Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 11: Tự lập

Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 11: Tự lập

TỰ LẬP

A. Mục tiêu

 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là tính tự lập.

 - Biểu hiện của tính tự lập.

 - ý nghĩa của tự lập với bản thân, gia đình, xã hội.

 2. Thái độ: - Thích sống tự lập.

 - Phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc người khác.

 3. Kỹ năng: - Rèn luyện tính tự lập.

 - Biết cách tự lập trong học tập, lao động.

B. Chuẩn bị: Câu chuyện, tấm gương về người tốt ( học sinh nghèo vượt khó)

C. Phương pháp: Thảo luận nhóm, Nêu và giải quyết vấn đề. Tranh luận

D. Kĩ năng sống cơ bản: Ki năng xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, ý tưởng về ý tưởng, ý nghĩa của tự lập trong cuộc sống.

Kĩ năng thể hiện sự tự tin; Kĩ năng đặt mục tiêu

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 978Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 11: Tự lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngaøy soaïn: 17/10/2011
Tiết: 11 	Lớp 8A1:2/11/2011
Bài 10 	Lớp 8A2: 5/11/2011
TỰ LẬP
A. Mục tiêu
	1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là tính tự lập.
	- Biểu hiện của tính tự lập.
	- ý nghĩa của tự lập với bản thân, gia đình, xã hội.
	2. Thái độ: - Thích sống tự lập.
	- Phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc người khác.
	3. Kỹ năng: - Rèn luyện tính tự lập.
	- Biết cách tự lập trong học tập, lao động.
B. Chuẩn bị: Câu chuyện, tấm gương về người tốt ( học sinh nghèo vượt khó)
C. Phương pháp:	Thảo luận nhóm, Nêu và giải quyết vấn đề. Tranh luận
D. Kĩ năng sống cơ bản: Ki năng xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, ý tưởng về ý tưởng, ý nghĩa của tự lập trong cuộc sống.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin; Kĩ năng đặt mục tiêu
E. Hoạt động dạy- học:
	1. ổn định tổ chức
	2. Bài cũ:
	a. Thế nào là cộng đồng dân cư? Xây dựng nếp sống văn hoá là làm gì?
	b. Nêu ý nghĩa và trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư?
	3. Bài mới
	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	GV: Giới thiệu gương về những học sinh nghèo học giỏi.
	Chuyển tiếp.
Hoạt động của GV – HS
Nội Dung
Hoạt động 2:
Tìm hiểu phần đặt vấn đề
HS: phân vai đọc truyện.
HS:Thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý.
(? Em có suy nhĩ gì về việc làm của anh Tuấn).
HS: Thảo luận.
- Anh Tuấn là người tự biết vượt qua mọi khó khăn, có ý chí vươn lên vì hạnh phúc của mọi người.
N1: Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước bằng 2 bàn tay trắng.
- Bác có sẵn lòng yêu nước.
- Có lòng quan tâm hăng hái của tuổi trẻ.
N2: Em có nhận xét gì về suy nghĩ, hành động của anh Lê?
Suy nghĩ của em qua câu chuyện?
Kết luận: Bác Hồ đã thể hiện phẩm chất không sợ khó khăn gian khổ, ý chí tự lập cao.
Bài học: Phải quyết tâm không ngại khó, ngại khổ. Có ý chí tự lập trong học tập, rèn luyện.
- Anh Lê là người yêu nước.
- Quá phiêu lưu -> anh không đủ can đảm.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu nội dung bài học
- Đàm thoại:
GV:? Mỗi HS tìm 1 hành vi tự lập trong lao động, học tập, sinh hoạt hàng ngày.
 ? Tự lập là gì?
 ? Biểu hiện của tự lập?
 ? Trái với tự lập?
2. Bài học
a.Thế nào là tự lập?
 Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tự tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
GV: Tìm những biểu hiện của tính tự lập?
HS: Trả lời
b. Biểu hiện: Tự tin, có bản lĩnh
Dám đương đầu với những khó khăn, thử thách. ý chí nỗ lực vươn lên trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống.
GV: Hãy cho biết ý nghĩa của tính tự lập?
HS: Trả lời
c. Ý nghĩa của tính tự lập: Có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân, giúp con người thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng.
GV: Tìm câu tục ngữ...? “ Há miệng chờ sung”
 GV: Hiện nay nhiều gương HS - SV vượt qua hoàn cảnh, bệnh tật... Suy nghĩ của em.
 HS: Chúng ta cần thông cảm, chia sẽ và khâm phục ý chí tự lập của họ...
Hoạt động 4:
Luyện tập
Làm bài tập SGK
4. Dặn dò.
Học và chuẩn bị bài mới
Bài 11. Lao động tự giác và sáng tạo
Tìm những tấm gương lao động tự giác và sáng tạo
Lao động tự giác và sáng tạo có lợi ích gì?
Đọc phần nội dung Đặt vấn đề
Trả lời câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docT11.doc