Bài soạn Hình học 8 tiết 5: Đường trung bình của tam giác

Bài soạn Hình học 8 tiết 5: Đường trung bình của tam giác

Tiết 5

Đ4.ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

- HS nắm được định nghĩa và các định lý 1, dịnh lý 2 về đường trung bình của tam giác.

- HS biết vận dụng các định lý học trong bài để tính độ dài, chứng minh 2 đoạn thẳng bằng nhau, 2 đường thẳng song song .

2.Kĩ năng

- Rèn luyện cách lập luận trong chứng minh định lý và vận dụng các định lý đã học vào giải các bài toán.

3.Thái độ : HS có thái độ tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức mới

II.CHUẨN BỊ

- GV: - Thước thẳng, compa, bảng phụ, bút dạ, phấn màu.

- HS : - Thước thẳng, compa, bảng phụ nhóm, bút dạ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 2 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Hình học 8 tiết 5: Đường trung bình của tam giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/8/2010 Ngày dạy:1/9/2010
Tiết 5 
Đ4.Đường trung bình của tam giác
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức	
- HS nắm được định nghĩa và các định lý 1, dịnh lý 2 về đường trung bình của tam giác.
- HS biết vận dụng các định lý học trong bài để tính độ dài, chứng minh 2 đoạn thẳng bằng nhau, 2 đường thẳng song song .
2.Kĩ năng 	
- Rèn luyện cách lập luận trong chứng minh định lý và vận dụng các định lý đã học vào giải các bài toán.
3.Thái độ : HS có thái độ tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức mới 
II.Chuẩn bị 
- GV: - Thước thẳng, compa, bảng phụ, bút dạ, phấn màu.
- HS : - Thước thẳng, compa, bảng phụ nhóm, bút dạ.
III. Tiến trình dạy học 
Hoạt động của GV và HS
Ghi Bảng 
Hoạt động 1: Kiểm tra ( 5phút )
GV: nêu yêu cầu kiểm tra HS
a) Phát biểu nhận xét về hình thang có hai cạnh bên song song, h.thang có hai đáy bằng nhau.
HS: lên bảng phát biểu theo SGK, sau đó cùng cả lớp thực hiện yêu cầu 2.
GV : Các em vẽ hình theo sự diễn đạt bằng lời sau đây :
b) Vẽ tam giác ABC, vẽ trung điểm D của AB, vẽ đường thẳng xy đi qua D và song song với BC cắt AC tại E.
HS : Tiến hành vẽ hình 
GV : Quan sát hình vẽ, đo đạc và cho biết dự đoán về vị trí của E trên AC.
HS : Nhận xét E là trung điểm của AC
Hoạt động 2: Định lý 1 ( 10 phút )
GV: yêu cầu một HS đọc định lý 1
GV :phân tích nội dung định lý và vẽ hình
GV: yêu cầu HS nêu GT, KL và chứng minh định lý.
GV nêu gợi ý (nếu cần):
Để chứng minh AE = EC, ta nên tạo ra một tam giác có cạnh là EC và bằng tam giác ADE. Do đó, nên vẽ EF // AB(F BC).
 HS: chứng minh bằng miệng 
Cả lớp nghe bạn chứng minh 
GV: yêu cầu HS tự hoàn thành phần chứng minh vào vở ghi , đồng thời gọi một em lên bảng chứng minh 
 GV : Gọi một em khác đứng tại chỗ chứng minh 
HS : Nhận xét bài của bạn chứng minh trên bảng
GV : Cho điểm HS 
1.Đường trung bình của tam giác 
1
E
1
1
A
D
B
C
Định lý 1 : (SGK)
F
Chứng minh :
kẻ EF song song AB (F BC). 
Hình thang DEFB có hai cạnh bên song song (DE//EF)
∆ADE và ∆EFC có
Góc A = góc E1 (đồng vị, EF//AB )
AD = EF(chứng minh trên )
Góc D1 = góc F1 ( cùng bằng góc B )
Do đó ∆ADE = ∆EFC (g.c.g) => AE = EC
Hoạt động 3: Định nghĩa ( 5phút )
GV: dùng phấn màu tô đoạn thẳng DE nêu:
DE là đường trung bình của tam giác ABC.Vậy thế nào là đường trung bình của 1 tam giác?
HS: đọc đn đường trung bình của tam giác 
GV chốt :Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng mà các đầu mút là trung điểm các cạnh của tam giác.
GV: trong 1 tam giác có mấy đường trung bình?
HS: trong 1 tam giác có 3 đường trung bình
b) Định nghĩa : (SGK)
Hoạt động 4: Định lý 2 ( 12phút )
GV: yêu cầu hs làm ? 2 trong sgk.
HS: bằng đo đạc nêu ra nhận xét
GV: yêu cầu hs đọc định lý 2 sgk
F
1
E
1
1
A
D
B
C
GV: Vẽ hình, gọi hs nêu GT,KL và nêu cách chứng minh.
HS: Chứng minh , các hs khác nghe và góp ý.
GV: cho hs thực hiện ? 3 SGK. 
DE //BC, DE = BC
∆ABC, AD = DB
AE = EC
GT
KL
Định lý 2: (SGK)
Hoạt động 5: Luyện tập ( 11phút )
Bài tập 1: (Bài 20 tr 79 SGK)
GV yêu cầu Hs khác: Trình bày lời giải trên bảng.
Bài tập 2 : (Bài 22 tr 80 SGK)
Tam giác ABC có AK = KC = 8 cm.
KI // BC (Vì có 2 góc đồng vị bằng nhau).
=>AI = IB =10 cm (Định lý 1 đường trung bình trong tam giác).
Bài 22 (SGK / Tr 80)
BDC có BE =ED (gt). BM = MC (gt)
=>EM là đường trung bình 
=> EM // DC ( tính chất đường trung bình )
Có I thuộc DC =>DI // EM .
AEM có : AD = DE (gt).
DI // EM (cm trên).
=> AI = IM (Định lý 1 đường trung bình )
iV, Hướng dẫn về nhà ( 2 phút )
	-Về nhà hs cần nắm vững định nghĩa đường trung bình của tam giác , hai định lý trong bài.
	- Bài tập về nhà số 21 tr 79 sgk, số 34,35,36 tr 64 SBT
	- Hướng dẫn bài 21/79-SGK : áp dụng t/c đường trung bình cho ∆AOB có CD = 3cm.
______________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 5 - HINH 8B4.doc