Bài soạn môn Đại số khối 8 - Tiết 53: Đơn thức

Bài soạn môn Đại số khối 8 - Tiết 53: Đơn thức

I - MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

 - Hiểu và nắm vững định nghĩa đơn thức.

 - Nhận biết được đơn thức thu gọn, phân biệt được phần hệ số, phần biến của đơn thức.

 - Biết cách xác định bậc của đơn thức có hệ số khác 0, cách nhân hai đơn thức.

 - Vận dụng các kiến thức mới để giải bài tập.

2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng xác định đơn thức, bậc của đơn thức có hệ số khác 0,

 - Rèn luyện kỹ năng nhân hai đơn thức, kỹ năng thu gọn một đơn thức.

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, tính toán cẩn thận.

3. Thái độ:

 - Rèn luyện thái độ học tập tích cực. Có tinh thần, trách nhiệm trong công việc, có hứng thú trong học tập.

 

doc 6 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1052Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Đại số khối 8 - Tiết 53: Đơn thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án bài dạy
-----bừa-----
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Lý
Họ và tên giáo sinh: Cao Ngọc Giang
Lớp dạy: 72. Tiết 1.
Ngày soạn: Thứ 3- 11/03/2008
Ngày dạy: Thứ 5- 13/03/2008
Tiết 53: Đơn thức.
I - Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Hiểu và nắm vững định nghĩa đơn thức.
 - Nhận biết được đơn thức thu gọn, phân biệt được phần hệ số, phần biến của đơn thức.
 - Biết cách xác định bậc của đơn thức có hệ số khác 0, cách nhân hai đơn thức.
 - Vận dụng các kiến thức mới để giải bài tập. 
2. Kỹ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng xác định đơn thức, bậc của đơn thức có hệ số khác 0,
 - Rèn luyện kỹ năng nhân hai đơn thức, kỹ năng thu gọn một đơn thức.
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, tính toán cẩn thận.
3. Thái độ:
 - Rèn luyện thái độ học tập tích cực. Có tinh thần, trách nhiệm trong công việc, có hứng thú trong học tập.
II - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Nội dung bài dạy, bảng phụ, bút viết
2. Chuẩn bị của học sinh: 
 - Học sinh học bài và chuẩn bị bài đầy đủ.
 - Nắm vững cách tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho.
III - Phần lên lớp - Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Thời gian: 5 phút.
- GV nêu yêu cầu kiểm tra.
- GV yêu cầu HS: Làm bài tập 9 (Tr 29 - SGK).
Tính giá trị của biểu thức x2y3 + xy 
tại x = 1 và y = .
- GV: Để tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho ta phải làm như thế nào?
- GV: Đánh giá, cho điểm HS.
- HS: Làm bài tập 9 (Tr 29 - SGK):
Thay x = 1 và y = vào biểu thức ta có:
- HS: Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính.
- HS: Theo dõi, nhận xét, đánh giá bài làm của bạn.
Hoạt động 2: đơn thức .
Thời gian: 10 Phút.
1. Đơn thức.
- GV yêu cầu HS làm ? 1 (Tr 30- SGK):
Bổ sung thêm các biểu thức đại số sau: 
9; ; x; y.
- GV yêu cầu: Hãy sắp xếp các biểu thức đại số đã cho thành hai nhóm:
Nhóm 1: Những biểu thức có chứa phép cộng, phép trừ.
Nhóm 2: Các biểu thức còn lại.
- GV: Phân hai nhóm HS. Cho HS hoạt động nhóm.
- GV: Các biểu thức trong nhóm 2 vừa viết là các đơn thức.
 Còn các biểu thức ở nhóm 1 vừa viết không phải là đơn thức.
- GV: Vậy theo em thế nào là đơn thức?
- GV: Theo em số 0 có phải là đơn thức không? Vì sao?
- GV: Số 0 được gọi là đơn thức không.
- GV cho HS đọc chú ý ở SGK.
- GV: yêu cầu HS làm ? 2 (Tr 30- SGK):
Cho một số ví dụ về đơn thức. 
- GV yêu cầu HS làm bài tập 10 (Tr 32 - SGK):
Bạn Bình viết ba ví dụ về đơn thức như sau: 
Em hãy kiểm tra xem bạn viết đã đúng chưa?
 - GV: Vì sao ví dụ (5 - x)x2 không phải là đơn thức?
? 1 (Tr 30- SGK):
- HS hoạt động nhóm: Sắp xếp các biểu thức đại số đã cho thành hai nhóm.
Nhóm 1: Những biểu thức có chứa phép cộng, phép trừ:
3- 2y, 10x + y, 5(x + y).
Nhóm 2: Những biểu thức còn lại:
 4xy2, , , 2x2y, -2y, 9, , x, y.
- HS: Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến.(Định nghĩa đơn thức ).
- HS: Số 0 cũng là một đơn thức, vì số 0 là một số.
- HS: Chú ý:
 Số 0 được gọi là đơn thức không.
- HS làm ? 2 (Tr 30- SGK):
Ví dụ: 5; 3xy5; ; - z; 2x3y; 
 - xy2z3; .
- HS: Bạn Bình viết sai một ví dụ: 
 (5 - x)x2 .
- HS: Vì biểu thức có chứa phép trừ.
Hoạt động 3: Đơn thức thu gọn.
Thời gian: 10 Phút.
2.Đơn thức thu gọn:
- GV: Cho HS quan sát và nhận xét hai đơn thức: 10x4y3x2 và 10x6y3 .
- GV: Trong hai đơn thức trên có mấy biến?
 Các biến đó xuất hiện mấy lần trong trong từng đơn thức?
 Và các biến đó viết dưới dạng nào?
- GV: Ta nói đơn thức 10x6y3 là đơn thức thu gọn.
 10: là hệ số của đơn thức.
 x6y3 : là phần biến của đơn thức đó. (Trong phần biến có nhiều biến:x, y,...).
- GV: Vậy thế nào là đơn thức thu gọn?
- GV: Đơn thức thu gọn gồm mấy phần?
- GV: Đơn thức 10x4y3x2 không phải là đơn thức thu gọn.
- GV: Cho ví dụ về đơn thức thu gọn, chỉ ra phần hệ số và phần biến của mỗi đơn thức.
- GV nhấn mạnh phần: Chú ý (Tr 31 - SGK) và yêu cầu HS đọc lại.
- GV: Trong những đơn thức ở ? 1 (nhóm 2) những đơn thức nào là đơn thức thu gọn, những đơn thức nào chưa ở dạng thu gọn?
- GV: Với mỗi đơn thức thu gọn, hãy chỉ ra phần hệ số, phần biến của nó?
- GV yêu cầu HS làm bài tập 12 (Tr 32 - SGK):
a. Cho biết phần hệ số, phần biến của mỗi đơn thức sau: 2,5x2y; 0,25x2y2..
b. Tính giá trị của mỗi đơn thức trên tại x = 1 và y = - 1.
Gợi ý câu b: Vì đơn thức cũng là một biểu thức nên để tính giá trị của đơn thức tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào đơn thức rồi thực hiện các phép tính.
-HS trả lời:
 Trong đơn thức 10x4y3x2 có hai biến x, y. Biến x có mặt hai lần, biến y có mặt một lần dưới dạng một lũy thừa với số mũ nguyên dương.
 Trong đơn thức 10x6y3 có hai biến x, y, các biến đó có mặt một lần dưới dạng một lũy thừa với số mũ nguyên dương.
- HS: Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến, mà mỗi biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.
- HS: Đơn thức thu gọn gồm hai phần: phần hệ số và phần biến.
- HS: Lấy ví dụ về đơn thức thu gọn và chỉ phần hệ số, phần biến của đơn thức.
- HS: Chú ý:
 + Ta cũng coi một số là một đơn thức thu gọn.
 + Trong đơn thức thu gọn, mỗi biến chỉ được viết một lần. Thông thường, khi viết đơn thức thu gọn ta viết hệ số trước, phần biến sau và các biến được viết theo thứ tự bảng chữ cái.
Từ nay, khi nói đến đơn thức, nếu không nói gì thêm, ta hiểu đó là đơn thức thu gọn. 
- HS trả lời:
Những đơn thức thu gọn là: 
4xy2, 2x2y, -2y, 9, , x, y.
Các hệ số của chúng lần lượt là:
 4; 2; - 2; 9; ; 1; 1.
Phần biến của chúng lần lượt là:
xy2, x2y, y, x, y.
Những đơn thức chưa ở dạng thu gọn là: , ,
- HS trả lời:
a. Hai đơn thức: 2,5x2y; 0,25x2y2..
Hệ số: 2,5 ; 0,25..
Phần biến: x2y ; x2y2..
b. Giá trị của đơn thức 2,5x2y tại x = 1; y = - 1 là - 2,5.
Giá trị của đơn thức 0,25x2y2 tại x = 1; y = - 1 là 0,25.
Hoạt động 3: bậc của Đơn thức.
Thời gian: 7 Phút.
3.Bậc của đa thức:
- GV cho HS quan sát đơn thức: 
 2x5y3z.
- GV: Đơn thức trên có phải là đơn thức thu gọn không?
 Hãy xác định phần hệ số và phần biến?
 Số mũ của mỗi biến bằng bao nhiêu?
 Tổng các số mũ của các biến là bao nhiêu?
- GV: Ta nói 9 là bậc của đơn thức đã cho 2x5y3z.
- GV: Vậy thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0?
- GV nhấn mạnh:
 + Số thực khác 0 là đơn thức bậc không.
 + Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.
- GV yêu cầu HS: Hãy tìm bậc của các đơn thức ở ? 1 (nhóm 2)?
- HS: Đơn thức 2x5y3z là đơn thức thu gọn.
 2: là hệ số của đơn thức.
 x5y3z : là phần biến của đơn thức.
 Số mũ của x là 5; của y là 3; của z là 1.
 Tổng các số mũ của các biến là:
 5 + 3 + 1 = 9.
- Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó.
- HS: 9, là đơn thức bậc 0
 x, y, -2y là đơn thức bậc 1.
 4xy2, 2x2y là đơn thức bậc 3.
 , , là đơn thức bậc 6.
Hoạt động 4: Nhân hai Đơn thức.
Thời gian: 7 Phút.
4.Nhân hai đơn thức:
- GVđặt vấn đề: Ta nói đơn thức 10x4y3x2 không phải là đơn thức thu gọn. Vậy muốn biết đơn thức trên có viết dưới dạng thu gọn được hay không ta học tiếp phần sau:
4. Nhân hai đơn thức.
- GV: Cho hai biểu thức sau:
 A = 32 . 167
 B = 34 . 166 .
 Dựa vào tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân các số và quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số, em hãy thực hiện phép tính nhân biểu thức A với biểu thức B.
- GV: Bằng cách tương tự, ta có thể thực hiện phép nhân hai đơn thức.
- GV: Cho hai đơn thức 2x2y và 9xy4.
Em hãy tìm tích của hai đơn thức trên.
- GV: ta nói 18x3y5 là tích của hai đơn thức 2x2y và 9xy4.
- GV: Vậy muốn nhân hai đơn thức ta làm thế nào?
- GV: Hãy viết đơn thức 10x4y3x2 thành một đơn thức thu gọn?
- GV yêu cầu HS đọc phần: Chú ý (Tr 32 - SGK).
- HS thực hiện:
A. B = (32 . 167) . (34 . 166)
 = (32 . 34 ) . (167 . 166)
 = 36 . 1613 .
- HS nêu cách làm:
(2x2y) . (9xy4) = (2. 9). (x2. x) . (y . y4) 
 = 18x3y5.
- HS: Muốn nhân hai đơn thức ta nhân hệ số với nhau, nhân các biến với nhau.
- HS: Đơn thức 10x6y3 là đơn thức thu gọn của đơn thức 10x4y3x2.
- HS: Chú ý
 + Để nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau.
 + Mỗi đơn thức đều có thể viết thành một đơn thức thu gọn.
Hoạt động 5: Luyện tập.
Thời gian: 5 Phút.
- GV yêu cầu HS làm ? 3 (Tr 32- SGK): Tìm tích của: và - 8xy2.
- GV yêu cầu HS làm bài tập 13 câu a (Tr 32 - SGK):
Tính tích của các đơn thức sau rồi tìm bậc của đơn thức thu gọn được:
a. và 2xy3.
- HS trả lời:
() . (- 8xy2) = 2x4y2.
- HS trả lời:
Câu a: () . (2xy3) =
 = (. 2) . (x2 . x) . (y . y3)
 = .
Đơn thức có bậc là 7.
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà.
Thời gian: 1 Phút.
- ôn lại các kiến thức cơ bản của bài học: đơn thức, đơn thức thu gọn, cách xác định bậc của đơn thức có hệ số khác 0, biết nhân hai đơn thức, thu gọn đơn thức.
- Làm các bài tập 11, 13b, 14 (Tr 32 - SGK).
 Đồng Hới, Ngày 11 tháng 03 năm 2008.
 Giáo viên hướng dẫn:
 Đinh Thị Lý

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an toan 7(1).doc