Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 28: Tiêu hoá ở ruột non

Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 28: Tiêu hoá ở ruột non

A/ Mục tiêu:

1.Kiến thức

+ HS trình bày được quá trình tiêu hoá ở ruột non gồm:

 - Các hoạt động .

 - Các cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động.

 - Tác dụng và kết quả hoạt động.

2. Rèn luyện kỹ năng :

Hoạt động độc lập với SGK, hoạt động nhóm, tư duy, dự đoán.

3. Giáo dục : ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hoá.

B/ Phương pháp : Trực quan + hoạt động nhóm .

C/ Chuẩn bị:

 1. GV: Tranh vẽ H 28.1, 28.2, thiết đồ ngang qua thành ruột non, máy chiếu, phim trong.

 2. HS: Kẻ bảng biểu đồ lí học và hoạt động ở ruột non vào vở .

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1046Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 28: Tiêu hoá ở ruột non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 4 /12/2009
Ngày dạy : /12 /2009 ( 8B) ( 8C) (8A)
TUẦN 15 - TIẾT 28 
 TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON
A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức 
+ HS trình bày được quá trình tiêu hoá ở ruột non gồm:
 - Các hoạt động .
 - Các cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động. 
 - Tác dụng và kết quả hoạt động.
2. Rèn luyện kỹ năng : 
Hoạt động độc lập với SGK, hoạt động nhóm, tư duy, dự đoán.
3. Giáo dục : ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hoá.
B/ Phương pháp : Trực quan + hoạt động nhóm .
C/ Chuẩn bị:
 1. GV: Tranh vẽ H 28.1, 28.2, thiết đồ ngang qua thành ruột non, máy chiếu, phim trong.
 2. HS: Kẻ bảng biểu đồ lí học và hoạt động ở ruột non vào vở .
D/ Tiến trình lên lớp:
 I- Ổn định lớp:
 II- Kiểm tra Bài cũ: Biến đổi hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Cho biết sau tiêu hoá ở dạ dày còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hoá tiếp?
 III/ Bài mới:
 GV đặt vấn đề : Từ phần trả lời của học sinh, các chất này sẽ được tiêu hoá tiếp trong ruột non như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu vấn đề này.
Hoạt động1 Tìm hiểu cấu tạo ruột non:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: Treo tranh thiết đồ ngang qua thành ruột non. 
- Thành ruột non có cấu tạo bao gồm mấy lớp? Đó là những lớp nào? (4 lớp: Lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc)
- Có nhận xét gì về độ dày của thành ruột non với thành dạ dày? Vì sao? (mỏng hơn dạ dày vì lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng).
HS: Quan sát tranh và trả lời.
+ Lớp niêm mạc có đặc điểm gì? (Tiết dịch )
+Tá tràng đoạn đầu của ruột non có đặc điểm gì ? (có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và các tế bào tiết chất nhầy; Tá tràng có dịch tuỵ và dịch mật cùng đổ vào).
HS: Quan sát tranh và trả lời.
GV: Căn cứ vào những thông tin trên, dự đoán xem ở ruột non có thể diễn ra các hoạt động tiêu hoá nào? Nêu đặc điểm của ruột non làm cơ sở cho dự đoán ?.
HS: Các nhóm dự đoán .
GV: Không sửa chuyển sang mục 2. 
GV: Như vậy khi xuống ruột non thức ăn được thấm đều dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột.
+Vậy các dịch này tiết ra khi nào? ( SGK)
+Như vậy thức ăn ở ruột non có được bảo đảm lí học hay không ?( có )
HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời .
1. Cấu tạo ruột non:
- Thành ruột gồm 4 lớp nhưng mỏng vì lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng. 
- Lớp niêm mạc (sau tá tràng) có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và các tế bào tiết chất nhầy.
Hoạt động 2 Tìm hiểu về quá trình tiêu hoá ở ruột non :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm theo phiếu học tập 
HS: Các nhóm dự đoán. 
GV: Chiếu phim trong của 1 nhóm, nhóm khác nhận xét bổ sung và nhận xét bổ sung, đưa ra bảng đúng. 
HS: Chữa bảng của giáo viên vào phiếu học tập của mình. 
GV: Các em so sánh với điều dự đoán ở mục trên xem đúng hay sai? 
- Như vậy ở ruột non thức ăn được bảo đảm ở mặt hoá học là chủ yếu. 
- Nếu ở ruột non thức ăn không được biến đổi thì sao?(Thì thức ăn không được biến đổi thành dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ được)
- Vậy làm thế nào để khi chúng ta ăn thức ăn có thể tận dụng triệt để chất dinh dưỡng có trong thức ăn?( Nhai kĩ no lâu ) 
- Vậy qua sự biến đổi thức ăn ở 3 phần của ống tiêu hoá thì phần nào là quan trọng nhất? Vì sao?( Biến đổi thức ăn ở ruột là quan trọng nhất vì tại ruột thức ăn được biến đổi triệt để nhất)
HS: Vận dụng kiến thức bài 25, 27 ,28 để trả lời.
II.Quá trình tiêu hoá ở ruột non :
*Biến đổi vật lí :
- Ruột non co bóp , nhào trộn thức ăn thấm đều dịch mật, tuỵ, ruột.
- Muối mật trong dịch mật cắt nhỏ phân tử lipit thành các giọt lipit nhỏ.
*Biến đổi hoá học :
- Tinh bột biến thành đường đơn.
- Prôtêin thành axit amin .
- Lipit thành Gli xê rin và a xit béo.
 IV- Kiểm tra đánh giá: 
 Câu 1: Đánh dấu X vào ý trả lời đúng nhất trong các câu sau :
a) c Thức ăn, thức uống tới ruột non vẫn còn chịu sự biến đổi lý học.
b) c Ở ruột non thức ăn được hoà loãng và trộn đều với các dịch tiêu hoá.
c) c Ở ruột non thức ăn biến đổi về mặt hoá học là chủ yếu.
d) c Lớp cơ trên thành ruột non có vai trò nhào trộn và nghiền nát thức ăn.
e) c Ở ruột non gluxit được các muối mật biến đổi thành đường đơn.
 Câu 2: Học sinh chơi trò chơi dán chữ.
 1. Đường đơn ; 2. Axiamin ; 3. Axit béo và glixerin;
 4. Protein; 5. Lipit ; 6. Đường đôi ; 7. Các dạng peptit.
- Enzim đường đôi enzim đường đơn.
- Enzim peptit axit amin.
- Enzim axit béo và glixerin.
 V/ Dặn dò:
+ Học bài theo nội dung bài ghi, sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa, đọc mục “ Em có biết”.
+ Nghiên cứu trước bài 29 cho biết :
 - Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng xảy ra chủ yếu ở đâu ? vì sao?
 - Kẻ bảng 29 và điền vào bảng ở vở bài tập. 
 - Nghiên cứu các hình vẽ nêu các thắc mắc.
 - Ra về phải chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
 VI.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
 Duyệt
	 TTCM

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 28-S8.doc