Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Trường THCS Hùng Vương

Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Trường THCS Hùng Vương

A. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức

 - HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.

 - Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.

 - Nêu được các phương pháp đặc thù của môn học.

 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.

 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.

B. CHUẨN BỊ.

 - Tranh phóng to các hình SGK trong bài.

 - Bảng phụ.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

 1. Tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ

 - Trong chương trình sinh học 7 các em đã học các ngành động vật nào?

 - Lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống có vị trí tiến hoá cao nhất?

 3. Bài mới. Lớp 8 các em sẽ nghiên cứu về cơ thể người và vệ sinh.

Hoạt động 1: Vị trí của con người trong tự nhiên

Mục tiêu: HS thấy được con người có vị trí cao nhất trong thế giới sinh vật do cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh và các hoạt động có mục đích.

 

doc 150 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Trường THCS Hùng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 	 	Ngày Soạn : 25/08/2010
	 	 Ngày giảng: 27/08/2010
TIEÁT 1. 	Bài mở đầu
A. mục tiêu.
	1. Kiến thức	
	- HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.
	- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.
	- Nêu được các phương pháp đặc thù của môn học.
	2. Kĩ năng	
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.
	3. Thái độ	- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
B. chuẩn bị.
	- Tranh phóng to các hình SGK trong bài.
	- Bảng phụ.
C. hoạt động dạy - học.
	1. Tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ
 - Trong chương trình sinh học 7 các em đã học các ngành động vật nào?
 - Lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống có vị trí tiến hoá cao nhất?
	3. Bài mới. Lớp 8 các em sẽ nghiên cứu về cơ thể người và vệ sinh.
Hoạt động 1: Vị trí của con người trong tự nhiên
Mục tiêu: HS thấy được con người có vị trí cao nhất trong thế giới sinh vật do cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh và các hoạt động có mục đích.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cho HS đọc thông tin mục 1 SGK.
? Xác định vị trí phân loại của con người trong tự nhiên?
? Con người có những đặc điểm nào khác biệt với động vật thuộc lớp thú?
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập s SGK.
? Đặc điểm khác biệt giữa người và động vật lớp thú có ý nghĩa gì?
- Đặc điểm chỉ có ở người, không có ở động vật (ô 1, 2, 3, 5, 7, 8 – SGK).
- Đọc thông tin, trao đổi nhóm và rút ra kết luận.
- Cá nhân nghiên cứu bài tập.
- Trao đổi nhóm và xác định kết luận đúng bằng cách đánh dấu trên bảng phụ.
- Các nhóm khác trình bày, bổ sung " Kết luận.
Kết luận: - Người có những đặc điểm giống thú " Người thuộc lớp thú.
- Sự khác biệt giữa người và thú chứng tỏ người là động vật tiến hoá nhất, đặc biệt là biết lao động, có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng, hoạt động có mục đích " Làm chủ thiên nhiên.
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh
Mục tiêu: HS chỉ ra được nhiệm vụ cơ bản của môn học, đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể, chỉ ra mối liên quan giữa môn học với khoa học khác.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc Ê SGK mục II để trả lời :
? Học bộ môn cơ thể người và vệ sinh giúp chúng ta hiểu biết những gì?
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 "1.3, liên hệ thực tế để trả lời:
? Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội?
- Kiến thức cơ thể người và vệ sinh có liên quan đến khoa học khác: y học, tâm lí học, hội hoạ, thể thao...
- Cá nhân nghiên cứu Ê trao đổi nhóm.
- Một vài đại diện trình bày, bổ sung để rút ra kết luận.
- Quan sát tranh + thực tế " trao đỏi nhóm để chỉ ra mối liên quan giữa bộ môn với khoa học khác.
Tiểu kết:- Bộ môn sinh học 8 cung cấp những kiến thức về cấu tạo, sinh lí, chức năng của các cơ quan trong cơ thể. mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể " Bảo vệ cơ thể.
Hoạt động 3: Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh
Mục tiêu: HS chỉ ra được phương pháp đặc thù của bộ môn đó là học qua quan sát mô hình, tranh, thí nghiệm, mẫu vật ...
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu Ê mục III SGK, liên hệ các phương pháp đã học môn Sinh học ở lớp dưới để trả lời:
? Nêu các phương pháp cơ bản để học tập bộ môn?
- Cho HS lấy VD cụ thể minh hoạ cho từng phương pháp.
- 1 HS đọc kết luận SGK.
- Cá nhân tự nghiên cứu Ê, trao đổi nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung để rút ra kết luận.
- HS lấy VD cho từng phương pháp.
Kết luận: 
- Quan sát mô hình, tranh ảnh, tiêu bản, mẫu vật thật ... để hiểu rõ về cấu tạo, hình thái.
- Thí nghiệm để tìm ra chức năng sinh lí các cơ quan, hệ cơ quan.
- Vận dụng kiến htức để giải thích hiện tượng thực tế, có biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể.
4. Kiểm tra, đánh giá
	? Trình bày những đặc điểm giống và khác nhau giữa con người và động vật thuộc lớp thú? Điều này có ý nghĩa gì?
	? Lợi ích của việc học bộ môn “ Cơ thể người và sinh vật”.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK.
- Kẻ bảng 2 vào vở.
- Ôn lại hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú.
--------—– & —–--------
	 Ngày Soạn : 26/08/2010
	 	 Ngày giảng: 28/08/2010
Chương I – Khái quát về cơ thể người
TIEÁT 2 	cấu tạo cơ thể người
A. mục tiêu.
	1. Kiến thức
- HS kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
- Nắm được chức năng của từng hệ cơ quan.
- Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan.
	2. Kĩ năng	
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức.
- Rèn tư duy tổng hợp logic, kĩ năng hoạt động nhóm.
	3. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số cơ quan quan trọng.
B. chuẩn bị.
- Tranh phóng to hình 2.1; 2.2 SGK hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan của cơ thể người. 
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng 2 và H 2.3 (SGK).
C. hoạt động dạy - học.
	 1. Tổ chức
	 2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày đặc điểm giống và khác nhau giữa người và thú? Từ đó xác định vị trí của con người trong tự nhiên.
- Cho biết lợi ích của việc học môn “Cơ thể người và vệ sinh”
	3. Bài mới	
Hoạt động 1: Cấu tạo cơ thể
Mục tiêu: HS chỉ rõ các phần cơ thể, trình bày được sơ lược thành phần, chức năng các hệ cơ quan.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát H 2.1 và 2.2, kết hợp tự tìm hiểu bản thân để trả lời:
? Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?
? Cơ thể chúng ta được bao bọc bởi cơ quan nào? Chức năng của cơ quan này là gì? 
? Dưới da là cơ quan nào?
? Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
? Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực, khoang bụng?
(GV treo tranh hoặc mô hình cơ thể người để HS khai thác vị trí các cơ quan)
- Cho 1 HS đọc to Ê SGK và trả lời:-
? Thế nào là một hệ cơ quan?
? Kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú?
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm để hoàn thành bảng 2 (SGK) vào phiếu học tập.
- GV thông báo đáp án đúng.
? Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào khác?
? So sánh các hệ cơ quan ở người và thú, em có nhận xét gì?
- Cá nhân quan sát tranh, tìm hiểu bản thân, trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- HS có thể lên chỉ trực tiếp trên tranh hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan cơ thể.
- 1 HS trả lời . Rút ra kết luận.
- Nhớ lại kiến thức cũ, kể đủ 7 hệ cơ quan.
- Trao đổi nhóm, hoàn thành bảng 2. Đại diện nhóm điền kết quả vào bảng phụ, nhóm khác bổ sung " Kết luận:
- 1 HS khác chỉ tên các cơ quan trong từng hệ trên mô hình.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Da, các giác quan, hệ sinh dục và hệ nội tiết.
- Giống nhau về sự sắp xếp, cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan.
Bảng 2: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
- Hệ vận động
- Hệ tiêu hoá
-Hệ tuần hoàn
- Hệ hô hấp
- Hệ bài tiết
- Hệ thần kinh
- Cơ và xương
- Miệng, ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.
- Tim và hệ mạch
- Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
- Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái.
- Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh.
- Vận động cơ thể
- Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dd cung cấp cho cơ thể.
- Vận chuyển chất d2, oxi tới tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào đến cơ quan bài tiết.
- Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
- Bài tiết nước tiểu.
- Tiếp nhận và trả lời kích từ môi trường, điều hoà hoạt động của các cơ quan.
Kết luận: 1. Các phần cơ thể
- Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân.
- Da bao bọc bên ngoài để bảo vệ cơ thể. Dưới da là lớp mỡ " cơ và xương (hệ vận động).
- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành.
	 2. Các hệ cơ quan - Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.
Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan
Mục tiêu: HS chỉ ra được vai trò điều hoà hoạt động của các hệ cơ quan của hệ thần kinh và nội tiết.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc Ê SGK mục II để trả lời :
? Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện NTN?
- Yêu cầu HS khác lấy VD.
- Yêu cầu HS quan sát H 2.3 và giải thích sơ đồ H 2.3 SGK.
? Hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các cơ quan nói lên điều gì?
- GV nhận xét ý kiến HS và giải thích: Hệ thần kinh điều hoà qua cơ chế phản xạ; hệ nội tiết điều hoà qua cơ chế thể dịch.
- Cá nhân nghiên cứu Ê phân tích 1 hoạt động của cơ thể đó là chạy.
- Trao đổi nhóm để tìm VD khác. Đại diện nhóm trình bày.
+ Chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan.
+ Thấy được vai trò chỉ đạo, điều hoà của hệ thần kinh và thể dịch.
Kết luận: 
- Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động.
- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo nên sự thống nhất của cơ thể dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
4. Kiểm tra, đánh giá
	- 1 HS đọc kết luận SGK.
	- HS trả lời câu hỏi:
- Cơ thể có mấy hệ cơ quan? Chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK.
- Ôn lại cấu tạo tế bào thực vật.
--------—– & —–--------
	 Ngày Soạn : 02/09/10
	 	 Ngày giảng: 03/09/2010
TIEÁT 3 	tế bào
A. mục tiêu.
	1. Kiến thức
- HS trình bày được các thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào:gôm màng sinh chất, chất tế bào
(lưới nội chất, ri bô xôm, bộ máy gôn gi, trung thể, nhân(NST, nhân con) ). Phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.
- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
	2. Kĩ năng	
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, mô hình để tìm kiến thức.
- Rèn tư duy suy luận logic, kĩ năng hoạt động nhóm.
	3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích bộ môn.
B. chuẩn bị.
1 GV:-Tranh phóng to hình 3.1; 4.1; 4.4 SGK , bảng phụ kẻ sẵn bảng 3.1; 3.2
 2. HS : Học bài tiết 2 	
C. hoạt động dạy - học.
	1. Tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ
1, Hệ hô hấp có các cơ quan nào ? và hệ hô hấp có chức năng gì?
2, Chức năng vận động cơ thể và bài tiết nớc tiểu laứ những hệ cơ quan nào? 
	3. Bài mới
- GV treo H 4.1 đến 4.4 phóng to, giới thiệu các loại tế bào cơ thể.
? Nhận xét về hình dạng, kích thước, chức năng của các loại tế bào?
- GV: Tế bào khác nhau ở các bộ phận nhưng đều có đặc điểm giống nhau.
Hoạt động 1: Cấu tạo tế bào
Mục tiêu: HS nắm được các thành phần chính của tế bào: màng, chất nguyên sinh, nhân.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát H 3.1 và cho biết cấu tạo một tế bào điển hình.
- Treo tranh H 3.1 phóng to để HS gắn chú thích.
Kết luận: Cấu tạo tế bào gồm 3 phần:
	+ Màng
	+ Tế bào chất gồm nhiều bào quan
	+ Nhân
- Quan sát kĩ H 3.1 và ghi nhơ kiến thức.
- 1 HS gắn chú thích. Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
Hoạt động 2 Chức năng của các bộ phận trong tế bào
Mục tiêu: HS nắm  ... hận các kích thích của môi trường
Lớp mỡ dưới da
Mỡ dự trữ
- Chống tác động cơ học
- Cách nhiệt
4, Bẩng 4: Cấu tạo và chức năng của các bộ phận thần kinh
Các bộ phận của hệ thần kinh
N ã o
Tiểu não
Tuỷ sống
Trụ não
Não TG
Đại não
Cấu 
Tạo
Bộ 
Phận 
Trung 
ương
Chất xám
Các nhân não
Đồi thị và nhân dưới đồi thị
Vỏ não 
(Các vùng thần kinh)
Vỏ , nhân não
Nằm giữa tuỷ sống thành cột liên tục
Chất trắng
Các đường dẫn truyền giữa não và tuỷ sống
Nằm xen giữa các nhân
Đường dẫn truyền nối hai bán cầu đại não và với các phần dưới
Đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não với các phần khác của hệ TK
Bao ngoài cột chất xám
Bộ phận ngoại biên
Dây TK não và các dây TK đối giao cảm
-Dây TK tuỷ
- Dây TK sinh dưỡng
- Hạch TK giao cảm
Chức năng chủ yếu
ĐK , điều hoà và phối hộp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể bằng cơ chế PX 
Điều khiển và điều hoà các hoạt động tuần hoàn, hô hấp , tiêu hoá
Điều khiển và điều hoà trao đổi chất và nhiệt
 Điều khiển các hoạt động có ý thức, hoạt động tư duy
Điều hoà và phối hợp các 
cử động phức tạp
TW của các PXKĐK về vận động và sinh dưỡng
5, Bảng 5 : Hệ thần kinh sinh dưỡng
Cấu tạo
Chức năng
Bộ phận TW
Bộ phận ngoại biên
Hệ TK vận động
Não 
Tuỷ sống
Dây TK não 
Dây TK tuỷ
Điều khiển hoạt động của hệ cơ xương
Hệ TK sinh dưỡng
Giao cảm
Sừng bên tuỷ sống
Sợi trước hạch (ngắn) hạch giao cảm
Sợi sau hạch dài
Có tác dụng đối lập trong hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng
Đối giao cảm
Trụ não 
Đoạn cùng tuỷ sống
Sợi trước hạch (dài) hạch đối giao cảm
Sợi sau hạch ngắn
6, Bảng 6 : Các cơ quan phân tích quan trọng 
Thành phần cấu tạo
Cơ quan
Bộ phận thụ cảm
Đường dẫn truyền
Bộ phận phân tích TƯ
Chức năng
Thị giác
Màng lưới của cầu mắt
Dây TK thị giác – Dây số II
Vùng thị giác ở thuỳ chẩm
Thu nhận kích thích ánh sáng từ vật
Thính giác
Cơ quan cooc ty trong ốc tai
Dây TK thính giác – Dây số VIII
Vùng thính giác ở vùng thái dương
Thu nhận kích thích của sóng âm thanh từ nguồn phát
7, Bảng 7: Chức năng của các thành phần cấu tạo mắt và tai
Các thành phần cấu tạo
Chức năng
Mắt
- Màng cứng và màng giác
 Lớp sắc tố 
- Màng mạch 
 Lòng đen ,đồng tử
 TB que ,TB nón
- Màng lưới
 TB TK thị giác
- Bảo vệ cầu mắt và màng giác ,cho ánh sáng đi qua
- Giữ cho trong cầu mắt hoàn toàn tối không bị phản xạ ánh sáng
- Có khả năng điều tiết ánh sáng
- TB que thu nhận kích thích ành sáng 
- TB nón thu nhận kích thích màu sắc
(=> Các TB cảm thụ )
- Dẫn truyền xung TK từ các TB thụ cảm về TƯ
Tai
- Vành tai và ống tai
- Màng nhĩ
- chuỗi xươpng tai
- ốc tai – Cơ quan cooc ti
- Vành bán khuyên
- Hứng và hướng sóng âm
- Rung theo tần số của sóng âm
- truyền rung động từ màng nhĩ vào màng cửa bầu của tai trong
- tiếp nhận kích thích sóng âm chuyển thành xung Tk theo dây số VIII về trung khu thính giác
- Tiếp nhận kích thích về tư thế và chuyển động trong không gian
8, Bảng 8: Tuyến nội tiết
Tuyến nội tiết
Hooc môn
Tác dụng chủ yếu
I. Tuyến yên
1, Thuỳ trước
2, Thuỳ sau
II. Tuyến giáp
III. Tuyến tuỵ
IV. Tuyến trên thận 
1, Vỏ tuyến
2, Tuỷ tuyến
IV. Tuyến S D
1, Nữ
2, Nam
3, Thể vàng
4, Nhau thai
- Tăng trưởng GH
 - TSH
 - FSH
 - LH
 - PrL
 -ADH
 - O xi tô xin (OT)
 - Ti rô xin (TH )
 -Insulin 
 - Glucagôn
 - Alđôsteron
 - Cooctizôn
- Alđrôgen ( kích tố nam tính)
 - Ađrênalin và norađrênalin
 - Ơstrôgen
 - Testôsterôn
 - Prôge tê rôn
 - Hooc môn nhau thai
- Giúp cơ thể phát triển bình thường
- Kích thích tuyến giáp hoạt động
- Kích thích buồng trứng tinh hoàn phát triển
- Kích thích gây trứng rụng , tạo thể vàng (ở nữ )
- Kích thích TB kẽ sản xuất testôstêrôn
- Kích thich tuyến sữa hoạt động
- Chống đa niệu đái tháo nhạt
- Gây co các cơ trơn , co tử cung
- Điều hoà trao đổi chất
- Biến đổi Glucôzơ thành Glicôgen
- Biến đổi Glicôgen thành Glucôzơ
- Điều hoà muối khoáng trong máu
- Điều hoà Glucôzơ huyết
- Thể hiện giới tính nam
- Điều hoà tim mạch , điều hoà Glucôzơ
 huyết
- Phát triển giới tính nữ
- Phát triển giới tính nam
- Duy trì lớp niêm mạc tử cung và kìm hãm tuyến yên tiếtH, LH
- Tác động phối hợp với p rôges te rôn của thể vàng trong giai đoạn 3 tháng đầu, sau đó hoàn toàn thay thế thể vàng
9, Cơ quan sinh dục
a, * Điều kiện của sự thụ tinh là:
- Trứng phải rụng
- Trứng phải gặp được tinh trùng
 * điều kiện của sự thụ thai là:
Trứng đã được thụ tinh phải được làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung để phát triển thành thai
b, Từ các điều kiện cần đó, co thể đề ra các nguyên tắc sau trong việc tránh thai :
- Ngăn không cho trứng rụng
- Ngăn không cho trứng đã rụng gặp tinh trùng 
- Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ được trong lớp niêm mạc tử cung
II. Gợi ý đáp án các câu hỏi
 	Câu 1: Cơ thể có những cơ chế sinh lí nào đẻ đảm bảo tính ổn định của môi trường trong cơ thể: 
Các TB trong cơ thể được tắm đẩm trong môi trường trong ( Máu , nước mô ) nên mọi thay đổi của môi trường trong có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của TB cũng là của cơ thể . Chẳng hạn , khi nồng độ các chất hoà tan trong máu tăng giảm sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu , hoặc làm nước tràn vào TB hoặc rút nước ra khỏi TB: sự thay đổi độ pH của môi trường trong sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh lý diễn ra trong TB; sự thay đổi nhiệt độ áp huyếtcũng gây rối loạn chuyển hoá trong TB
Nhờ cơ chế điều hoà TKvà nội tiết diễn ra thường xuyên nên đã giữ được tính ổn định tương đối của môi trường trong, đảm bảo cho các quá trình sinh lý tiến hành được bình thường
 	Câu 2:Cơ thể phản ứng lại những đổi thay của môi trường xung quanh bằng cách nào đẻ đảm bảo cho sự tồn tạivà phát triển ? Cho ví dụ minh hoạ
 Cơ thểphản ứng lại nhữg đổi thay của môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển bằng cơ chế phản xạ. 
 Chẳng hạn khi trời nóng, cơ thể PƯ lại bằng dãn các mao mạch dưới da , tiết mồ hôi đẻ tăng sự thoát nhiệt giữ cho thân nhiệt được bình thường. Ngược lại , khi trời khi trời lạnh thì mạch co, da săn lại ( sởn gai ốc ) để giảm sự thoát nhiệt, đồng thời tăng sinh nhiệt bằng cách rung cơ (run).
 ở người ngoài các PX tự nhiên(PXKĐK) cần biết sử dụng các điều kiện hỗ trợ- các loại máy móc , đồ dùng
 	Câu 3:Cơ chế điều hoà các quá trình sinh lýdiễn ra bình thường trong mọi lúc, ở mọi nơi bằng cách nào ? choví dụ minh hoạ ?
Sự điều hoà các quá trình sinh lý diễn ra bình thường tuỳ nhu cầu cuả cơ thể trong từng lúc ở từng nơi nhờ cơ chế điều hoà và phối hộphạt động của các phân hệ giao cảm, đối giao cảmvà hoạt động của các tuýên nội tiết dưới sự chỉ đạo của hệ TK
 Chẳng hạn , khi lao động nhịp tim tăng, thở gấp người nóng bừng , mồ hoi toát đầm đìa, lúc nghỉ mọi hoạt động trở lại bình thừơng v.v.v.
 	Câu 4: Biện pháp tránh thai :
Giữ quan hệ tình bạn lành mạnh 
 Nắm vững những điều cần cho sự thụ tinh và làm tổ của trứngđã thụ tinh để tránh mang thai ngoài ý muốn. Khi không kiềm chế được sự ham muốn phải biết cách sử dụng các biện pháp tránh thai
 	Câu 5 : thính thống nhất trong mọi hoạt động sống của cơ thể:
Cơ thể là một khối thống nhất . Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như hoạt động cảu các hệ cươ quảntong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau .
 Chẳng hạn: Khi lao động chân tay, hệ cơ phải hoạt động nhiều, tiêu tốn nhiều O xi và thải ra nhiều Khí CO2 hơn bình thường .Do đó tim phải dập mạnhvà nhanh thì mới kịp đưa O xi đếnvà lấy CO2 đi, ta phái thở sau và dồn dập để thu nhận nhiều không khígiàu O xi và thải nhiều khí CO2 , cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn, nhờ đó làm cho ta cảm thấy mát mẻ
 Sự thống nhất này được đảm bảo nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn và xung thần kinh truyền trong hệ thần kinh, làm cho hoạt đông giữa các hệ cơ quan trong cơ thể, giữa cơ thể và môi trường xxung quanh thồng nhất với nhau
 D. Kiểm tra - đánh giá 
- HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản
- GV nhận xét buổi ôn tập tại của các nhóm. Nhận xét đánh giá thái độ học tập của HS trong năm 
- GV nhắc nhở kiến thức cơ bản chương trình sinh học đã học	
E. Hướng dẫn về nhà 
- Ôn tập lại toàn bộ chương trình kiến thức sinh học đã học.
- Tiết sau kiểm tra học kì II.
--------—– & —–--------
===========================
	Ngày Soạn : 01/05/2010 
	 Ngày giảng: 10/05/2010
TIEÁT 70 	 	ôn tập và tổng kết
MA TRAÄN ẹEÀ KIEÅM TRA HOẽC KYỉ II
MOÂN: SINH HOẽC 8.
Cỏc chủ đề chớnh
Cỏc mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương IX
Thần kinh và giỏc quan 
Cõu 2
3,0
1 cõu
3,0
Chương X
Nội tiết
Cõu 1 
 3,5 
1 cõu
 3,5
Chương XI
Sinh s ản
Cõu 3 
 3,5 
1 cõu
3,5
Tổng
1 cõu
3,5
1 cõu
3,0
1 cõu
3,5
3 cõu
10,0
DUYỆT CỦA CHUYấN MễN	 Ea Khăl: Ngày 25 thỏng 04 Năm 2010
GV:
NGUYỄN VĂN ĐÀI
ẹEÀ BAỉI :
Cõu 1: (3,5 điểm) Đặc điểm của tuyến nội tiết là gỡ? Em hóy nờu tớnh chất và vai trũ của Hooc mụn? 
Cõu 2: (3,0 điểm) Phõn biệt phản xạ cú điều kiện với phản xạ khụng điều kiện? í nghĩa của sự thành lập và ức chế phản xạ cú điều kiện trong đời sống?
Cõu 3: (3,5 điểm)
	Tỡnh huống: Em sẽ sử sự như thế nào khi một người bạn nữ học cựng lớp với mỡnh cú ý định bỏ học để xõy dựng gia đỡnh khi tuổi đời cũn quỏ trẻ?	
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM SINH 8
Cõu 1: 
- Tuyến nội tiết sản xuất ra hooc mụn theo đường mỏu đến cỏc cơ quan đớch giỳp điều hũa cỏc quỏ trỡnh sinh lý của cơ thể, đặc biệt là quỏ trỡnh trao đổi chất và năng lượng . 	 	 (1 điểm)
- Tớnh chất của hooc mụn là: (1,5 điểm)
+ Mỗi hooc mụn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xỏc định
+ Hooc mụn cú hoạt tớnh sinh học rất cao, chỉ một giọt cũng gõy hiệu quả rừ rệt
+ Hooc mụn khụng mang tớnh đặc trưng cho loài. 
- Vai trũ của hooc mụn là:	 (1 điểm)
+ Duy trỡ được tớnh ổn định của mụi trường bờn trong cơ thể
+ Điều hũa cỏc quỏ trỡnh sinh lý của cơ thể diễn ra bỡnh thường.
Cõu 2: - Phõn biệt:	 (1,5 điểm)
	 - Phản xạ khụng điều kiện là phản xạ sinh ra đó cú, khụng cần phải học tập
	- Phản xạ cú điều kiện là phản xạ được hỡnh thành trong đời sống từ quỏ trỡnh học tập và rốn luyện.
- í nghĩa của sự thành lập và ức chế phản xạ cú điều kiện là: (1,5 điểm)
+ Đảm bảo sự thớch nghi của cơ thể với mụi trường và điều kiện sống thay đổi
+ Giỳp cơ thể hỡnh thành cỏc thúi quen tốt và loại bỏ thúi quen xấu. 
Cõu 3: Tỡnh huống: Dựng lời lẻ và tỡnh cảm chõn thành trong tỡnh bạn để phõn tớch cho bạn thấy những nguy cơ và tỏc hại của việc cú thai khi ở tuổi vị thành niờn: 	 (1,5 điểm)
	* Là nguyờn nhõn gõy tử vong cao vi:
	- Dễ sảy thai, đẻ non do tử cung chưa phỏt triển đầy đủ
	- Nếu sinh con thường nhẹ cõn, khú nuụi và dễ tử vong
	- Nếu phải nạo thai dễ dẫn đến vụ sinh
	- Là nguyờn nhõn gõy nhiều hậu quả xấu	 ảnh hưởng đến tiền đồ và sự nghiệp sau này...
	 (2 điểm)
DUYỆT CỦA CHUYấN MễN	 Ea Khăl: Ngày 25 thỏng 04 Năm 2010
GV:
NGUYỄN VĂN ĐÀI

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 8 ca nam het cho che.doc