Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Tiết 29: Tiêu hoá ở ruột non

Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Tiết 29: Tiêu hoá ở ruột non

I/ Mục tiêu :

 - Trình bày được vai trò của ruột non trong biến đổi thức ăn về 2 mặt lí học và hóa học.

 - Trình bày đựợc sự biến đổi của thức ăn trong ruột non về mặt cơ học và hóa học.

II / Chuẩn bị :

- GV: Tranh 28.1 – 28.3 SGK.

- HS: theo dặn dò.

III/ Phương pháp :

 Đàm thoại

IV. Hoạt động dạy – học :

 

doc 4 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Tiết 29: Tiêu hoá ở ruột non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15	NS : 16-11-2010
Tiết 29	ND : 
Tiết 28 	
TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON
I/ Mục tiêu :
	- Trình bày được vai trò của ruột non trong biến đổi thức ăn về 2 mặt lí học và hóa học.
	- Trình bày đựợc sự biến đổi của thức ăn trong ruột non về mặt cơ học và hóa học.
II / Chuẩn bị : 
GV: Tranh 28.1 – 28.3 SGK.
HS: theo dặn dò.
III/ Phương pháp :
	Đàm thoại 
IV. Hoạt động dạy – học :
1. Oån định lớp : Điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi : Sự tiêu hoá ở dạ dày diễn ra như thế nào ?
- TL: Thức ăn được làm nhuyễn và đảo trộn cho thấm đều dịch vị, loại thức ăn prôtêin được phân cắt 1 phần thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin. Thức ăn đựơc tiêu hóa ở dạ dày từ 3 – 6 giờ rồi đẩy từng đợt xuống ruột non.
3. Bài mới : 
Khi chúng ta ăn, chỉ có tinh bột và Protein là được tiêu hoá ở miệng và dạ dày à Như vậy chắc chắn sự hoàn thành quá trình tiêu hoá phải ở ruột non ?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của ruột non
- Vị trí của ruột non trong ốnh tiêu hóa ?
- Có thể chia ruột non thành mấy phần ?
- Hãy quan sát hình 28 – 1 SGK .
- Tá tràng nhận đựơc những loại dịch tiêu hóa nào ?
- Tác dụng của dịch tụy và dịch mật, dịch ruột ?
- Hãy quan sát hình 28 – 2 SGK.
- Cấu tạo ruột non ?
- Dựa vào thông tin SGK, hãy dự đoán ở ruột non có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào ?
I. Ruột non.
- Nằm tiếp sau dạ dày.
- 2 phần : tá tràng và ruột non.
- Quan sát tranh, xác định vị trí của tá tràng và ruột non so với dạ dày, và đừơng dẫn dịch tụy, dịch mật vaò tá tràng.
- 2 loại dịch tiêu hóa : dịch tụy và dịch mật.
- Tác dụng của dịch tụy và dịch ruột : có đủ các loại enzim xúc tác các phản ứng phân cắt các loại phân tử thức ăn.
- Tác dụng của dịch mật : muối mật và muối kiềm cùng tham gia tiêu hóa thức ăn.
- Quan sát hình, chú ý vị trí các tuyến ruột và tế bào tiết chất nhày.
- Cấu tạo ruột non : 
+ Thành ruột có 4 lớp nhưng mỏng. 
+ Lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng.
+ Lớp niêm mạc có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và tế bào tiết chất nhầy.
- Dự đoán : có hoạt động biến đổi lí học vì có các lớp cơ như ở dạ dày và biến đổi hóa học vì nhận được các dịch tiêu hóa, tiết dịch tiêu hóa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu hóa ở ruột non
- Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu còn thì biểu hiện như thế nào ?
- Sự biến đổi hoá học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào ?
- Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non là gì ?
- Nếu ở ruột non mà thức ăn không được biến đổi thì sao ?
- Ở ruột non, thức ăn được tiêu hóa ntn ?
- Làm thế nào để khi chúng ta ăn thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được?
II. Tiêu hóa ở ruột non.
- Vẫn còn chịu sự biến đổi lí học.Biểu hiện:
+ Thức ăn được hòa loãng và trộn đều với các dịch tiêu hóa (dịch tụy, dịch mật, dịch ruột)
+ Các khối lipit được các muối mật len lỏi vào và tách chúng thành những giọt lipit nhỏ biệt lập với nhau, tạo dạng nhũ tương hóa.
- Biểu hiện của sự biến đổi hóa học với thức ăn :
+ Tinh bột Enzim 
 & đường đôi Đường đơn.
	Enzim 
+ Prôtêin Axit amin
+ Lipit Enzim Axit béo 
 & glixerin
- Vai trò của lớp cơ :
+ Nhào trộn thức ăn cho ngấm đều dịch vị.
+ Tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột.
- Nếu ở ruột non mà thức ăn không được biến đổi thì :
+ 98 – 99% tinh bột chuyển thành đường đơn được.
+ Toàn bộ lượng lipit trong thức ăn không biến đổi thành glixerin và axit béo.
+ Các chuỗi polipeptit còn ở dạng rất dài.
 Nói chung, gần như toàn bộ thức ăn không được biến đổi thành chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được.
- Tiêu hóa ở ruột non :
+ Chủ yếu là biến đổi hóa học.
+ Phân giải các phân tử phức tạp trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được nhờ các enzim trong dịch tỉêu hóa của các tuyến : gan, tụy, ruột.
- Nhai kỹ ở miệng à Dạ dày đỡ phải co bóp nhiều, thức ăn được nghiền nhỏ à thấm đều dịch tiêu hoá à Biến đổi hoá học được thực hiện dễ dàng.
4. Củng cố :
- Hoạt động chủ yếu ở ruột non là gì?
- 1 người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non ntn ?
* Trả lời :
Câu 1 : Hoạt động hóa học là chủ yếu. Biến đổi toàn bộ thức ăn thành chất dinh dưỡng và các chất không hấp thụ được.
Câu 2 : Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn không đủ thời gian để thấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa rất thấp.
 5. Hướng dẫn – dặn dò :
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc phần em có biết.
- Soạn bài 29 “Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân”.
	----------------------------o0o---------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 8 tiet 29.doc