Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Trường THCS Làng Giàng

Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Trường THCS Làng Giàng

I MỤC TIÊU :Học xong bài này HS phải :

1 Kiến thức :

- Trình bày được vai trò của vi ta min và muối khoáng.

- Vận dụng được những hiểu biết về vi tamin và muối khoáng trong việc

xây dựng khẩu phần ăn hợp lí và chế biến thức ăn.

2 Kĩ năng

- Kĩ năng chủ động ăn uống các chất cung cấp có nhiều vitamin và muối

khoáng

- kĩ năng tự tin

- Kĩ năng xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK

3 Thái độ :

- Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm , biết cách chế biến phối hợp các

 loại thức ăn

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 1 : Giao viên:

 - Tranh ảnh một số nhóm thức ăn chứa vi tamin và muối khoáng.

- Bảng phụ

2: Học sinh : Đọc trước bài ở nhà

III TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc 41 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 914Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Trường THCS Làng Giàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 02/01/2011
 Ngày giảng: 03/01/2011
Tiết 37: Vi tamin và muối khoáng 
I Mục tiêu :Học xong bài này HS phải :
1 Kiến thức :
- Trình bày được vai trò của vi ta min và muối khoáng.
- Vận dụng được những hiểu biết về vi tamin và muối khoáng trong việc 
xây dựng khẩu phần ăn hợp lí và chế biến thức ăn.
2 Kĩ năng
- Kĩ năng chủ động ăn uống các chất cung cấp có nhiều vitamin và muối 
khoáng
- kĩ năng tự tin
- Kĩ năng xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK
3 Thái độ :
- Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm , biết cách chế biến phối hợp các
 loại thức ăn 
II Đồ dùng dạy - học
 1 : Giao viên:	
 - Tranh ảnh một số nhóm thức ăn chứa vi tamin và muối khoáng.
- Bảng phụ
2: Học sinh : Đọc trước bài ở nhà
III Tiến trình bài dạy 
1 ổn định tổ chức (1’)
Sĩ số : 
2 Kiểm tra bài cũ 
- Không kiểm tra 
3 Bài mới ( 39 phút ) 
GV đưa thông tin :
 Năm 1536, các thuỷ thủ và đoàn viên đoàn thám hiểm của
 Jac ques Cartier đi Canađa bị mắc bệnh xcobut trầm trọng 
( Chảy máu lợi, chảy máu dưới da, viêm khớp... ) vì ăn thức ăn
 không có rau quả tươi, thịt tươi.Năm 1912 các nhà khoa học xác định 
được rằng người và động vật không thể sống với khẩu phần chỉ gồm các 
chất prô têin, lipít, glu xít mà cần phải có những yếu tố phụ thêm mặc dù
 không đóng góp năng lượng và chỉ cần một lượng rất nhỏ. Cũng năm này
 nhà bác học Frank ( người Hà lan ) đã chiết ra từ cám gạo một chất chữa 
được bệnh phù ( bện Bê ri ) Công thức hoá học của nó có nhóm amin và 
nó rất cần cho sự sống nên được đặt tên là vitamin 
Hoạt động 1 ( 20 phút )
Tìm hiểu về vai trò của vi tamin đối với đời sống
Mục tiêu :
Tìm hiểu được vai trò của từng loại vi tamin đối với đời sống và nguồn 
 cung cấp của chúng. Từ đó xây dựng được khẩu phần ăn một cách hợp 
 lí .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiến thức cơ bản
- GV y/c HS n/c thông tin hoàn thành bài ▼ I sgk tr. 
- HS thảo luận nhóm 2 phút thống nhất ý kiến 
I Vi tamin
- Vitamin là hợp chất hoá 
- Gv treo bảng phụ
- GV thông báo đáp án đúng 1, 3, 5, 6 
- Đại diện nhóm HS lên chữa bài , nhóm khác bổ sung
học đơn giản, là thành phần cấu trúc của nhiều en zim, đảm bảo các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.
- Con người không tự tổng hợp được vi tamin mà phải lấy từ thức ăn.
+ Kể tên một số loại vi tamin ?
- HS nêu vtamin A, B, C, D, ......
- Gồm 2 nhóm:
+ Vitamin tan trong dầu mỡ : A, D, E, K..
+ Vitamin tan trong nước A, B .
- GV y/c HS n/c bảng 34.1 cho biết vai trò chủ yếu của vitamin và nguồn cung cấp 
- HS n/c thông tin sgk bảng 34.4 nêu vài ví dụ 
- Vai trò một số vitamin
( Nội dung bảng 34.4 sgk) 
+ N/c bảng 34. 1 em hãy cho biết thực đơn trong bữa ăn cần được phối hợp như thế nào để cung cấp đủ vi tamin cho cơ thể ? 
- Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải đảm bảo cân đối các loại thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.
Nội dung bảng 34.4 sgk
Loại vi tamin
Vai trò chủ yếu
Nguồn cung cấp
Vitamin A
Nếu thiếu sẽ làm cho biểu bì kém bền vững, dễ nhiễm trùng giác mạc mắt khô, có thể dẫn đến mù loà
Bơ, trứng, dầu cá. Thực vật có mầu đỏ, vàng, xanh thẫm chứa nhiều ca rôten là chất tiền vi tamin
Vita min D
Cần cho trao đổi can xi và phốt pho. Nếu thiếu trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương, người lớn loãng xương.
Bơ, trừng, dầu cá.Là vi amin duy nhất được tổng hợp ở da dưới ánh nắng mặt trời.
Vi tamin E
Cần cho sự phát dục bình thường, chống lão hoá, bảo vệ tế bào .
Gan, hạt nẩy mần. dầu thực vật .
Vi amin C 
Chống lão hoá, chống ung thư. Thiếu sẽ làm mạch máu giòn gây chảy máu
Rau xanh, cà chua, quả tươi
Vitamin B1 
Tham gia quá trình chuyển hoá. Thiếu sẽ mắc bênh tê phù , viêm dây thần kinh 
Trong ngũ cốc, thịt lợn , trứng gan.
Vitamin B2 
Thiếu sẽ gây loét niêm mạc 
Trong gan, thịt bò, trứng, ngũ cốc.
Vitamin B6 
Thiếu gây viêm da suy nhược 
Trong lúa, gạo ngô, cá hồi, gan.
Vitamin B12 
Thiếu gây bệnh thiếu máu
Trong gan cá biển, trứng, pho mát, thịt .
Hoạt động 2 ( 19 phút )
Tìm hiểu về vai trò muối khoáng đối với cơ thể 
Mục tiêu : 
Hiểu được vai trò của muối khoáng đối với cơ thể biết xây dựng khẩu 
phần ăn hợp lí , bảo vệ sức khoẻ.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiến thức cơ bản
- GV y/c HS n/c thông tin sgk thảo luận nhóm hoàn thành ▼ II sgk 
- HS thảo luận nhóm 4 phút thống nhất ý kiến 
II Muối khoáng 
+ Vì sao thiếu vi tamin D trẻmắc bệnh còi xương ? 
+ Vi tamin D cần cho hấp thụ can xi và phốt pho .
+ Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối i ốt ? 
+ Là thành phần không thể thiếu của hoóc môn tuyến giáp có vai trò quan trọng trong TĐC và chuyển hoá trong tế bào 
+ Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần cung cấp đầy đủ những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào ? để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể ? 
+ Cung cấp đủ lượng thịt, trứng, sữa, rau quả tươi
+ Nên dùng muối i ốt
+ Bổ sung thêm can xi
+ Chế biến hợp lí để chống mất vi ta min.
+ Muối khoáng có vai trò gì đối với cơ thể ? 
- 1 vài HS trả lời 
- Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào. tham gia vào nhiều hệ en zim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng.
- Khẩu phần ăn cần phối hợp nhiều loại thức ăn , sử dụng muối i ốt, chế biến thức ăn hơpk lí.
- Gv y/c HS nêu vai trò, nguồn cung cấp của một vài loại muối khoáng .
+ Vì sao cần bổ sung thức 
- HS dựa vảo bảng 34.2 nêu 
- Vai trò chủ yếu của một số loại muối khoáng bảng 34.2 sgk 
ăn nhiều sắt cho bà mẹ mang thai ? 
+ Sắt cần cho sự hình thành hồng cầu và tham gia quá trình chuyển hoá. Vì vậy bà mẹ mang thai cần được bổ sung chất sắt để thai phát triển tốt, người mẹ khoẻ mạnh
 *Kết luận chung sgk
4. Tổng kết ( 4 phút ) 
 - Vi tamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể ? 
 - Hãy giải thích tại dao thời kì Pháp thuộc đồng bào các dân tộc ở 
 Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn ? 
	5. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút )
	- Học bài , làm bài tập sgk
	- Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn: 03/01/2011
Ngày giảng: 06/01/2011
Tiết 38 Tiêu chuẩn ăn uống và nguyên tắc 
 lập khẩu phần 
I Mục tiêu :Học xong bài này HS phải :
1 Kiến thức :
- Trình bày nguyên tắc lập khẩu phần đảm bảo đủ chất và lượng
2 Kĩ năng
- Lập được khẩu phần ăn hàng ngày
- Kĩ năng xác định giá trị: cần cung cấp hợp lí và đủ chất dinh dưỡng để 
có một cơ thể khỏe mạnh
- Kĩ năng thu thập và xử lí thong tin
- Kĩ năng hợp tác,lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin trình bày trước tổ, nhóm, lớp
 3 Thái độ :
- Giáo dục ý thức tiết kiệm nâng cao chất lượng cuộc sống.
II Đồ dùng dạy - học
 1 : Giao viên:	 
 -Tranh ảnh một số nhóm thức ăn chứa vi tamin và muối khoáng.
- Tháp dinh dưỡng.
2: H/s:Đọc trước bài ở nhà
III Tiến trình bài dạy 
1 ổn định tổ chức (1’)
Sĩ số : 
2 Kiểm tra bài cũ (4’)
1- Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể.
2- Kể tên một số loại vitamin và vai trò của một số loại vitamin đó.
 3 Bài mới (35’)
Mở bài : Một trong những mục tiêu của chương trình chăm sóc trẻ em 
của nhà nước ta là giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng đến mức thấp nhất. Vậy dựa 
trên cơ sở khoa học nào để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí, chống suy 
dinh dưỡng cho trẻ em. Đó chính là bài chúng ta cần tìm hiểu ở bài này .
Hoạt động 1 (10’)
Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
Mục tiêu :Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cơ thể không giống 
 nhau Từ đó đề ra chế độ dinh dưỡng hợp lí, chống suy dinh 
 dưỡng ở trẻ em.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiến thức cơ bản
GV y/c HS n/ c thông tin I 1 hoàn thành ▼ sgk 
- HS thảo luận nhóm 3 phút thống nhất ý kiến nêu được:
I Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể 
+ Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người già và người trưởng thành khác nhau như thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó 
- Từ phân tích trên => kết luận gì ? 
+ Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cao hơn người trưởng thành. Vì cần tích luỹ năng lượng cho cơ thể phát triển .
+ ở người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì người già vận động ít.
- Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau.
+ Vì sao tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển lại chiếm tỉ lệ cao ? 
- GV: 
+ ở miền núi, nông thôn điều kiện kinh tế khó khăn => trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng.
+ ở thành thị kinh tế phát triển trẻ nhỏ được chăm sóc không hợp lí => béo phì 
+ Chất lượng cuộc sống còn thấp.
+ Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
+ Người lao động nặng cần nhiều dinh dưỡng
+ Nam cần nhiều hơn nữ
- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào :
13 phút ) 
- GV tổng kết ý kiến của HS 
+ Lứa tuổi 
+ Giới tính
+ Dạng hoạt động 
+ Trạng thái cơ thể.
Hoạt động 2(15’)
Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của thức ăn
Mục tiêu : Hiểu được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn chủ yếu ,
 biết cách phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiến thức cơ bản
+ Giá trị dinh dưỡng của thức ăn là gì ? 
+ HS nêu :
II Giá trị dinh dưỡng của thức ăn
- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở thành 
- GV treo tranh tháp dinh dưỡng 
- GV y/c HS n/c thông tin sgk quan sát tranh vẽ, hoàn thành ▼ sgk tr 114
+ Những loại thực phẩm nào giầu chất đường bột ? 
- HS thảo luận nhóm 3 phút hoàn thành ▼
- Đại diện nhóm lên chỉ tranh nêu các loại thực phẩm : 
+ Gạo, ngô, sắn ...
phần các chất và năng lượng chứa trong nó.
+ Những loại thực phẩm nào giầu chất béo ?
+ Mỡ động vật, lạc, vừng ..
+ Những loại thực phẩm nào giầu chất đạm ?
+ Thực phẩm nào nhiều vitamin và chất khoáng? 
+ Thịt nạc, thịt bò, trứng, sữa, đậu đỗ...
+ Rau củ, quả tươi , muối khoáng ...
+ Sự phối hợp thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa gì ? 
+ Tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm không giống nhau nên cần có sự phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể 
- Cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể 
Hoạt động 3 (10’)
Khẩu phần và nguyên tắc xây dựng khẩu phần
Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm khẩu phần và nguyên tắc xây dựng khẩu 
 phần 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiến thức cơ bản
+ Khẩu phần là gì ? 
- HS dựa vào thông tin sgk trả lời
III Khẩu phần và nguyên tắc xây dựng khẩu phần 
- GV y/c HS hoàn thành ▼ III sgk 
- HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến 
- Khẩu phần là lượng thức ăn cần cung cấp cho cơ thể trong một ngày .
+ Khẩu phần ăn uống của người mới khỏi ốm có gì khác với người bình thường ? Tại sao ? 
+ Cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khoẻ.
+ Vì sao trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường ăn rau quả tươi ? 
+ Cung cấp đủ vitamin, chất xơ 
+ Để xây dựng một khẩu phần ăn hợp lí cần dựa trên những căn cứ nào ? 
- 1 vài HS trả lời
- HS khác bổ sung 
- GV chốt kiến thức 
- Nguyên tắc xây dựng khẩu phần : 
+ Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
+ Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
- Xây dựng khẩu phần ăn uống cần chú  ... điều khiển chi sau)
 * Bước 3 : GV tiến hành thí nghiệm 6, 7
- HS quan sát ghi kết quả vào bảng 44 
+ Từ thí nghiệm trên rút ra nhận xét gì ?
+ Thí nghiệm 6 : Chi trước không co
+ Thí nghiệm 7 : Chi sau co* Huỷ căn cứ thần kinh trên vết cắt kích thích chi trước không co , kích thích chi sau vẫn co vì còn giữ nguyên tuỷ ở dưới vết cắt => trong tuỷ sống có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển hoạt động của các chi.
+ GV chức năng của tuỷ sống có liên quan gì đến cấu tạo của tuỷ sống n/c phần 2
Hoạt động 2 ( 15 phút )
Tìm hiểu cấu tạo tuỷ sống
Mục tiêu : 
HS nêu được cấu tạo tuỷ sống, xác định được các thành phần của tuỷ sống 
trên mô hình.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiến thức cơ bản
- GV y/c HS quan sát hình vẽ 44.1, 44.2 hoàn thành phiếu bài tập
- HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 
2. Cấu tạo tuỷ sống
- Gv treo bangr phụ phiếu học tập 
- Đại diện nhóm lên chữa bài , nhóm khác bổ sung
- GV thông báo đáp án đúng
Nội dung phiếu học tập.
Cấu tạo
Đặc điểm
Ngoài 
- Vị trí: Nằm trong cột sống
- Hình dạng: Hình trụ, dài 50 cm từ đốt cổ I đến đốt thắt lưng II, có hai chỗ phình ; phình cổ và phình thắt lưng, nặng khoảng 30 g, đường kính 1cm, .
- Mầu sắc: Mầu trắng bóng
- Màng tuỷ: 3 lớp màng cứng, màng nhện, màng nuôi bảo vệ và nuôi dưỡng tuỷ sống.
Trong 
- Chất xám: Hình cánh bướm, nằm trong
- Chất trắng: Nằm ngoài bao quanh chất xám.
+ Chức năng của chất xám ? 
+ Chất xám là trung khu thần kinh của các phan xạ không điều kiện
+ Chức năng của chất trắng ? 
+ Chất trắng là đường dẫn truyền dọc nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ. 
* Kết luận sgk
	4. Kiểm tra đánh giá ( 4 phút ) 
	- HS lên xác định các thành phần cấu tạo tuỷ sống trên mô hình: Chất 
 xám, chất trắng, màng não tuỷ , rễ tuỷ , rãnh trước, rãnh sau....
	5. Dặn dò ( 1 phút )
	- Học bài, làm bài tập vở bài tập
	- Chuẩn bị bài 45 Dây thần kinh tuỷ
	** Rút kinh nghiệm giờ giảng
Ngày soạn: 21/02/2011
Ngày giảng: 24/02/2011
Tiết 47: Dây thần kinh tuỷ 
I Mục tiêu :Học xong bài này HS phải :
1 Kiến thức :
	- Qua phân tích cấu tạo của dây thần kinh tuỷ là cơ sở để hiểu dõ chức
 năng của chúng.
Qua phân tích kết quả thí nghiệm tưởng tượng, rút ra được kết luận về 
Chức năng của rễ tuỷ, từ đó rút ra chức năng của dây thần kinh tuỷ.
 2 Kĩ năng
	- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
- Phát triển tư duy quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình phát hiện kiến 
 thức.
3 Thái độ :
- Giáo dục ý thức bảo vệ tuỷ sống
II Đồ dùng dạy – học
1 : Giao viên:
- Tranh vẽ phóng to H 45.1 , 45.2 sgk 
2: H/s:Đọc trớc bài ở nhà
III Tiến trình bài dạy 
1 ổn định tổ chức ( 1 phút ) 
Sĩ số : 
 2 Kiểm tra bài cũ ( 10 phút )
- Nêu cấu tạo và chức năng của tuỷ sống.
3 Bài mới ( 30 phút ) 
Hoạt động 1 ( 15 phút )
Tìm hiểu cấu tạo dây thần kinh tuỷ
Mục tiêu : HS tìm hiểu và nêu được cấu tạo của dây thần kinh tuỷ 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiến thức cơ bản
Nêu chức năng của tuỷ sống ? 
- HS vận dụng kiến thức đã học ở bài trước trả lời 
I Cấu tạo dây thần kinh tuỷ 
- GV y/c HS n/c H 45.1 , 2 trả lời câu hỏi :
+ Trình bày cấu tạo dây thần kinh tuỷ ? 
- HS thảo luận nhóm 3 phút thống nhất ý kiến 
- GV treo tranh câm H 45.1
- Đại diện nhóm HS lên ghi chú thích vào tranh, nhóm khác bổ sung ý kiến 
- 1 HS khác lên thuyết minh trên tranh, cấu tạo dây thần kinh tuỷ 
- GV tóm tắt kiến thức 
- Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ .
- Mỗi dây thần kinh tuỷ gồm 2 rễ:
+ Rễ trước rễ vận động 
+ Rễ sau rễ cảm giác
- Các rễ tuỷ ra khỏi lỗ gian đốt tập trung thành dây thần kinh tuỷ 
Hoạt động 2 ( 20 phút )
Tìm hiểu chức năng của dây thần kinh tuỷ
Mục tiêu : Thông qua thí nghiệm mô tả HS rút ra được kết luận chức năng của 
 dây thần kinh tuỷ
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiến thức cơ bản
- GV y/c HS n/c kĩ thí nghiệm sgk tr. 143 tả lời câu hỏi :
- HS thảo nhóm 3 phút thống nhất ý kiến nêu được 
II Chức năng của dây thần kinh tuỷ 
- Tại sao kích thích HCl 1% chi sau bên phải ( rễ trước bên phải bị cắt ) chi sau bên trái và 2 chi ttrước của ếch vẫn co ? 
+ Tại sao khi kích thích bằng HCl 1% chi sau bên 
+ Còn rễ cảm giác vẫn tiếp nhận kích thích -> xung TK hướng tâm -> trung ương -> chi sau bên trái và 2 chi ttrước của ếch vẫn co
+ Rễ cảm giác bị cắt đứt -> cắt đứt đường dẫn truyền 
trái ( rễ sau bên trái bị ) không chi nào co cả ?
cảm giác - > Chi ếch không tiếp nhận kích thích - > chi ếch không co 
- Chức năng của rễ tuỷ
+ Chức năng của rễ vận động ( dây li tâm) 
+ Chức năng của rễ cảm giác ( Dây hướng tâm )
+ Dẫn truyền xung vận động 
+ Dẫn truyền xung cảm giác
+ Rễ trước dẫn truyền xung TK vận động 
+ Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác.
+ Dây thần kinh tuỷ thuộc loại dây thần kinh nào ? 
- Dây pha có 2 chức năng
 - Dây thần kinh tuỷ là dây pha : vừa có chức năng dẫn truyền vận động vừa có chức năng dẫn truyền cảm giác.
 Kết luận chung sgk 
	4. Tổng kết ( 4 phút ) 
	- Nêu cấu tạo dây thần kinh tuỷ.
	- Trả lời câu hỏi 2 sgk 
	( Kích thích lần lượt các chi :
 + Nếu không gây co chi nào => rễ sau ( rễ cảm giác chi đó bị đứt ) 
 + Nếu chi đó co => còn cả 2 rễ
	5. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút ) 
	- Học bài 
	- Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn: 14/03/08
Ngày giảng: 17/03/08
Tiết 48: trụ não - tiểu não - não trung gian
I Mục tiêu :Học xong bài này HS phải :
1 Kiến thức :
	- Xác định được vị trí các thành phần của trụ não. Trình bày được cấu tạo, 
 Chức năng chủ yếu của trụ não.
- Xác định được vị trí, cấu tạo và chức năng của tiểu não.
- Xác định được vị trí, cấu tạo và chức năng của não trung gian.
 2 Kĩ năng
	- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
- Phát triển tư duy quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình phát hiện kiến 
 thức.
3 Thái độ :
- Giáo dục ý thức bảo vệ bộ não.
II Đồ dùng dạy – học
1 : Giao viên:
- Tranh vẽ phóng to H 46.1 -> 3
2: H/s:Đọc trớc bài ở nhà
III Tiến trình bài dạy 
1 ổn định tổ chức ( 1 phút ) 
Sĩ số : 
2 Kiểm tra bài cũ ( 3 phút )
Tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha.
3 Bài mới ( 35 phút ) 
Mở bài : Tiếp theo tuỷ sống là não bộ . Não bộ từ dưới lên , bao gồm trụ 
 não,tiểu não, não trung gian ? N/ c bài hôm nay .
Hoạt động 1 ( 6 phút )
Tìm hiểu vị trí các thành phần của não bộ
Mục tiêu : Tìm hiểu các thành phần cảu não bộ , xác định giới hạn của trụ não,
 tiểu não, não trung gian.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiến thức cơ bản
- GV y/c HS n/c H 46.1 hoàn thành ▼I sgk tr. 144
- HS thảo luận nhóm 2 phút thống nhất ý kiến 
I Vị trí các thành phần của não bộ 
- Đại diện nhóm đọc đáp án, nhóm khác bổ sung nêu được : 
1- Não trung gian
2- Hành não, 3- Cầu não
4. Não giữa, 5. Cuống não
6. Củ não sinh tư , 7. Tiểu não
- GV gọi HS lên bảng chỉ trên tranh vị trí các phần của não bộ.
- HS => Kết luận các phần cảu bộ não.
Trụ não, tiểu não, não giữa và não trung gian nằm dưới đại não.
Hoạt động 2 ( 15 phút )
	Mục tiêu : Trình bày cấu tạo và chức năng của trụ não, so sánh đặc điểm 
 Giống và khác nhau giữa trụ não và tiẻu não.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiến thức cơ bản
- GV y/c HS n/c thông tin sgk hoàn thành II sgk tr. 144, 145
- HS thảo luận nhóm 5 phút thống nhất ý kiến 
II Cấu tạo và chức năng của trụ não.
- GV treo bảng phụ bảng 46
- Đại diện nhóm lên chữa bài , nhóm khác bổ sung
- GV thông báo đáp án đúng.
- Nội dung bảng 46
Tuỷ sống
Trụ não
Vị trí
Chức năng
Vị trí
Chức năng
Bộ phận trung ương 
Chất xám
ở giữa thành dải liên tục
Là căn cứ thần kinh PXKĐK
ở trong thành nhân xám
Là căn cứ thần kinh sinh dưỡng
Chất trắng
Bao quanh chất xám
Dẫn truyền dọc
Bao ngoài các nhân xám
Dẫn truyền dọc
Bộ phận ngoại biên
31 đôi dây thần kinh pha
12 đôi dây gồm 3 loại : Dây vận động, dây cảm giác, dây pha. 
Hoạt động 3 ( 5 phút )
Tìm hiểu Não trung gian
Mục tiêu : HS nêu được vị trí cấu tạo, chức năng trung gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiến thức cơ bản
- GV y/c HS xác định vị trí não trung gian trên sơ đồ hoặc mô hình
III Não trung gian 
+ Nêu cấu tạo và chức năng của não trung gian
- HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến 
1 Cấu tạo:
- Nằm giữa đại não và trụ 
- Đại diện nhóm lên chỉ tranh nêu cấu tạo não trung gian 
não, gồm đồi thị và vùng dưới đồi 
2. Chức năng 
- Chất chất trắng là đường dẫn truyền từ dưới -> não
- Chất xám là trung ương điều khiển các quá rình dinh dưỡng của cơ thể.
 Hoạt động 4 ( 10 phút )
Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của tiểu não
Mục tiêu : HS nêu được cấu tạo chức năng của tiểu não, so sánh được tiểu não,
 trụ não. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiến thức cơ bản
- GV y/c HS quan sát H 46.3 và 46.1 trả lời câu hỏi + Vị trí của tiểu não ? 
- Cấu tạo của tiểu não ? 
- HS thảo luận nhóm 2 phút thống nhất ý kiến 
IV Tiểu não 
- Đại diện nhóm chỉ tranh vị trí và nêu cấu tạo tiểu não , nhóm khác nhận xét bổ sung 
- Tiểu não nằm sau trụ não dưới đại não.
1. Cấu tạo : 
+ Chất xám nằm ngoài tạo vỏ tiểu não.
+ Chất trắng nằm trong thành đường dẫn truyền 
- Gv y/c HS nêu thí nghiệm sgk.
- HS nêu thí nghiệm 
+ Nêu chức năng của tiểu não ?
+ Tại sao người say rượu lại đi đứng siêu vẹo ? 
- 1 và HS trả lời 
+ Người say rượu tiểu não bị tổn thương
2. Chức năng : Điều hoà phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể .
- GV: Khi say rượu không nên điều khiển phương tiện giao thông - > dễ gây tai nạn. ( Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà có nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 mg/100 ml máu , hay 40 mg/1 lít khí thở bị nghiêm cấm )
	Kết luận chung sgk
 4. Kiểm tra đánh giá ( 4 phút ) 
	- Lập bảng so sánh cấu tạo chức năng của trụ não, não trung gian và
 tiểu não.
 Các bộ phận
Đặc điểm
Trụ não
Não trung gian
Tiểu não
Cấu tạo 
Chức năng
5. Dặn dò ( 1 phút ) 
	- Học bài làm bài tập sgk, vở bài tập
** Rút kinh nghiệm giờ giảng 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 8 CKTKN 2011.doc