Lão Hạc không muốn làm liên luỵ đến mọi người.
Câu 4: Nhân vật ông giáo trong tác phẩm:
A. Là người biết đồng cảm, chia sẻ với nỗi đau của lão Hạc
B. Là người đáng tin cậy để lão Hạc trao gửi niềm tin.
C. Là người có cách nhìn mới mẻ về lão Hạc nói riêng và người dân nói chung.
D. Cả A, B, C đều đúng
 -G/v cho học sinh nhận xét bài làm của bạn
 -G/v nhận xét, cho điểm. 
Bước III Bài mới
Thầy
Trò
 Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế
+ Thời gian : 1 phút
+ Phương pháp : thuyết trình.
Ai đã biết đất nước Đan Mạch? Nó nằm ở đâu châu lục nào? Thủ đô tên là gì? An-đéc-xen là nàh văn có đặc điểm gì đáng lưu ý. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu và nhà văn này qua tác phẩm “Cô bé bán diêm”
Hoạt động 2 : Tri giác 
+Thời gian: phút
+Phương pháp- Kĩ thuật: Đọc, vấn đáp, thuyết trình, Kĩ thuật khăn trải bàn
- Học sinh đọc phần chú thích trong SGK 
? Em hiểu gì về nhà văn An-đec-xen.
? Kể tên những tác phẩm của ông mà em đã học, đọc.
Hỏi: Em hiểu gì về văn bản ''Cô bé bán diêm''
- Văn bản trích gần hết truyện ngắn''Cô bé bán diêm '' là 1 trong những truyện ngắn nổi tiếng của ông
GV gọi học sinh đọc. HS thay phiên nhau đọc.
- Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc
- Nhận xét cách đọc
Đọc giọng chậm thông cảm, cố gắng phân biệt những cảnh thực và cảnh ảo và sau từng lần cô bé quẹt diêm.
GV cho HS tìm hiểu các từ khó trong SGK.
- Em bé mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt. Em chẳng dám về nhà vì sợ bố đánh, đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi. Hết 1 bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau- mồng 1 tết, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm.
GV yêu cầu: Đoạn trích này có thể chia làm mấy phần?
.
Gọi HS kể tóm tắt nội dung câu chuyện “ Cô bé bán diêm”
? Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản này.
- Truyện diễn biến theo trình tự 3 phần mạch lạc, hợp lý
Hoạt động 3: phân tích, cắt nghĩa 
+Thời gian : phút
+Phương pháp- Kĩ thuật: vấn đáp, thuyết trình, Kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật KWL
Hỏi: Gia cảnh của cô bé bán diêm có gì đặc biệt.
 H: Cô bé bán diêm xuất hiện trong hoàn cảnh đặc biệt nào?
- Đêm giao thừa ngoài đường phố rét buốt (đât nước Đan Mạch vào dịp giáng sinh thời tiết rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống tới âm vài chục độ). Em bé ngồi nép trong một góc tường, giữa 2 ngôi nhà.
Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng các hình ảnh của tác giả.
? Tác dụng của các biện pháp ấy.
- Nghệ thuật tương phản:
Đêm giao thừa
Ngoài đường
Cửa sổ mọi nhà sáng rực
lạnh buốt và tối đen
Trong phố sực nức mùi ngỗng quay
bụng đói cả ngày chưa ăn gì
 Em đã rét, đã khổ, có lẽ càng rét và khổ hơn khi thấy mọi nhà rực ánh đèn và càng đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay
Trời rét tuyết rơi lạnh thấu xương, không một bóng người
em bé phong phanh chân trần lang thang
cái xó tối tăm
ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh (khi bà còn sống)
- Yêu cầu học sinh chú ý vào phần tóm tắt đầu văn bản và phần đầu văn bản
? Em còn thấy có hình ảnh tương phản nào nữa.
Phân tích những lần quẹt diêm
- Kẻ bảng làm 5 phần(mỗi phần 2 ý: thực, ảo)
? Lần quẹt diêm thứ nhất em thấy gì.
? Đó là cảnh tượng như thế nào.
? Điều đó cho thấy được mong ước gì của em.
? Cảnh thực hiên lên khi que diêm tắt là gì.
? Lần quẹt diêm thứ 2 em mơ ước thấy gì.
? ý nghĩa về ước mơ nàylà gì.
* Ước mơ cháy bỏng của em là được ăn thức ăn ngon lành trong cảnh sang trọng, đầy đủ, sung sướng.
- Ngỗng quay: 1 món ăn ngon phổ biến ở Đanh Mạch và châu Âu.
 Em đang đói và mong muốn được ăn thức ăn ngon lành trong cảnh sang trọng, đầy đủ, sung sướng
? Thực tế đã thay cho mộng tưởng như thế nào.
? Sự sắp đặt song cảnh ở đây có ý nghĩa gì.
- Làm nổi rõ mong ước hạnh phúc chính đáng và thân phận bất hạnh của em.
? Lần quẹt diêm thứ 3 cô bé thấy gì.
? Cô bé mong ước điều gì.
* Mong ước được vui đón Nô-en
? Sau khi diêm tắt, em thấy gì.
* Cảnh thực không đổi hoà nhập cảnh ảo trong trí tưởng tượng của em.
? Lần thứ 4 quẹt diêm có gì đặc biệt.
? Khi đó cô bé bán diêm đã mong ước điều gì.
? Em nghĩ gì về những mong ước của em bé từ 4 lần quẹt diêm ấy
- Mong được mãi mãi ở cùng bà, người ruột thịt rất thương yêu em; mong được che chở, yêu thương; thương nhớ bà.
- ảo ảnh biến mất.
? Khi tất cả các que diêm còn lại cháy lên, em bé thấy gì.
+ Sáng như ban ngày, bà em to lớn và đẹp lão, hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi chẳng còn đói rét...
Cuộc sống đối với những người nghèo khổ chỉ là buồn đau, đói rét; cái chết đã giải thoát cho họ khỏi bất hạnh.
niềm cảm thông, thương yêu của tác giả đối với em bé đáng thương
? ý nghĩa của điều đó.
* Cái chết đã giải thoát bất hạnh cho em
? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp hình ảnh trong 5 lần quẹt diêm của em bé và cách đưa ra các chi tiết của tác giả 
* GV chốt
- Cách miêu tả thực tại và mộng tưởng xen kẽ, độc đáo. Cảnh thực chỉ có 1 nhưng cảnh ảo thì biến hoá5 lần rất hợp lí, phù hợp với 5 ước mơ cháy bỏng của em bé 
- Ngòi bút của nhà văn nhân ái, lãng mạn.
? Những hình ảnh nào gắn với thực tế, hình ảnh nào chỉ thuần tuý là tưởng tượng.
- Thực tại và mộng tưởng xen kẽ, nối tiếp nhau, lặp lại và biến đổi. Hình ảnh mộng tưởng hồn nhiên, tươi tắn > < thực tế phũ phàng.
+ Lò sưởi, bàn ăn, cây thông (gắn với thực tế)
+ Ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, 2 bà cháu nắm tay nhau bay lên trời (thuần tuý mộng tưởng)
 Phân tích cái chết của cô bé bán diêm.
? Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa, gợi cho em cảm xúc gì.
* Em bé thật tội nghiệp
? Thái độ của mọi người khi nhìn thấy cảnh tượng ấy như thế nào.
có bà và mẹ em là thương yêu em nhưng đều đã qua đời
H: Điều đó nói lên điều gì.
* Xã hội vô tình, lạnh lùng thờ ơ với nỗi bất hạnh của người nghèo.
? Thái độ của tác giả trong xã hội thiếu tình yêu thươngđó, tác giả viết truyện này nhằm mục đích gì.
? Phát biểu cảm nghĩ của em về phần kết truyện.
* phần kết là một cảnh thương tâm
? Khái quát về giá trị nghệ thuật của truyện
? Phương thức biểu đạt.
? Nội dung của văn bản 
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- G/v nhấn mạnh ghi nhớ.
? Tại sao có thể nói truyện là bài ca về lòng nhân ái với con người nói chung, trẻ em nói riêng
? Hình ảnh nào khiến em cảm động nhất? Vì sao.
? Qua đó em thấy trách nhiệm của người lớn trẻ em và ngược lại trong xã hội ngày nay
Hoạt động 5 : luyện tập. 
+Thời gian: phút
+Phương pháp- Kĩ thuật: Vấn đáp, giải thích Phương pháp : Vấn đáp, giải thích, Khăn trải bàn, các mảnh ghép, dùng các phiếu ( Phần III, Vở LTNV); 
 - Học sinh phát biểu cảm nghĩ.
- Học sinh tự bộc lộ.
- Học sinh thảo luận và trình bày ý kiến (3')
? Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của văn bản.
? Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ''cô bé'' trong truyện.
- Ghi tên bài
HS: TP: Nàng tiên cá, Bầy chim thiên nga, Chú lính chì dũng cảm, Nàng công chúa và hạt đậu...
- Học sinh giải thích các từ: gia sản, tiêu tán, diêm quẹt vào tường, Phuốc-sét, thịnh soạn, cây thông nô-en, chí nhân 
- Châu Âu và Hán Việt
- 3 phần
- Từ đầu cứng đờ ra: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
- Tiếp về chầu thượng đế: Những lần quẹt diêm
- Còn lại: Cái chết của cô bé bán diêm 
+ Bố cục trình tự thời gian và sự việc (giống truyện cổ tích)
- 5 lần: 4 lần đầu quẹt 1 que, lần cuối quẹt cả những que còn lại trong bao
HSTL: Mẹ chết, sống với bố, bà nội cũng qua đời, nhà nghèo, sống chui rúc trong một xó tối tăm trên gác sát mái nhà, bố khó tính, em luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa, phải đi bán diêm để kiếm sống.
* Em mong ước được sưởi ấm
Đối lập với hiện thực phũ phàng
- Nghĩ đến cha mắng vì không bán được diêm hiện thực phũ phàng
- Bàn ăn đã dọn,... con ngỗng quay. Ngỗng nhảy ra khỏi đĩa... tiến về phía em
- Cây thông Nô-en trong đêm giáng sinh là 1 trong những phong tục tập quán quen thuộc của các nước châu Âu và người theo đạo Thiên chúa.
* Em mong được người thân che chở, yêu thương. ảo ảnh biến mất
+ Học sinh phát biểu suy nghĩ
- Học sinh thảo luận nhóm (2 bàn trong 2')
Tác giả cảm thông, yêu thương đối với những người bất hạnh
* Nhận xét: 
- Các mộng tưởng diễn ra lần lượt theo thứ tự hợp lí: vì lạnhnghĩ đến lò sưởi, đóibàn ăn; đòn giao thừacây thông Nô-en và nhớ đến bà khi bà còn sống đã được đón giao thừa như vậy
- Ngay cả cái chết thê thảm cũng được miêu tả thành sự bay bổng nhẹ nhàng về trời của 1 tiểu thiên thầnngòi bút nhân ái, lãng mạn của nhà văn
- Mọi người bảo nhau''Chắc nó sưởi cho ấm''.
- Lúc em chào hàng, khách qua đường chẳng ai đoái hoài tới
- Cha em có lẽ vì quá nghèo đói nên cũng đối xử với em thiếu tình thương tất cả mọi người đều lạnh lùng, chỉ
* Tác giả đã dành cho em tất cả niềm cảm thông và tình yêu thương.
I. Đọc - chú thích
1. Tác giả - tác phẩm
- An-đec-xen(1805-1877) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em
2. Đọc
3. Chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1) Cô bé bán diêm trong đêm giao thừa 
* Hoàn cảnh sống nghèo khổ, cô đơn, đói rét thật đáng thương.
* Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tình cảnh tội nghiệp: đói, rét, khổ của em bé
2.Những mộng tưởng của cô bé bán diêm 
- Lần 1: Hiện lên lò sưởi toả ra hơi nóng dịu dàng...
 Cảnh sáng sủa ấm áp.
- Em mong ước được sưởi ấm trong một mái nhà thân thuộc
Lần 2:
- Những bức tường dày đặc lạnh lẽo, chẳng có bàn ăn, phố xá vắng teo, tuyết phủ, gió vi vu; mấy người khách qua đường vội vàng
* Mong ước hạnh phúc > < thân phận bất hạnh.
Lần 3: Cây thông Nô-en với hàng ngàn ngọn nến sáng rực
- Mong ước được vui đón Nô-en
- Những ngôi sao trên trời do tất cả các ngọn nến bay lên
- Lần 4: Hình ảnh người bà đã mất lại xuất hiện
- Em bé cất lời nói với bà: cho cháu đi với, bà đừng bỏ cháu...
* Đó là những mong ước giản dị, chân thành, chính đáng của các em bé.
3) Cái chết của em bé bán diêm 
- Em chết trong đêm giao thừa vì rét buốt và đói rét cái chết tội nghiệp
- Em bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.
Tình yêu thương với tất cả niềm cảm thông của tác giả . Lên án xã hội tàn nhẫn, thiếu tình yêu thương ,cảm thông.
- Phần kết là một cảnh thương tâm
4. Tổng kết 
a) Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện hấp dẫn đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.
- Sắp xếp các tình tiết hợp lí
- Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm (lần quẹt diêm lần 2, kết...)
- Kết cấu đối lập, tương phản
- Trí tưởng tượng bay bổng
b) Nội dung:
- Truyện để lại cho ta lòng thương cảm sâu sắc đối với 1 em bé bất hạnh.
* Ghi nhớ SGK tr 68
Bước 4 . Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau
- Nắm được nội dung và nghệ thuật của truyện; viết bài phát biểu cảm nghĩ về thái độ của tác giả.
- Soạn ''Đánh nhau với cối xay gió''.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet15-22.doc