Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Trường THCS Phước Sơn

Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Trường THCS Phước Sơn

 I.Mục tiêu bài học :

 1.Kiến thức :

-Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.

-Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.

 2.Kĩ năng :

-Rèn kĩ năng thu thập thông tin từ tranh hình.

-Phát triển tư duy khái quát hóa.

-Vận dụng kiến thức vào thực tế.

 3.Thái độ :

-Giáo dục ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện tim mạch.

 

doc 91 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Trường THCS Phước Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30 / 10 / 05 	 Ngày dạy : 31 / 10 / 05 
 Tuần : 10 Tiết : 19 
 Bài : 18
Vận chuyển máu qua hệ mạch
Vệ sinh hệ tuần hoàn
 I.Mục tiêu bài học : 
	 1.Kiến thức : 
-Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.
-Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.
	 2.Kĩ năng : 
-Rèn kĩ năng thu thập thông tin từ tranh hình.
-Phát triển tư duy khái quát hóa.
-Vận dụng kiến thức vào thực tế.
	 3.Thái độ : 
-Giáo dục ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện tim mạch.
 II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 
 1.Giáo viên : 
-Tranh phóng to hình 18.1 và 18.2 sgk .
-Bảng phụ – phiếu học tập.
	 2.Học sinh : 
-Vở bài tập, vở ghi và sgk.
-Kiến thức về cấu tạo và hoạt động của tim.
 III.Tiến trình tiết dạy : 
	 1.Ổn định lớp : 1’
	 2.Kiểm tra bài cũ : 3’
Sửa bài tập kiểm tra một tiết vừa qua.
	 3.Giảng bài mới : 
	-Vào bài : 1’
 Đặt vấn đề: Các thành phần cấu tạo của tim đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để máu tuần hoàn liên tục trong hệ mạch?
 Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó.
	-Tiến trình bài dạy : 39’
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
20’
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận chuyển máu qua hệ 
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận chuyển máu qua hệ mạch.
I.Sự vận chuyển máu qua hệ mạch.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
mạch.
*Mục tiêu:
Học sinh hiểu và trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.
*Cách tiến hành:
-Yêu cầu học sinh đọc  / 58 sgk.
-Hỏi : Huyết áp là gì?
-Bổ sung: 
 +Huyết áp tối đa khi tâm thất co, huyết áp tối thỉểu khi tâm thất dãn.
 +Huyết áp hao hụt dần suốt chiều dài do ma sát với thành mạch và giữa các phân tử máu.
-Tiểu kết.
-Hỏi : Vận tốc máu ở động mạch, tĩnh mạch và mao mạch như thế nào?
-Treo tranh phóng to hình 18.1 sgk và giải thích đồ thị sự biến đổi huyết áp trong hệ mạch của vòng tuần hoàn lớn.
-Nêu vấn đề: 
 Vận tốc máu ở động mạch, tĩnh mạch khác nhau là do đâu?
-Treo tranh phóng to hình 18.2 sgk .
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 
+Hỏi : Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?
-Tự nghiên cứu .
-Trả lời dựa vào sgk. 
-Trả lời: 
+Động mạch: 0,5m/s
+Tĩnh mạch: 
+Mao mạch: 0,001m/s
-Chú ý nghe.
-Quan sát hình 18.2 sgk .
-Thảo luận nhóm nêu được vai trò của các van và cơ bắp:
-Huyết áp: Áp lực của máu lên thành mạch.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
24’
-Gọi đại diện nhóm trình bày.
-Mời nhóm khác bổ sung, nhận xét.
-Chốt lại kiến thức chuẩn.
+Hỏi : Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào? 
-Gọi đại diện nhóm trình bày.
-Mời nhóm khác bổ sung, nhận xét.
-Chốt lại kiến thức chuẩn. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu vệ sinh hệ tim mạch.
*Mục tiêu:
Nêu được tác nhân gây hại hệ tim mạch, biết rèn luyện tim mạch.
-Đại diện nhóm nêu được :
 Nhờ hoạt động phối hợp các ngăn tim, các van tim và vận tốc máu chảy trong hệ mạch.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
-Đại diện nhóm phát biểu.
 +Động mạch: Nhờ sự co dãn của thành mạch.
 +Tĩnh mạch: Nhờ:
*Co bóp của các cơ quanh thành mạch. 
*Sức hút của lồng ngực khi hít vào.
*Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.
*Van 1 chiều. 
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vệ sinh hệ tim mạch.
-Sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch tạo ra huyết áp trong mạch.
-Sức đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch.
II.Vệ sinh tim mạch:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
5’
*Cách tiến hành:
-Yêu cầu học sinh nghiên cứu  / 59 sgk .
-Hỏi : Hãy chỉ ra tác nhân gây hại hệ tim mạch?
-Nhận xét .
-Tiểu kết.
-Hỏi : Trong thực tế em đã gặp người bị tim mạch chưa? 
-Treo bảng 18 sgk và giải thích.
-Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm:
+Hỏi :Cần bảo vệ tim mạch như thế nào?
-Bổ sung và ghi tiểu kết.
-Hỏi : Qua bài học này em đã làm gì để rèn luyện cho bản thân chưa?
Hoạt động 3: Củng cố và 
hướng dẫn học ở nhà. 
-Gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ.
-Tự nghiên cứu .
-Nêu được các tác nhân gây hại hệ tim mạch.
-Lớp nhận xét, bổ sung .
-1 – 2 học sinh trả lời dựa vào thực tế.
-Chú ý .
-Hoạt động nhóm.
-Nêu được: Các biện pháp bảo vệ.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-1 – 2 học sinh trả lời.
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà. 
-1 học sinh đọc phần ghi nhớ.
1.Các tác nhân gây hại:
-Khuyết tật tim, phổi xơ.
-Sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao, sợ hãi
-Chất kích thích mạnh, mỡ động vật.
-Luyện tập quá sức.
-Vi rút, vi khuẩn.
2.Biện pháp bảo vệ và rèn luyện hệ tim mạch:
-Tránh các tác nhân gây hại.
-Lao động, rèn luyện đều đặn và vừa sức.
-Tạo cuôïc sống thoải mái, vui vẻ.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
-Phát phiếu học tập.
-Treo bảng phụ(phiếu học tập).
-Sửa bài.
-Hướng dẫn bài tập 3, 4 sgk.
-Nhận phiếu học tập và làm.
-Chú ý.
	 4.Dặn dò, chuẩn bị bài sau : 1’
-Học bài và đọc mục “Em có biết?”.
-Làm bài tập I và II ở bài sau.
-Ôn cấu tạo và vận tốc của động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
Ngày soạn : 3 / 11 / 05 	 Ngày dạy : 4 / 11 / 05 
 Tuần : 10 Tiết : 20 
 Bài : 19
THỰC HÀNH 
Sơ cứu cầm máu
 I.Mục tiêu bài học : 
	 1.Kiến thức : 
-Biết cách sơ cứu cầm máu khi bị chảy máu.
-Phân biệt vết thương làm tổn thương động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
	 2.Kĩ năng : 
-Rèn kĩ năng băng bó vết thương.
-Biết cách garô và nắm được những qui định khi đặt garô.
	 3.Thái độ : 
-Giáo dục học sinh ý thức khi cấp cứu.
 II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 
 1.Giáo viên : 
-Dụng cụ: Mỗi nhóm: Băng (1 cuộn) – gạc (2 miếng) – bông (1 cuộn) – dây cao su hoặc dây vải – một miếng vải mềm (10 – 30cm).
-Tranh phóng to hình 19.1, 19.2 sgk.
-Bảng phụ – phiếu học tập.
	 2.Học sinh : 
-Chia nhóm 2 bàn.
-Vở bài tập, vở ghi và sgk.
-Kiến thức bài : Vận chuyển máu qua hệ mạch.
III.Tiến trình tiết dạy : 
	 1.Ổn định lớp : 1’
	 2.Kiểm tra bài cũ : Không
	 3.Giảng bài mới : 42’
	-Vào bài : 1’
	Nêu vấn đề: Chúng ta đã biết vận tốc máu ở mỗi loại mạch là khác nhau. Vậy khi bị tổn thương chúng ta xử lý như thế nào?
	Bài thực hành hôm nay sẽ giúp chúng nắm được cách sơ cứu khi bị chảy máu.
	-Tiến trình bài dạy : 41’
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dạng chảy máu.
*Mục tiêu:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dạng chảy máu.
I.Các dạng chảy máu.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
20’
15’
Giúp học sinh biết được các dạng chảy máu trong hệ mạch.
*Cách tiến hành:
-Hỏi : Vận tốc máu ở động mạch, tĩnh mạch và mao mạch như thế nào?
-Đặt vấn đề: 
 Với sự khác nhau đó thì khi bị chảy máu có những biểu hiện gì khác ?
-Phát phiếu học tập cho nhóm và yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
-Thu lại phiếu học tập.
-Gọi đại diện nhóm trình bày.
-Mời nhóm khác bổ sung, nhận xét.
-Chốt lại kiến thức chuẩn ở bảng phụ. 
Hoạt động 2: Tập băng bó vết thương.
*Mục tiêu :
Nắm được các bước tiến hành.
*Cách tiến hành:
-Yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk.
-Treo bảng phụ 2.
-Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
-Nhận xét.
-Trả lời: 
+Động mạch: 0,5m/s
+Tĩnh mạch: 0,05m/s
+Mao mạch: 0,001m/s
-Nhóm nhận phiếu học tập hoạt động nhóm ghi được các biểu biện.
-Nộp phiếu học tập.
-Đại diện nhóm phát biểu.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
-Ghi bài.
Hoạt động 2: Tập băng bó vết thương.
-Nghiên cứu sgk .
-Chú ý.
-1 học sinh lên bảng điền được: 3, 1, 2. 
-Lớp nhận xét,sửa sai.
-Chảy máu ở mao mạch: Ít, chậm.
-Chảy máu ở tĩnh mạch:
Nhiều, nhanh.
-Chảy máu ở động mạch: Nhiều, mạnh, thành tia.
II.Tập băng bó vết thương.
1.Chảy máu ở mao mạch, tĩnh mạch:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
-Làm mẫu.
-Phát dụng cụ cho mỗi nhóm.
-Yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm.
-Theo dõi, uốn nắn.
-Mời các nhóm đánh giá.
-Yêu cầu mẫu băng phải đủ bước, gọn, đẹp, không quá chặt,không quá lỏng.
-Nhận xét.
-Treo tranh phóng to hình 19.1 và 19.2 sgk giải thích.
-Hướng dẫn các bước tiến hành, chú ý cách tìm vị trí động mạch cánh tay, cách buộc dây garô.
-Lưu ý:
+Chỉ vết thương chảy máu ở tay, chân.
+Cứ 15 phút lại nới dây garô ra và buộc lại vì các mô dưới vết buộc bị thiếu O2 và các chất dinh dưỡng.
+Các vết thương ở vị trí khác ® ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía tim.
-Ghi bảng.
-Làm mẫu.
-Phát tiếp dụng cụ thực hành.
-Yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm.
-Theo dõi, uốn nắn.
-Ghi bài.
-Quan sát .
-Cử đại diện nhóm nhận.
-Thực hành theo nhóm.
-Các nhóm đánh giá.
-Quan sát hình và nghe giải thích.
-Nghe 
-Ghi bài.
-Quan sát.
-Nhận dụng cụ.
-Thực hành theo nhóm.
-Bịt miệng vết thương.
-Sát trùng vết thương.
-Băng bó.
2.Chảy máu ở động mạch.
-Tìm vị trí và bóp mạnh động mạch.
-Buộc dây garô.
-Sát trùng.
-Băng bó.
-Đưa đến bệnh viện.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
5’
-Mời các nhóm nhận xét, đánh giá.
-Yêu cầu:
+Vị trí dây garô cách vết thương không quá gần (> 5cm), cũng không quá xa.
+Mẫu băng phải đủ bước, gọn, đẹp, không quá chặt,không quá lỏng.
-Nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà. 
-Treo bảng phụ( nội dung thu hoạch).
-Hướng dẫn bài thu hoạch.
-Yêu c ... n xét.
-Hoàn chỉnh kiến thức.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
*Mục tiêu: 
Học sinh vận dụng kiến thức của hoạt động 1 để trả lời câu hỏi một cách tổng hợp.
*Cách tíến hành: 
-Treo bảng phụ 7 yêu cầu học sinh lên dùng các mũi tên để thể hiện mối liên hệ về chức năng giữa hệ tuần hoàn với các hệ cơ quan đã học.
-Nhận xét.
-H: Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học.
-Chốt lại kiến thức.
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà. 
-Yêu cầu các nhóm đánh giá .
-Nhận xét và đánh giá.
-Hướng dẫn các về nhà học theo nội dung các bảng phụ.
-Đại diện nhóm lên gắn .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
-1 học sinh lên bảng thể hiện dấu mũi tên.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Nêu được mối liên hệ giữa các hệ cơ quan.
-1 vài học sinh bổ sung thêm.
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà. 
-Các nhóm tự đánh giá.
-Chú ý nghe.
II.Câu hỏi ôn tập.
	 4.Dặn dò, chuẩn bị bài sau : 1’
-Học bài và làm hết các bài tập ở vở bài tập.
 -Soạn bài 33.
Ngày soạn :	27 / 12 / 05	 Ngày kiểm tra: 03 / 01 / 06
Tuần : 18 Tiết : 35 
Kiểm tra học kì I
I.Mục tiêu:
-Kiểm tra những kiến thức cơ bản đã học trong học kì I.
-Đánh giá chất lượng của học sinh qua bài làm.
-Đề ra biện pháp để nâng cao chất lượng trong học kì II.
II.Đề: 
III.Đáp án và biểu điểm: 
IV.Kết quả:
Chất lượng điểm kiểm tra học kì I
Lớp
Sĩ số
0 – 3
3,5 – 4,5
5 – 6
6,5 – 7,5
8 - 10
8A3
8A7
8A8
IV.Rút kinh nghiệm , bổ sung : 
	Bổ sung :
Chất lượng trung bình môn kọc kì I
Lớp
Sĩ số
0 – 3,4
3,5 – 4,9
5 – 6,4
6,5 – 7,9
8 - 10
8A3
8A7
8A8
Ngày soạn : 29 / 12 / 05 	 Ngày dạy : 30 / 12 / 05 
 Tuần : 17 Tiết : 36 
 Bài : 33
Thân nhiệt
 I.Mục tiêu bài học : 
	 1.Kiến thức : 
	-Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt.
	-Giải thích được cơ sửo khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh, để phòng cảm nóng, cảm lạnh.
	 2.Kĩ năng : 
	-Hoạt động nhóm.
	 -Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
	 -Tư duy tổng hợp, khái quát.
	 3.Thái độ : 
	 -Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, đặc biệt khi môi trường thay đổi.
 II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 
 1.Giáo viên : 
	 2.Học sinh : 
 III.Tiến trình tiết dạy : 
	 1.Ổn định lớp : 1’
	 2.Kiểm tra bài cũ : 5’
	Câu 1:Vì sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.
(Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm quá trình tổng hợp các sản phẩm đặc trưng cho tế bào của cơ thể, tiến hành song song với quá trình dị hóa để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống. Trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng liên quan chặt chẽ với nhau)
	Câu 2: Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa.
 (Đồng hóa : Là quá trình tổng hợp các chất của tế bào và tích luỹ năng lượng.
 Dị hóa : Là quá trình phân giải các chất được tích luỹ trong tế bào để giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào. Sự tạo ra các sản phẩm phân hủy và khí CO2.
 Mối quan hệ:
 +Không có đồng hoá ® không có nguyên liệu cho dị hoá.
 +Không có dị hoá ® không có năng lượng cho đồng hoá.
 Đây là hai quá trình mâu thuẫn, đối lập nhau nhưng gắn bó chặt chẽ nhau.)
	 3.Giảng bài mới : 38’
	-Vào bài : 1’
	Nhiệt do quá trình dị hóa giải phóng được bù vào phần đã mất, tức là thực hiện điều hòa thân nhiệt. Vậy thân nhiệt là gì? Cơ thể có những biện pháp nào để điều hòa thân nhiệt. Đó là nọi dung bài học hôm nay.
	-Tiến trình bài dạy : 37’
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
5’
12’
Hoạt động 1: Tìm hiểu thân nhiệt là gì?
*Mục tiêu: 
Học sinh nêu được khái niệm thân nhiệt, thân nhiệt luôn ổn định 37oC.
*Cách tíến hành: 
-H: Thân nhiệt là gì?
-H: Ở người khoẻ mạnh thân nhiệt thay đổi như thế nào khi trời nóng hay lạnh? (gv gợi ý vận dụng kiến thức bài 31; 32).
-Gọi đại diện nhóm trình bày.
-Mời nhóm khác bổ sung, nhận xét.
-Gv nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm.
-Gv giảng thêm : Ở người khoẻ mạnh thân nhiệt không phụ thuộc môi trường do cơ chế điều hoà.
-Gv lưu ý: Học sinh hỏi tại sao khi sốt nhiệt độ tăng quá 42oC? (Gv vận dụng thông tin bổ sung tư liệu và kiến thức) 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các cơ chế điều hoà thân nhiệt.
*Mục tiêu:
 Học sinh chỉ rõ cơ chế điều hoà thân nhiệt trong đó vai trò 
Hoạt động 1: Tìm hiểu thân nhiệt là gì?
-Yêu cầu nêu được:
Thân nhiệt ổn định do cơ thể tự điều hoà.
-Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác bổ sung nêu được: Quá trình chuyển hoá sinh ra nhiệt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các cơ chế điều hoà thân nhiệt.
I.Thân nhiệt là gì?
-Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.
-Thân nhiệt luôn ổn định 37oC là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt là toả nhiệt.
II.Điều hòa thân nhiệt:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
của da và hệ thần kinh đóng vai trò quan trọng.
*Cách tíến hành: 
-Gv nêu vấn đề:
+Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào sự điều hoà thân nhiệt?
+Sự điều hoà thân nhiệt dựa vào cơ chế nào?
-Gv gợi ý bằng các câu hỏi nhỏ:
+Nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?
+Khi lao động nặng cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào?
+Vì sao vào mùa hè da người ta hồng hào?
+Còn mùa đông (trời rét) da tái hay sởn gai ốc?
+Khi trời nóng độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (oi bức) cơ thể có phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?
-Gọi đại diện nhóm trình bày.
-Mời nhóm khác bổ sung, nhận xét.
-Hoàn chỉnh kiến thức.
-Cá nhân nghiên cứu thông tin sgk trang 105 vận dụng kiến thức bài 32, kiến thức thực tế ® trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi. yêu cầu nêu được:
+Da và thần kinh có vai trò quan trọng trong điều hoà thân nhiệt.
+Do cơ thể sinh ra phải thoát ra ngoài.
+Lao động nặng – toát mồ hôi, mặt đỏ, da hồng.
+Mạch máu dãn ra khi trời nóng ®cơ thể tỏa nhiệt. 
+Mạch máu co khi trời lạnh® lượng máu qua da ít. Đồng thời cơ chân lông co lại để giảm sự thoát nhiệt.
-Đại diện nhóm trình bày ý kiến: Mồ hôi tiết ra nhiều, khó bay hơi nên chảy thành dòng, sự tỏa nhiệt khó khăn, ta cảm thấy khó chịu. 
-Nhóm khác bổ sung ® thảo luận toàn lớp.
-Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
15’
-Gv ghi tóm tắt ý kiến của nhóm lên bảng.
-Gv lưu ý nội dung này liên quan thực tế nhiều ® Vậy phải hướng học sinh từ hiện tượng thực tế (trời rét vận động người nóng lên ) để đưa về phạm vi kiến thức. Ví
dụ: Mùa nóng (nhiệt độ cao) mạch máu dãn, máu hồng lên và mùa rét (nhiệt độ thấp) ngược lại.
-Gv giải thích một chút về cấu tạo lông mao liên quan đến hiện tượng sởn gai ốc.
-Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi:
Tại sao khi tức giận mặt đỏ nóng lên?
Hoạt động 3: Tìm hiểu các phương pháp phòng chống nóng lạnh.
*Mục tiêu:
Học sinh biết cách phòng chống nóng lạnh trên cơ sở khoa học.
*Cách tíến hành: 
-Gv nêu câu hỏi :
+Chế độ ăn uống về mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
+Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng?
-Bổ sung: Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ không khí cao, sau khi lao động nặng ( đi nắng về) mồ hôi ra nhiều 
-Học sinh tự lĩnh hội kiến thức qua thảo luận và giảng giải của gv để rút ra kết luận cho vấn đề mà gv đặt ra lúc trước.
-Học sinh vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các phương pháp phòng chống nóng lạnh.
-Yêu cầu:
+Mùa đông: Ăn những thức ăn giàu năng lượng, nhiều lipit ® cung cấp đủ nhiệt cho cơ thể.
+Mùa hè: Ăn nhiều vitamin hơn.
+ Nhà cửa phải thoáng mát, đi nắng phải đội mũ.
-Cơ chế :
+Khi trời nóng lao động nặng: mao mạch ở da dãn ® toả nhiệt, tăng tiết mồ hôi.
+Khi trời rét: mao mạch co lại ® cơ chân lông co giảm sự toả nhiệt (run sinh nhiệt).
-Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt là phạn xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
III.Biện pháp phòng chống nóng lạnh:
-Ăn thức ăn hợp lý theo mùa.
-Mùa hè: Đội mũ nón khi đi đường, lao động.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
5’
® không được tắm ngay, không ngồi chỗ lộng gió, không bật quạt quá mạnh.
+Để chống rét chúng ta phải làm gì?
-Bổ sung.
+Việc xây dựng nhà ở, công sở  cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?
+Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?
-Cho học sinh quan sát một số ranh ảnh về môi trường sinh thái góp phần điều tiết khí hậu, chống nóng , lạnh.
Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà. 
-Gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ. 
-Phát phiếu học tập cho cả lớp.
-Treo bảng phụ củng cố.
-Sửa bài.
+Giữ ấm cơ thể, nhà cửa phải kín đáo.
+Nhà thoáng mát mùa hè, ấm cúng mùa đông.
+Trồng nhiều cây xanh ® tăng bóng mát, O2.
+Vì cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời làm giảm nhiệt độ môi trường.
-Học sinh tự hoàn thiện kiến thức.
-Quan sát.
Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà. 
-1 hs đọc phần ghi nhớ.
-Nhận phiếu học tập.
-Cả lớp chú ý.
-Mùa đông: Giữ ấm chân, cổ, ngực. Thức ăn nóng, nhiều mỡ.
-Rèn luyện thân thể (rèn luyện da) tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
-Nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp cho mùa nóng và lạnh.
-Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng.
	 4.Dặn dò, chuẩn bị bài sau : 1’
-Học bài và làm bài tập phần củng cố.
 -Soạn bài 34 và đọc mục “Em có biết?”.
 -Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I.

Tài liệu đính kèm:

  • docst19-36.doc