Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Trường THCS Liên Minh

Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Trường THCS Liên Minh

I.Mục tiêu:

1) Kiến thức :

 -Nêu rõ mục đích, và ý nghĩa của kiến thức môn cơ thể người

 -Xác định được vị trí của con người trong giới động vật

 -Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của bộ môn

II.Đồ dùng dạy học:

 -Tranh vẽ H 1,2,3 SGK

III.Hoạt động dạy học:

 1.Bài cũ:

 2.Bài mới:

 A.Mở bài:

 B.Nội dung bài giảng

 

doc 46 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1056Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Trường THCS Liên Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Học kì I 
 Soạn ngày 21 tháng 8 năm 2010 
Tiết 1: Bài mở đầu
I.Mục tiêu:
1) Kiến thức : 
	-Nêu rõ mục đích, và ý nghĩa của kiến thức môn cơ thể người 
	-Xác định được vị trí của con người trong giới động vật 
	-Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của bộ môn
II.Đồ dùng dạy học:
	-Tranh vẽ H 1,2,3 SGK	
III.Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ:
 2.Bài mới: 
	A.Mở bài:
	B.Nội dung bài giảng 
Hoạt động của GV và học sinh 
 Kiến thức cơ bản 
GV: Cho HS nghiên cứu thông tin mục I SGK 
H.Trong chương trình sinh học lớp 7 các em đã học các nghành động vật nào?
H.Lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống có vị trí tiến hoá cao nhất? 
H.Hãy xác định những đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở người không có ở động vật đánh dấu (v) vào ô trống cuối câu đó? 
I) Tìm hiểu vị trí con người trong tự nhiên 
 Người là động vật thuộc lớp thú tiến hoá nhất : 
 + Có tiếng nói chữ viết 
 + Có tư duy trừu tượng 
+ Hoạt động có mục đích
 +Làm chủ được thiên nhiên 
Hoạt động của GV và học sinh 
 Kiến thức cơ bản 
GV: Cho HS nghiên cứu thông tin SGK + Quan sát tranh vẽ H1.1; 1.2; 1.3SGK
H.Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập môn học"Cơ thể người và vệ sinh"?
H.Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội ? ( Y học, GD học, TDTT, mỹ thuật, thời trang....) lấy ví dụ cụ thể?
 2) Mục đích của môn cơ thể người và vệ sinh 
Cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể người trong môí quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể. 
Kiến thức về cơ thể người liên quan tới nhiều ngành khoa học khác : Y học, hội hoạ, TDTT, tâm lý học..
Hoạt động của GV và học sinh
 Kiến thức cơ bản 
GV: Cho HS nghiên cứu thông tin mục III SGK
H.Nêu những phương pháp học tập của bộ môn?
 3 ) Phương pháp học tập môn cơ thể người và vệ sinh
-- Phương pháp quan sát à Đặc điểm hình thái các cơ quan 
- Phương pháp thí nghiệm : Kết luận khoa học về chức năng các cơ quan 
- Vận dụng các hiểu biết khoa học , giải thich các hiện tượng thực tiễn -> áp dung các biện pháp vệ sinh và rèn luyện thân thể 
C.Kết luận: 
 -Cho HS đọc phần kết luận SGK
D.Kiểm tra đánh giá:
	-Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vậ
	-Nêu các phương pháp học tập bộ môn
E.Dặn dò chuẩn bị bài sau:
	- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
	- Chuẩn bị bài: Cấu tạo cơ thể người
 Soạn ngày 23 tháng 8 năm 2010
 Chương I: Khái quát về cơ thể người
 Tiết 2: Cấu tạo cơ thể người 
I.Mục tiêu:
-- Kiến thức : Nêu được đặc điểm cơ thể người 
Xác định được các cơ quan và các hệ cơ quan rong cơ thể trên mô hình . Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan duqoqí sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết 
II.Đồ dùng dạy học:
	-Tranh vẽ: H 2.1; 2.2
	-Mô hình cơ quan ở phần thân của cơ thể người
III.Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: Sử dụng câu hỏi 1,2 SGK trang 7
 2.Bài mới:
	A.Mở bài:
	B. Nội dung bài giảng 
 Hoạt động của GVvà học sinh 
 Kiến thức cơ bản 
GV: Treo tranh vẽ H 2.1 và 2.2 
GV: Gọi HS lên nhận biết và tháo lắp mô hình cơ thể người ( gọi tên các cơ quan và vị trí các cơ quan trên cơ thể
H.Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?
H.Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
H.Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực? Khoang bụng?
 I) Tìm hiểu phần cấu tạo 
1) Các phần cơ thể 
 Cơ thể người gồm 3 phần : 
 + Đầu chứa não và các giác quan 
 + Thân : Cơ hoành ngăn khoang cơ thể thành 2 phần :
 * Khoang ngực : Chứa tim và phổi
Khoang bụng : Chứa dạ dày , ruột , . gan tuỵ , thận bóng đái và cơ quan sinh sản 
+ Tay , chân 
 Hoạt động của giáo viên và học sinh 
 Kiến thức cơ bản 
GV: Cho HS xác định các bộ phận các cơ quan và chức năng các hệ cơ quan ghi vào bảng 2 (SGK)
H.Ngoài các hệ cơ quan trên trong cơ thể người còn có các hệ cơ quan nào? (Hệ sinh dục, hệ nội tiết, da và giác quan)
H.So sánh các hệ cơ quan ở người với thú em có nhận xét gì? ( Giống nhau về sự sắp xếp những nét đại cương về cấu trúc và chức năng)
Giáo viên hwongs dẫn học sinh thảo luận nêu chức năng của các hệ cơ quan 
2) Các hệ cơ quan 
HS: Hoàn chỉnh bảng 2 => Thảo luận nhóm các câu hỏi bên
- Hệ vận động : Cơ , xương -> Nâng đỡ và vận động cơ thể 
- Hệ tiêu hoá : Miệng , ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá -> tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể và thải phân 
- Hệ tuần hoàn : Tim mạch -> vận chuyển chất dinh dưỡng , ô xy tới các tế bào , vận chuyển CO2giữa cơ thể và môi trường 
- Hệ bài tiết : Lọc máu 
- Hệ thần kinh : Não , tuỷ sống , dây thần kinh , hạch thần kinh : Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường , điều hoà hoạt động các cơ quan
- Hệ sinh dục duy trì và phát triển nòi giống 
- Hệ nội tiết : Tiết hooc môn góp phần điều hoà hoạt động sinh lý của cơ thể 
Hoạt động của GV và học sinh 
GV: Cho HS nghiên cứu nội dung và sơ đồ phần III SGK (GV hướng dẫn HS phân tích sơ đồ H2.3 SGK
H.Quan sát H2.3. Hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các hệ cơ quan nói lên điều gì?
 2) Tìm hiểu hoạt động của các cơ quan
 Các cơ quan trong cơ thể là một phối thống nhất có sự phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng -> Nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch 
C.Kết luận: -Cho HS đọc phần kết luận SGK
D.Kiểm tra đánh giá:
	-Trả lời 2 câu hỏi cuối bài 	
E.Dặn dò chuẩn bị bài sau: - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
 Ngày soạn:31 tháng 8năm 2010 
Tiết 3: Tế bào
I.Mục tiêu:
	- Mô tả được thành phần cấu tao của tế bào phù hợp với chức năng của chúng gồm: Màng sinh chất, chất tế bào và nhân
	- Tế bào vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của cơ thể 
II.Đồ dùng dạy học:
	-Tranh vẽ cấu tạo tế bào
	-Bảng phụ ghi sẵn chức năng các bộ phận của tế bào
III.Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: Sử dụng câu hỏi 1,2 SGK trang 10
 2.Bài mới:
	A.Mở bài:
	B.Phát triển bài:
 Hoạt động của GV và học sinh 
Kiến thức cơ bản
GV: Treo tranh vẽ cấu tạo tế bào và cho HS nghiên cứu nội dung bảng 3.1 SGK
H.Hãy trình bày cấu tạo 1 tế bào điển hình?
H.Màng sinh chất nằm ở đâu? Có vai trò gì?
H.Chất tế bào gồm những bào quan nào? Chức năng của các bào quan đó?
H.Cấu tạo và chức năng của nhân?
H.Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân tế bào? (Màng sinh chất thực hiện TĐC để tổng hợp nên những chất riêng của tế bào, sự phân giải vật chất để tạo năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của tế bào được thực hiện nhờ ti thể, NST trong nhân quyết định đặc điểm cấu trúc Pr tổng hợp ở ri bô xôm)
 I) Tìm hiểu chức năng các bộ phận trong tế bào 
- Màng sinh chất thực hiện quá trình trao đổi chất 
- Chất tế bào : Thực hiện các hoạt động sống của tế bào
+ Lưới nội chất : Tổng hợp và vận chuyển các chất 
+ Ri bô rôm : Nơi tổng hợp prô tê in 
+ Ty thể : Tham gia hoạt động hô hấp và giải phóng năng lượng 
+ Bộ máy gôn gi : Thu nhận hoàn thiện , phân phối sản phẩm 
+ Trung thể : Tham gia quá trình phân chia tế bào 
+ Nhiễm sắc thể : Là cấu trúc quyết định sự hình thành prô tê in à Có vai trò di truyền 
+ Nhân con : Chứa rARN tạo nên ri bô xôm 
Hoạt động của GV và học sinh 
 Kiến thức cơ bản 
GV: Cho HS đọc thông tin mục 3 SGK
H.Em có nhận xét gì về thành phần hoá học của tế bào so với các nguyên tố hoá học có trong tự nhiên? ( Các nguyên tố hoá học có trong tế bào là những nguyên tố có sẵn trong tự nhiên điều đó chứng tỏ, cơ thể luôn có sự TĐC với môi trường)
H.Từ nhận xét có thể rút ra kết luận gì?
2) Tìm hiểu thành phần hoá học của tế bào 
 Thành phần hoá học của tế bào gồm : 
-Chất hữu cơ : Prô tê in , Li pit , Glu xit , AND, A RN 
 - Chất vô cơ : Các loại muối khoáng : 
Ca, Na , K, Fe, Cu 
 Hoạt động của GV và học sinh 
 Kiến thức cơ bản 
GV: Cho HS nghiên cứu sơ đồ H3.2 SGK 
H.Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường thể hiện như thế nào?
H.Tế bào trong cơ thể có chức năng gì? (Thực hiện TĐC và Q, cung cấp Q cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào => Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể)
 3 ) Tìm hiểu hoạt động sống của tế bào 
Hoạt động sống của tế bào gồm:
 + Trao đổi chất cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể 
 + , phân chia và lớn lên : Giúp cơ thể lớn lên tới trưởng thành và sinh sản 
 +Cảm ứng : Giúp cơ thể tiếp nhận và trả lời các kích thích 
C.Kết luận: -Cho HS đọc phần kết luận SGK
D.Kiểm tra đánh giá:-Trả lời 2 câu hỏi và bài tập cuối bài cuối bài 	
 Ngày soạn: 2 tháng 9 năm 2010
 Tiết 4: Mô
I.Mục tiêu:
	- Học sinh trình bày được khái niệm mô
	-Phân biệt được các loại mô chính và chức năng của từng loại mô
II.Đồ dùng dạy học:
	-Tranh vẽ H 4.1 -> 4.4 SGK
III.Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: Chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể?
 2.Bài mới:
	A.Mở bài:
	B. Nội dung bài giảng 
 Hoạt động của GV và học sinh 
Kiến thức cơ bản 
GV:Cho HS Nghiên cứu thông tin SGK
H.Hãy kể tên những tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết? (hình cầu, hình đĩa, hình sao nhiều cạnh, hình trụ, hình sợi....)
H.Vì sao tế bào có hình dạng khác nhau?(Do chức năng khác nhau => Hình dạng kích thước tế bào khác nhau)
H.Mô là gì? 
Nêu đặc điểm của mô biểu bì ? 
Chức năng của mô biểu bì ? 
 I) Tìm hiểu khái niệm mô 
-- Mô là tập hợp của các tế bào chuyên hoá , có cấu tạo giống nhau , cùng thực hiện một chức năng nhất định ( Một số loại mô còn có các yếu tố không có cấu trúc tế bào ) 
II) Tìm hiểu các loạ mô 
Mô biểu bì : 
*Đặc điểm : Các tế bào xếp sit nhau phủ ngoài cơ thể , lót trong các cơ quan rỗng ( ống tiêu hoá , dạ con, bóng đái ) 
 *Chức năng : Bài tiết hấp thu và tiết 
 Hoạt động của GV và học sinh 
 Kiến thức cơ bản 
GV: Cho HS quan sát tranh vẽ 4.2 (A,B,C,D)
H.Nêu đặc điểm của mô liên kết?
H.Vị trí và chức năng của mô liên kết?
H.Máu thuộc loại mô gì? Vì sao thuộc loại mô đó? (Máu thuộc loại mô liên kết)
 2)Mô liên kết 
Mô liên kết , mô sụn , mô xương, mô sợi , mô mỡ 
 --Đặc điểm : Có các tế bào nằm trong chất nền 
- Chức năng : Tạo bộ khung cơ thể , neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm 
 Hoạt động của GV và học sinh 
Kiến thức cơ bản 
GV: Cho HS quan sát H 4.3(A,B,C)
H.Hình dạng,cấu tạo tế bào cơ vânvà tế bào cơ tim giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?
H.Chức năng của mô cơ là gì? (Co dãn => Vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể)
GV: Có thể tóm tắt đặc điểm của từng loại mô cơ:
Cơ vân
Cơ trơn
Cơtim
Số nhân
nhiều nhân
1 nhân
nhiều nhân
Vị trí nhân
Phía ngoài sát màng
ở giữa
ở giữa
Có vân ngang
Có
không
có
Học sinh quan sát hình 4.4 và đọc thông tin mục 4
N ...  ( Nhịp tim ) 
 --Nhịp tim phu thuộc vào lứa tuổi , giới tính , và công việc 
 C.Kết luận: cho HS đọc phần kết luận SGK 
D.Kiểm tra đánh giá: Sử dụng các câu hỏi và bài tập cuối bài cuối bài
E.Dặn dò chuẩn bị bài sau:- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK 
 ôn tập những kiến thức đã học tiết sau kiểm tra 
 Ngày soạn: 1 - 11 - 2010
 Tiết 19: Kiểm tra 1 tiết
I.Mục tiêu:
	-Đánh giá việc tiếp thu kiến thức của HS ở 3 chương đầu chủ yếu là các kiến thức về tế bào, phản xạ, bộ xương và hệ tuần hoàn
	-Qua khả năng làm bài HS tự đánh giá kết quả học tập của bản thân
	-Biết những sai sót của HS => kịp thời bổ sung uốn nắn
II. Tiến trình tiết kiểm tra:
	 Đề ra:
Câu I: Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng trong những câu sau:
1.Thành phần của 1 cung phản xạ gồm:
a. Cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng
b. Nơ ron hướng tâm, nơ ron li tâm, nơ ron trung gian
c. Cơ quan thụ cảm, nơ ron trung gian, cơ quan phản ứng
d. Cả a và b
2.Nguyên nhân của sự mỏi cơ:
a. Do làm việc quá sức, lượng ô xi cung cấp thiếu, lượng a xít lắc tíc bị tích tụ đầu độc cơ
b. Do lượng chất thải khí CO2 quá cao
c. Cả a và b
3. Xương dài ra được là nhờ:
a. Sự phân chia của tế bào xương c. Sự phân chia của sụn đầu xương 
b. Sự phân chia của sụn tăng trưởng d. Cả a,b và c
4.Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế:
a. Thực bào d. Chỉ a và b
b. Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên e. Cả a,b và c
c. Phá huỷ các tế bào nhiễm vi rút, vi khuẩn
5.Cấu tạo chung của các tế bào trong cơ thể:
a. Màng, chất tế bào, nhân c. Màng, ty thể, trung thể, lưới nội chất
b.Màng, nhân và ty thể
Câu II: Hãy ghép các mệnh đề ở cột A vào cột B để trở thành câu trả lờiđúng:
Thành phần của máu(A)
Chức năng (B)
Trả lời
1.Huyết tương
2.Hồng cầu
3.Bạch cầu
4.Tiểu cầu
a.Tạo hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể
b.Chứa men tham gia vào quá trình đông máu
c.Vận chuyển O2 và CO2
d.Duy trì máu ở trạng thái lỏng
e.Vận chuyển chất dinh dưỡng và chất tiết
CâuIII: Vẽ sơ đồ truyền máu giữa các nhóm máu sau: 
 AB
 O B 
 A
Câu IV: Hãy giải thích tại sao máu chảy trong mạch không đông nhưng ra khỏi mạch thì đông ngay?
Câu V: Nêu các biện pháp giữ gìn bộ xương ở tuổi thiếu niên?
Đáp án - Biểu điểm:
Câu I: (2,5 đ): 1 - d; 2 - a; 3 - b; 4 - e; 5 - a;
Câu II: (2,5đ): 1 - e,d; 2 - c; 3 - a; 4 - b
Câu III: (2đ): 
 A 
 O AB
 B
 Câu IV: -Máu chảy trong mạch không đông là do:
	+Tiểu cầu khi vận chuyển trong mạch va chạm vào thành nhưng không vở, thành mạch trơn nhẵn nên không giải phóng enzim tạo tơ máu
	+Trên thành mạch còn có chất chống đông do 1loại bạch cầu tiết ra 
	-Máu khi ra ngoài mạch đông ngay là do:
	+Tiểu cầu khi va chạm vào bờ vết thương thì bị vỡ giải phóng enzim kết hợp với chất sinh tơ máu và ion can xi có trong huyết tương -> Tạo thành sợi tơ máu đan xen giữ lại các tế bào máu -> Hình thành cục máu đông
Câu V: (1đ -Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
	 -Tắm nắng
 -Rèn luyện thân thể, lao động vừa sức
	 -Ngồi học đúng tư thế
Họ và tên:.................................................. Kiểm tra 45 phút
 Lớp.........	 Môn: Sinh học 8
 Ngày....tháng....năm 2009
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
Đề ra:
Câu I: Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng trong những câu sau:
1.Thành phần của 1 cung phản xạ gồm:
a. Cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng d. Cả a và b
b. Nơ ron hướng tâm, nơ ron li tâm, nơ ron trung gian
c. Cơ quan thụ cảm, nơ ron trung gian, cơ quan phản ứng
2.Nguyên nhân của sự mỏi cơ:
a. Do làm việc quá sức, lượng ô xi cung cấp thiếu, lượng a xít lắc tíc bị tích tụ đầu độc cơ
b. Do lượng chất thải khí CO2 quá cao c. Cả a và b
3. Xương dài ra được là nhờ:
a. Sự phân chia của tế bào xương c. Sự phân chia của sụn đầu xương 
b. Sự phân chia của sụn tăng trưởng d. Cả a,b và c
5.Cấu tạo chung của các tế bào trong cơ thể:
a. Màng, chất tế bào, nhân c. Màng, ty thể, trung thể, lưới nội chất
b.Màng, nhân và ty thể
Câu II: Hãy ghép các mệnh đề ở cột A vào cột B để trở thành câu trả lời đúng:
Thành phần của máu (A)
Chức năng (B)
Trả lời
1.Huyết tương
2.Hồng cầu
3.Bạch cầu
4.Tiểu cầu
a.Tạo hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể
b.Chứa men tham gia vào quá trình đông máu
c.Vận chuyển O2 và CO2
d.Duy trì máu ở trạng thái lỏng
e.Vận chuyển chất dinh dưỡng và chất tiết
CâuIII: Vẽ sơ đồ truyền máu giữa các nhóm máu sau: 
 AB
 O B 
 A
Câu IV: Hãy giải thích tại sao máu chảy trong mạch không đông nhưng ra khỏi mạch thì đông ngay?
Câu V: Nêu các biện pháp giữ gìn bộ xương ở tuổi thiếu niên?
Họ và tên : Thứ ngày tháng năm 2009 
Lớp 8 Kiểm tra hoá học Thời gian 45 phút 
Điểm 
 Lời phê của giáo viên 
 Đề ra: Phần trắc nghiệm khách quan 
 Câu I) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau : 
Chất được biểu diễn bằng  Đơn chất là những chất được tạo nên từ .. Công thức hoá học của đơn chất gồm ký hiệu hoá học 
 Là những chất tạo bởi 2 nguyen tố hoá học trở lên . Hạt hợp thành của hợp chất là Công thức hoá học của hợp chất gồm .. ký hiệu hoá học trở lên 
Câu 2: Cho công thức hoá học của các chất như sau : Na2SO4, Zn , HCl. Fe(NO3)3 . O2. K2O. CuCl2. N2. CaCO3 NaOH, P, MgSO4 
a) Đơn chất gồm những chất có công thức hoá học .
b) Hợp chất gồm những chất có công thức hoá ..................................
Câu 3 : Khoanh tròn vào 1 chữ cái A, B, C, D trước công thúc hoá học em cho là đúng nhất : ( Biết ni tơ hoá trị IV) 
A: NO , B: NO2 C: N2O D: N2O5
 II) Phần tự luận 
Câu 1 : Viết công thức hoá học và tính phân tử khối của hợp chất can xi sun phát . Biét trong phân tử có 1nguyên tử ca, 1 nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử O ( NTK Ca = 40, S= 32 . O = 16 ) 
Câu 2 Trình bày cách xác định hoá trị của mỗi nguyên tố trong các trường hợp sau ; Fe2O3 . SO3, HCl . Na2O 
Câu 3 :Trình bày cách lập công thức hoá học của những hợp chất 2 nguyên tố hay ( nhóm nguyên tử sau : 
 a) Cu(II) Ô xit b) Ca(II) và ( PO4)3 
 Bài làm 
 Soạn ngày 29 tháng 10 năm 2009 
Tiết 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch - Vệ sinh hệ tuần hoàn
I.Mục tiêu:
	-Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong một đoạn mạch
	-Chỉ ra các tác nhân gây hại, cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch
	-Có ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và rèn luyện hệ tim mạch
II.Đồ dùng dạy học:
	-Tranh vẽ H18.1 -> 18.2 SGK
III.Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: (không hỏi)
 2.Bài mới:
	A.Mở bài:
	B.Phát triển bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Kiến thức cơ bản 
GV: Cho HS nghiên cứu thông tin mục I (SGK)
H.Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?
H.Huyết áp trong tim rất nhỏ mà máu vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim nhờ tác động chủ yếu nào?
GV: Giảng thêm về huyết áp tối đa khi (TT co) và huyết áp tối thiểu khi (TT dãn) H18.1 (120/80mmHg)
I)Sự vận chuyển máu qua hệ mạch 
- Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ : 
+ Sức đẩy do tim tạo ra (Tâm thất co Sức đẩy tạo nên một áp lực trong mạch máu gọi là huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch ( Huyết áp tối da khi tâm thất co ) huyết áp tối thiểu khi tâm thất dãn ) 
+ Sức đẩy mạnh nhất ở động mạch , giảm dần ở mao mạch . Sau tăng dần ở tĩnh mạch 
-- Sự co dãn của thành mạch 
-- Sự co dãn của các cơ bắp quanh thành tĩnh mạch 
 -- Sức hút của lồng ngực khi ta hít vào 
-- Sức hút của tâm nhĩ khi ta thở ra và các van tĩnh mạch --
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Kiến thức cơ bản 
GV: Cho HS tự nghiên cứu nội dung mục II.1
H.Những yếu tố có hại cho tim ? Cho hệ mạch?
H.Tim, mạch bị các tác nhân có hại thường ảnh hưởng như thế nào?
H.Các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho tim mạch?
Học sinh nghiên cứu bảng 18 khả năng làm việc của tim 
Nêu các biện pháp rèn luyện tim mạch ? 
Em đã và sẽ làm gì để rèn luyện tim mạch ? 
 II) Vệ sinh hệ tim mạch 
1 ) Cần bảo vệ hệ tim mạch tránh khỏi các tác nhân có hại 
-- Tác nhân có hại cho tim mạch : 
 Van tim bị hở hẹp . mạch máu bị xơ cứng , sốt cao mất máu , mất nước nhiều , hồi hộp sợ hãi , chất kích thích . thức ăn nhiều mỡ 
_ Biện pháp bảo vệ tim mạch: 
+ Khắc phục và hạn chế các tác nhân có hại cho tim mạch 
+ Phòng các bệnh có hại cho tim mạch 
+ Hạn chế ăn thức ăn có hại cho tim mạch 
2)Cần rèn luyện tim mạch 
-- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên 
-- Luyện tập khí công xoa bóp ngoài da 
 C.Kết luận: 
 -Cho HS đọc phần kết luận SGK 
D.Kiểm tra đánh giá:
	-Sử dụng các câu hỏi và bài tập cuối bài cuối bài
E.Dặn dò chuẩn bị bài sau:
	- Học bài và trả lời các câu hỏi và bài tập trang 60 SGK
	-Chuẩn bị bài thực hành: 1 bàn 1 cuộn băng + 2 miếng gạc, 1 cuộn bông nhỏ, dây cao su hoặc dây vải mềm
 Ngày soạn: 05 - 11 - 2009
 Tiết 20: Thực hành : Sơ cứu cầm máu
I.Mục tiêu:
	-Phân biệt vết thương làm tổn thương tĩnh mạch hay động mạch hay chỉ là mao mạch
	-Rèn kỷ năng băng bó hoặc làm ga rô và biết những quy định khi đặt ga rô
II.Đồ dùng dạy học:
	-Mỗi bàn 1 nhóm từ 4 -> 5 em
- Băng 1 cuộn, gạc: 2 miếng, bông 1 cuộn nhỏ; Dây cao su hoặc dây vải 1,5 -> 2 m, vải mềm1 miếng: 10.30 cm
III.Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: 
 1.Máu có vai trò gì đối với các hoạt động sống của cơ thể?
 2. Khi cơ thể bị mất nhiều máu cần phải được xử lý kịp thời và đúng cách như thế nào?
 2.Bài mới:
	-GV nêu mục tiêu của tiết thực hành
	-Kiểm tra dụng cụ thực hành của các nhóm
	-Nêu giả định bị chảy máu ở lòng bàn tay và ở cổ tay => Xử lý như thế nào?
Hoạt động1: Phân biệt các dạng chảy máu
-Chảy máu mao mạch: Vết thương nhỏ -> máu chảy ít ( tự ngừng hoặc ngừng sau 1-> 2 phút)
-Chảy máu tĩnh mạch: Vết thương lớn -> máu chảy nhiều -> Băng bó
-Chảy máu động mạch: Vết thương lớn, sâu, máu chảy nhiều (máu đỏ tươi) => Băng bó
Hoạt động 2: Tập băng bó vết thương
a.Vết thương ở lòng bàn tay: (chảy máu mao mạch và tĩnh mạch):
-Các bước tiến hành: HS nêu như ở SGK
-Tập băng bó: 1 bàn 1 nhóm, băng bó ở lòng bàn tay theo trình tự ở SGK 
-GV kiểm tra đánh giá mẫu băng của các nhóm
b.Vết thương ở cổ tay: (chảy máu ở động mạch):
-Các bước tiến hành: HS nêu như ở SGK
-Tập băng bó: Lưu ý
+Chỉ ga rô ở các vết thương chảy máu động mạch ở tay chân
+ Sau 15 phút nới dây ga rô 1 lần và buộc lại 
+Vết thương chảy máu ở động mạch ở các vị trí khác chỉ dùng biện pháp ấn tay vào động mạch về phía tim 
-HS tiến hành băng bó (ga rô)cho vết thương chảy máu ĐM ở cổ tay -> GV đến các nhóm để hướng dẫn và kiểm tra mẫu ga rô của HS 
Hoạt động 3: Thu hoạch
-HS viết thu hoạch giờ thực hành ( Theo mẫu SGK trang 63)
-GV thu về chấm (Kết hợp với mẫu băng bó ở lớp)
*Cuối giờ: 
	-GV nhận xét giờ thực hành về tinh thần, ý thức và thái độ của HS 
	-Tuyên dương hoặc phê bình các nhóm
	-HS thu dọn, vệ sinh phòng thực hành
*Dặn dò: 
	-Về nhà ôn tập lại kiến thức chương III
	-Soạn bài: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
.

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 8 T115.doc