Tiết 24
Bài 17. NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức
HS hiểu tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng
Nêu được nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
2. Về kỹ năng
Biết phối hợp với mọi người trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
3. Về thái độ
Có ý thức tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, tích cực tham gia giữ gìn tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, phê phán những hành vi gây thiệt hại tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
II. Chuẩn bị.
- Hiến pháp 1992, Bộ luật hình sự , Bộ luật dân sự.
- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
- Một số mẩu chuyện về những tấm gương dũng cảm đấu tranh, bảo vệ tài sản Nhà nước, những câu ca dao, tục ngữ về đức tính thật thà, trung thực trong cuộc sống đặc biệt là đối với HS.
Ngày soạn: 17/2/2012; Ngày dạy: 8a1: 22/2; 8a2: 22/2/2012 Tuần 25 Tiết 24 Bài 17. NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức HS hiểu tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng Nêu được nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng 2. Về kỹ năng Biết phối hợp với mọi người trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. 3. Về thái độ Có ý thức tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, tích cực tham gia giữ gìn tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, phê phán những hành vi gây thiệt hại tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. II. Chuẩn bị. - Hiến pháp 1992, Bộ luật hình sự , Bộ luật dân sự. - Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. - Một số mẩu chuyện về những tấm gương dũng cảm đấu tranh, bảo vệ tài sản Nhà nước, những câu ca dao, tục ngữ về đức tính thật thà, trung thực trong cuộc sống đặc biệt là đối với HS. III. Phương pháp: Thảo luận – phân tích. Đặt vấn đề. IV. Kĩ năng sống: Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi tôn trọng tài sản nhà nước và những hành vi xâm phạm tài sản nhà nước. Kĩ năng ra quyết định trước những hành vi xâm phạm tài sản nhà nước, lợi ích công cộng Kĩ năng tư duy sáng tạo. V. Hoạt động dạy- học 1. Ổn định 2. Bài cũ : Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Những tài sản nào thuộc quyền sở hữu của công dân. 3. Bài mới (chuyển tiếp) Các tài sản không thuộc sở hữu công dân thì thuộc về ai? - GV nêu ví dụ. Hoạt động 1 Tìm hiểu khái niệm tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng, tầm quan trọng của tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng đối với sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Hoạt động của GV – HS Nội dung GV:Gợi ý HS trả lời. I./ ĐVĐ HS: Nêu thêm ví dụ GV:? Em hiểu tài sản Nhà nước gồm những gì ? - HS trả lời - Đọc điều 17 hiến pháp 1992 HS: thảo luận và phân tích tầm quan trọng của tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và đưa ra các ví dụ chứng minh . II. Bài học HS: đọc ghi nhớ 1 (SGK) HS: Tài sản NN bao gồm những gì? HS: Trình bày Nhận xét 1. Thế nào là tài sản nhà nước Tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân, do nhà nước chụi trách nhiệm quản lí. Ví dụ: đất đai, sông hồ, rừng núi, vùng trời, vùng biển, tài nguyên trong lòng đất, HS: Kể một số lợi ích công cộng mà em biết? HS: Lợi ích công cộng là gì? HS: Trình bày Ghi tập GV: Vai trò của Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? HS: Trình bày cá nhân 2. Thế nào là lợi ích công cộng? Là những lợi ích chung dành cho mọi người và toàn xã hội. Ví dụ: Công viên, cầu đường, vườn hoa, sân vận động, 3. Vai trò của tài sản nhà nước và lợi ích công cộng: Có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Hoạt động 2 : Tìm hiểu nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước - HS: đọc đặt vấn đề SGK. - HS: Từ ĐVĐ em cho biết ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai? Vì sao? Ở trường hợp Lan em sẽ xử lí như thế nào? - Lan sai HS: Kể một số việc làm vi phạm tài sản NN mà em biết? Cắt dây điện, phá hỏng hành lang đường, đập phá các trụ sở cơ quan... HS: Kể những trường hợp vi phạm tại đại phương mình? Đập phá nhà vệ sinh của UBND, GV: Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản NN, LICC của CD như thế nào? 4. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản NN và lợi ích công cộng: Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng vào mục đích cá nhân. Phái bảo quản giữ gìn, sử dụng tiết kiệm không tham ô lãng phí khi được nhà nước giao quản lí. - HS:đọc điều 78, Hiến pháp 1992 Hoạt động 3: Tìm hiểu phương thức quản lý của Nhà nước đối với tài sản sở hữu toàn dân ? Nhà nước quản lý tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng theo phương thức nào? Tự mình quản lý ? Giao cho các tổ chức, cá nhân quản lí, mọi công dân đều có quyền khai thác, sử dụng? ? Các tài sản của Nhà nước giao cho cá tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng thì Nhà nước quản lý bằng cách nào? ? Các công trình phúc lợi công cộng được quản lý như thế nào? GV: NN quản lí TS bằng cách nào? HS: trình bày Nhận xét 5. Nhà nước thực hiện quản lý tài sản bằng cách? - Quy định bằng PL - Tuyên truyền giáo dục - GVnhấn mạnh - HS tìm thêm ví dụ. - GV minh hoạ. 4. Củng cố: III. Bài tập - HS đọc và làm BT 1 - BT 2: - Điểm đúng của ông Tâm: giữ gìn cẩn thận, thường xuyên lau chùi. + Điểm chưa đúng: sử dụng tài sản được nhà nước giao quản lý vào công việc bất hợp pháp. BT3: HS liên hệ. 5. Dặn dò. - Học bài - Làm BT SGK 4 - Chuẩn bị bài 18. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Quyền khiếu nại tố cáo là gì Ý nghĩa của quyền khiếu nại tố cáo
Tài liệu đính kèm: