Bài soạn môn Sinh học khối 8, kì II - Tiết 53: Cơ quan phân tích thính giác

Bài soạn môn Sinh học khối 8, kì II - Tiết 53: Cơ quan phân tích thính giác

I. MỤC TIÊU :Học xong bi ny học sinh phải:

- Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.

- Mô tả được các bộ phận của tai và cấu tạo của cơ quan Coócti.

- Trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh .

- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình .

- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh tai.

-Giáo dục ý thức phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn giữ cho môi trường yên tĩnh

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên :

- Tranh phóng to hình 51.1 và 51. 2.

- Mô hình cấu tạo tai.

2. Chuẩn bị của học sinh :

-Xem trước bài

 -Hoàn thành bài tập có trong bài.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Sinh học khối 8, kì II - Tiết 53: Cơ quan phân tích thính giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	 Tiết :53
Ngày dạy :	 Tuần :28
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 51 : CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
I. MỤC TIÊU :Học xong bài này học sinh phải:
- Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác. 
- Mô tả được các bộ phận của tai và cấu tạo của cơ quan Coócti.
- Trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh .	
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình . 
- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh tai. 
-Giáo dục ý thức phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn giữ cho môi trường yên tĩnh
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
Chuẩn bị của giáo viên :
- Tranh phóng to hình 51.1 và 51. 2.
- Mô hình cấu tạo tai. 
Chuẩn bị của học sinh :
-Xem trước bài 
	-Hoàn thành bài tập có trong bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A/ Kiểm tra bài cũ : 5 phút 
Hãy kể các tật mắt ? Nguyên nhân và cách khắc phục?
Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu sáng, không nên nằm đọc sách?
 B/ Bài mới : 1 phút 
1.Mở bài:Ta nhận biết được âm thanh là nhờ cơ quan phân tích thính giác. Vậy cơ quan phân tích thính giác có cấu tạo như thế nào? 
2.Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành phần của cơ quan phân tích thính giác 5 phút
Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-Yêu cầu học sinh đọc thông tin phần đầu sgk.
? Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào ?
-Gv khắc sâu,ghi bài
-Học sinh tìm hiểu thông tin sgk.
-Cơ quan phân tích thính giác gồm:Tế bào thụ cảm thính giác,day thần kinh thính giácvà vùng thính giác ở thuỳ thái dương.
-HS nhận xét.
-HS ghi bài.
+ Tiểu kết :
	* Cơ quan phân tích thính giác gồm :
- Tế bào thụ cảm thính giác(nằm trong cơ quan coocti)
- Dây thần kinh thính giác (dây não VIII)
- Vùng thính giác ở thuỳ thùy dương
Nội dung 1:I-CẤU TẠO TAI
Hoạt động 2:Tìm hiểu về cấu tạo của tai 10 phút
Tiến hành:
-GV hướng đẫn học sinh quan sát mô hình bộ cơ quan phân tích thính giác,tranh vẽ.
-GV treo bài tập ghi sẵn phần I,yêu cầu học sinh đọc và hoàn thành bài tập.
-Gv nhận xét.
-YC học sinh đọc lại bài tập đã hoàn thành.
-YC học sinh tìm hiểu cấu tạo của tai trong.
?Tai trong có cấu tạo như thế nào?
-GV:Ốc tai trong đó có ốc tai xương và ốc tai màng,trên ốc tai màng có cơ quan coocti là cơ quan phân tích thính giác.
? Cơ quan coocti có cấu tạo như thế nào?
-GV:Khi âm thanh thấp thì kích thích các tế bào ở gần cửa bầu dục,khi âm thanh cao thì kích thích các tế bào ở gần cửa đỉnh ốc.
? Tai có cấu tạo như thế nào?
-GV khắc sâu,ghi bài.
-HS quan sát mô hình và tranh vẽ để hiểu về tai.
-HS hoàn thành bài tập
-Các từ cần điền là:
1.Vành tai.
2.Ống tai.
3.Màng nhĩ.
4.Chuỗi xương tai.
-Hs nhận xét.
-HS đọc bài,ghi nhớ kiến thức.
-HS đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
-Tai trong gồm:
+Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên:Giữ thăng bằng cho cơ thể.
+Ốc tai:Thu nhận kích thích của sóng âm.
-HS nhận xét
-Hs lắng nghe.
-Gồm các tế bào đệm xen kẽ với tế bào thụ cảm thính giác.
-Hs lắng nghe.
-Hs tóm ý,ghi bài.
Tiểu kết:
Tai được chia ra:
-Tai ngoài gồm vành tai và ống tai.
-Tai giữa là một khoang xương gồm xương búa xương đe và xương bàn đạp.
-Tai trong gồm:
+Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên:giữ thăng bằng cho cơ thể.
+Ốc tai:Thu nhận kích thích của sống âm.
GV chuyển ý:
ND 2 :II- CHỨC NĂNG THU NHẬN SÓNG ÂM 
Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng thu nhận sóng âm 	15 phút 
Tiến hành:
-Gv hướng dẫn học sinh quan sát hình 51. 2 kết hợp với thông tin trang 16. 3 à 16. 4 
?Sự thu nhận âm thanh diễn ra như thế nào?
-GV:Tuỳ theo âm thanh cao hay thấp mà được tế bào ở vùng này hay vùng khác của cơ quan cooti hứng lấy và biến thnàh xung thần kinh truyền về vùng thính giac ở vùng thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.
-GV tóm ý,ghi bài.
-Cá nhân tự thu nhận và xử lí thông tin.
-Đại diện lên trình bày quá trình thu nhận sóng âm trên tranh.
-Hs nhận xét.
-HS ghi nhớ thông tin. 
-HS ghi bài
+ Tiểu kết :
Tai là bộ phận tiếp nhận âm thanh.
Sóng âm => rung màng nhĩ => tai trong => tế bào thụ cảm thính giác ( cơ quan coocti)=> hưng phấn và chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thuỳ thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.
ND3 : III-VỆ SINH TAI 
Hoạt động 4: Tìm hiểu vệ sinh tai 	5 phút 
Tiến hành:
-Gv yêu cầu hs nghiên cứu thông tin à trả lời câu hỏi .
? Để tai hoạt động tốt cần lưu ý những vấn đề gì ?
? Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh và bảo vệ tai ? 
-GV khắc sâu ghi bài
-Học sinh tự thu nhận thông tinà Nêu được :
+ Giữ vệ sinh tai.
+ Bảo vệ tai .
+ HS tự đề ra các biện pháp.
-HS nhận xét.
-Hs ghi bài.
+ Tiểu kết :
Bảo vệ tai :
+ Không dùng vật sắc nhọn ngoáy tai .
+ Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai .
 + Có biện pháp chống giảm tiếng ồn .
IV. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ : 3 phút 
	1.Tổng kết:HS đọc ghi nhớ sgk.
2.Đánh giá:
Hãy chọn ý trả lời đúng nhất:
Cơ quan phân tích thính giác gồm :
Tai ngoài, tai giữa, tai trong.
Vùng thính giác, cơ quan Coocti.
Màng nhĩ, dây thần kinh, vùng thính giác
Tế bào thụ cảm thính giác, dây thần kinh thính giác, thùy thái dương.
 	? HS trình bày cấu tạo ốc tai trên tranh hình 51. 2
? Quá trình thu nhận kích thích sóng âm như thế nào giúp tai ta nghe được?
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : 2phút 
-Học bài theo nội dung sách giáo khoa,nắm được cấu tạo của tai.
-Làm câu hỏi 4 trang 165 vào vở.
-Đọc mục “ Em có biết ?
-Xem bài mới:
	+Đọc trước bài.
	+Tìm ví dụ về phản xạ có điều kiện,không điều kiện
	+Kẻ bảng 52.1 và hoàn thành bảng
VI. RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • doc53.doc