Bài soạn Đại số 8 tiết 6: Những hằng đẳng thức (tiếp)

Bài soạn Đại số 8 tiết 6: Những hằng đẳng thức (tiếp)

Tiết 6:

NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC (TIẾP)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Nắm được các hằng đẳng thức: lập phương một tổng, lập phương 1 hiệu

2.Kĩ năng

- Biết vận dụng các hằng đẳng thức trên để giải bài tập

3.Thái độ : Tập trung chú ý để phân biệt sự khác nhau và giống nhau giữa các hạng tử trong dạng khai triển của hai hằng đẳng thức : bình phương một tổng và bình phương một hiệu

II. CHUẨN BỊ

GV: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu

HS: Thước; Học 3 hằng đẳng thức ở bài cũ

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

 

doc 3 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1018Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Đại số 8 tiết 6: Những hằng đẳng thức (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 31/8/2010 Ngày dạy: 1/9/2010
Tiết 6:
những hằng đẳng thức (tiếp)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức 
- Nắm được các hằng đẳng thức: lập phương một tổng, lập phương 1 hiệu
2.Kĩ năng 
- Biết vận dụng các hằng đẳng thức trên để giải bài tập
3.Thái độ : Tập trung chú ý để phân biệt sự khác nhau và giống nhau giữa các hạng tử trong dạng khai triển của hai hằng đẳng thức : bình phương một tổng và bình phương một hiệu 
II. Chuẩn bị 
GV: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu
HS: Thước; Học 3 hằng đẳng thức ở bài cũ
III. Tiến trình hoạt động 
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (5ph)
1.Tổ chức lớp 
- Kiểm tra sĩ số 
- Các tổ trưởng báo cáo bài tập làm ở nhà của các bạn 
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi hai học sinh 
GVnêu 2 câu hỏi sau
Câu 1: Phát biểu bằng lời hằng đẳng thức: hiệu hai bình phương ,áp dụng làm bài tập 1
Câu 2 : Viết công thức tổng quát của các hằng đẳng thức đã học,áp dụng làm bài tập 2 
HS: Phát biểu,viết công thức sau đó áp dụng làm bài tập 
1.(4m-p)(4m+p)
2. (a+b)(a+b)2
GV: Gọi HS nhận xét và cho điểm 
Chữa bài tập 
1) (4m-p)(4m+p)
= (4m)2 - p2
=16m2- p2
2) (a+b)(a+b)2
= (a+b)(a2+2ab +b2)
= a3 +3a2b+3ab2 + b3
HĐ2: Giảng bài mới (30ph)
GV: qua bài tập 2 ở trên rút ra công thức (a+b)3= ? 
HS: 
(a+b)3 = a3+3a2b+3ab2+b3
HS ....là :
 (A+B)3 = A3+3A2B+3AB2+B3
GV : Nhìn công thức các em hãy phát biểu bằng lời về hằng đẳng thức bình phương của một tổng hai biểu thức ?
HS : Phát biểu bằng lời 
GV: phát biểu lại
áp dụng tính 
a) (x+1)3
b) (2x+y)3
HS: lên bảng trình bày 
GV : cả lớp làm ?3
HS : lên bảng làm 
GV : Gọi HS nhận xét bài của bạn và hỏi cả lớp như sau : 
Qua đó các em hãy rút ra công thức tính lập phương 1 hiệu như thế nào ?
GV?4: Phát biểu hằng đẳng thức lập phương 1 hiệu bằng lời
 HS phát biểu ?4
áp dụng, tính : 
a) 
b) (x-2y)3
GV : nhận xét và chốt phương pháp 
Các nhóm cùng giải phần c (bảng phụ)
Cho biết kết quả từng nhóm ?
HS: hoạt động nhóm
Các nhóm đưa ra kết quả
c) khẳng định đúng:
1 và 3
GV: gọi nhận xét, sau đó chữa và chốt lại phần c của bài tập áp dụng 
 1. Lập phương của một tổng
(a+b)3 = a3+3a2b+3ab2+b3
Với A, B là hai biểu thức bất kì ,ta có :
(A+B)3 = A3+3A2B+3AB2+B3
áp dụng : Tính 
a)(x+1)3 = x3+3x2+3x+1
b) (2x+y)3= (2x)3+3(2x)2y+3.2xy2+y3
 = 8x3+12x2y+6xy2+y3
?3 : Tính [a+(-b)]3 
 [a+(-b)]3 
= a3+3a2 (-b)+3a(-b)2+(-b)3
 (a-b)3 = a3-3a2b+3ab2-b3
2. Lập phương của một hiệu 
Với A và B là hai biểu thức bất kì ta có : 
TQ: (A-B)3=A3-3A2B+3AB2-B3
áp dụng:
a)
b) (x-2y)3= x3-3x2.2y+3x(2y)2-(2y)3
c ) 
Đáp án: 
1. Đ 4. S
2. S 5. S
3. Đ
HĐ3: Củng cố (8ph)
GV 1. Phát biểu bằng lời nội dung hai hằng đảng thức đẳng thức: Lập phương 1 tổng, lập phương 1 hiệu? Cho ví dụ để tính .
2. Giải bài tập 26a,27b,28a,29/14 sgk
4.Bài tập 
BT26 : Tính 
a) (2x2+3y)3
= 8x6+36x2y+18xy2+27y3
Bài tập 27b: Viết biểu thức sau dưới dạng bình phương 1 tổng hoặc 1 hiệu:
8 -12x +6x2 -x2= (2-x)3
HĐ4: Hướng dẫn và giao bài tập về nhà (2 ph)
HDVN : Về nhà các em học bài theo hướng dân của thầy như sau 
+ học 2 hằng đẳng thức: lập phương một tổng, một hiệu (Viết được công thức và phát biểu được bằng lời , chú ý vận dụng theo hai dạng xuôi ngược )
+ BTVN: 26, 27,28 (các phần còn lại) sgk/14
+Làm thêm : Bài 16 ; 3. 5 (TR7,8 / SBT)
Hướng dẫn: 
Bài 3.5 : (a+b+c)3 = ( (a+b) + c )3 sau đó coi A = a + b và B = c rồi áp dụng hằng đảng thức lập phương của một tổng để khai triển .

Tài liệu đính kèm:

  • docDAI8B4- TIET 6.doc