10 bài văn hay lớp 8

10 bài văn hay lớp 8

Tôi đi học là một truyện ngắn đầy chất thơ.Chất thơ tỏa ra từ tâm hồn mơ mộng giàu cảm xúc của nhà văn xứ Huế-Thanh Tịnh.Truyện tuy ngắn nhưng hàm súc và cô đọng.Ý tứ của truyện tinh tế,khơi gợi sâu xa vào những kỉ niệm trong tâm hồn của mỗi người.

Truyện ngắn Tôi đi học xây dựng dựa trên dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình-hoài niệm về ngày đầu tiên cắp sách tới trường.Dòng hoài niệm đầy chất thơ ấy được mở đầu bằng những làn gió thu mát rượi,những đám lá vàng rơi và những đám mây “bàng bạc”.Tháng chín mùa thu đã đến và những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên cứ thế ùa về.

Ngày khai trường hôm ấy,cậu con trai được mẹ âu yếm dẫn đi vẫn trên con đường cũ mà hôm nay sao thấy lạ.Cảnh vật đang thay đổi hay chính lòng mình thay đổi. “Tôi đã lớn” và “hôm nay tôi đi học”.Cách dẫn dắt giản dị mà hợp lý.Có thể lắm chứa.Vì ngày đầu tiên đến trường mấy ai không có những kỉ niệm khó quên.Cậu bé thấy mình “trang trọng và đứng đắn”.Hai quyển vở mới trên tay cậu “đã bất đầu thấy nặng”,khiến cậu nảy ra một ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ “chắc chỉ người thành thạo mới cầm nổi bút thước”.Thanh Tịnh thật là tinh tế.Đoạn văn tưởng tượng và hoài niệm nhưng sự việc cứ ngỡ như đang xảy ra trước mắt,gần gũi quá,thân thuộc quá với tất cả mọi người.

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "10 bài văn hay lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1.
Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh.
Bài viết
Tôi đi học là một truyện ngắn đầy chất thơ.Chất thơ tỏa ra từ tâm hồn mơ mộng giàu cảm xúc của nhà văn xứ Huế-Thanh Tịnh.Truyện tuy ngắn nhưng hàm súc và cô đọng.Ý tứ của truyện tinh tế,khơi gợi sâu xa vào những kỉ niệm trong tâm hồn của mỗi người.
Truyện ngắn Tôi đi học xây dựng dựa trên dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình-hoài niệm về ngày đầu tiên cắp sách tới trường.Dòng hoài niệm đầy chất thơ ấy được mở đầu bằng những làn gió thu mát rượi,những đám lá vàng rơi và những đám mây “bàng bạc”.Tháng chín mùa thu đã đến và những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên cứ thế ùa về.
Ngày khai trường hôm ấy,cậu con trai được mẹ âu yếm dẫn đi vẫn trên con đường cũ mà hôm nay sao thấy lạ.Cảnh vật đang thay đổi hay chính lòng mình thay đổi. “Tôi đã lớn” và “hôm nay tôi đi học”.Cách dẫn dắt giản dị mà hợp lý.Có thể lắm chứa.Vì ngày đầu tiên đến trường mấy ai không có những kỉ niệm khó quên.Cậu bé thấy mình “trang trọng và đứng đắn”.Hai quyển vở mới trên tay cậu “đã bất đầu thấy nặng”,khiến cậu nảy ra một ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ “chắc chỉ người thành thạo mới cầm nổi bút thước”.Thanh Tịnh thật là tinh tế.Đoạn văn tưởng tượng và hoài niệm nhưng sự việc cứ ngỡ như đang xảy ra trước mắt,gần gũi quá,thân thuộc quá với tất cả mọi người.
Dòng cảm xúc cũng như chất thơ của truyện lại tiếp tục được lan tỏa khi cậu học trò nhỏ tay trong tay mẹ bước qua cổng trường Mĩ Lý.Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật phát huy sức mạnh khi tác giả tìm đến những biến thái tinh vi trong tâm hồn câu học trò.Cậu đứng nép mình như “con chim đang đứng bên bờ tổ,nhìn quãng trời rộng muốn bay,nhưng còn ngập ngừng e sợ”.Rồi tiếng trống vang lên,những cậu trò mới “vụng về lúng túng”.Cảm giác của nhân vật “tôi” dường như đang mơn man trở lại trong lòng độc giả.
Nhưng có lẽ đến bây giờ,cái màn chính của buổi tựu trường mới đến.Oâng Đốc đọc những cái tên lần lượt khiến tụi học trò tim như ngừng đập vì xúc động có,vì ngơ ngác có.Và đến rồi sau tiếng vỡ òa của bao cô cậu,buổi học đầu tiên cũng được bắt đầu.Oâi!Cái cảm giác khóc òa không chịu bước vào cái ngôi nhà mà cái gì cũng mới và lạ lẫm hẳn chẳng có gì xa lạ đối với chúng ta.Vậy mà đọc đến đây hẳn ai cũng bùi ngùi rung động về những câu văn tự nhiên mà sắc sảo.
Nhân vật “tôi” lắng lại,quan sát và cảm nhận.Thầy đón tụi học trò nhỏ tuổi,tươi cười gợi cái gì đó vừa quen vừa lạ,vừa thân thuộc gần gũi nhưng cũng vừa cao quý.Còn lớp thì hình như “có một mùi hương lạ”.Chỗ ngồi này từ nay sẽ là của riêng tôi.Và tại sao những bạn kia “tôi” chưa nhìn thấy bao mà chẳng hề xa lạ thầm chí còn “quyến luyến tự nhiên”nữa chứ.Cái cảm giác gần gũi vô cùng.
Câu chuyện của Thanh Tịnh không có nhiều nhân vật,không có những đối thoại ồn ào,không có những tình huống cam go quyết liệt.Nhưng chính sự tĩnh lặng,nhẹ nhàng được xây dựng trên cơ sở những hoài niệm rất thực và tinh tế đã làm nó trở nên thật là hấp dẫn.Nhưng biến thái tâm lý tinh vi,những dòng văn giản dị giàu cảm xúc,lối cảm nhận nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này.
Bài 2.
Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học.
Bài viết
Tôi đi học như là một bức tranh tuổi thơ nhiều màu sắc mà mảng màu nào cũng rộn ràng,cũng đẹp đẽ.Song có thể nói tất cả những màu sắc đều gắn với “màu nền” là dòng cảm xúc của cậu học trò.Những biến thái liên tiếp ấy trong dòng cảm xúc của nhân vật “tôi “ thực giống như những đốm lửa hồng thắp dần lên những kỷ niệm tuổi học trò.
Có thể nói,những cảm xúc “ngây thơ và non nớt” của cậu học trò trong truyện ngắn của Thanh Tịnh cũng là cảm xúc của tôi,của bạn và của tất cả chúng ta,những ai đã từng một lần chập chững cấp sách tới trường.Dòng cảm xúc của nhân vật tôi “tôi” đã khái quát cảm giác chung của mọi người.
Tôi nghĩ,nếu như truyện không phải là dòng hoài niệm thì hẳn những ấn tượng về mặt thời gian ở đầu truyện chỉ là một sự tình cờ.Cái đầu tiên được cảm nhận bằng ấn tượng chứ không phải theo kiểu một thói quen.Người đọc hình dung khá dẽ cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn này.Dó là dòng cảm xúc được kết nối từ ba mạch ngắn độc lập mà thống nhất.
Phần đầu truyện,ta bắt đầu xúc động và dường như cũng giống nhân vật,ta “mơn man” với những kỷ niệm ngày xưa.Oâi,kỷ niệm đó dù đã rất xa nhưng sao vẫn ngọt ngào biết mấy.Nhớ lúc đó vào quá nửa mùa thu,mùa của ngày hội khai trường.Ta ngại ngùng theo chân mẹ bước từng bước trên con đường quen thuộc mà lòng đầy băng khoăn thắc mắc.Con đường với ta đã quá quen nay sao có cái gì xa lạ.Phải chăng vì ta đã lớn khôn,ta đã bắt đầu cắp sách tới trường.Cmar xúc ấy hẳn chúng ta đều đã từng trải qua.Trong cái ngày khó quên ấy có một thứ hiện diện quen thuộc với tất cả nhưng cô cậu học trò:đồ dùng học tập.Nhân vật tôi cảm nhận về nó mới độc đáo làm sao “hai quyển vơ mới ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng”.Tôi “ghì chặt” mà “một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất”.Thế là từ nay ta bắt đầu gắn với cái nợ bút nghiên,đèn sách.
Cổng trường mở ra,cũng mở luôn tiếp phần tiếp theo của dòng cảm xúc.Bây giờ không phải lạ lẫm với con đường,cảnh vật mà là lạ lẫm với ngôi trường tiểu học.Ngôi trường trông “xinh xắn và oai nghiêm”.Cái liên tưởng của nhân vật “tôi” thật là thú vị.Tất cả đều lạ,nhưng đang dần thân thiện và hòa hợp. “Tôi” xúc động và xao xuyến nhất là khi nghe tiếng trống giục tiết học đầu tiên.Nhưng rồi “tôi sợ”, “tôi” ngập ngừng nghe theo lời ông đốc.Cảm giác lúc ấy đúng là sung sướng nhưng quả thật sao ta lại thấy xa mẹ ta đến thế.Ta nhớ mẹ vô cùng,muốn sà ngay vào lòng mẹ và chẳng còn muốn đi đâu nữa.
Rồi buổi học đầu tiên cũng bắt đầu.Nhân vật “tôi” miễn cưỡng bước vào trong lớp sau những lời dỗ ngọt ngào của mẹ.Phòng học mới có bao điều lạ,lạ thầy,lạ bạn và cả chổ ngồi của mình đây nữa.Nhưng sao rồi ta lại thấy quen thân nhanh thế:chỗ ngồi ngày sẽ là của ta,nhưng cậu bạn kia chưa biết tên,chưa dám hỏi tên nhưng sao vẫn thấy quen quen.Cái cảm giác đầu tiền vào lớp ấy đúng như cái cảm giác vừa quen vừa lạ.
Bài 3.
Viết bài vắn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng đầu tiên.
Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học.
Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” là dòng biến thái giản dị mà tinh tế.Những cảm xúc đầy ấn tượng chắc chắn không chỉ khơi lại trong tôi mà còn là ở tất cả mọi người những kỉ niệm về cái ngày đầu tiên chạy lon ton theo mẹ đến trường.cái ngày ấy đầy ý nghĩa.Nó khởi đầu cho con đường chinh phục tri thức của mỗi người chúng ta.
Bài viết
Thời gian trôi qua nhanh thậ,mới đó mà đã tám năm!Tám năm,khoảng thơi gian không hề ngắn nhưng với tôi ,kỷ niệm về ngày đầu tiên cắp sách tới trường vẫn con tươi mới lắm!Tôi nhớ đó là một ngày thu tháng chín đẹp và trong xanh.
Hôm ấy tôi dậy sớm.Bố mẹ hình như cũng tất bật hơn vì lo đưa cậu con trai độc nhất vào lớp một.Riêng tôi,tuy háo hức vô cung nhưng có cái gì khiến tôi còn e ngại lắm.
Buổi sáng bố đèo tôi và mẹ đi trên con đường quen thuộc,chỗ tôi và thằng Tý vẫn hay chon một đoạn đường rộng để đùa nhau.Con đường quen thuộc nhưng sao hôm nay,nó lại thay đổi thế.Những cơn gió thu mát rượi đang thổi những chiếc lá khô lác đác rơi.Nhưng chiếc lá cứ xoay tròn như nhảy múa.Con đường hôm nay cũng khác,hình như nó ngắn hơn thì phải?Tất cả cứ như chào tôi,thúc giục tôi và lôi cuốn tôi một cảm giác lạ lùng.
Bố để tôi và mẹ dỗ xuống cổng trường trước khi chào ra đi bằng một nụ cười vui vẻ.Ngôi trường đã mở ra,mới lạ và rộng quá.Một khuôn viên thật lớn,nơi tôi chưa đặt chân đến bao giờ.Nhưng anh chị lớp lớn đã quen trường đang nô đùa,cười nói giòn tươi ngay giữa sân trường.Còn phía bên kia,một vài người bạn mới cũng giống như tôi,khép nép,ngượng ngùng núp sau bóng mẹ.Ngôi trường to hơn,rộng hơn và đẹp hơn sự hình dung của tôi,trông đến là thích mắt.Và thế rồi những tiếng trống đầu tiên cũng vang lên.Tôi bắt đầu thấy run run.
Buổi tập trung diễn ra ngắn.Lễ khai giảng đơn giản chẳng chút cầu kỳ mà ý nghĩa sâu xa.Lời thầy hiệu trưởng đến giờ vang vang trong tôi.Đó là những lời chúc và lời chào những học sinh mới như tôi.
Tôi được nhà trường chọn vào lớp 1A cùng mấy chục bạn vừa quen vừa lạ.Thế là lũ bạn lần lượt rời tay mẹ mà khóc,mắt thì ươn ướt để bước vào buổi học đầu tiên.Cô giáo tôi trẻ,tóc dài,mắt đen láy và giọng nói thật ngọt ngào.Cô dỗ dành chúng tôi,động viên chúng tôi,chăm chút cứ như người mẹ.Chẳng thế mà mới vào lớp chúng tôi đã cảm giác như được ở nhà.Chỗ tôi ngồi là một chiếc bàn cũ nhưng sáng sủa,không hiểu sao ngay lúc ấy tôi lại nghĩ từ nay chỗ ngồi này mãi mãi là của tôi.Buổi học đầu tiên cũng sớm qua đi cùng với sự vơi đân của nỗi nhớ mẹ.Tôi bắt đầu cảm nhận cái hạnh phúc khi được tới trường.
Dù đã khá lâu nhưng mỗi khi nhớ lại kỉ niệm ngày xưa,tôi vẫn xao đọng lắm.Chiếc cặp,chiếc thước,chiếc bút ngày xưa vẫn như đang ở trước mặt tôi.Chúng thân thiết và đầy ý nghĩa.Chúng đi theo tôi,gắn bó với tôi suốt mấy năm qua cứ như chính cái ngày khai giảng năm xưa vậy.
Bài 4.
Nhân vật người cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta và chú bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
Bài viết
Nguyên Hồng viết nhiều về phụ nữ,những người c ... t con chó,lão nông khốn khổ này đã đau noun day dứt không khác gì mất đi một người thân.
Lão Hạc quý con Vàng lắm.Chẳng gì nó cũng là một kỷ vật.Vợ lão mất đi,tất cả những yêu thương lão dồn cả cho cậu con trai.Nhưng nhà lão nghèo quá,không đủ tiền cưới vợ,con lão bỏ đi.Cậu Vàng lúc này có khác gì cậu con trai quý tử của lão.Lão chăm chút nó chu đáo lắm.Lão ăn gì cũng cho nó ăn theo.Cậu Vàng lớn nhanh và cũng rất trung thành với chủ.Nhưng rồi những trận ốm dai dẳng khiến lão tiêu heat cả chỗ tiền boon.Lão đành bán chó.Chuyện tưởng chỉ đơn giản như người ta bán đi một con vật nào đó trong nhà.Nhưng với lão Hạc,chuyện bán con chó to tát lắm.
Hôm bán chó xong lão Hạc sang nhà ông giáo báo tin.Lão “cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đồi mắt lão ầng ậng nước”.Lão đau xót that.Nỗi đau của lão khiến ông giáo còn cảm thấy “không xót xa năm quyển sách như trước kia nữa”.Ông giáo chẳng biết nói sao,hỏi cho có câu chuyện “thế nó cho bắt à?”,không ngờ nó gợi đúng nổi đau đang chỉ chực dâng lên và cứ thế là “mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô nhau lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ralão mếu như con nít.Lão hu hu khóc”.Bộ dạng lão Hạc trông that là tội nghiệp.Những giọt nước mắt khó khăn tưởng như không thể có ở cái tuổi gần đất xa trời của lão đã rơi chỉ vì thấy mình có lỗi với chú chó Vàng.Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai đe nẹt và quát mắng.
Ông giáo bùi ngùi ngồi nghe lão kể.Lão kể chuyện bán chó mà thực chất là để tự xỉ vả mình.Lão nói “Khốn nạnÔng giáo ơi!...nó có biết gì đâu”.Một câu chửi thề,một lời tự trách,con chó được lão Hạc coi như một đứa con mà mình chẳng khác gì một ông già chuyên lừa lọc.Lão Hạc tưởng tượng trong ánh mắt của con Vàng lúc đó bị trói chặt cả bồn chân là một lời trách móc nặng nề “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử tôi thế này à”.Lời tự vấn chứng tỏ lão Hạc dằn vặt lắm.
Thế rồi lão Hạc cũng nguôi dần nhờ sự động viên của ông giáo.Thôi thì đằng nào nó cũng chết rồi.Lão chua chát bảo “Kiếp con chó là kiếp khổ,thì ta hóa kiếp cho nó làm kiếp người,may ra có sung sướng hơn một chútKiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”.Câu nói của lão Hạc chua xót biết bao.Chẳng gì cái kiếp người của lão đã sung sướng hơn kiếp chó.Cuộc đời lão cũng nhục nhã đủ điều.con Vàng đã yean phận nó.Còn lão,lão vẫn phải sống “kiếp người” mà nào có ra gì.Và rồi nay,cáu chết của lão đâu có nhệ hơn cái chết của cậu Vàng.
Tình yêu của lão Hạc đối với cậu Vàng không đơn giản là thứ tình yêu dành cho con vật.Cậu Vàng là kỷ niệm,là nơi duy nhất để lão Hạc hàng ngày tâm sự chuyện mình.Nói chuyện với cậu,lão có cảm giác như đang được gần cậu con trai yêu quý.Chính điều này khiến ta dễ dàng hiểu được tại sao lão Hạc lại dằn vặt và đau noun khi bán chó đi.Đoạn truyện tuy ngắn nhưng đã gợi ra những phẩm chất vô cùng tốt đẹp của lão nông dân,một con người luôn sống vị tha và thương yêu rất mực.
Bài 9.
 Viết bài văn nói về cách hiểu của em về ý nghĩa của nhân vật “tôi” (có thể coi là tác giả) qua đoạn văn sau trích từ truyện Lão Hạc: “Chao ôi!Đối với những người ở quanh ta,nếu ta không cố tìm mà hiểu họ,thì ta chỉ thấy họ gàn dở,ngu ngốc,bần tiện,xấu xa,bỉ ổitoàn những cái cớ để cho ta tàn nhẫn,không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thong;không bao giờ ta thong [] cái bản chất tốt của người ta bị những nỗi lo lắng,buồn đau,ích kỉ che lấp mất”.
Bài viết
Lão Hạc là moat truyện ngắn đã đặt ra được khá nhiều vấn đề bức xúc của xã hội Việt Nam ở thời điểm ấy.Truyện là tiếng gào thét dữ dội cầu cứu lấy con người.Nhưng bên cạnh cái vấn đề to lớn nhằm thẳng vào bọn thực dân phong kiến ấy.Nam Cao khi còn muốn gửi gắm những bài học nhân sinh rất nhẹ nhàng mà thấm thía: “Chao ôiích kỉ che lấp mất”.
Lời triết lý trên nay là moat đoạn văn nằm ở phần cuối truyện,cũng là nhân vật dùng để bình giá chính người vợ của mình.Nó hàm chứ một cách sống,một triết lý nhân sinh.
Quả thực như vậy!Không biết đã bao giờ chúng ta tự hỏi:ta đang sống ở đâu?Nơi ta sống có những ai?Những câu hỏi tưởng chừng rất dễ trả lời nhưng thực tế thì ngược lại.Với những người ở quanh ta,chẳng làm điều gì ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình ta chắc chẳng mấy khi ta “cố tìm mà hiểu họ”,giống như người vợ tảo tần của ông giáo.Và bởi thế cho nên phải chăng ta chỉ nhìn thấy họ “gàn dở,ngu ngốc,bần tiện,xấu xa,bỉ ổi”.Đúng!Điều này thường gặp lắm!Có thể ta “không cố tìm”nên chẳng bao giờ ta “hiểu họ”.Những gì ta nhìn thấy và ta đang đánh giá kia hầu hết chỉ là những yếu tố bề ngoài mà những người nghèo khổ thì làm sao có điều kiện mà chăm chút cái bề ngoài.Hoặc giả ta cũng có thể chẳng có thì giờ và công súc để quan tâm tới họ.Và thế là vô tình hay hữu ý họ trở thành những người “tàn nhẫn” trong mắt của chúng ta.Vợ ông giáo là một người như vậy.Chị không ác với ai nhưng chị quá khổ mà người ta khổ quá thì “còn nghĩ gì đến ai được nữa”.Đến nay ta thấy nhân vật “tôi” sâu sắc lắm.Đúng là nếu chưa nghĩ đến mình thì có đâu lại lo cho người khác.Muốn nghĩ cho người khác trong khi mình chẳng hơn họ điều gì hẳn phải “cố” rất nhiều,phải vượt qua không biết bao nhiêu rào cản về vật chất và tình thần.Ông giáo chính là người đã vượt qua những rào cản ấy để mà khóc,mà cảm thông cho lão Hạc trong khi cuộc sống của gia đình mình cũng chẳng hơn gì.
Ông giáo không giống vợ mình,chỉ nhìn lão Hạc bằng một chiều thôi.Ông vượt lên tất cả để mà thong cho lão Hạc,thương cho một kiếp người sống nhục nhằn,tủi cực.Lão Hạc đáng thương và đáng được thương lắm chứ.Lão cũng tốt vô cùng.Chỉ có điều cái tốt đẹp của lão không có mảnh đất để được sống lâu dài.Nó loáng qua nhanh với tất cả những người hàng xóm thờ ơ.Cuộc đời của lão là chuỗi dài những lo lắng,buồn đau và thậm chí đôi lúc là ích kỉ.Tất cả cái đó là át hết đi cái tình yêu thương con rất mực,cái long vị tha,lòng tự trọng.của lão nông dân nghèo khổ ấy.Cái tốt,cái đẹp đã bi những lo lắng lặt vặt hàng ngày che lấp hẳn đi khiến những người sống gần lão nếu không căng ra để hiểu thì sẽ chỉ thấy lão toàn là xấu xa tàn nhẫn mà thôi.Cái triết lý của Nam Cao quả là một bài học nhân sinh sâu sắc.Nó dạy ta cái lẽ sống tốt đẹp ở đời.
Bài 10.
 Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc,em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ.
Suy nghĩ của người dẫ truyện là một đoạn văn giàu triết lý.Nó được lặp lại trong moat thực tế ở phần cuối truyện.Khi ông giáo nghe Binh Tư kể,ông cứ nghĩ những ý nghĩ tốt đẹp mình về lão Hạc đã lâm và cuộc đời đáng buồn biết mấy.Nhưng ngay sau đó khi đã hiểu ra lão Hạc xin bả chó của Binh Tư về là để chết thì ông giáo mới giật mình.Đó!Nếu ta sống với những người ở quanh ta mà không “cố tìm hiểu họ” thì ta đâu dễ dàng biết được họ cũng chỉ vì những lo lắng buồn rầu mà cái bản tính tốt bị giấu đi.Họ cũng tủi khổ và bất hạnh biết nhường nào.
Bài viết
Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã sinh ra những tác giả và tác phẩm để đời.Riêng mảng đề tài về người nông dân,chúng ta phải xếp lên nhóm đầu Lão Hạc của Nam Cao và Tắt đèn của Ngô Tất Tố.Hai tác phẩm tuy chỉ là những truyện ngắn nhưng sức khái quát của chúng không hề nhỏ.Đọc tác phẩm,người ta thấy cả không khí ngột ngạt mà người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám phải chịu đựng.Và ở giữa cái guồng quay tàn nhẫn ấy,có những con người,những thân phận đang cố chới với thoát khỏi dòng đời một cách đầy tuyệt vọng.
Với Tắt đèn và Lão hạc,cả Ngô Tất Tố và Nam Cao đều trở về với nông thôn.Nhưng nếu như người ta cứ tưởng nông thôn Việt Nam từ xưa đến nay yên bình sau những lũy tre lành thì hình ảnh cái vùng quê kiểu ấy biến mất hoàn toàn trên những trang văn của Ngô Tất Tố lẫn Nam Cao.Ở Tắt đèn và Lão Hạc,sau cái cổng làng đầy rêu mốc là một nông thôn dữ dội như một bãi chiến trường và kỳ thực ở đó người nông dân dù muốn hay không cũng đang bị biến thành những “chiến binh số phận”.
Chỉ với mấy chục trang văn,hai tác giả đã cho bạn đọc một hình dung khá trọn vẹn về người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng.Đó là những con người đang dần nghẹn thở vì sự bóc lột của thực dân và phong kiến theo mọi cách khác nhau.Cuộc sống của họ tủi nhục,đau buồn khiến họ lúc nào cũng có thể nghĩ cái chết có khi còn dễ chịu hơn nhiều.
Ta hãy sống với cuộc đời của Lão Hạc.Một lão nông dân nghèo,chỉ cần nghe qua tiểu sử cũng đủ thấy bao điều bất hạnh.Vợ lão chết sớm để lại cho lão một cậu con trai với mấy sào vườn-thành quả bòn mót suốt cuộc đời của người đàn bà xấu số.Nhưng có vẻ như nhà lão Hạc còn khá khẩm hơn nhiều gia đình khacd.Mọi chuyện chỉ nảy sinh khi con lão đến tuổi lập gia đình.Nhà gái thách cưới cao,nhà lão thì nghèo quá.Kết quả là thằng con lão đành nhìn cô người yêu lấy chồng sang cửa giàu hơn.Nó quẫn chí,ngay mấy hôm sau xin đi đồn điền.Lão Hạc đau lòng lắm nhưng tất cả cũng vì nghèo nên đành ngậm đắng nuốt cay.Con lão bỏ đi lão con chó với mảnh vườn nhưng cái vườn của lão lúc nào cũng bị người ta dòm ngó đòi cướp mất.Lại thêm làng mất vê sợi,lão lại ốm đau luôn.Trăm cái bất hạnh,trăm cái lo lắng đổ xuống cái túi đang dần nhẵn thín của lão nông nghèo.lão không thể nào chống lại,lão đành chấp nhận “chết mòn” rồi “chết hẳn” trong đau đớn,xót xa.Một cái chết đầy bi kịch.

Tài liệu đính kèm:

  • doc162 bai van hay.doc