Bài dự thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh

Bài dự thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh

PHẦN I: TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Thân phụ Hồ Chí Minh Là Nghuyễn Sinh Sắc.

- Ông sinh năm nào?.

A. 1860

B. 1862

C. 1863

D. 1883

- Ông mất năm nào?.

A. 1919

B. 1929

C. 1939

D. 1949

- Ông qua đời tại đâu?.

A. Long Xuyên

B. An Giang

C. Đồng Nai

D. Cao Lãnh

Câu 2. Thân mẫu Hồ CHí Minh là bà Hoàng Thị Loan.

- Bà sinh năm nào?.

A. 1865

B. 1866

C. 1868

D. 1870

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1176Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đảng Bộ xã Cán Khê Đảng Cộng sản Việt Nam
Chi Bộ trường THCS
Bài dự thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của 
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Họ và tên: Lê Minh Hải Tuổi: 34 Dân tộc: Kinh
Nghề nghiệp: Giáo viên
Địa chỉ: Trường THCS Cán Khê - Như Thanh - Thanh Hoá
Điện thoại liên hệ:
Phần I: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Thân phụ Hồ Chí Minh Là Nghuyễn Sinh Sắc.
Ông sinh năm nào?.
1860
1862
1863
1883
Ông mất năm nào?.
1919
1929
1939
1949
Ông qua đời tại đâu?.
Long Xuyên
An Giang
Đồng Nai
Cao Lãnh
Câu 2. Thân mẫu Hồ CHí Minh là bà Hoàng Thị Loan.
Bà sinh năm nào?.
1865
1866
1868
1870
Bà sinh được mấy người con?.
Một
Hai 
Ba
Bốn
Bà mất ở đâu?.
Nghệ An
Huế
Bình Định
Câu 3. Tên người con đầu của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan:
Nguyễn Thị Thanh
Nguyễn Sinh Cung
Nguyễn Sinh Khiêm
Nguyễn Sinh Xin
Câu 4. Quê nội của Hồ Chí Minh ở đâu?.
Làng Sen (xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An)
Làng Hoàng Trù (xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An)
Làng Mật (xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An)
Câu 5. Quê ngoại của Hồ Chí Minh ở đâu?.
Làng Sen (xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An)
Làng Mật (xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An)
Làng Hoàng Trù (xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An).
Câu 6. Với tên gọi là Nguyễn Sinh Cung (tự Tất Thành), Bác Hồ theo cha vào Huế năm nào?.
1894
1895
1905
1907
Câu 7. Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Thanh thời gian nào?.
09/1908 đến 09/1909
09/1910 đến 02/1911
09/1910 đến 04/1911
09/1910 đến 05/1911
Câu 8. Từ bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu mang tên Aminran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Trévill), Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào?.
06/05/1911
02/06/1911
04/06/1911
05/06/1911
Câu 9. Nguyễn Tất Thành nói “ Tôi muốn ra ngoài xem nước Pháp và các nước klhác làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Câu nói đó vào thời gian nào?.
06/1909
07/1910
06/1911
06/1912
Câu 10. Trong thời gian ở nước ngoài, Nguyễn Tất Thành đã làm những công việc gì?.
Phụ bếp, cào tuyết
Đốt lò, bán báo
Thợ ảnh, làm bánh
Tất cả các công việc trên
Câu11. Nguyễn ái Quốc gửi bản “Yêu sách của nhân dân Việt Nam” tới hội nghị Vécxay vào năm nào?.
1917
1918
1919
1920
Câu 12. Nguyễn ái Quốc là người Việt Nam thứ mấy tham gia vào Đảng Cộng sản Pháp trong thời gian từ tháng 12/1920 đến tháng 06/1923?.
Thứ nhất
Thứ hai
Thứ ba 
Thứ tư
Câu 13. Báo La Paria (Người cùng khổ) do Nguyễn ái Quốc đồng sáng lập, ra số đầu tiên khi nào?.
30/12/1920
01/04/1921
01/04/1922
01/04/1923
Câu 14. Tác phẩm của Nguyễn ái Quốc viết về sự kiện Khải Định sang Pháp 1922?.
Con Rồng tre
Lời than vản của bà Trưng Trắc
Vi hành
Cả ba tác phẩm trên
Câu 15. Văn kiện đầu tiên Nguyễn Tất Thành ký tên Nguyễn ái Quốc là:
Bản án chế độ Tực dân Pháp
“Yêu sách của nhân dân Việt Nam” gửi tới hội nghị Vécxay (Pháp) ngày18/06/1919.
Câu 16. “Luận cương của V. I. Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ? Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng của chúng ta”.
Nguyễn ái Quốc nói câu ấy khi đang ở đâu?.
Luân Đôn, Anh
Quảng Châu, Trung Quốc
Paris, Pháp
Máxcơva, Liên Xô
Câu 17. Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn ái Quốc gửi đến Hội nghị Vðcxay Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam gồm mấy điểm?.
6 điểm
8 điểm
9 điểm
12 điểm
Câu 18. Người đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở đâu?.
Hương Cảng (Trung Quốc).
Quảng Châu (Trung Quốc).
Thượng Hải (Trung Quốc).
Cao Bằng (Việt Nam)
Câu 19. Tại Quảng Châu (Trung Quốc) Nguyễn ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng Việi Nam, đó là vào những năm nào?.
1923-1924
1924-1926
1925-1927
1927-1929
Câu 20. Các bài giảng của Nguyễn ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ được Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành tác phẩm gì?.
Bản án chế độ thực dân Pháp
Con Rồng tre
V.I. Lênin và Phương Đông
Đường kách mệnh
Câu 21. Nguyễn ái Quốc đã trích dẫn luận điểm nổi tiếng của V.I. Lênin: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận độngchỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”,câu nói được ghi ở trang đầu tiên của cuốn sách nào?.
Bản án chế độ thực dân Pháp
Nhật ký trong tù
Đường cách mệnh
V.I. Lênin và các dân tộc thuộc địa
Câu 22. Từ tháng 10/1934 đến hết 1935, Hồ Chí Minh học ở trường Quốc tế V.I. Lênin. Lúc này, bác lấy tên là gì?.
Thầu Chín
Lin
Vương
Hồ Quang
Câu 23. Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng vào năm?.
1941
1942
1943
1939
Câu 24. Địa danh đầu tiên Nguyễn ái Quốc đặt chân đến khi mới về nước là tại Cột mốc 108 trên biên giới Việt-Trung thuộc tỉnh Cao Bằng. Tại đây, Người đã dùng bí danh gì để hoạt động cách mạng?.
Thầu Chín
Già Thu
Lý Thụy
Vương Đại Nhân
Câu 25. Núi Các Mác, suối V.I. Lênin là những gọn núi, con suối được Hồ Chí Minh đặt tên, hiện nay thuộc huyện, tỉnh nào?.
Bắc Sơn, Lạng Sơn
Sơn Dương, Tuyên Quang
Hà Quảng, Cao Bằng
Đại Từ, Thái Nguyên
Câu 26. Tỉnh Thanh Hoá đã có vinh dự bốn lần đón bác Hồ về thăm. Hãy chi biết lần đầu tiên Bác về thăm là vào năm nào?.
1946
1947
1957
1961
Câu 27. Hồ Chí Minh bị chính quyền Quốc dân Đảng Bắt và giam giữ trong thời gian nào?.
08/1942 - 01/1943
08/1942 - 06/1943
08/1942 - 09/1943
08/1942 - 08/1944
Câu 28. Thời gian bị giam giữ trong các nhà tù ở Quảng Tây (Trung Quốc), Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm gì?.
Đường kách mệnh
Nhật ký trong tù
Câu 29. “Trung, Nam, Bắc đều là đất nước Việt Nam. Chúng ta đều là tổ tiên dòng họ, đều là ruột thịt anh emKhôngt ai có thể chia rẽ con một nhà, không ai có thể chia rẽ nước Pháp, thì không aicó thể chia rẽ Việt Nam ta”.
Đoạn văn trên được trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh:
Trả lời phỏng vấn của các nhà báo Việt Nam, Pháp, Trung Hoa:
Lời tuyên bố với quốc dân sau khi đi pháp về
Thư gửi đồng bào toàn quốc
Lời kêu gọi Kiều bào Việt Nam ở Pháp
Câu 30. “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Điều khẳng định trên đây được trích từ lời tuyên bố với quốc dân ngay sau khi Hồ Chí Minh đi Pháp về. Đó là vào năm nào?.
1946
1945
1947
1944
Câu 31. Hồ Chí Minh đã soạn thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập tại số nhà 48, Hàng Ngang, Hà Nội, vào thời gian nào?.
08/1945
08/1944
06/1945
07/1945
Câu 32. “Không chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”Lời khẳng định đanh thép này dược trich trong bài viết nào của Hồ Chủ tịch?.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Tuyên ngôn độc lập
Câu 33. “ Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu”. Bác Hồ viết câu nói đó trong văn kiện nào?.
Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu
Lời cảm ơn-ngày 02/01/1946
Lời phát biểu trong buổi lễ ra mắt ứng cử viên tổ chức tại Việt Nam học xá
Đạo đức cách mạng
Câu 34. Hồ Chí Minh nói “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. ở văn kiện nào?.
Bác Hồ trả lời các nhà báo năm 1946
Di chúc
Câu 35. “Tham ô lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta, nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”. Câu nói đó của Hồ Chí Minh được trích trong tác phẩm nào?.
Đường kách mệnh
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Bài nói nhân dịp phát động phong trào sản xuất và tiết kiệm
Phát động chống nạn thất học
Câu 36. Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” thực chất là một văn kiện quan trọng để xây dựng Đảng trên tất cả các mặt. Tác phẩm này được Hồ Chí Minh viết vào thời gian nào?.
Tháng 02/1947
Tháng 06/1947
Tháng 12/1947
Tháng 10/1947
Câu 37. Hồ Chí Minh về thăm quê hương lần thứ nhất vào năm nào?.
1957
1947
1965
1961
Câu 38. Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và danh nhân văn hoá kiệt xuất vào năm nào?.
1969
1975
1987
1990
Câu 39. Bản “Di chúc” thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu được viết vào thời gian nào?.
Ngày 10 tháng 04 năm 1969
Ngày 10 tháng 05 năm 1965
Ngày 15 tháng 05 năm 1969
Câu 40. Đoạn văn “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nướac ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ nhân dân ta, dân tộc ta, non sông đất nước ta”. Có trong văn kiện nào?.
Điếu văn của BCHTW Đảng do đ/c Lê Duẩn đọc tại lễ truy điệu Chủ Tịch Hồ chí minh
Tập sách “ Bác Hồ sự cảm hoá diệu kỳ.
Phẫn II. Tự luận.
Qua nghiên cứu, học tập tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bạn hãy trình bày những suy nghĩ cảm xúc của bản thân về vai trò và những đóng góp to lớn của Người đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. 
Bước vào đầu thế kỷ 20 con đường giải phóng của dân tộc Việt Nam ta, của nhân dân ta vẫn đang còn bế tắc chưa có lối thoát, để đáp ứng được yêu cầu xứ mệnh lịch sử của dân tộc. Nguyễn Tất Thành – Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh đã xuất hiện như một minh tinh, một vị cứu tinh của dân tộc. Người đã được ví như một “Minh tinh vũ trụ thị vô song”. Người đã quyết định sang phương Tây, mà không sang phương Đông như các bậc tiền bối để tìm đường cứu nước, từ năm 1911 đến năm 1920 Người đã đến được với chủ nghĩa Mác – Lênin và đã trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam và Người đã đặt con đường cách mạng của Việt Nam vào quỷ đạo cách mạng thời đại, cách mạng vô sản, cách mạng tháng 10 Nga. Trong bài nói và viết trọn lọc của nhà xuất bản chính trị quốc gia Máxcơva (năm 1959) Người đã khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản, cách mạng Tháng 10 Nga”. Đây là một luận điểm có tính chất khái quát cao nói lên quy luật tất yếu của sự phát triển và điều kiện để đảo bảo cho cách mạng Việt Nam thắng lợi trong thời đại mới thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH.
Mục tiêu, cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh là vì dân vì nước, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, Người đã phấn đấu vì một nước Việt Nam giàu mạnh gắn liền với sự công bằng văn minh. Sau nhiều năm Người bôn ba khắp năm châu để tìm đường cứu nước Nười đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin vào những năm 20 của thế kỷ 20. Công lao to lớn của Hồ Chí Minh là đã đặt con đường cách mạng mạng của Việt Nam vào quỷ đạo cách mạng thời đại, cách mạng vô s ... ệt Nam đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực sự trở thành Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trách nhiệm và vinh dự đó không phải là ý muốn chủ quan của ai mà hoàn toàn cũng không phải sự sắp đặt chủ quan của một giai cấp hay của một lực lượng nào đó trong xã hội. Trước hết vì Đảng ta đã đáp ứng được nhu cầu về lợi ích của quần chúng và trào lưu cách mạng của đất nước.
Để cho dân thừa nhận, dân thương yêu thì trước hết Đảng phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất, thực chất nhất và chỉ thông qua đấu tranh mới được quần chúng thừa nhận, vai trò lãnh đạo của Đảng chính là nhờ vào có dân đi theo Đảng thì Đảng mới giữ được địa vị lãnh đạo của mình. Năm 1935 Hồ Chí Minh đã chỉ rỏ quan điểm của mình, “Đảng có vững thì cách mạng mới thành công, cũng giống như người cầm lái con thuyền có vững thì thuyền mới đi đúng hướng”.
Năm 1947 Người viết về “Sửa đổi lề lối làm việc” nhằm mục đích giáo dục và rèn luyện Đảng viên xây dựng chỉnh đốn Đảng.
Năm 1951 tại Đại Hội toàn quốc lần thứ II trong bài phát biểu của mình Người nói “Đảng lao động Việt Nam là Đảng mạnh mẽ to lớn, chắc chắn và trong sạch vững mạnh muốn vậy theo nguyện vọng Đảng phải xây dựng Đảng ta thật trong sạch”. Năm 1957 Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Người nhấn mạnh “Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa Đảng ta phải mạnh hơn bao giờ hết”. Trong di chúc thì trong nhiệm vụ cần làm sau khi kháng chiến chống Mĩ thắng lợi Người đã dặn “Việc làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi Đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều gia sức làm tròn nhiệm vụ Đảng phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy, chúng ta nhất định thắng lợi”.
Theo Hồ Chí Minh thì mục đích xây dựng chỉnh đốn Đảng là nhằm làm cho Đảng ta thật trong sạch thật vững mạnh, để Đảng ta giữ vững được mặt chính trị, Đảng xứng đáng là đội tiên phong đi đầu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chứ không phải là một tổ chức làm quan, phát tài, tẩy bỏ những phần tử tham ô, lợi dụng chức quyềnra khỏi tổ chức Đảng, làm cho đội ngũ của Đảng ta giữ vững được đạo đức cách mạng luôn luôn cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng chỉnh đốn Đảng bao gồm những tư tưởng cơ bản, song nó nổi lên những nội dung cơ bản sau:
Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho mọi hành động vì thế mỗi một cán bộ Đảng viên không ngừng nâng cao về trình độ nhận thức trí tuệ trước hết là phải giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin.
Mỗi cán bộ Đảng viên phải tuân thủ vận dụng đúng nguyên tắc về tổ chức và sinh hoạt Đảng.
+ Đó là nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách.
+ Tự phê bình và phê bình.
+ Kỷ luật nghiêm minh tự giác.
+ Phải cũng cố máu thịt giữa Đảng và dân.
Vấn đề cán bộ Đảng viên Hồ Chí Minh cho rằng trong công tác xây dựng Đảng, Đảng phải hết sức coi trọng công tác cán bộ bởi vì cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc đó có thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì Bác coi cán bộ là cái gốc của Đảng, công việc cái gốc của Đảng là đào tạo cán bộ mà công việc cái gốc của nhiệm vụ đào tạo là đạo đức cán bộ Đảng viên. Để nhấn mạnh Bác nói mặc dù đường lối chính sách của Đảng có đúng đắn mà đội ngũ cán bộ yêú kém thì đường lối chính sách đó cũng không đến được với nhân dân.
Người đưa ra tiêu chí về các loại cán bộ trên hai phương diện, phẩm chất cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ, bồi dưỡng cán bộ, đào tạo sử dụng cán bộ. 
Những đánh giá về hiệu quả trong thực tế của việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Cả cuộc đời Bác luôn luôn chăm lo đến công tác xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, để Đảng hoàn thành sự nghiệp cách mạng của mình. Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, chăm lo cho công tác xây dựng Đảng, xác định đúng đường lối cách mạng giải phóng dân tộc để Đảng hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân phong kiến, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, trong giai đoạn 1930-1945. 
Đề ra đường lối, chiến lược, sách lược và chèo lái con thuyền cách mạng trong điều kiện cực kỳ khó khăn, phức tạp sau khi giành được chính quyền những năm 1945-1946 để bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Cùng toàn Đảng xây dựng đường lối “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh luôn luôn gương mẫu rèn luyện phẩm chất, tư cách của một người Đảng viên, làm tròn nhiệm vụ được giao phó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng toàn diện, toàn mỹ của một đảng viên suốt đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nỗi bất nhất ở các điểm sau:
Một là: tấm gương tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Là lãnh đạo cao nhất của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn gương mẫu thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, coi kỷ luật Đảng là kỷ luật nghiêm minh và tự giác; coi trọng việc thực hiện nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng trong thực tế. Quan tâm đến việc mở rộng và thực hành dân chủ trong Đảng, Người đã gương mẫu thực hiện dân chủ đầy đủ và tích cực nhất trong sing hoạt Đảng. Người xác định rõ trách nhiệm cá nhân, nêu cao tinh thần “tu dưỡng” trước Đảng, trước dân tộc và nhân dân.
Hai là: tấm gương luôn luôn giữ vững và tu dưỡng, rèn luyện ý chí, quyết tâm cách mạng, là “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”; trung với nước, hiếu với dân.
Tấm gương khổ luyện, tiếp thu các giá trị văn hoá, tự hoàn thiện nhân cách, không ngừng học tập để có tri thức, nâng cao tầm trí tuệ.
Tấm gương rèn luyện đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, lòng nhân ái bao la, trong sáng thuỷ chung, lối sống giản dị, thiết thực, hoà đồng, làm chủ bản thân và luôn có khát vọng vươn tới những chuẩn mực của chân, thiện, mỹ.
Tâm gương rèn luyện để có tác phong gần dân, hiểu dân, và dân, gương mẫu trong cuộc sống hằng ngày.
Tấm gương sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng vào kết quả của quá trình xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh bởi vì như chính Người đã quan niệm: “ở các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
Có thể nói rằng thắng lợi của cách mạng Việt Nam và sự trưởng thành vững mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam ta trải hơn qua 80 năm đã khẳng định rằng tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác xây dựng rèn luyện Đảng là đúng đắn là căn cứ tiên cậy để Đảng ta tiếp tục vận dụng và phát triển về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng trong tình hình hiện nay để Đảng ta không ngừng nâng cao năng lực và vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhìn chung những tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Tư tưởng này được hình thành từ yêu cầu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, chúng ta muốn làm được nhiệm vụ đó thì trước hết chúng ta cần phải có những con người có phẩm chất đạo đức cách mạng, phải giám hy sinh thân mình về sự nghiệp lớn đó và Hồ Chí Minh là một con người như vậy.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gươưng đạo đức Hồ Chí Minh” Hiện nay được Đảng và nhà nước ta quan tâm phát động rộng rãi đến các cơ quan các tổ chức xã hội và đến mọi tầng lớp quần chúng nhân dân lao động và được mọi người tham gia hưởng ứng và hành động theo tư tưởng của Người đã đạt được kết quả rất cao.
Đối với bản thân, trước hết người cách mạng thì phải có đạo đức cách mạng để làm nền tảng mới, luôn hoàn thành nhiệm vụ cách mạng một cách vẻ vang. Đạo đức cách mạng là bản thân phải luôn luôn đấu tranh suốt cuộc đời cho Đảng, cho giai cấp cách mạng.
Trong quá trình làm việc phải giữ vững kỷ luật, giữ vững đường lối của Đảng, đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích của chính bản thân mình, hết lòng phục vụ nhân dân, vì Đảng, vì dân mà luôn luôn đấu tranh quên mình và gương mẫu trong mọi công việc.
Với tư tưởng như vậy chúng ta phải gia sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn phê và tự phê bình, kiên quyết chống lại những tư tưởng phi vô sản khác và chống lại chủ nghĩa cá nhân, phải “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, phải rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên liên tục, vì đạo đức không phải là cái gì đó có sẵn. Phải hành động cụ thể trong cuộc sống phải nói ít làm nhiều và đó chính là thước đo phẩm giá đích thực của mỗi con người.
Phải ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của Hồ Chí Minh để có được phẩm chất đạo đức mới.
Đạo đức mới, chế độ xã hội mới, phải có hệ thống đạo đức mới để phản ánh cái đã sinh ra nó đó là tồn tại xã hội do giai cấp vô sản tiến hành cuộc cách mạng. Đạo đức mới đó chính là đạo đức của chế độ Cộng Sản chủ nghĩa. Bản thân phải có tinh thần ý thức lao động tự giác và sáng tạo, kết quả được đánh giá bằng năng xuất, hiệu quả của quá trình làm việc, làm ra sản phẩm là đích thực của lao động, cần phải xem xét đánh giá kết quả phải dựa vào nhiều mặt không nên nhìn nhận và đánh giá kết quả sai sự thật.
Phải luôn thực hiện đúng nguyên tắc đạo đức mới, chúng ta cần phải rèn luyện suốt cả đời, luôn lấy đấu tranh phê và tự phê làm vũ khí đấu tranh, phải chống lại những tư tưởng, những quan điểm trái với sự phát triển chung của xã hội, nói phải đi đôi với làm. Những nguyên tắc này cần thực hiện để hình thành đạo đức mới trong xã họi chủ nghĩa.
Phải luôn luôn biết kế thừa truyền thống của dân tộc nó là những cái phải gần gủi gắn bó kết tinh trong mỗi con người chúng ta, nó không chỉ là cho một thế hệ mà nó còn trải qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau.
Bản thân cần phải tu dưỡng học tập góp một phần nhỏ bé của mình vào hoàn thành cho bằng được mục tiêu sự nghiệp cách mạng chung của đất nước là CNH-HĐH đi lên CNXH làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh và dân chủ, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh có ước mơ có hoài bảo là “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN hiện nay bản thân phải luôn biết bám sát những yêu cầu chung của cuộc cách mạng trong từng giai đoạn phát triển lịch sử của xã hội nhằm định hướng, vạch ra và sắp xếp kế hoạch cụ thể, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, phấn đấu để hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào ở trong bất cứ giai đoạn phát triển lịch sử của xã hội./.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN GDCD 9(3).doc