Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao khả năng tự học môn toán cho học sinh ở trường trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao khả năng tự học môn toán cho học sinh ở trường trung học cơ sở

NÂNG CAO KHẢ NĂNG TƯ HỌC MÔN TOÁN

CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

A/ PHẦN MỞ ĐẦU

1/ Lý do chọn đề tài:

- Hiện nay việc đổi đmới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông là một yêu cẩu cấp thiết rộng khắp cơ sở giáo dục. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp có thành công hay không là tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố chẳng hạn như: cơ sở vật chất, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học trong đó việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh (HS) rất cần thiết không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà đã trở thành mục tiêu dạy học ngày càng được quan tâm. Cốt lõi của phương pháp học tập là phương pháp tự học. Đó là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học.

-Nếu rèn luyện cho HS có được những kỹ năng, phương pháp, thói quen tự học, biết ứng dụng những điều đã học vào những tình huống mới ,biết tự lực giải quyết những vấn đề đặt ra sẽ tạo cho HS lòng ham học khơi dậy được tiềm năng vốn có của HS. Làm được như vậy thì kết quả học tập của HS sẽ được nhân lên gấp bội. HS có thể tiếp tục tự học khi vào đời

-Qua khảo sát thực tế hiện nay ở trường THCS Mỹ Long ,trao đổi với tôi, nhiều đồng nghiệp cho rằng phần đông học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, chưa chuẩn bị tốt tâm lý trước khi vào tiết học mới,điều đó được thể hiện ở những vấn đề như :không thuộc bài cũ, thụ động, ít phát biểu, lười ghi bài Đặc biệt bộ môn toán chất lượng của bộ môn này chưa cao vì các em chưa có thói quen nghiên cứu bài học ở nhà, học bài cũ và làm các bài tập tương tự mà giáo viên đã dặn , chưa có phương pháp, thói quen tự học nên trong quá trình giảng dạy của giáo viên các em khó tiếp thu bài,khi thảo luận nhóm thì các em lúng túng không làm được Từ đó dẫn đến các em mất căn bản, không ham học

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2631Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao khả năng tự học môn toán cho học sinh ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG THCS MỸ LONG
˜™—–
Sáng kiến kinh nghiệm
TÊN ĐỀ TÀI
NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỰ HỌC MÔN TOÁN 
CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt
Chức vụ: dạy lớp
Năm học: 2011-2012
PHỊNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG THCS MỸ LONG
˜™—–
Mục lục
 Trang
 A/ Phần mở đầu 
 1/ Lý do chọn đề tài 1
 2/ Mục đíchvà phương pháp nghiên cứu: 1 
 3/ Giới hạn của đề tài: 2
 4/ Kế hoạch thực hiện 2
 B/ Phần nội dung 3
 1/ Cơ sở lý luận 3
 2/ Cơ sở thực tiễn 4
 3/ Thực trạng: 4
 a/ Thuận lợi 4
 b/ Khó khăn 5
 4/ Nội dung nghiên cứu( quá trình thực nghiệm 
 giải pháp mới ) 5
 a/ Biện pháp 1 6
 b/ Biện pháp 2 6
 c/ Biện pháp 3 7
 d/ Biện pháp 4 8
 5 / Hiệu quả áp dụng 9
 C / Kết luận: 10
 1/ Ý nghĩa 10
 2/Khả năng áp dụng 10
 3/Bài học kinh nghiệm 10
 4/ Đề xuất kiến nghị 11
Nhiệm kỳ: 2009 - 2012
PHỊNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG THCS MỸ LONG
˜™—–
Mục lục
 Trang
 A/ Phần mở đầu 
 1/ Lý do chọn đề tài
 2/ Mục đích nghiên cứu:
 3/ Đối tượng được áp dụng đề tài: 
 4/ Biện pháp nghiên cứu
 5/ Thời gian thực hiện
 B/ Phần nội dung
 1/ Cơ sở lý luận
 2/ Cơ sở thực tiễn
 3/ Thực trạng:
 a/ Thuận lợi
 b/ Khó khăn
 4/ Nội dung nghiên cứu
 a/ Biện pháp 1
 b/ Biện pháp 2
 c/ Biện pháp 3
 d/ Biện pháp 4
 5 / Kết quả nghiên cứu 
 a/ Hiệu quả
 b/ Ý nghĩa
 C / Kết luận:
 D/ Đề nghị
NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỰ HỌC MÔN TOÁN
CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài: 
- Hiện nay việc đổi đmới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông là một yêu cẩu cấp thiết rộng khắp cơ sở giáo dục. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp có thành công hay không là tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố chẳng hạn như: cơ sở vật chất, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học trong đó việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh (HS) rất cần thiết không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà đã trở thành mục tiêu dạy học ngày càng được quan tâm. Cốt lõi của phương pháp học tập là phương pháp tự học. Đó là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. 
-Nếu rèn luyện cho HS có được những kỹ năng, phương pháp, thói quen tự học, biết ứng dụng những điều đã học vào những tình huống mới ,biết tự lực giải quyết những vấn đề đặt ra sẽ tạo cho HS lòng ham học khơi dậy được tiềm năng vốn có của HS. Làm được như vậy thì kết quả học tập của HS sẽ được nhân lên gấp bội. HS có thể tiếp tục tự học khi vào đời
-Qua khảo sát thực tế hiện nay ở trường THCS Mỹ Long ,trao đổi với tôi, nhiều đồng nghiệp cho rằng phần đông học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, chưa chuẩn bị tốt tâm lý trước khi vào tiết học mới,điều đó được thể hiện ở những vấn đề như :không thuộc bài cũ, thụ động, ít phát biểu, lười ghi bài Đặc biệt bộ môn toán chất lượng của bộ môn này chưa cao vì các em chưa có thói quen nghiên cứu bài học ở nhà, học bài cũ và làm các bài tập tương tự mà giáo viên đã dặn , chưa có phương pháp, thói quen tự học nên trong quá trình giảng dạy của giáo viên các em khó tiếp thu bài,khi thảo luận nhóm thì các em lúng túng không làm được Từ đó dẫn đến các em mất căn bản, không ham học
Vì vậy, trong năm học này , tôi chọn đề tài “Tổ chức tự học môn toán cho HS”. Tôi đã đề ra một số biện pháp, đưa vào áp dụng thực tế để nâng cao khả năng tự học môn toán cho HS. Các biện pháp đó sẽï được trình bày cụ thể dưới đây.
2/ Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
a)Mục đích :Phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của HS; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho HS
Thay đổi phương pháp tự học tập của các em, cải thiện tình hình học để đạt kết quả cao trong các kỳ thi 
Hạn chế học sinh trốn tiết ,bỏ học
 b) Biện pháp nghiên cứu
- Xây dựng thói quen soạn lại và học bài vừa học trên lớp.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra của GV.
-Hướng dẫn HS thực hiện kế hoạch trả bài và việc theo dõi của tổ nhóm.
- Xây dựng hệ thống bài tập về nhà phù hợp.
3/ Giới hạn của đề tài:
 Đối tượng được áp dụng đề tài: HS các lớp 9A 3; 7A1 của trường THCSMỹ long
4/ Kế hoạch thực hiện: từ 9/2011 đến 01/2012 năm học 2011- 2012
B/ PHẦN NỘI DUNG
1/ Cơ sở lý luận
Hiện nay việc đổi mới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông là một yêu cầu cấp thiết và là cuộc vận động xuyên suốt, rộng khắp ở các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường phổ thông. Tuy nhiên việc thực hiện đổi mới phương pháp có thành công hay không là tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố cần thiết để giúp người giáo viên thành công đó chính là khả năng hợp tác giữa thầy và trò, điều đó lại càng thể hiện rõ khi thực tế hiện nay không ít giáo viên phàn nàn về thái độ học tập của học sinh 
Tôi thấy cần phải thay đổi biện pháp mới mong cải thiện tình hình học tập của HS là giúp các em nâng cao khả năng tự học dựa trên các cơ sở lý luận sau:
- Luật GD năm 2005, điều 28, khoản 2 có ghi :” Phương pháp GD phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động , sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho HS.”
- Quá trình học tập của HS được tổ chức bằng một cơ cấu đặc biệt gồm các nhiệm vụ học tập và hỗ trợ học tập. Cơ cấu đó bao gồm các nhiệm vụ cơ bản là:
+ Nhận thức học tập 
+ Quản lý việc học tập của mình theo chiến luợc cá nhân và theo chiến lược hợp tác 
+ Giao tiếp và quan hệ xã hội trong học tập. Sư ïkết hợp cả 3 hoạt động này mới đúng là học tập. 
-Trong việc soạn giảng, GV cần quan tâm đến sự phù hợp giữa các mục tiêu của nhà trường, mục đích của tiết học và các quá trình phát triển đang diễn ra trong từng đứa trẻ. Kết quả giảng dạy của GV phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS. Ở lứa tuổi 11-15 của HS THCS mà người ta cho là lứa tuổi quá độ, xuất hiện một chuyển biến độc đáo từ “trẻ con” sang “người lớn”. Sự hình thành tư duy độc lập và tính tích cực là đặc điểm quan trọng ở lứa tuổi này. Nếu GV tin tưởng vào khả năng của HS thì rất phù hợp với đặc điểm tâm lý HS. 
Căn cứ vào Luật GD, và các quan điểm trên, tôi nhận thức rằng: cần phải có những biện pháp phù hợp với HS Trường THCS Mỹ Long, bồi dưỡng cho các em phương pháp tự học, đặc biệt đối với HS yếu kém. Các biện pháp sao cho các em thấy rằng: các em có thể “ học được” và có thể “ theo kịp các bạn “ nếu các em cố gắng. 
2/ Cơ sở thực tiễn:
Tôi đã áp dụng các biện pháp sau: hướng dẫn thật kỹ yêu cầu soạn bài mới; khiển trách, phê bình, ghi điểm yếu kém khi HS không thuộc bài , không làm bài. Các biện pháp trên không mang lại hiệu quả vì HS vừa học bài cũ vừa chuẩn bị bài mới là quá sức(đối với học sinh yếu), không đủ thời gian. Việc khiển trách, ghi điểm yếu nhiều lần làm HS nản lòng , đâm ra ù lì.
Tôi đã suy nghĩ như sau: Tại sao không rèn luyện cho HS kỹ năng học tập? Tại sao không thiết kế một quy trình đơn giản để giúp HS từng bước có kỹ năng, có thói quen tự học 
3/ Thực trạng và những mâu thuẩn:
Khi viết đề tài này bản thân đã làm thử nghiệm qua các lớp đang dạy trong học kỳ 1 năm học 2011-2012 được ghi nhận lại như sau:
Chất lượng đầu năm ở các lớp như sau:( tháng 9-10)
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
9A3
36
6
9
15
6
7A1
35
25
7
3
TC
71
31
16
18
6
a/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, UBND, sự ủng hộ nhiệt tình các ban ngành đoàn thể địa phương; được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Cao Lãnh
-Đội ngũ cán bộ và giáo viên của trường đều qua trường lớp sư phạm chính quy từ chuẩn đến trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ
-Việc đổi mới sách giáo khoa có nhiều thuận lợi cho học sinh. Sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên lẫn học sinh trong việc dạy và học.Thông qua bài học học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học
b/ Khó khăn
	Trong những năm dạy môn toán tại Trường THCS Mỹ Long, tôi nhận thấy : đa số học sinh chưa có nề nếp, phương pháp và thói quen tự học môn toán , đây là một yếu tố quan trọng tạo nên niềm say mê và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh.
- Môn toán đây là môn khoa học tự nhiên đòi hỏi học sinh phải có kiến thức liên tục, có nề nếp và phương pháp học phù hợp nên các em rất cần đến sự quan tâm của phụ huynh nhưng phần lớn phụ huynh là nông dân, có thu nhập thấp, chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình
- Địa bàn xung quanh trường có nhiều các điểm vui chơi không lành mạnh như bida, game online dễ dẫn học vào con đường trốn tiết rồi nghỉ học
Ngoài một số ít HS khá giỏi có thái độ học tập tốt, hầu hết HS còn lại đều có những biểu hiện sau :
-Thường không thuộc bài , 
-Thường không làm bài tập ở nhà hoặc làm qua loa, 
-Thiếu tự tin, thụ động trong học tập.
Với thực trạng như trên thì tác hại đã rõ. Chất lượng học môn toán đạt hiệu quả thấp; nhiều em đâm ra chây lười, bi quan, không có phương hướng trong học tập.
Việc kiểm tra bài cũ không theo kế hoạch định trước dẫn đến việc đặt ra yêu cầu không phù hợp với từng đối tượng và không tạo cơ hội cho HS thể ...  được tiếp cận ít nhất 3 lần: tìm hiểu ở trên lớp, viết lại kiến thức đó, học kiến thức đó. 
Do đó, mức độ học thuộc bài, nắm vững kiến thức được nâng lên.
b/ Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra của GV.
Kế hoạch kiểm tra bài cũ của tôi được xây dựng như sau:
* Thể hiện qua bài soạn: Cuối mỗi tiết soạn, tôi đều ghi dự kiến các câu hỏi và bài tập để kiểm tra bài vừa soạn chuẩn bị cho tiết sau. Các câu hỏi và bài tập hết sức cụ thể và dành cho từng đối tượng ( mỗi bài thường từ 2 đến 3 câu hỏi).
Khi dạy xong bài, tôi nêu các câu hỏi và bài tập sẽ kiểm tra vào tiết sau để HS được biết. HS ghi lại các câu hỏi và bài tập này về học và làm bài. Đến tiết sau, khi kiểm tra bài cũ, tôi sử dụng các câu hỏi và bài tập đã nêu ở tiết học trước. 
Ví dụ: Sau khi dạy bài “LIÊN HỆ GIỮA PHÉP NHÂN VÀ PHÉP KHAI PHƯƠNG” (lớp 9) tôi nêu 3 câu hỏi sau (đã ghi sẵn trên bảng phụ để HS ghi lại):
HS 1: Nêu định lý liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương .Aùp dụng hãy tính 25.81 ; 0,64.121 (dành cho HS yếu).
HS 2: Nêu qui tắc khai phương một tích. Aùp dụng hãy tính 360.2,5 ; 32 54. (dành cho HS trung bình)
 HS 3: Nêu quy tắc nhân các bậc hai. Aùp dụng rút gọn các biểu thức sau 0,9 . 2,5 ; 2a5 .5a8 với a ≥ 0 (dành cho HS khá, giỏi).
* Đối với học sinh lớp 7 sau khi dạy xong bài “ TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC” tôi nêu 3 câu hỏi sau (đã ghi sẵnvà vẽ hình trên bảng phụ để HS ghi lại):
HS1:Phát biểu định lý tổng ba góc của một tam giác
Aùp dụng: Cho tam giác ABC cho biết gócA=500 ; góc B=600 Tính số đo góc C? (dành cho học sinh yếu)
HS2: Phát biểu định lývề mối liên hệ 2 góc nhọn trong tam giác vuông
Aùp dụng:Cho tam giác ABC vuông tại A, biết góc B=400. Tính số đo góc C(dành cho học sinh trung bình )
HS3: Phát biểu định lý góc ngoài của tam giác
Aùp dụng cho tam giác ABC,biết góc B= 400;góc C=600. Tinh góc ngoài tại C và góc ngoài tại A của tam giác ABC(dành cho học sinh khá, giỏi).
Việc làm như trên giúp HS biết nội dung cơ bản cần học, học có trọng tâm và có thêm tự tin khi trả bài.
 *Thể hiện qua bảng dự kiến HS được kiểm tra:
Trước giờ lên lớp, tôi đều có dự kiến sẽ kiểm tra bài cũ những HS nào.Đối với những HS yếu kém, tôi có thể thông báo cho biết ở tiết học trước để các em này dựa vào các câu hỏi đã biết đđể chuẩn bị 
- Mỗi lớp đều có một bảng “Kế hoạch kiểm tra bài cũ” như sau: (in trên giấy A4)
Tên bài học
Ngày trả bài
HS dự kiến trả bài
Câu hỏi trả bài từ dễ đến khó
Các đối tượng được dự kiến kiểm tra đươc lập phù hợp với các câu hỏi dành cho từng đối tượng .
c/ Biện pháp 3: Hướng dẫn HS thực hiện kế hoạch trả bài, làm bài tập ở nhà và việc theo dõi của tổ nhóm.
- Mỗi HS đều có một bảng “Kế hoạch trả bài” như sau: (in trên giấy A4)
Tên bài học
Ngày trả bài
Câu hỏi trả bài
Bài tập về nhà
 Học sinh ghi các câu hỏi trả bài, bài tập về nhà mà tôi đã thông báo cuối mỗi tiết dạy vào bảng ở trên. Việc này giúp nhắc nhở HS những công việc học tập mà HS phải hoàn thành ở nhà. Và phụ huynh, qua bảng này, cũng có thể kiểm tra, nhắc nhở con em thực hiện các yêu cầu của GV.
- Ở mỗi lớp, tôi chia HS thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS. Nhóm trưởng có nhiệm vụ đầu buổi học phải kiểm tra các thành viên trong nhóm các nội dung sau: đã soạn lại bài đã học ở tiết trước chưa? Đã làm đủ bài tập chưa? Đồng thời ghi tên những HS đăng ký trả bài (dò bài cũ).
Nhóm trưởng ghi vào mẫu sau: 
Phiếu theo dõi học tập Nhóm______ Lớp:_____
Tên bài học
Tên HS chưa soạn bài
Tên HS chưa làm bài
HS đăng ký trả bài
(mỗi tuần 1 phiếu trên ½ tờ A4 cho mỗi nhóm)
	 Đầu mỗi tiết học, tôi xem các phiếu học tập, đối chiếu kế hoạch kiểm tra của mình để thực hiện việc dò bài, đánh giá việc soạn bài, làm bài của HS. Và cuối tháng, tổng hợp từ các phiếu theo dõi của các nhóm đó, tôi có lời nhận xét góp ý với GVCN về tình hình học tập của HS. 
Việc làm này giúp tôi nắm được số lượng HS có học bài cũ mỗi buổi học, mỗi tuần (dù chỉ ít trong số đó được gọi trả bài), biết đươc cụ thể những HS không đăng ký trả bài (có thể do không thuộc bài hoặc lý do nào đó) để có biện pháp động viên thích hợp.
Đối với những HS được kiểm tra bài cũ mà chưa thuộc, tôi sẽ tìm hiểu nguyên nhân và cho các em cơ hội được đăng ký kiểm tra lại vào một tiết khác.
d/ Biện pháp 4: Xây dựng hệ thống bài tập về nhà phù hợp.
Một trong những khó khăn của HS ,đặc biệt là HS trung bình và yếu, là việc phải giải các bài tập ở nhà được nêu trong SGK. Các em không có chỗ dựa nào để làm bài (nếu không có sách giải sẵn). Vì thế, khi ra bài tập về nhà, tôi thường chọn những bài trong SGK mà có bài tương tự trong sách Bài Tập Toán. Tôi yêu cầu các em: xem cách hướng dẫn, cách giải ở sách BT, rồi định hướng cách giải tương tự cho bài tập ở SGK. (Hầu hết các bài tập ở SGK đều có bài tương tự ở sách BTT)
Ví dụ: Sau khi dạy bài “ TÍNH CHẤT CỦA HAI TIẾP TUYẾN CẮT NHAU” (lớp 9),để chuẩn bị cho tiết luyện tập, tôi dặn HS về nhà làm các bài tập số 26;27;30 SGK Toán 9trang 115;116. Tôi cho các em biết: Bài 48;49;51..; Sách Bài tập Toán 9 trang 134;135 là những bài tương tự 
Cụ thể là: 
Bài 26 SGK:
Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đườngtròn (B,C là các tiếp điểm )
a) Chứng minh OA vuông góc với BC
 b)Vẽ đường kính CD. Chứng minh rằng BD song song với AO
c)Tin độ dài các cạnh của tam giác ABC; biết OB =2 cm, OA=4 cm
Bài 48 SBT là:
Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AM, AN với đườngtròn (M,N là các tiếp điểm )
a)Chứng minh OA vuông góc với MN
b)Vẽ đường kính NOC. Chứng minh rằng MC song song với AO
c)Tính độ dài các cạnh của tam giác AMN; biết OM =3 cm, OA=5 cm 
Với cách làm như trên, HS được rèn luyện về phương pháp tương tự và có chỗ dựa để làm bài.
Đây là cách tốt nhất để HS nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu. Đặc biệt đối với HS trung bình và yếu thì đây là chỗ dựa cần thiết để các em thực hiện nhiệm vụ học tập.
5 Hiệu quả áp dụng:
Sau 1 HK thực hiện, hiệu quả mang lại như sau:
Chất lượng ởHK1 các lớp là:
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
9A3
36
6
9
19
2
7A1
35
26
7
2
TC
71
32
16
21
2
-Số học sinh yếu từ 8,5% còn 2,8% (giảm 5,7%)
-Tinh thần học tập của HS có chuyển biến tốt.Nhiều HS hăng hái đăng kí để được dò bài. Đa số HS thưc hiện tốt bài tập về nhà. Đặc biệt, nhiều HS yếu đã thuộc bài, tự làm được các bài tập mà giáo viên đã dặn và có thái độ học tập tốt hơn
-Bước đầu HS biết học tập theo kế hoạch. Khả năng tự học của HS từng bước được nâng lên. HS nắm được quy trình tự học; tự tin và ham học hơn.
C/ KẾT LUẬN
1/ Ý nghĩa: 
-HS định hướng được quy trình học tập, nhất là tự học ở nhà. Từ việc soạn lại nội dung bài học 
+ Học bài theo định hướng câu hỏi cho trước 
+ Làm các bài tập tương tự với cách giải trong sách BTT 
+ Với việc HS đăng kí trả bài đã giúp cho HS cảm thấy việc học là vừa sức, có nội dung xác định cụ thể, có hướng đi rõ ràng. Điều này tạo cho HS sự hứng thú, tăng thêm niềm tin vào khả năng học tập của mình.
-Việc thành lập các tổ nhóm kiểm tra giúp GV kiểm soát một phần quá trình tự học của HS.
- Góp phần hạn chế học sinh bỏ học
 2/ Khả năng áp dụng
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỰ HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH” tôi đãthử nghiệm ở 2 lớp đã nêu ở trên và có kết quả tốt.Tôi thấy với quá trình thực hiện nội dung nghiên cứu đề tài cũng không có gì là quá khó so với HS cũng như Gv, theo tôi thì đề này có khả năng áp dụng được
3/ Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
 a/ Đối với GV
 -Nêu hẳn các câu hỏi và bài tập sẽ kiểm tra bài cũ cho tiết học sau vào cuối mỗi tiết dạy.
-Thông báo cho HS biết các bài tập tương tự trong sách BTT để HS tham khảo.
 - Xây dựng kế hoạch kiểm tra trả bài phù hợp với các đối tượng HS.
 -Tổ chức tốt họat động kiểm tra của các nhóm HS.
 - Động viên, khen thưởng kịp thời
 - Cuối tháng, thông báo tình hình cho GVCN biết để phối hợp.
b/ Đối với HS: Soạn lại nội dung bài vừa học trên lớp 
+ Ghi câu hỏi và bài tập phải học và làm ở nhà vào bảng “kế hoạch trả bài” 
+ Học thuộc bài 
+ Làm bài tập ở nhà 
+ Đăng kí trả bài.
 4/ Đề xuất, kiến nghị
Vì đây là môn khoa học tự nhiên nên đòi hỏi học sinh phải biết phương pháp học, cách học, cho nên ngoài việc truyền thụ các kiến thức giáo viên còn phải hướng dẫn,cho học sinh học như thế nào đạt hiệu quả nhất 	.
Đối với GV dạy môn khoa học tự nhiên vấn đề hình thành kỹ năng và nâng cao khả năng tự học của HS hiện nay là việc hết sức quan trọng thể hiện được một chu trình khép kín trong việc tạo ra điều kiện và cơ hội, đồng thời kiểm soát được quá trình tự học của HS (đặc biệt đối với HS trung bình và yếu),cho nên khi kiểm tra bài cũ ta cần phải có kế hoạch trước câu hỏi đi từ dễ đến khó,góp phần tạo niềm tin và hứng thú cho HS trong việc học môn toán.
Với sáng kiến nàyTôi rất mong được sự quan tâm, chia sẻ từ các cấp quản lý và đóng góp của đồng nghiệp (đặc biệt là giáo viên cùng tổ bộ môn) để giúp cho đề tài được hoàn thiện ,áp dụng rông rãi và chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày được nâng cao
 Ý kiến Hội đồng khoa học Mỹ Long, ngày 20 tháng 2 năm 2012
 -------------------------------- Người viết 
 --------------------------------
 --------------------------------
 TM. HĐKH Nguyễn Thị Nguyệt
 Chủ tịch 

Tài liệu đính kèm:

  • docNang cao kha nang tu hoc mon toan cho HS o truong THCS.doc