Bài soạn môn Sinh học khối 8 năm 2009 (chuẩn)

Bài soạn môn Sinh học khối 8 năm 2009 (chuẩn)

A.Mục tiêu :

-Kiến thức:Học sinh nắm được mục đích,nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học.Xác định vị trí của con người trong tự nhiên và phương pháp học tập đặc thù của bộ môn.

-Kỹ năng :Rèn luyện kỹ năng quan sát ,so sánh,phân tích .

-Thái độ :Thấy được con người là kết quả của tiến hoá cao nhất của sinh vật,đã phá chủ nghĩa duy tâm cho rằng “con người do thượng đế sáng tạo ra”.

B.Phương pháp : Vấn đáp kết hợp với quan sát ,làm việc với sgk và hoạt động nhóm.

C.Chuẩn bị:

1. Gv: Tranh phóng to các H: 1.1 - 1.3 sgk, bảng phụ ghi BT ở mục I Trang 5 sgk.

2. Hs: Nghiên cứu bài mới.

D.Tiến trình bài dạy :

I. Ổn định :

II. Bài cũ: Lồng vào trong bài giảng có liên quan đến kiến thức.

III.Bài mới:

1. Đặt vấn đề :Gv cho Hs trả lời 2 câu hỏi mở đầu ở mục I, từ đó chuyển tiếp: Hôm nay chúng ta nghiên cứu vị trí của con người trong tự nhiên,nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh cũng như phương pháp học tập bộ môn này:

 

doc 155 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Sinh học khối 8 năm 2009 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16/8/2009. 
Tiết 1:
BÀI MỞ ĐẦU
A.Mục tiêu :
-Kiến thức:Học sinh nắm được mục đích,nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học.Xác định vị trí của con người trong tự nhiên và phương pháp học tập đặc thù của bộ môn.
-Kỹ năng :Rèn luyện kỹ năng quan sát ,so sánh,phân tích . 
-Thái độ :Thấy được con người là kết quả của tiến hoá cao nhất của sinh vật,đã phá chủ nghĩa duy tâm cho rằng “con người do thượng đế sáng tạo ra”.
B.Phương pháp : Vấn đáp kết hợp với quan sát ,làm việc với sgk và hoạt động nhóm.
C.Chuẩn bị: 
1. Gv: Tranh phóng to các H: 1.1 - 1.3 sgk, bảng phụ ghi BT ở mục I Trang 5 sgk.
2. Hs: Nghiên cứu bài mới. 
D.Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định : 
II. Bài cũ: Lồng vào trong bài giảng có liên quan đến kiến thức.
III.Bài mới:
1. Đặt vấn đề :Gv cho Hs trả lời 2 câu hỏi mở đầu ở mục I, từ đó chuyển tiếp: Hôm nay chúng ta nghiên cứu vị trí của con người trong tự nhiên,nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh cũng như phương pháp học tập bộ môn này:
2. Triển khai bài :
Hoạt động của gi¸o viªn vµ häc sinh
Hoạt động 1:
-Gv:Em hãy kể tên các ngành động vật đã học ở sinh học lớp7?
-Lớp động vật nào trong ngành ĐVCXS có vị trí tiến hoá cao nhất?
-Em hãy đối chiếu : Con người có những đẳc điểm nào giống Thú?
-Hs: Thảo luận qua hoạt động nhóm để trả lời 3 câu hỏi này.
-Gv:Như vậy,con người có những đặc điểm giống thú . Điều này làm cơ sở khoa học cho ta có thể khẳng định được điều gì?
-Tuy nhiên, không thể nói con người là thú được , vì con người có những đặc điểm khác thú,đó là những đặc điểm nào?
-Hs: Làm BT ở mục này bằng cách chọn các đặc điểm trong 8 đặc điểm đó.
Hoạt động 2:
-Hs: nghiên cứu thông tin sgk để trả lời câu hỏi.
-Gv: Mục đích của môn học “cơ thể người và vệ sinh’ là gì?
-Hs: nghiên cứu thông tin sgk ,quan sát H1.1-1.3 sgk để trả lời câu hỏi.
-Gv: Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có liên hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội?
Hoạt động 3:
- Gv: yêu cầu Hs đọc thông tin sgk để trả lời câu hỏi:
- Dựa vào đặc điểm và nhiệm vụ của môn học, em hãy nêu các phương pháp học tập tốt bộ môn?
- Gv: hướng dẫn Hs trả lời
Nội dung
I: Vị trí con người trong tự nhiên:
KL:
-Vị trí con ngươì trong tự nhiên thuộc lớp thú.
- Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định,có tư duy,tiếng nói, chữ viết.
II.Nhiệm vụ của môn Cơ thể người và vệ sinh:
-Cung cấp những kiến về đặc điểm cấu tạo và chức năngcủa cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường;những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể.
-Liên quan đến nhiều ngành nghề như:y học,giáo dục học,TDTT,hội họa,thời trang...
III. Phương pháp học tập bộ môn:
+Cần áp dụng các phương pháp:
- Quan sát: tranh mô hình, tiêu bản mẫu ngâm...
- Làm thí nghiệm: Hs làm hoặc gv biểu diễn.
- Vận dụng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết những tình huống xảy ra trong đời sống.
IV. Củng cố - kiểm tra :
1.Gọi 1 Hs đọc ghi nhớ cuối bài.
2.Hướng dẫn Hs trả lời 2 câu hỏi cuối bài.
 *Giống nhau & khác nhau:
 -Giống nhau: Có lông mao, để con,có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa.
 -Khác nhau : Người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy,tiếng nói và chữ viết.
 *Biết được đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lý của cơ thể trong mối quan hệ với môi trường cùng với những cơ chế điều hòa các quá trình sống. Từ đó đề ra các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe. 
 V.Hướng dẫn - dặn dò
- Học ghi nhớ cuối bài.
- Làm 2 BT cuối bài.
- Xem lại bài 46, 47 sinh học 7.
- Kẻ bảng 2 sgk Trang 9 vào vỡ BT.
Ngày soạn : : 18/8/2009. 
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
 Tiết 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
A.Mục tiêu :
 -Kiến thức:Học sinh kể tên và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người. Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hòa hoạt động các cơ quan.
 -Kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng quan sát , tìm tòi và so sánh.
 -Thái độ :Thấy được sự tiến hoá của con người từ thú qua sự tương đồng về cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan.
B.Phương pháp : Vấn đáp kết hợp với quan sát và hoạt động nhóm.
C.Chuẩn bị : 
1 .Gv: -Tranh phóng to các H 2.1 - 2.3 sgk. Sơ đồ 2-3 Trang 9.
 - Mô hình tháo lắp các cơ quan trong cơ thể người.
2 .Hs: - Nghiên cứu bài mới và kẻ bảng 2 sgk Trang 9.
D.Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định : Nắm sỉ số lớp.
II. Bài cũ: :
1. Trình bày những đặc điểm giống nhau & khác nhau giữa người và thú?
2. Giải thích những kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có liên quan đến các ngành khoa học nào?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề :Gv nêu các hệ cơ quan sẽ được nghiên cứu trong năm học.Hôm nay chúng ta tìm hiểu chung một cách khái quát.
2. Triển khai bài :
Hoạt động của gi¸o viªn vµ häc sinh
Hoạt động 1:
Gv:Cho Hs quan sát H2.1-2.2 sgk . -Cơ thể người được bao bọc bằng cơ quan nào?
Hs: Nghiên cứu 4 câu hỏi ở mục này.
Gv:Hs lên tháo lắp và gọi tên các cơ quan đó.
Hs: Thảo luận qua hoạt động nhóm để trả lời 4 câu hỏi này.
Hoạt động 2:
Hs: Đọc thông tin sgk .
Gv: Em hãy kể tên các cơ quan trong cơ thể người?
Hs: Hoàn thành bảng:
Nội dung
I: Các phần của cơ thể:
-Cơ thể người được da bao bọc.
-Chia làm 3 phần:Đầu, Thân và Tay chân.
-Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành.
-Khoang ngực chứa tim, phổi.Khoang bụng chứa dạ dày,ruột,gan ,tụy 
thận,bóng đái và cơ quan sinh dục. 
II. Các hệ cơ quan:
- Cơ thể người có nhiều hệ cơ quan.Mỗi hệ cơ quan gồm nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.
TT
Hệ cơ quan:
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan:
 Chức năng của hệ cơ quan:
1
Hệ vận động
2
Hệ tiêu hóa
3
Hệ tuần hoàn
4
Hệ hô hấp
5
Hệ bài tiết
6
Hệ thần kinh
7
Hệ sinh dục
 *Ngoài các cơ quan nêu trên trong cơ thể người còn có da,các giác quan,hệ nội tiết. 
Hoạt động 3:
Hs: Đọc thông tin sgk
Gv:Phân tích sơ đồ H:2-3 và hướng dẫn Hs rút ra đáp án câu hỏi.
-Mỗi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ.Như vậy,phải thông qua hệ thần kinh,cơ chế này nhanh và chính xác.
-Một cơ chế nữa là điều hòa bằng thể dịch thì chậm và chủ yếu ảnh hưởng tới các quá trình sinh lý.
Gv:Thông báo như Trang 10 sgk. 
III:Sự phối hợp hoạt của các cơ quan: 
-Điều hòa bằng thần kinh:Vd;Khi chạm vào vật nóng tay co lại.Như vậy,có sự điều khiển của hệ thần kinh.
-Điều hòa bằng thể dịch:Vd; Adrênalin của tuyến thượng thận làm co mạch và tim đập nhanh.Acêlycholin của tuyến thượng thận làm tim co bóp đều đặn đảm bảo đủ máu đi nuôi cơ thể.
 IV.Củng cố - kiểm tra :
 1.Gọi 1 Hs đọc ghi nhớ cuối bài.
 2.Hướng dẫn Hs trả lời 2 câu hỏi cuối bài.
 V.Hướng dẫn - dặn dò:
 -Học ghi nhớ cuối bài.
-Làm 2 BT cuối bài.
 -Cho vài ví dụ về sự phối hợp của các hệ cơ quan trong cơ thể.
Ngày soạn : : 6/9/2009. 
 Tiết 3:
TẾ BÀO
A.Mục tiêu :
-Kiến thức:Học sinh nắm được các thành cấu trúc cơ bản của tế bào.Phân biệt được chức năng của từng thành phần cấu trúc trong tế bào. Chứng minh được tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của cơ thể.
-Kỹ năng :Rèn luyện kỹ năng quan sát ,phân tích, so sánh. 
-Thái độ :Thấy được hoạt động sống của cơ thể chính là hoạt động sống của tế bào.
B.Phương pháp: Trực quan và vấn đáp,làm việc với sgk và hoạt động nhóm.
C.Chuẩn bị : 
1. Gv: Tranh phóng to các H :3.1 – 3.2 sgk, bảng phụ ghi BT Trang 13 sgk.
2. Hs: Nghiên cứu bài mới. 
D.Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định : 
II. Bài cũ: Câu 1 của bài 2..
III.Bài mới:
1. Đặt vấn đề :Gv Mọi bộ phận ,cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ TB và các hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong tế bào.bài học này giúp ta biết được cấu trúc và chức năng của TB? 
2. Triển khai bài :
Hoạt động của gi¸o viªn vµ häc sinh
Hoạt động 1:
-Hs:Quan sát tranh H 3.1 và hãy xác định thành phần cấu tạo của tế bào? 
-Gv:Màng sinh chất có nhiều lỗ nhỏ đảm bảo cho mối liên hệ giữa TB với máu và nước mô. Trong nhân có NST được tạo từ AND quy định cấu trúc Protein cho loài.
 Hoạt động 2:
-Hs:Nghiên cứu thông tin bảng 3sgk để trả lời chức năng của từng bộ phận trong TB:
-Gv:Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của TB?
- Năng lượng để tổng hợp Protein lấy từ đâu?
- Màng sinh chất có vai trò gì?
-Gv:Nhận xét và hướng dẫn HS trả lời.
Hoạt động 3:
-Gv: yêu cầu Hs đọc thông tin sgk để trả lời câu hỏi:
-Thành phần hóa học của tế bào bao gồm những thành phần nào?
-Gv:Hướng dẫn Hs trả lời và lưu ý thành phần quan trọng hơn cả của cơ thể sống là Prôtêin và axit Nuclêic.
-Gv:Em có nhận xét gì về thành phần hóa học của TB với các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên?
-Sự tương đồng của các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên và trong tế bào là một bằng chứng nói lên điều gì?
Hoạt động 4:
-Hs: Quan sát H3.2 sgk .
-Gv: Hướng dẫn hs thấy được mối quan hệ giữa TB với cơ thể và môi trường thông qua TĐC và năng lượng.
-Hãy cho biết các đặc tính của cơ thể sống? Vậy TB có những đặc điểm sống nào?
-Tại sao nói TB là đơn vị chức năng của cơ thể sống?
Nội dung
I: Cấu tạo tế bào:
- Mặc dù có nhiều loại TB khác nhau nhưng nhìn chung đều có 3 thành phần cơ bản:
 Màng sinh chất.
TB ChấtTB:Lnc,Ri,Ti thể,gôngi,Tg thể.
 Nhân:NST và nhân con.
II.Chức năng của các bộ phận trong tế bào:
- Màng sinh chất thực hiện trao đổi chất để tổng hợp những chất riêng của TB.ti thể thực hiện sự phân giải vật chất tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt sống của TB.Nhiểm sắc thể trong nhân quy định cấu trúc Protein và được tổng hợp ở Ri. Như vậy các bào quan trong TB có sự phối hợp hoạt động để TB thực hiện được chức năng sống.
III. Thành phần hóa học của TB:
 P:C,H,O,N,S,P...
 Hữu cơ: -G
 -L
 -ADN
Thành phần
 TB -nước
 Vô cơ:
 -muối khoáng
-Các nguyên tố hóa học có trong TB là những nguyên tố có trong tự nhiên.Điều này chứng tỏ,chất sống do chất vô sinh phát triển thành hay nói cách khác sinh vật được hình thành trong tự nhiên, trong đó có con người và do đó cơ thể sống luôn có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài. 
IV. Hoạt động sống của tế bào:
-Các hoạt động sống của TB: Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản và cảm ứng.
-Vì các hoạt động sống của cơ thể có cơ sở từ các hoạt động sống của TB:Sự trao đổi chất của TB là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường, Sự phân chia TB là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể; Sự cảm ứng của TB là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể.
 IV.Củng cố - kiểm tra :
 1. Gọi 1 Hs đọc ghi nhớ cuối bài và mục em có biết.
 2. Hướng dẫn Hs làm BT1 cuối bài.Đáp án:1c,2a,3b,4e,5d.
 V.Hướng dẫn - dặn dò:
 - Học ghi nhớ cuối bài.
 - Học bài theo 2 câu hỏi cuối bài.
 - Vẽ và ghi chú cấu tạo hiển vi của TB?
 Ngày soạn : : 8/9/2009. 
 Tiết 4:
MÔ
A.Mục tiêu :
-Kiến thức:Học sinh nắm được khái niệm mô.Phân biệt được các loại mô và chức năng của chúng 
 ... riển khai bài :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Yêu cầu HS quan sát, đọc nộidung bảng 64.1.
- Yêu cầu HS thảo luận để trả lời:
- Tác nhận gây bệnh?
- Triệu trứng của bệnh?
- Tác hại của bệnh?
- GV nhận xét.
I. Bệnh lậu
Kết luận: 
- Do song cầu khuẩn gây nên.
- Triệu chứng: 	
	+ Nam: đái buốt, tiểu tiện có máu, mủ.
	+ Nữ: khó phát hiện.
- Tác hại: 
	+ Gây vô sinh
	+ Có nguy cơ chửa ngoài dạ con.
	+ Con sinh ra có thể bị mù loà.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát hình 64, đọc nội dung bảng 64.2 SGK, thảo luận nhóm và trả lời
- Bệnh giang mai có tác nhận gây bệnh là gì?
- Triệu trứng của bệnh như thế nào?
- Bệnh có tác hại gì?
II. Bệnh giang mai
Kết luận: 
- Tác nhân: do xoắn khuẩn gây ra.
- Triệu chứng: 
	+ Xuất hiện các vết loét nông, cứng có bờ viền, không đau, không có mủ, không đóng vảy, sau biến mất.
	+ Nhiễm trùng vào máu tạo nên những chấm đỏ như phát ban nhưng không ngứa.
	+ Bệnh nặng có thể săng chấn thần kinh.
- Tác hại:
	+ Tổn thương các phủ tạng (tim, gan, thận) và hệ thần kinh.
	+ Con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc bị dị dạng bẩm sinh.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin do GV cung cấp và ghi nhớ kiến thức.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm để trả lời:
- Con đường lây truyền bệnh lậu và giang mai là gì?
- Làm thế nào để giảm bớt tỉ lệ người mắc bệnh tình dục trong xã hội hiện nay?
- Ngoài 2 bệnh trên em còn biết bệnh nào liên quan đến hoạt động tình dục?
III. Các con đường lây truyền và cách phòng tránh
 Kết luận: 
a. Con đường lây truyền: quan hệ tình dục bừa bãi, qua đường máu...
b. Cách phòng tránh:
	- Nhận thức đúng đắn về bệnh tình dục.
	- Sống lành mạnh.
	- Quan hệ tình dục an toàn.
IV. Kiểm tra- đánh giá
- GV củng cố nội dụng bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại tác hại và cách phòng tránh các bệnh tình dục.
V. Hướng dẫn về nhà
	- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
	- Đọc trước bài: Đại dịch ATDS – thảm hoạ của loài người.
Ngày soạn: 2 / 5 / 2009 
Ngày dạy: 
Tiết 67: Bài 65: ĐẠI DỊCH AIDS – THẢM HOẠ CỦA LOÀI NGƯỜI
A. MỤC TIÊU.
	Khi học xong bài này, HS:
- Trình bày rõ các tác hại của bệnh AIDS.
- Nêu được đặc điểm sống của virut gây bệnh AIDS.
- Chỉ ra được các con đường lây truyền và đưa ra cách phòng ngừa bệnh AIDS.
- Có kĩ năng phát hiện kiến thức từ thông tinđã có.
- Có ý thức tự bảo vệ mình để phòng tránh AIDS.
B. PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề và đàm thoại
C. CHUẨN BỊ.
 Tranh phóng to H 65, tranh quá trình xâm nhập của virut HIV vào cơ thể người.
- Tranh tuyên truyền về AIDS.
- Bảng trang 203.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày con đường lây truyền và tác hại của bệnh lậu, giang mai?
III. Bài mới
1.Đặt vấn đề : 
 2.Triển khai bài :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, dựa vào hiểu biết của mình qua các phương tiện thông tin đại chúng và trả lời câu hỏi:
- Em hiểu gì về AIDS? HIV? 
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 65.
- GV kẻ sẵn bảng 65 vào bảng phụ, yêu cầu HS lên chữa bài.
I. AIDS là gì? HIV là gì?
Kết luận: 
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
- HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người.
- Các con đường lây truyền và tác hại (bảng 65).
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Yêu cầu HS đọc lại mục “Em có biết” và trả lời câu hỏi:
- Tại sao đại dịch AIDS là thảm hoạ của loài người?
- GV nhận xét.
- GV lưu ý HS: Số người nhiễm chưa phát hiện còn nhiều hơn số đã phát hiện rất nhiều.
II. Đại dịch AIDS – Thảm hoạ của loài người
 Kết luận: 
- AIDS là thảm hoạ của loài người vì:
+ Tỉ lệ tử vong rất cao.
+ Không có văcxin phòng và thuốc chữa.
+ Lây lan nhanh.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV nêu vấn đề:
+ Dựa vào con đường lây truyền AIDS, hãy đề ra các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm AIDS?
+ HS phải làm gì để không mắc AIDS?
+ Em sẽ làm gì để góp sức mình vào công việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch AIDS?
+ Tại sao nói AIDS nguy hiểm nhưng không đáng sợ?
III. Các biện pháp lây nhiễm HIV/ AIDS
Kết luận: 
- Chủ động phòng tránh lây nhiễm AIDS:
+ Không tiêm chích ma tuý, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền.
+ Sống lành mạnh, 1 vợ 1 chồng.
+ Người mẹ nhiễm AIDS không nên sinh con.
IV. Kiểm tra- đánh giá
- GV củng cố nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại: nguy cơ lây nhiễm, tác hại và cách phòng tránh AIDS.
- Đánh giá giờ.
V. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị nội dung ôn tập.
Ngày soạn: 3 /5 / 2009
Ngày dạy:
Tiết 68
 BÀI TẬP 
A. MỤC TIÊU.
- Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về chương tiêu hóa
- Biết vận dụng kiến thức vào giải các bài tập.
- Rèn kĩ năng giải bài tập 
B. PHƯƠNG PHÁP:
đàm thoại, nêu vấn đề
C. CHUẨN BỊ :
HS ôn lại kiến thức đã học
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
I. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số lớp.
II. Kiểm tra bài củ
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề:
 2.Triển khai bài
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 Hs thảo luận nhóm cả 4 câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
Câu 1:
Nêu tính chất của hooc môn?
Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
Câu 1:
Nêu tính chất của hooc môn?
Hooc môn có 3 tính chất:
 + Tính đặc hiệu: Mỗi loại hooc môn chỉ ảnh hưởng đến 1 quá trình sinh lý ...
 + Có hoạt tính sinh học cao: Chỉ với 1 lượng nhỏ cũng gây hậu quả rõ rệt.
 + Không mang tính đặc trưng cho loài: Hooc môn loài này cũng có tác dụng với loài khác.
Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
Nội tiết
Ngoại tiết
- Tuyến không có ống dẫn chất tiết
- Chất tiết ngấm thẳng vào máu đến cơ quan đích
- Ví dụ: tuyến giáp; tuyến yên; trên thận ...
- Tuyến có ống dẫn chất tiết
- Chất tiết không đổ vào máu ( đổ ra ngoài )
Ví dụ: Tuyến nước bọt; tuyến mồ hôi; tuyến ruột ...
Câu 2: Sắp xếp các thông tin giữa cột A và cột B để thấy rõ cấu tạo phù hợp với chức năng các bộ phận.
A
B
1. Các tế bào ở đảo tuỵ
2. Võ đại não với lớp chất xám dày
3. Các tuyến nội tiết trong cơ thể
4. Nơ ron là các tế bào thần kinh
5. Các cơ quan bài tiết
6. Tuỷ sống cấu tạo bởi chất xám nằm bên trong - bọc ngoài là chất trắng.
Bài tiết các chất cặn bả ra khỏi cơ thể.
Là trung ương của các phản xạ không điều kiện.
Dẫn truyền các xung thần khinh.
Tiết ra hooc môn điều hoà các quá trình sinh lý trong cơ thể.
Trung ương phản xạ có điều kiện.
Tiết ra hooc môn điều hoà lượng đường trong máu.
 Đáp án câu 2: 
 1-f ; 2-e ; 3-d ; 4-c ; 5-a ; 6-b
Câu 3 : Thế nào là PXCĐK ? Muốn thành lập PXCĐK cần có những điều kiện nào? Trình bày sự thành lập phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn ở chó?(hoặc 1 PXCĐK bất kì)
Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua 1 quá trình học tập, rèn luyện
Điều kiện thành lập PXCĐK 
Phải có sự kết hợp 1 kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn
Phải kết hợp nhiều lần cho đến khi chỉ với kích thích có điều kiện cũng gây được phản ứng trả lời
Sự thành lập phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn ở chó :
Phản xạ 1 : phản xạ định hướng với ánh đèn
Ánh đèn àmắt à dây thần kinh hướng tâm à TƯTK (vùng thị giác ở thuỳ chẩm) à dây thần kinh li tâm à chó có định hướng với ánh đèn
Phản xạ 2 : phản xạ tiết nước bọt với thức ăn
Thức ăn àlưỡi àdây thần kinh hướng tâm à TƯTK (vùng ăn uống ở vỏ não) à dây thần kinh li tâm à trung khu tiết nước bọt à chó tiết nước bọt
Kết hợp phản xạ 1 và 2 trong 1 thời gian à hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời nối vùng thị giác ở thuỳ chẩm và vùng ăn uống ở vỏ não với nhau
Câu 4 : Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt?
Bệnh bướu cổ do thiếu iốt
Bệnh Bazơđô
Nguyên nhân
Thiếu Iốt trong khẩu phần àtirôxin không tiết ra àtuyến yên tiết hoomôn kích thích tuyến giáp tăng cường hoạt động àphì đại tuyến giáp
Do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều tirôxin à tăng cường TĐC
Biểu hiện
+ Trẻ em : chậm lớn, trí não kém phát triển
+ Người lớn : hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém
Người bệnh luôn trong trạng thái căng thẳng, hồi hộp, mất ngủ, sút cân nhanh, mắt lồi do tích nước
IV. Củng cố
 Phương pháp giải các bài tập trên. 
GV ra them một số bài tập trắc nghiệm khách quan
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
Ngày soạn :4 / 5 / 2009 	
Ngày dạy : 
Tiết 69	 ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : - Hệ thống hóa kiến thức đã học trong năm 
 - Nắm chắc kiến thức đã học trong chương trình sinh học lớp 8 
2.Kĩ năng : - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, nối kết kiến thức 
 - Kĩ năng tư duy tổng hợp khái quát hóa 
 - Kĩ năng hoạt động nhóm 
3.Thái độ : - Giáo dục ý thức tự giác học tập 
 -Ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể bảo vệ cơ thể tránh bệnh tật 
B. PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề và đàm thoại
C. CHUẨN BỊ.
 	* GV : -Tranh một số hệ cơ quan – cơ chế điều hòa bằng thần kinh và thể dịch 
 -Tranh tế bào 
 	* HS : Kẻ các bảng trong SGK 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ
 Lồng vào giờ ôn tập
 III. Bài mới
1.Đặt vấn đề : 
 2.Triển khai bài 
 Hoạt động 1:
a.Mục tiêu : Ôn tập kiến thức học kì II
b.Tiến hành :
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung 
- GV hướng dẫn các nhóm hoàn thành bảng từ 66.1đế 66.8 sau khi dã chuẩn bị ở nhà mỗi nhóm 2 bảng 
- GV hoàn chỉnh kiến thức của từng bảng và từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .Hs nhóm khác bổ sung
I. Ôn tập kiến thức học kì II
- Các nhóm trao đổi hoàn thành nội dung của nhóm mình 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác nhận xét bổ sung 
- Một vài HS đọc lại các bảng kiến thức 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung 
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi :
-HS tự nghiên cứu SGK trang 211 trao đổi nhóm thống nhất ý kiến 
+ Chương trình sinh học 8 giúp em có những kiến thức gì về cơ thể người và vệ sinh?
-GV nhận xét đánhgiá kết quả 
-Yêu cầu nêu được :
+Tế bào đơn vị cấu trúc và vhức năng của cơ thể sống 
+Các hệ cơ quan trong cơ thể có cấu tạo phù hợp với chức năng 
+Các hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng là nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch tao sự thống nhất 
+Cơ thể thường xuyên trao đổi chất với môi trường để tồn tại và phát triển 
+Cơ quan sinh sản thực hiện chức năng đặc biệt đó là sinh sản bảo vệ nòi giống 
+Biết các tác nhân gây hại cho cơ thể và biện pháp rèn luyện bảo vệ cơ thể tránh tác nhân , để hoạt động có hiệu quả 
-Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung 
IV. Kiểm tra- đánh giá
 GV nhấn mạnh một số kiến thức cơ bản
- GV nhận xét đánh giá thái độ học tập của HS trong năm 
 - GV nhắc nhở kiến thức cơ bản chương trình sinh học đã học 
V. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập chuẩn bị thi học kì II

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH 8 CKTKN.doc