Thiết kế giáo án môn Sinh học 9, kì I

Thiết kế giáo án môn Sinh học 9, kì I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh trình bày được mục đích nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.

- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.

- Hiểu được và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Phát triển tư duy phân tích so sánh.

3. Thái độ

Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Giáo viên: tranh Các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen.

Học sinh: SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 74 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn Sinh học 9, kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:Ngày soạn :
Ngày giảng
 DI Truyền và Biến Dị
--------------*********----------------
Chương I:Các Thí Nghiệm của MenĐen
Tiết 1: MenĐen và di truyền học
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh trình bày được mục đích nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
- Hiểu được và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Phát triển tư duy phân tích so sánh.
3. Thái độ
Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học.
II. Đồ dùng dạy học
Giáo viên: tranh Các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen.
Học sinh: SGK
III. Hoạt động dạy học
1. Tổ chức:
 Sĩ số: 9A 9B
2. Kiểm tra:
 -Vở ghi, vở bài tập
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Di truyền học
Giáo viên yêu cầu HS làm bài tập 6SGK trang 5.
- Liên hệ bản thân mình có những điểm giống và khác bố mẹ (chiều cao hình dáng màu mắt)?
- Thế nào là di truyền biến dị ?
- cho các VD về hiện tượng di truyền? 
- cho các VD về hiện tượng biến dị?
- Nêu ý nghĩa thực tiễn của di truyền học.
HS trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận:
+ Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
+ Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
+ Di truyền ,biến dị là hai hiện 
tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản
* ý nghĩa: Di truyền học đã trở thành một ngành mũi nhọn trong sinh học hiện đại, nghiên cứu cơ sở vật chất, tính qui luật của hiện tượng di truyền, biến dị.
Hoạt động 2: MEMĐEN người đặt nền móng cho di truyền học
- GV giới thiệu tiểu sử của MenĐen
- GV giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỉ XIX và phương pháp nghiên cứu của MenĐen
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu H1-2 SGK kết hợp đọc thông tin 
-Nhận xét đặc điểm các cặp tính trạng đem lai?
- Tính chất độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của MenĐen là gì?
HS trao đổi trả lời các câu hỏi, nêu 
được:đặc điểm các cặp tính trạng đem lai là các cặp tính trạng thuần chủng tương phản: 
 Cặp tính trạng: Hạt trơn x Hạt nhăn
 Hạt vàng x Hạt xanh
 Vở xám x Vỏ trắng
Quả không có ngấn x Quả có ngấn
Quả màu lục x Quả màu vàng
Hoa có quả trên thân x Hoa có quả ở ngọn
Thân cao x Thân thấp.
Kết luận: - Phương pháp độc đáo của MenĐen: là phương pháp phân tích các thế hệ lai: Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản. Sau đó theo dõi sự di truyền từng cặp tính trạng ở con cháu.
- Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được từ đó rút ra các qui luật di truyền các tính trạng.
+ Nhờ phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn MenĐen tìm ra các qui luật di truyền đặt nền móng cho di truyền học.
Hoạt động 3: Một số thuật ngữ và ký hiệu cơ bản của di truyền học
-GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu một số thuật ngữ:
-YC HS đọc SGK trả lời các câu hỏi
 -Tính trạng là gì?
 -Thế nào là cặp tính trạng tương phản?
-Thế nào là nhân tố di truyền?
-Giống( dòng) thuần chủng là gì?
Lấy ví dụ minh hoạ cho từng thuật ngữ.
- GV giới thiệu một số kí hiệu giúp học sinh hiểu.
- 
a, Thuật ngữ
- Tính trạng: Đặc điểm hình thái cấu tạo sinh lý của cơ thể.
- Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái biểu hiện ngược nhau của cùng một tính trạng.
- Nhân tố di truyền: Qui định các tính trạng của sinh vật.
- Giống( dòng) thuần chủng: giống có đặc tính di truyền đồng nhất các thế hệ sau giống thế hệ trước.
b, Kí hiệu
- P: Cặp bố mẹ: Xuất phát
- X: kí hiệu phép lai
- G: Giao tử
- O : Giao tử đực, cơ thể đực
- O: Giao tử cái, cơ thể cái
- F: Thế hệ con ( F1 là thế hệ thứ nhất, F2 là thế hệ được sinh ra từ F1..)
 4.Củng cố Kiểm tra đánh giá:
Học sinh đọc kết luận cuối bài.
Câu1: Trình bày nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai của MenĐen?
Câu2: Tại sao MenĐen lại chọn cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai.
5.Hướng dẫn về nhà:
- Học sinh học bài theo nội dung SGK.
- Kẻ bảng 2 trang 8 vào vở bài tập.
- Đọc trước bài 2.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 2: Lai một cặp tính trạng
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của MenĐen.
- Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- Hiểu và phát biểu được nội dung qui luật phân li.
- Giải thích được kết quả thí nghịêm theo quan điểm của MenĐen.
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình.
- Rèn kĩ năng phân tích số liệu tư duy logic.
3. Thái độ
Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng sinh học.
II. Đồ dùng dạy học
GV: - Sơ đồ di truyền màu hoa ở đậu Hà Lan.
- Tranh sơ đồ giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
III. Hoạt động day - học
1. Tổ chức: 
Sĩ số:9A 9B
-2 Kiểm tra: 
+ Trình bày đối tượng nội dung, ý nghĩa thực tiễn của di truyền học.
Trình bày đối tượng nội dung .ý nghĩa thực tiễn của di truyền học 
+ Tại sao MenĐen lại chọn cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Thí nghiệm của MenĐen.
GV: nêu một số khái niệm 
GV hướng dẫn học sinh quan sát H2.1 SGK kết hợp với nghiên cứu SGK.
-Thế nào là cây mẹ, cây bố ?
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng 2.thống nhất trả lời các câu hỏi 
- Nhận xét kết qủa F1 ?
- Xác định tỉ lệ kiểu hình F2 trong từng trường hợp ?
- Cho học sinh làm bài tập ‚ SGK
-Đại diện HS báo cáo kết quả
HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận 
a. Các khái niệm
- Kiểu hình: Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể
+ Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở F1
+ Tính trạng lặn: Là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện
b. Thí nghiệm
Lai hai giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
VD: P: Hoa đỏ x Hoa trắng ž Hoa đỏ
F1: tất cả hoa đỏ
F2: 3 hoa đỏ 1 hoa trắng (kiểu hình tỉ lệ 3 trội 1 lặn ).
Kết luận: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng thì F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình : 3 trội :1 lặn.
Hoạt động 2: MenĐen giải thích kết quả thí nghiệm.
GV nêu: Theo MenĐen nhân tố di truyền trội kí hiệu chữ cái in hoa (A)
Nhân tố di truyền lặn kí hiệu là chữ in thường (a)
Mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền qui định.
- Trong tế bào sinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp.
- Do đâu tất cả các cây ở F1 đều là hoa đỏ?
- Tại sao F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 hoa đỏ 1 hoa trắng?
-Nêu nội dung của qui luật phân li ?
a. Sơ đồ
P: AA ( hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
GP: A a
F1: Aa (100% hoa đỏ)
- Cho F1 tự thụ phấn
F1: Aa (hoa đỏ) x Aa (hoa đỏ)
GT F1: A, a A, a
F2: 1AA : 2Aa : 1aa
 Hoa đỏ Hoa đỏ Hoa trắng
F2: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
* Giải thích ( sgk)
b. Nội dung qui luật phân li (SGK trang 10):Trong quá trình phát sinh giao tử,mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P
4.Củng cố: HS đọc Kết luận SGK cuối bài.
Kiểm tra đánh giá.
Câu1: Phát biểu nội dung qui luật phân li.
Câu 2: MenĐen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào?
5.Hướng dẫn về nhà:
- Học bài làm bài tập từ 1 ž 4 SGK trang 10.
- Nghiên cứu bài 3 trang 11
Ngày soạn:
Ngày giảng; Tiết 3: Lai một cặp tính trạng
( tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS hiểu và trình bày được nội dung mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.
- Giải thích được vì sao qui luật phân li chỉ nghiệm đúng trong điều kiện nhất định.
- Nêu ý nghĩa của qui luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.
- Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn với di truyền trội hoàn toàn.
2. Kĩ năng
Phát triển tư duy lý luận như phân tích so sánh rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng sinh học
II. Đồ đùng dạy học
GV tranh minh hoạ lai phân tích, trội không hoàn toàn.
III. Hoạt động dạy và học
1.Tổ chức.
sĩ số:9A 9B
2. Kiểm tra.
+ Nêu thí nghiệm ,giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan và phát biểu nội dung qui 
luật phân li.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Lai phân tích
- Nêu kết quả F2 trong thí nghiệm của Menđen trên đậu Hà Lan?
GV phân tích các khái niệm kiểu gen đồng hợp tử, dị hợp tử.
GV yêu cầu học sinh viết sơ đồ phép lai.
- F1 có kết quả như thế nào cho biết kiểu gen của cơ thể F1? 
- F2 có kết quả như thế nào cho biết kiểu gen của F2?
- Thế nào là phép lai phân tích?
? Tại sao trong phép lai phân tích nếu kết quả lai có hiện tương đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp, ngược lại kết quả phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp?
a. Một số khái niệm
- Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
- Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tựơng ứng giống nhau.
- Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau.
b. Lai phân tích
- Trong thí nghiệm của MenĐen 
tính trạng hoa đỏ ở F2 có hai kiểu gen: AA và Aa.
+ Cho đậu hoa đỏ F2 lai đậu hoa trắng
P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 AA aa
GP: A a
F1: Aa (100% hoa đỏ)
P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 Aa aa
GP: A, a a
F1: 1Aa : 1 aa
 Hoa đỏ Hoa trắng
* Kết luận: (SGK trang 11)
Hoạt động 2: ý nghĩa tương quan trội lặn
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK
- Cho ví dụ ở thực vật, động vật, ở người về tương quan trội lặn ?
- Xác định tính trạng trội và tính trạng lặn nhằm mục đích gì ?
- Tại sao tính trạng trội là tính trạng tốt, tính trạng lặn là tính trạng sấu ?
- Là thế nào để xác định tương quan trội lặn ?
- Muốn xác định giống có thuần chủng hay không thuần chủng ta thực hiện phép lai nào ?
HS trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi
* Kết luận: Trong tự nhiên mối tương quan trội lặn là phổ biến.
- Tính trạng trội thường là tính trạng tốt, cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quí vào một kiểu gen để tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.
- Trong chọn giống để tránh sự phân li tính trạng phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.
Hoạt động 3: Trội không hoàn toàn.
GV yêu cầu học sinh quan sát hình 3, nghiên cứu thông tin SGK
- Nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1, F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của MenĐen?
- GV yêu cầu học sinh làm bài tập điền từ.
- Em hiểu thế nào là trội không hoàn toàn?
Học sinh trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi
Kết luận 
Sơ đồ:
P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 A A aa
 A a
F1: A a (hoa hồng)
Gen A không lấn át được gen a nên F1 có tính trạng trung gian ( trội không hoàn toàn) 
Cho F1 tự thụ phấn
F1: Hoa hồng x Hoa hồng ( học sinh tự viết sơ đồ)
Kết quả F2: 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng (HS tự giải thích)
(1 trội: 2 trung gian: 1 lặn) 
Kết luận SGK) 
4.Củng cố: Kết luận cuối SGK
Kiểm tra đ ... về 2 cực của TB 
Kì cuối
 Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng NST =2n như ở TB mẹ 
Các NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng NST =n kép =1/2 số NST ở TB mẹ 
Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng NST =n NST đơn 
Bảng 40.3.Bản chất và ý nghĩa của quá trình nguyên phân , giảm phân, thụ tinh
Các quá trình
Bản chất
ý nghĩa
Nguyên phân 
Giữ nguyên bộ NST ,nghĩa là 2 TB con được tạo ra có 2n NST giống TB mẹ
Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở những loài sinh sản vô tính 
Giảm phân
Làm số lượng NSTgiảm đi 1 nửa nghĩa là các TB con được tạo ra có số lượng NST =n =1/2số NST của TB mẹ
Góp phần duy trì sự ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo biến dị tổ hợp 
Thụ tinh
Kết hợp 2 bộ nhân đơn bội n thành bộ nhân lưỡng bội 2n
Góp phần duy trì sự ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tínhvà tạo biến dị tổ hợp 
Bảng 40.4:Cấu trúc và chức năng của AND ,A RN và Prôtêin
Đại phân tử
Cấu trúc
Chức năng
ADN
Chuỗi xoắn kép,2mạch đơn,4 loại nuclêôtit:
A,T,G,X
Lưu giữ thông tin di truyền
truyền đạt thông tin di truyền
A RN
Chuỗi xoắn kép,
1 mạch đơn:4loạinuclêôtit:A,U,G,X
Truyền đạt thông tin di truyền
-Vận chuyển a xit amin
-Tham gia cấu trúc ribôxôm
Prôtêin
1hay nhiều chuỗi polipeptit do hơn 20 loại aa tạo nên
-Cấu trúc các bộ phận của TB
-Engim xúc tác qt TĐC
-Hooc môn điều hòa qt TĐC
-Vận chuyển ,cung cấp năng lượng
Bảng 40.3 Các loại biến dị
Các loại đột biến
Khái niệm
Các dạng đột biến
Đột biến cấu trúc NST
Những biến đổi trong cấu trúc của ADN tại 1 điểm nào đó
Mất ,thêm,thay thế,lặp 1 cặp nuclêôtit
Đột biến cấu trúc NST
Những biến đổi trong cấu trúc của NST
Mất,lặp,đảo đoạn
Đột biến số lượng NST
Những biến đổi về số lượng trong bộ NST
Dị bội thể và đa bội thể
Hoạt động 2 :Câu hỏi trả lời
GV yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi trang 117
-Còn lại HS tự trả lời 
+GV cho các nhóm trả lời câu hỏi 1.2.3.5. -Thống nhất bổ sung kiến cho nhau 
GV: nhận xét hoạt động của HS và giúp HS hoàn thiện kiến thức 
Câu1 : Sơ đồ thể hiện mối liên hệ giữa gen và tính trạng ;
+ Gen là khuân mẫu để tổng hợp mARN 
+ mARN làm khuân mẫu tổng hợp chuỗi axitamim cấu thành nên prôtêin 
+ Prôtêin chịu tác động của môi trường biểu hiện thành tính trạng 
Câu 2 :
- Kiểu hình là sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Vận dụng : Bất kì một giống nào (kiểu gen ) muốn có năng suất (số lượng - kiểu hình ) cần được chăm sóc tốt (ngoại cảnh ) 
Câu 3 : Nghiên cứu di truyền người phải có phương pháp thích hợp vì :
+ ở người sinh sản muộn và đẻ ít con 
+ Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến vì lí do xã hội 
Câu 4 : ưu thế của công nghệ TB 
+ Chỉ nuôi cấy TB ,mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo đ tạo ra cơ quan hoàn chỉnh 
+ Rút ngắn thời gian tạo giống 
+ Chủ động các cơ quan thay thế các cơ quan bị hỏng ở người 
Kiểm tra đánh giá : GV đánh giá sự chuẩn bị và các hoạt động của các nhóm 
5.Hướng dẫn về nhà: 
- Hoàn thành các câu hỏi còn lại ở SGK tr 117 
- ôn tập tốt giờ sau kiểm tra. 
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
Tiết 35: Kiểm tra học kì một
I Mục tiêu 
Kiểm tra ,đánh giá nhận thức của HS .chất lượng giảng dạy của giáo viên ,từ đó GV có phương pháp giảng dạy tốt hơn ,đồng thời bổ sung kiến thức HS nắm cha chắc ,giúp học sinh học tốt hơn 
-Giáo dục ý thức độc lập tự giác ,tự chủ trong học tập 
II Đồ dùng dạy học :
 Không 
III Hoạt động dạy và học 
1.Tổ chức
Sĩ số:9A 	9B
Kiểm tra
Ma trận đề
Chủ đề
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Các TN của Menđen
II :1.1
 1 
II :1.2
 1
I :1
	0.5
3
 2.5
NST
I :2
 0.5
1
 0.5
ADN và gen
I :3
 0.5
II :6
 2
2
 2.5
Biến dị
I :4
 0.5
II :7.2
 2
II :7.1
 2
3
 4.5
Tổng
4
 4
4
 3.5
2
 2.5
7
 10
Đề bài
I.Trăc nghiệm khách quan(2 điểm)
Câu 1 : 
ở ngườigen A qui định tóc xoăn ,gen a qui định tóc thẳng ,gen B qui định mắt đen ,gen b qui định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau ,bố có tóc thẳng ,mắt xanh.Hãy chọn người mẹ có kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau để con sinh ra đều có tóc xoăn ,mắt đen:
A, A aBb B, A ABB C, A ABb D , A aBB
 Câu2:Trong nguyên phân NST bắt đầu co ngắn đóng xoắn diễn ra ở:
A, Kì đầu B, Kì giữa C , Kì sau D, kì cuối
	Câu3: Tính đặc thù của mỗi loại AND do yếu tố nào quy định:
	A, Số lượng nuclêôtit 	B, Thành phần các loại nuclêôtit 
 	C,Trình tự sắp xếp các loại nuclêôtit 	 D, Cả A,B,C 
	Câu4: Dạng đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến 1 bộ 3 là: 	
	A, Mất 1 cặp nuclêôtit 	 C, Thêm 1 cặp nuclêôtit 
 	B, thay thế 1 cặp nuclêôtit 	 D, Cả A và B
	II Tự luận(8điểm):
	Câu5;Men đen đã giải thích sự phân li độc lập của các cặp tính trạng như thế nào ? 	Nêu cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp.
	Câu6 Trình bày các dạng cấu trúc của prôtêin ?
	Câu7 :Nêu đặc điểm 2 dạng thường biến và 2 dạngđột biến em đã quan sát được 	trong
giờ thực hành. Từ thực hành hãy phân biệt thường biến với đột biến
Đáp án
 I Trắc nghiệm (2điểm):Mỗi câu đúng cho 0.5 điểm
Câu 1 :B	 Câu 2 :A 	 Câu 3D 	câu 4:B
II Tự luận (8điểm)
 Câu 5.(2đ):
- Men đen đã giải thích sự phân li độc lập của các cặp tính trạng bằng quy luật phân li độc lập,nội dung của qui luật :các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử .(1đ)
- Sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh là cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp với ý nghĩa với chọn giống và tiến hóa (1đ) .
Câu 4: (2đ) Các dạng cấu trúc của prôtêin.
Cấu trúc bậc 1 : là trình tự các a xit amin trong chuỗi a xit amin(0,5đ)
Cấu trúc bậc 2 : chuỗi a xit amin tạo các vòng xoắn lò so đều đặn, các vòng xoắn day sợi còn bện lại với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khỏe hơn ( 0,5đ). 
Cấu trúc bậc 3 dạng không gian ba chiều của prôtêin bậc 2 cuộn theo kiểu đặc trưng cho từng loại prôtêin.VD :prôtêin dạng hình cầu (0.5đ)
Cấu trúc bậc 4 : là cấu trúc của 1 loại prôtêin gồm 2 hoặc nhiều chuỗi a xitamin cùng hay khác loại kết hợp với nhau(0.5đ)
Câu 5 : (4đ) 
Nêu đúng đặc điểm của mỗi dạng đột biến hoặc thường biến đã quan sát trong giờ thực hành cho (0,5đ)
Thường biến
-Là biến dị kiểu hình không biến đổi kiểu gen đến không di truyền (0.5đ)
-Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng tương ứng với điều kiện môi trường (0,25đ) 
-Có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho bản thân sinh vật (0.25đ)
Đột biến
-Là những biến đổi trong cơ sở vật chất di chuyền (ADN, NST) nên di truyền được (0.5đ) 
-Xuất hiện với 1 số ít cá thể (0.25đ)
-Thường có hại cho sinh vật nhưng cũng có khi có lợi (0.25đ)
4.Củng cố; 
 Giáo viên thu bài nhận xét giờ kiểm tra
 5 . Hướng dẫn về nhà:
Đọc bài gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
Ngày soạn:22/12/2008
Ngày giảng:30/12/2008
Tiết 36 : Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
I Mục tiêu :
 1 Kiến thức 
- HS trình bày đợc sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến 
- Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí và hoá học để gây đột biến 
- Giải thích được sự giống nhau ,khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật 
 2 Kĩ năng : Rèn kĩ năng nghiên cứu thông tin ,quan sát ,tổng hợp ,khái quát, hoạt động nhóm 
 3 Thái độ : Giáo dục ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học 
II Đồ dùng dạy -Học 
Tìm hiểu về chọn giống ,thành tựu sinh học 
III Hoạt động dạy và học 
Tổ chức: 
Sĩ số:	9A 	9B
Kiểm tra
 Kết hợp bài mới 
3.Bài mới 
Hoạt động 1 :Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí .
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm thống nhất trả lời câu hỏi. 
-Tại sao tia phóng xạ có khả năng gây đột biến ?
-Ngời ta sử dụng tia phóng xạ để gây đột biến ở thực vật theo những cách nào ? 
- Tại sao tia tử ngoại thường được dùng để sử lí các đối tượng có kích thước nhỏ ? 
-Sốc nhiệt là gì tại sao sốc nhiệt cũng có khả năng gây đột biến ? 
-Sốc nhiệt chủ yếu gây đột biến nào ? 
 Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. 
Kết luận :
Tác nhân vật lí 
Tiến hành 
Kết quả 
ứng .dụng 
Tia phóng xạ a ,b ,C,g
Chiếu cáctia xuyên qua màng .mô (xuyên sâu
tácđộng lên ADN 
 Gây đột biến gen 
-Chấn 
thương gây đột biến ở NST 
Chiếu xạ vào các hạt nảy mầm ,đỉnh sinh trưởng 
-Mô thực vật nuôicấy 
Tia tử ngoại 
Chiếu tia các tia tia xuyên qua màng 
Gây đột biến gen 
Sử lí các vi sinh vật ,bào tử ,hạt phấn 
Sốc nhiệt 
Tăng giảm nhiệt độ của môi trường đột ngột 
Mất cơ chế tự bảo vệ cân bằng 
- Tổn 
thương thoi phân bào đRối loạn phân bào 
- đột biến số lượng NST 
Gây hiện tượng đa bội ở một số cây trồng (đặc biệt là cây họ cải )
Hoạt động 2: Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hoá học
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
-Tại sao khi thấm vào TB một số hoá chất lại gây đột biến gen ?Trên cở sở nào mà người ta hi vọng có thể gây ra những đột biến theo ý muốn ? 
-Tại sao dùng cônxisin có thể gây ra các thể đa bội ?
- Người ta đã dùng tác nhân hoá học để tạo ra các đột biến bằng những phương pháp nào ?
Hoá chất: EMS ,NMU ,NEU ,cônsixin
- Phương pháp 
+ Ngâm hạt khô hạt nẩy mầm vào dung dịch hoá chất ,tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ 
+ Dung dịch hoá chất tác động lên phân tử ADN làm thay thế cặp nuclêôtít .Mất cặp Nu hay cản trở sự hình thành thoi vô sắc 
Hoạt động 3: Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống
GV nêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm thống nhất trả lời câu hỏi 
- Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo hướng nào? Tại sao ?
-Chọn giống cây trồng gây đột biến có lợi gì ?
-Tại sao người ta sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi? 
-Tại sao không sử dụng các động vật bậc cao để gây đột biến? 
a Trong chọn giống vi sinh vật 
(phổ biến là gây đột biến chọn lọc ) 
- Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tinh cao 
 Chọn thể đột biến sinh trưởng nhanh, để tăng sinh khối ở nấn men và vi khuẩn 
- Chọn các thể đột biến giảm sức sống không còn khả năng gây bệnh để sản suất vác xin 
b trong chọn giống cây trồng 
- Chọn đột biến có lợi nhân thành giống hoặc dùng làm bố mẹ để lai tạo giống 
- Chú ý các đột biến kháng bệnh ,khả năng chống chịu, rút ngắn thời gian 
c. Chỉ sử dụng các nhóm động vật bậc thấp 
- Các động vật bậc cao có cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể ,dễ gây chết khi sử lí bằng tác nhân lí hoá 
4.Củng cố Kiểm tra đánh giá :
HS đọc kết luận cuôí bài 
 1 Tại sao người ta dùng tác nhân cụ thể khi gây đột biến 
 2 Khi gây đột biến bằng tác nhân vật lí ,hoá học ,người ta thường sử dụng các biện pháp nào 
5. Hướng dẫn về nhà
 Học bài theo nội dung SGK 
 - Làm bài tập 1,2,3SGK/tr/98 
 - Tìm hiểu hiện tượng thoái hoá giống 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA S 9 KI 1.doc