Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Bài 7: Bộ xương

Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Bài 7: Bộ xương

I. Mục tiêu bài học:

-Kiến thức:.Hs trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định được các xương chính trên cơ thể mình.

 .Phân biệt được các loại xương dài, ngắn, dẹt về hình thái, cấu tạo.

 .Phân biệt các loại khớp xương, nắm vững khớp động.

-Kỹ năng:Rèn kỹ năng: .Quan sát tranh, mô hình, nhận biết kiến thức

 .So sánh phân tích, tổng hợp, khái quát

 .Hoạt động nhóm

-Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ bộ xương

II. Chuẩn bị của gv và hs:

-Gv: Chuẩn bị thêm mô hình xương người, xương thỏ, tranh cấu tạo một đốt sống điển hình

 Hình 7.1, 7.2, 7.3, 7.4 sgk

-Hs: Đọc trước bài, ôn lại cấu tạo bộ xương thú

III. Tiến trình tiết dạy:

1. On định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Hãy cho ví dụ một phản xạ và phân tích phản xạ?

3. Bài mới:

*Mở bài:Trong quá trình tiến hoá sự vận động của cơ thể có được là nhờ sự phối hợp hoạt động của hệ cơ và bộ xương. Ở con người, đđiểm của cơ và bộ xương phù hợp tư thế đứng thẳng và lao động. Giữa bộ xương người và bộ xương thú có những điểm tương đồng.

* Phát triển bài:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 934Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Bài 7: Bộ xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 7/9/04	Trường THCS Hải Cảng 
Tuần: 4 - Tiết:7 	 Gv: Nguyễn Thị Thuận
Chương II
VẬN ĐỘNG
---------------------------------------------------------------
Bài 7:	BỘ XƯƠNG
I. Mục tiêu bài học:
-Kiến thức:.Hs trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định được các xương chính trên cơ thể mình.
 .Phân biệt được các loại xương dài, ngắn, dẹt về hình thái, cấu tạo.
 .Phân biệt các loại khớp xương, nắm vững khớp động. 
-Kỹ năng:Rèn kỹ năng: .Quan sát tranh, mô hình, nhận biết kiến thức
 .So sánh phân tích, tổng hợp, khái quát
 .Hoạt động nhóm
-Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ bộ xương 
II. Chuẩn bị của gv và hs:
-Gv: Chuẩn bị thêm mô hình xương người, xương thỏ, tranh cấu tạo một đốt sống điển hình 
 Hình 7.1, 7.2, 7.3, 7.4 sgk
-Hs: Đọc trước bài, ôn lại cấu tạo bộ xương thú 
III. Tiến trình tiết dạy:
Oån định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: Hãy cho ví dụ một phản xạ và phân tích phản xạ?
Bài mới:
*Mở bài:Trong quá trình tiến hoá sự vận động của cơ thể có được là nhờ sự phối hợp hoạt động của hệ cơ và bộ xương. Ở con người, đđiểm của cơ và bộ xương phù hợp tư thế đứng thẳng và lao động. Giữa bộ xương người và bộ xương thú có những điểm tương đồng. 
* Phát triển bài:
-Hoạt động 1: Các phần chính của bộ xương
Mục tiêu: Chỉ rõ vai trò chính của bộ xương. Nắm được 3 phần chính của bộ xương và nhận biết được trên cơ thể mình. Phân biệt 3 loại xương.
Tl
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Kiến thức
25
-Bộ xương có vai trò gì? 
-Bộ xương gồm mấy phần?Nêu đđiểm của mỗi phần?
-Gv kiểm tra bằng cách gọi đdiện nhóm trình bày đáp án ngay trên mô hình bộ xương người
-Gv đánh giá, bổ sung, hoàn thiện kiến thức.
-Gv cho hs quan sát tranh đốt sống điển hình, đặc biệt là ống chứa tuỷ.
-Bộ xương người thích nghi với dáng đứngthẳng như thế nào?
-Xương tay, chân có đđiểm gì? Ý nghĩa?
-Có mấy loại xương?
-Dựa vào đâu để phân biệt các loại xương
-Xác định các loại xương đó trên mô hình hay chỉ trên người? 
 -Hs nghiên cứu sgk tr25 và quan sát hình7.1, kết hợp với kiến thức ở lớp dưới trả lời câu hỏi
-Hs trình báy ý kiến, lớp bổ sung hoàn chỉnh kiến thức.
-Hs nghiên cứu sgk tr 25 trả lời
-Hs trả lời, lớp bổ sung
1.
a.Vai trò của bộ xương:
-Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định
-Chỗ bám cho cơ giúp cơ thể vận động
-Bảo vệ các nội quan.
b.Thành phần của bộ xương:
Bộ xương gồm:
-Xương đầu:
Xương sọ ptriển
Xương mặt
-Xương thân:
.Cột sống có nhiều đốt khớp lại, có 4 chỗ cong.
.Lồng ngực có x/sườn, x/ức.
-Xương chi:
.Đai xương: đai vai, đai hông
.Các xương: x/cánh, ống, bàn, ngón tay.
x/đùi, ống, bàn, ngón chân. 
c.Các loại xương:
Dựa vào hình dạng và cấu tạo chia 3 loại xương:
-Xương dài: hình ống,ở giữa rỗng, chứa tuỷ
-Xương ngắn: ngắn, nhỏ
-Xương dẹt: hình bản dẹt, mỏng.
-Hoạt động 2: Các khớp xương
Mục tiêu: Hs chỉ rõ 3 loại khớp xương dựa trên khả năng cử động và xác định các khớp đó trên cơ thể mình.
Tl
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Kiến thức
10
-Gv đưa câu hỏi:
.Thế nào là một khớp xương?
.Mô tả một khớp động?
.Khả năng cử động của khớp động và bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
.Nêu đđiểm của khớp bán động?
-Gv treo hình 7.4, gọi đdiện nhóm trình bày trên hình
-Gv nhận xét kết quả, thông báo ý đúng sai và hoàn thiện kiến thức
-Trong bộ xương người loại khớp nào chiếm nhiều hơn? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động sống của con người? 
-Hs tự nghiên cứu sgk, quan sát h7.4 tr 26
-Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời
-Đại diện nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi trên hình
-Nhóm khác theo dõi bổ sung
-Đại diện nhóm xác định cac 1loại khớp trên cơ thể, nhóm khác nhận xét, bổ sung
-Hs tự rút ra kiến thức
-Hs thảo luận nhanh trong nhóm trả lời. Yêu cầu:
.Khớp động, khớp bán động
.Giúp người vận động và lao động
2.Các khớp xương:
-Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa 2 đầu xương
-Loại khớp:
.Khớp động cử động dễ dàng, hai đầu xương có lớp sụn,giữa là dịch khớp, ngoài là dây chằng.
.Khớp bán động giữa 2 đầu xương là đĩa sụn nên hạn chế cử động
.Khớp bất động: các xương gắn chặt nhau bằng khớp răng cưa nên không cử động được.
.
* Kết luận chung: Học sinh đọc kết luận ở sgk
- Hoạt động 3: Củng cố
Gọi vài hs xác định tên xương ở mỗi phần của bộ xương
Hướng dẫn học ở nhà:
-Học bài, trả lời câu hỏi ở sgk
-Đọc mục em có biết
-Mỗi nhóm chuẩn bị 1 mẩu xương đùi ếch.
VI . Rút kinh nghiệm bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc