Bài dự thi: " Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm phạm tình dục" - Nguyễn Thị Yến - Trường THCS Hải Sơn

Bài dự thi: " Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm phạm tình dục" - Nguyễn Thị Yến - Trường THCS Hải Sơn

Câu 4: Nghị định số 36/ 2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định cụ thể hành vi Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi truỵ; làm ra, sao chép, lưu hành, vạn chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ emnhư thế nào?

Trả lời:

 Điều 7, Nghị định số 36/ 2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định hành vi Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi truỵ; làm ra, sao chép, lưu hành, vạn chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em như sau:

 1.Dùng quan hệ tình cảm, uy tín, sự phụ thuộc của trẻ em, nói dối, gian lận để dụ dỗ, lôi keó trẻ em mua bán, thuê mượn, sử dụng văn hoá phẩm hoặc sản phẩm có nội dung kích động bạo lực đồi truỵ.

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi: " Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm phạm tình dục" - Nguyễn Thị Yến - Trường THCS Hải Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Nguyễn Thị Yến Tuổi:32
Giới tính: Nữ Dân tộc:Kinh
Nơi công tác: Trường THCS Hải Sơn 
Bài dự thi:
”Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm phạm tình dục”
Câu 1: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, thông qua ngày , tháng, năm nào? Bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào?
Trả lời:
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng6 năm 2004.
 Bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng01 năm 2005.
Câu 2: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đượcquy định các hành vi nghiêm cấm nào?
Trả lời:
 Điều 7, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được quy định các hành vi nghiêm cấm sau:
Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bở rơi trẻ em được mình giám hộ;
Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang để trục lợi;
Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm phạm tình dục trẻ em;
Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi truỵ; làm ra, sao chép, lưu hành, vạn chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em;
Hành hạ, ngược đãi làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác.
áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật.
Câu 3: Nghị định số 36/ 2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định cụ thể hành vi dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm phạm tình dục như thế nào?
Trả lời:
 Điều 6, Nghị định số 36/ 2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định hành vi dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm phạm tình dục như sau:
Dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác để dụ dỗ, lôi káo trẻ em hoạt động mại dâm.
Dùng thủ đoạn nói dối, gian lận để trẻ em hoạt động mại dâm.
Dẫn, chỉ dẫn, môi giới, tổ chức, xúi giục trẻ em hoạt động mại dâm.
Che dấu, cho thuê, mượn hoặc bố trí nơi để trẻ em hoạt động mại dâm.
Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc uy quyền để ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm.
Cho trẻ em tiếp xúc với văn hoá phẩm, sản phẩm có nội dung khiêu dâm hoặc tác động vào cơ thể trẻ em nhằm kích động tình dục trẻ em
Hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em.
Câu 4: Nghị định số 36/ 2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định cụ thể hành vi Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi truỵ; làm ra, sao chép, lưu hành, vạn chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ emnhư thế nào?
Trả lời:
 Điều 7, Nghị định số 36/ 2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định hành vi Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi truỵ; làm ra, sao chép, lưu hành, vạn chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em như sau:
 1.Dùng quan hệ tình cảm, uy tín, sự phụ thuộc của trẻ em, nói dối, gian lận để dụ dỗ, lôi keó trẻ em mua bán, thuê mượn, sử dụng văn hoá phẩm hoặc sản phẩm có nội dung kích động bạo lực đồi truỵ.
 2. Dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác để dụ dỗ, lôi káo trẻ em mua, bán, thuê, mượn, sử dụng văn hoá phẩm hoặc sản phẩm có nội dung kích động bạo lực đồi truỵ.
 3. Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc uy quyền để ep buộc trẻ em mua, bán, thuê, mượn, sử dụng văn hoá phẩm hoặc sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi truỵ.
 4. Viết dịch, sao chép, sản xuất, lưu hành, vận chuyển,tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em .
 5. Sản xuất vận chuyển kinh doanh, nhập khẩu đồ chơi, trò chơi kích động bạo lực đồi truỵ, nguy hiểm, có tác hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em. 
Câu 5:
Nghị định số 114/ 2006/NĐ-CP ngày 03/10/2006 của Chính phủ quy định hình thức và mức sử phạt hành vi lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi truỵ; làm ra, sao chép, lưu hành, vạn chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em như thế nào? 
Trả lời:
 Nghị định số 114/ 2006/NĐ-CP ngày 03/10/2006 của Chính phủ quy định hình thứcvà mức sử phạt hành vi lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi truỵ; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1000.000 đồng đối với với hành vi dùng quan hệ tình cảm, uy tín, sự phụ thuộc của trẻ em, nói dối, gian lận để dụ dỗ, lôi keó trẻ em mua bán, thuê, mượn, sử dụng văn hoá phẩm hoặc sản phẩm có nội dung kích động bạo lực đồi truỵ.
Phạt tiền từ 3000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: 
 a, Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc uy quyền để ép buộc trẻ em mua, bán, thuê, mượn, sử dụng văn hoá phẩm hoặc sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi truỵ.
 b, Sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ trò chơi kích động bạo lực đồi truỵ, nguy hiểm, có tác hại cho sự phát triển nhân cách, sức khoẻ của trẻ em. 
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu đồ chơi, trò chơi kích động bạo lực đồi truỵ, nguy hiểm, có tác hại cho sự phát triển nhân cách, sức khoẻ của trẻ em.
4.Hình thức xử phạt bổ sung: 
 a.Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.
 b.Tịch thu tài liệu, văn hoá phẩm, sản phẩm có nội dung khiêu dâm kích động bạo lực, đồi truỵ được sử dụng để thực hiện hành vi tại khoản1, khoản2 và khoản3 điều này.
Câu 6: Hãy kể tên các tội phạm tình dục trẻ em được quy định trong Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội khoá X thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 ?
 Trả lời: Các tội phạm tình dục trẻ em được quy định trong bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam đã được Quốc hội khoá X thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 bao gồm:
Tội hiếp dâm trẻ em ( Điều 112, BLHS )
Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114, BLHS )
Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115, BLHS) 
Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116, BLHS)
Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120, BLHS)
Tội chứa mại dâm với trẻ em (Điều 254, BLHS)
Môi giới dẫn dắt mại dâm trẻ em ( điểm a, khoản3,Điều 255, BLHS)
Tội mua dâm trẻ em (Điều 256, BLHS)
Câu 7: Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội khoá X thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 hình phạt đối với tội hiếp dâm trẻ em như thế nào ?
 Trả lời: Điều 112 Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội khoá X thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 hình phạt đối với tội hiếp dâm trẻ em như sau:
Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phạt tù từ 7 năm dến 15 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: có tính chất loạn luân; làm nạn nhân có thai; gây tổn hại sức khoẻ nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; đối với người mà phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: có tổ chức; nhiều người hiếp một người; phạm tội nhiều lần; đối với nhiều người; gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên; biết mình nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 
Câu 8: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được quy định bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm phạm tình dục như thế nào?
Trả lời:
 Điều 56 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được quy định:
Trẻ em bị xâm hại tình dục được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ bằng các biện pháp tư vấn, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và tạo điều kiện để ổn định cuộc sống.
Cơ quan, tổ chức, các cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn và tố cáo hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
Câu 9: Thông tư Liên tịch số 86/2008/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 6/10/2008 của Liên Bộ: Tài chính, Lao động- TB&XH hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/2/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010 đã quy định các hoạt động bảo vệ và trợ giúp cho trẻ em bị XPTD như thế nào?
 Trả lời: Theo thông tư Liên tịch số 86/2008/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 6/10/2008 của Liên Bộ: Tài chính, Lao động- TB&XH hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/2/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010, trẻ em bị XPTD được hưởng những chế độ sau:
Chi hỗ trợ tiền tàu xe đưa các em trở về gia đình hoặc nơi cư trú và chi phí phương tiện vận chuyển (nếu có) để đưa các em về gia đình hoặc nơi cư trú. Mức chi theo giá cước vận tải thông thường tại địa phương hoặc chi phí xăng xe thực tế (nếu đơn vị tự bố trí phương tiện vận chuyển) hoặc họp đồng thuê xe (nếu thuê ngoài)
Chi phí hỗ trợ tiền ăn cho các em:
Tiền ăn trên đường trở về gia đình hoặc nơi cư trú: mức hỗ trợ 25.000 đồng/ em /ngày, tối đa không quá 3 ngày.
Tiền ăn trong thời gianchữa trị tại các cơ sở y tế mức chi 25.000 đồng/ em /ngày, thời gian hỗ trợ tối đa không quá 30 ngày.
Trong thời gian chờ đưa về gia đình hoặc nơi cư trú đưa vào các cơ sở tập trung hoặc các cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng tạm thời được trợ cấp tiền ăn mức 15.000 đồng/ em /ngày, thời gian tối đa không quá 30 ngày.
3. Chi hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn sau khi trở về gia đình hoặc nơi cư trú:
Hỗ trợ giải quyết khó khăn đời sống trước mắt cho các em thuộc hộ nghèo, mức hỗ trợ tối thiểu 240.000 đồng/ em /ngày, thời gian tối đa không quá 03 tháng.
Hỗ trợ một lần mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập trong trường hợp các em tiếp tục trở lại học phổ thông hoặc học bổ túc văn hoá: Mức chi 300.000 đồng/ em.
Trẻ em đủ 13 tuổi trở lên có đủ sức khoẻ và nhu cầu học tập nghề được cơ quan lao động- TB và XH giới thiệu đến các cơ sở dạy nghề để học nghề ngắn hạn, được hỗ trợ kinh phí học nghề một lần.Thời gian hỗ trợ theo số tháng thực tế đào tạo của từng nghề nhưng tổng thời gian đào tạo không quá 9 tháng, với mức tối thiểu như sau:
 + Hỗ trợ cơ sở dạy nghề có trẻ em bị XPTD vào học nghề: 300.000 đồng/ em/ tháng.
 + Hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại của trẻ em: 240.000 đồng/ em/ tháng.
 Việc chi hỗ trợ cho các em trở về gia đình hoặc nơi cư trú nêu trên chỉ thực hiện lần đầu. Trình tự, thủ tục chi hỗ trợ cho trẻ em được thực hiện tại điểm 2, phần II Thông tư liên tịch số 86/2008/TTLT-BTC-BLĐTBXH.
4. Ngoài các khoản hỗ trợ trên đây ra, trẻ em bị xâm phạm tình dục còn được xem xét hỗ trợ tiền thuốc và chi phí khám, chữa bệnh theo mức thu viện phí hiện hành của cơ sở khám chữa bệnh công lập. Mức hỗ trợ tối đa 1.000.000đồng/ em (chỉ hỗ trợ một lần). Riêng đối với trẻ em dưới 6 tuổi được miễn toàn bộ kinh phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập theo quy định. Đối với trẻ em bị xâm phạm tình dục thuộc hộ gia đình nghèo được hỗ trợ kinh phí thuê chuyên gia tư vấn điều trị phục hồi các tổn thương về tâm lý, sức khoẻ 50.000 đồng/ buổi( tối đa không quá 20 buổi)
5. Trẻ em bị xâm hại tình dục mà mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng; hoặc mồ côi cha hoặc mẹ, nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ mất tích theo quy dịnh tại Điều 78 của Bộ luật dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy diịnh của pháp luật ; hoặc có cha và mẹ, hoăc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; hoặc nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng theo quy định tại Nghị định số 67/ 2007/ NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo xã hội.
Câu 10: Bạn hãy viết về một trong những nội dung dưới đây:
Tác hại của tệ nạn xâm phạm tình dục trẻ em là gì? Cần hướng dẫn trẻ em làm gì để tự bảo vệ mình tránh khỏi xâm phạm tình dục? Cần làm gì khi phát hiện vụ xâm phạm tình dục trẻ em?
Đề xuất các biện pháp chủ yếu để phòng ngừa xâm phạm tình dục trẻ em tại cơ sở ? Cần báo tin cho cơ quan nào về các vụ việc xâm phạm tình dục trẻ em?

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen dong co hoc.doc