A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh nắm được cấu tạo chung của 1 bộ xương dài, từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương.
- Xác định được thành phần hoá học của xương để chứng minh được tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh hình, TN để tìm ra kiến thức.
- Kỹ năng thí nghiệm đơn giản trong giờ học lý thuyết và hoạt động nhóm .
3.Giáo dục:
ý thức bảo vệ xương, liên hệ với thực tế của lứa tuổi HS.
B/ Phương pháp: Trực quan + vấn đáp tìm tòi.
C/ Chuẩn bị:
1.GV: Tranh vẽ H8.1 – H 8.4 SGK, 2 xương đùi ếch sạch, panh, đèn cồn, cốc nước lã, cốc đựng dd HCl 10 %.
2.HS: Xương đùi hay xương sườn gà.
TIẾT 8: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG Ngày soạn: 27/9/2009 Ngày dạy: A/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Học sinh nắm được cấu tạo chung của 1 bộ xương dài, từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương. - Xác định được thành phần hoá học của xương để chứng minh được tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh hình, TN để tìm ra kiến thức. - Kỹ năng thí nghiệm đơn giản trong giờ học lý thuyết và hoạt động nhóm . 3.Giáo dục: ý thức bảo vệ xương, liên hệ với thực tế của lứa tuổi HS. B/ Phương pháp: Trực quan + vấn đáp tìm tòi. C/ Chuẩn bị: 1.GV: Tranh vẽ H8.1 – H 8.4 SGK, 2 xương đùi ếch sạch, panh, đèn cồn, cốc nước lã, cốc đựng dd HCl 10 %. 2.HS: Xương đùi hay xương sườn gà. D/ Tiến trình lên lớp: I- Ổn định lớp: II- Kiểm tra bài cũ: Bộ xương người gồm mấy phần? Cho biết các xương ở mỗi phần?. III- Bài mới: Đặt vấn đề: Sức chịu đựng rất lớn của xương có liên quan gì đến cấu tạo của xương? Sau đó GV gợi ý. Xương dài có cấu tạo như thế nào? Cấu tạo hình ống & đầu xương như vậy có ý nghĩa gì dưới chức năng của xương?. Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của xương Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV yêu cầu HS: N/c H8.1, 8.2 SGK trả lời câu hỏi. +Nêu cấu tạo và chức năng của xương dài? (Bảng 8.1-SGK) HS trả lời, HS khác bổ sung. GV chốt kiến thức. HS: N/c thông tin SGK & H 8.2 trả lời câu hỏi. Mở rộng: GV: Cấu tạo thân xương hình trụ rỗng, phần đầu có nan xương hình vòng cung tạo các ô giúp các em liên tưởng tới công trình kiến trúc nào trong đời sống,chúng có ý nghĩa gì?( Cầu cống; Giúp chịu được lực lớn) GV yêu cầu HS nghiên cứu tiếp thông tin : +Nêu cấu tạo,chức năng xương ngắn và xương dẹt?(SGK) +Hãy kể các xương dài, xương ngắn & xương dẹt ở cơ thể người?(Xương dài: xg ống tay,ống chân,xg đùi,; Xương ngắn: xg đốt sống, ngón tay, ngón chân,; Xương dẹt: xg sọ) I. Cấu tạo của xương: a) Cấu tạo và chức năng của xương dài: (Nội dung kiến thức ở bảng 8.1). b) Cấu tạo của xương ngắn & xương dẹt: - Ngoài: Là mô xương cứng. - Trong là mô xương xốp, có chức năng chứa tuỷ đỏ. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự to ra và dài ra của xương Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Gv yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình vẽ ở SGK cho biết: + Xương to ra là do đâu?(SGK) +Nêu vai trò của sụn tăng trưởng?(Làm xương dài ra) HS: N/c thông tin ,quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi. GV: Gợi ý bằng cách yêu cầu HS nhận xét về khoảng cách BC, AB, CD ở xương sau so với xương ban đầu. II.Sự to và dài ra của xương. - Xương to ra: Nhờ sự phân chia các tế bào màng xương. - Xương dài ra: Do sự phân chia tế bào ở lớp sụn tăng trưởng. Hoạt động 3:Tìm hiểu thành phần hoá học và tính chất của xương: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV tổ chức cho các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK đặt câu hỏi: -Khi uốn xương ngâm axit có hiện tượng gì?( Xương dẻo và uốn cong được) - Tại sao khi ngâm xương lại bị dẽo & có thể kéo dài thắt nút?(Phần vô cơ trong xương tác dụng hết với HCl chỉ còn chất hữu cơ bị dẻo ) -Khi đốt xương có hiện tượng gì?(có mùi khét và khói bay lên) - Phần nào của xương cháy có mùi khét?( Phần cốt giao) - Bọt khí nổi lên khi ngâm xương đó là khí gì?(khí CO2) - Xương có thành phần hóa học và tính chất gì?(SGK) HS: Tiến hành làm TN , quan sát và rút ra kết luận. * Kết luận : HS đọc kết luận SGK. * Kết luận chung: HS đọc KL cuối bài. III. Thành phần hoá học và tính chất của xương: Xương gồm: - Chất vô cơ: Muối Ca. - Chất hữu cơ: Cốt giao nên xương có tính chất rắn chắc và đàn hồi. IV- Kiểm tra đánh giá: GV cho HS làm BT 1, thông báo đáp án đúng & cho học sinh tự chấm bài của nhau . Tìm hiểu xem có bao nhiêu em làm đúng. V- Dặn dò: - Học bài & trả lời câu hỏi SGK . - N/c trước bài “Cấu tạo và tính chất của cơ”. - Ra về cần phải nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông. VI.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Duyệt TTCM
Tài liệu đính kèm: