Bài dự thi kiến thức liên môn - Tình huống: Nguồn nước và cuộc sống

Bài dự thi kiến thức liên môn - Tình huống: Nguồn nước và cuộc sống

BÀI VIẾT THAM GIA CUỘC THI

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT

CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH

1. Tên tình huống: Nguồn nước và cuộc sống.

2. Mục tiêu giải quyết tình huống:

Cần nhanh chóng khắc phục hiện trạng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm để góp phần xây dựng cuộc sống con người tốt đẹp hơn.

3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:

Các môn học liên quan: Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân

1. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2012 – 1/2013, chia thành 2 giai đoạn:

 - Giai đoạn tìm hiểu và thu thập thông tin.

 - Giai đoạn thực hiện nghiên cứu và tổng hợp.

 2. Phạm vi nghiên cứu:

 - Theo dõi, thực hiện nghiên cứu thường xuyên tại trường THCS Mỹ Hội và trong cộng đồng hai xã Mỹ Hội và Mỹ Xương huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

 - Tổ chức thực hiện các phương pháp thu thập thông tin tại nhà, trong sinh hoạt hàng ngày và các cơ sở sản xuất.

 3. Đối tượng:

 Học sinh và người dân Mỹ Xương, Mỹ Hội.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi kiến thức liên môn - Tình huống: Nguồn nước và cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT TỈNH ĐỒNG THÁP
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG THCS MỸ HỘI
Địa chỉ: ấp Tân Trường, xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh
Điện thoại: 0673.924.273
Email: thcs.myhoi.hcaolanh@gmail.com
BAØI VIEÁT DÖÏ THI
NGUOÀN NÖÔÙC VAØ CUOÄC SOÁNG
Hoïc sinh: Traàn Huyønh Trang – 9A1.
Email: hqkhanh29@gmail.com
Ñieän thoaïi: 01669163035
BÀI VIẾT THAM GIA CUỘC THI 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT 
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH
1. Tên tình huống: Nguồn nước và cuộc sống.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Cần nhanh chóng khắc phục hiện trạng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm để góp phần xây dựng cuộc sống con người tốt đẹp hơn.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Các môn học liên quan: Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân
1. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2012 – 1/2013, chia thành 2 giai đoạn:
	- Giai đoạn tìm hiểu và thu thập thông tin.
	- Giai đoạn thực hiện nghiên cứu và tổng hợp.
	2. Phạm vi nghiên cứu:
	- Theo dõi, thực hiện nghiên cứu thường xuyên tại trường THCS Mỹ Hội và trong cộng đồng hai xã Mỹ Hội và Mỹ Xương huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
	- Tổ chức thực hiện các phương pháp thu thập thông tin tại nhà, trong sinh hoạt hàng ngày và các cơ sở sản xuất.
	3. Đối tượng: 
	Học sinh và người dân Mỹ Xương, Mỹ Hội.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm nguồn nước.
- Xử lí nước thải một cách khoa học và theo đúng quy trình.
- Sử dụng nhà tiêu tự hoại thay cho nhà tiêu cầu cá.
- Sử dụng thuốc trừ sâu hợp lí đồng thời không vứt rác hay xác động vật xuống sông để giảm bớt ô nhiễm nguồn nước.
- Xây dựng nhiều nhà máy xử lí nước thải.
- Xây dựng bể lắng, lọc xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
- Xử lí nước bẩn bằng than hoạt tính theo quy trình Hóa học: Trước tiên là lắp một lớp sỏi lớn cao 30cm, đặt giữa là ống nước nhựa khoan lỗ có đường kính khoảng 0,5cm, còn đầu ống phía trong được bịt lại để dẫn nước đã lọc sạch ra ngoài bề chứa nước tinh khiết. Lắp tiếp lớp sỏi nhỏ cao khoảng 10cm, rồi cho lên lớp cát lớn cao 10cm. Sao đó cho một lớp than hoạt tính cao khoảng 30cm lên lớp cát lớn. Cuối cùng là đổ vào đó lớp cát sạch cao 30cm và đặt ngang lớp cát sạch đó sẽ lắp một val nước để xả phèn. Một công đoạn đơn giản mà không thể thiếu đó là xả nước từ bồn nước bẩn qua vòi sen phun mưa nhẹ vào bể lọc nước thì chúng ta đã xử lí nguồn nước bẩn thành nguồn nước sạch và tinh khiết.
- Xử lí nước nhiễm sắt, phèn bằng phương pháp hóa học: Hòa tan một ít vôi sống với nước theo tỉ lệ thích hợp. Để nước lắng xuống sau 1 giờ thì cho lượng nước bên trên vào thùng, khuấy lên nhiều lần rồi để yên cho nước lắng xuống dùng phèn chua đã giả nhỏ đổ vào thùng khuấy nhiều lần để sắt và phèn kết tủa trắng lắng xuống đáy. Tiếp tục, gạn lấy phần nước trong rồi hòa tan chloramin B vào nước để khử trùng.
- Có thể dùng nước javel hay sục khí clor hoặc pha chế bột clorin vào nước để khử trùng nước. Một cách hữu hiệu mà quá trình thực hiện không phức tạp đó là đun sôi nước để sử dụng vì khi đó ở nhiệt độ cao vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt đồng thời cặn cũng sẽ bị lắng xuống đáy ấm đun.
- Xử lí nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học: Xây dựng hầm tự hoại, bể điều hòa có màng ngăn tách dầu mỡ và chất thải, xây dựng bể sinh học gồm máy thổi khí và bể Aerotank, bể lắng, bể phân hủy bùn kỵ khí nơi chọn lắp và nơi chứa nước đã được lọc. Quy trình thực hiện như sau: Cho nước thải vào hầm tự hoại, từ hầm tự hoại bơm nước vào bể điều hòa để tách dầu mỡ và các tạp chất có trong nước thải. Từ bể điều hòa, nước thải được đưa vào bể sinh học để được hòa trộn với bùn vi sinh hoạt tính sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải dưới dạng thức ăn thành các hợp chất đơn giản hơn và vô hại. Hỗn hợp vi sinh và nước thải được chảy vào bể lắng. Vùng lắng được tuần hoàn vào bể sinh học hiếu khí. Nước sau khi lắngđạt tiêu chuẩn môi trường thì được đưa vào nguồn tiếp nhận. Cuối cùng là xử lí và thải bỏ bùn từ bể lắng.
- Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân giáo dục ý thức bảo vệ nguồn nước:
+ Tổ chức phong trào “Ngày chủ nhật tình nguyện” - đi đến các hộ gia đình ở địa phương để tuyên truyền, giải thích cho mọi người hiểu về tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm, hướng dẫn người dân cách khắc phục nguồn nước bị ô nhiễm.
+ Các cấp chính quyền cần phối hợp với các tổ chức xã hội để cùng nhau ra sức tuyên truyền và ngăn chặn những hành vi làm ô nhiệm nguồn nước. Đồng thời các phương tiện thông tin báo đài cũng tuyên truyền giáo dục ý thức mọi tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của nguồn nước.
+ Học sinh chúng ta hãy là những tuyên truyền viên nhỏ, đem tất cả những hiểu biết của mình tuyên truyền cho mọi người hiểu về sự cần thiết của nguồn nước và tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
- Góp phần hạn chế ô nhiễm nguồn nước cũng như ô nhiễm môi trường sống.
- Giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống thực tiển và giúp chúng ta biết cách vận dụng kiến thức của bản thân tư lớp học vào cuộc sống để phục vụ cho đời sống hàng ngày cũng như là rèn luyện kĩ năng “học đi đôi với hành”, nâng cao chất lượng hoc tập.
- Tạo ý thức tốt cho tất cả mọi người.
- Bảo vệ nguồn nước cũng như là bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ con người khỏi các dich bệnh từ nguồn nước bị ô nhiểm.
—©–

Tài liệu đính kèm:

  • docBai du thi kien thuc lien mon Nguon nuoc va cuocsong.doc